Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh lâm đồng trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 145 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hoá là sản phẩm của con người, của cộng đồng người, gắn liền với
cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội, được xác định bao gồm tất
cả các giá trị vật chất và tinh thần, tính cách và lối sống, truyền thống của mỗi
dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội. Nó tồn tại qua thời gian và lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác, thấm sâu vào lối sống của cộng đồng dân cư và trở thành
bản sắc riêng của mỗi dân tộc, quốc gia.
Là quốc gia đa dân tộc thống nhất “nền văn hoá Việt Nam là nền văn hóa
thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái
riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa
Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc…” [20, tr.57]. Những năm gần đây,
vấn đề văn hóa nói chung và văn hóa các DTTS nói riêng được sự quan tâm
nhiều của xã hội. Nhận thức về vai trò quyết định của văn hóa đối với sự phát
triển ở nước ta cũng được nâng lên đúng với giá trị đích thực của nó. Ngay từ
Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành Trung ương khóa VII đã
khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều
sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp
nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên nhiên. Nó vừa
là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa là một trong những mục
tiêu của chúng ta. Nhằm bổ sung và hòan thiện tư tưởng được nêu trong Hội nghị
lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 5, khóa VIII, Đảng ta đã đề ra chính sách văn hóa trong kinh tế “Văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội [20, tr.55].
Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển trở thành vấn đề được quan tâm,
nhận thức và vận dụng vào thực tiễn đổi mới ở nước ta. Cùng với phát triển kinh
tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, Đảng ta nhấn mạnh phát triển văn
1
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Xét về mặt lý luận, kinh tế - xã hội phát


triển, đời sống của người dân được nâng cao đó là tiền đề, điều kiện cho phát
triển văn hóa, đồng thời hoạt động văn hóa lại có tác động trở lại để thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Để phát huy có hiệu quả hơn vai
trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội và xử lý đúng đắn sự tác động
qua lại giữa kinh tế và văn hóa, Đảng ta trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội X,
XI chỉ rõ phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn nữa giữa văn hóa và kinh tế.
Trong tính đa dạng thống nhất của nền văn hóa Việt Nam, văn hóa bản địa
các DTTS ở Lâm Đồng do những đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội
và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, mang những nét đặc trưng riêng có,
những đặc điểm khác biệt. Những yếu tố văn hóa đặc trưng của các tộc người
bản địa trở thành những tiềm năng đặc biệt, những nguồn tài nguyên quan trọng
cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng. Đặc biệt là tiềm năng kinh tế, du
lịch từ nguồn tài nguyên văn hóa bản địa. Đó là niềm tự hào của các tộc người
bản địa ở Nam Tây Nguyên cần được các nhà khoa học nghiên cứu để phát huy,
phát triển. Tuy vậy, văn hóa bản địa các DTTS bản địa Lâm Đồng trong những
năm qua chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được vai trò động lực
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều yếu tố văn hóa đang ngày càng mai
một, thậm chí một số loại hình, lĩnh vực có nguy cơ mất hẳn, có những yếu tố đã
trở nên lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp, có những yếu tố mang tính chất hiện
đại. Sự tác động của cơ chế thị trường và ảnh hưởng của các tôn giáo mới, một
mặt làm cho văn hóa bản địa các dân tộc đang có những biến đổi, đã có những
nét văn hóa riêng bị phai nhạt, bị đồng hóa, mất đi bản sắc riêng, một mặt làm
cho văn hóa bản địa có biểu hiện lai căng, hoặc biến các di sản văn hóa truyền
thống của cư dân bản địa Lâm Đồng thành những "sản phẩm lạc hậu", không
phù hợp với cuộc sống hiện tại, cơ cấu xã hội và quan hệ giữa các thành viên
trong buôn làng nay đã có nhiều biến đổi lớn, làm cho sinh hoạt cộng đồng ít gắn
bó hơn, không còn tác dụng nuôi dưỡng nền văn hóa truyền thống và ảnh hưởng
đến củng cố khối đoàn kết dân tộc. Do vậy, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội, trong xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa, cần phát phát huy
2

các giá trị văn hóa với những bản sắc độc đáo của văn hóa các dân tộc để làm
phong phú nền văn hóa chung của cả nước góp phần nâng cao tính thống nhất đa
dạng của văn hóa Việt, đấu tranh chống các khuynh hướng lợi dụng văn hóa để
chia rẽ, phá họai khối đại đoàn kết các dân tộc. Lâm Đồng hiện vẫn còn là tỉnh
nghèo, quy mô nền kinh tế nhỏ; chưa khai thác và phát huy tốt tiềm năng và lợi
thế của tỉnh; chưa phát huy được vai trò động lực của văn hóa đối với sự phát
triển. Thời gian qua, những yếu tố văn hóa bản địa Lâm Đồng mới chỉ được khai
thác phục vụ cho yêu cầu trước mắt, chứ chưa chú ý tới việc nghiên cứu, nhằm
khẳng định và bảo tồn cũng như đề ra các giải pháp phát huy các giá trị văn hóa
phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phục vụ cho phát triển kinh tế du
lịch ở địa phương. Giữ gìn, bào tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa các dân
tộc thiểu số ở Lâm Đồng là một trong những nhân tố quan trọng, góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân bản địa ở nam Tây Nguyên, làm cho
nền tảng tinh thần của xã hội ngày càng vững chắc góp phần phát triển kinh tế -
xã hội.
Xuất phát từ tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển, để đánh giá
đúng vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số Lâm đồng đối với sự phát triển
kinh tế- xã hội của tỉnh, phát hiện ra những xu hướng biến đổi và đưa ra những
giải pháp thích hợp, tích cực cho việc bảo tồn và phát huy vai trò của văn hóa bản
địa các dân tộc thiểu số, biến các giá trị văn hóa của các dân tộc bản địa Lâm
Đồng thành tài sản văn hóa góp phần phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương, học viên đã chọn đề tài “Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, vấn đề văn hóa đã có nhiều học
giả quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh và góc độ khác nhau. Sau đây là một
số công trình, bài viết cơ bản về văn hóa, văn hóa tộc người.
Những nghiên cứu về văn hóa nói chung có các công trình: “
 (Nxb Chính trị quốc gia. H, 1994) của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng,
trong đó tác giả đề cập đến văn hóa một cách có hệ thống, công trình đã nêu lên

3
mối quan hệ giữa văn hóa và đổi mới. “
” (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1989) của GS.TS Đỗ Huy, PGS.
Trường Lưu. “ !"#$
%& (2001) của GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn - TS. Phạm Văn
Đức - TS. Hồ Sĩ Quý, Nxb Chính trị quốc gia; Chương trình Khoa học - Công
nghệ cấp nhà nước mã số KX-05 “'%()*+
,)-#$&” giai đoạn 2001-2005, do GS,VS
Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm gồm 12 đề tài. Các công trình này đã tập trung
làm rõ 3 chủ đề lớn đó là: Văn hoá và văn hoá Việt Nam đầu TK XXI; con người
và con người Việt Nam đầu TK XXI; phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân
lực Việt Nam đầu TK XXI. Trong đó đáng chú ý là những phương pháp tiếp cận
mới và những kết quả mới nhất trong nghiên cứu về con người, nguồn lực con
người, đời sống văn hoá và xu hướng phát triển văn hoá ở các vùng miền khác
nhau, về quan hệ nhân quả phức tạp giữa văn hoá - con người - nguồn nhân lực.
Ngoài ra còn phải kể đến một số công trình khác như: “.+
/!0.&” (2002), (Nông Quốc Chấn - Huỳnh Khái
Vinh, Nxb Chính trị quốc gia; Phạm Minh Hạc với tác phẩm “'
%1$2345.+/-67$+,&” (1996),
Nxb Khoa học Xã hội; “&23*%.+
/4!” (1998), của Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu
số Việt Nam, in tại trường Trung học Kỹ thuận In, Hà Nội.
Nhìn chung, các công trình này nghiên cứu văn hóa dưới góc độ chung và
đã đạt được những thành công to lớn trong việc nghiên cứu khái niệm, cấu trúc,
giá trị, và hình thức biểu hiện của văn hóa.
Các công trình, bài viết về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, về vai
trò của văn hóa trong nền kinh tế thị trường có: Trần Ngọc Hiên, "Văn hóa và
phát triển - từ góc nhìn Việt Nam", Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, (1993); Phạm
Văn Đồng, "Văn hóa và đổi mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (1994); Phạm
Xuân Nam, "Văn hóa vì sự phát triển", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (1998).

4
Hồ Sĩ Vịnh, "Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới", Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, (1999).
Những nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số và các DTTS ở Tây
Nguyên có các công trình: “ !.+/4!
/4!#”, Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số
7/2000. Đề tài: “0 1$.+/4!
89: --6()”, Luận văn thạc sĩ Triết
học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003 của Đỗ Văn Hòa.
Ngô Đức Thịnh: “;$+;” (1993)
đã xác định tính không đồng nhất giữa không gian văn hóa Tây Nguyên và
không gian lãnh thổ Tây Nguyên. Các nghiên cứu: “91$
+<” (1996) do Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III
tổ chức và thực hiện; “=(>/? .+/8-
+<” (1995) của Nguyên Hồng Sơn; “.+/+
<@&10 A” (2004) của GS.TS Trần Văn Bính.
Qua điều tra, tổng kết thực tiến, các công trình nghiên cứu này đã đánh giá, phân
tích tương đối toàn diện, khách quan về thực trạng đời sống văn hoá của một số
dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong công cuộc đổi mới, đề xuất các giải
pháp vừa cơ bản vừa cấp bách nhằm tiếp tục phát triển đời sống văn hoá các dân
tộc trên địa bàn dưới tác động của quá trình thực hiện sự nghiệp phát huy và bảo
tồn văn hoá dân tộc.
Những nghiên cứu về văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng
có:
B0 .+/8:+C*(1986) do Mạc Đường chủ biên, Sở văn
hóa tỉnh Lâm Đồng xuất bản; “Người Chu Ru ở Lâm Đồng” (2009) do TS
Hoàng Sơn chủ biên, nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.
Trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu về khoa học xã hội - nhân văn
1996 của tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội (Đại
học Đà Lạt) đã tiến hành triển khai đề tài "Văn hóa truyền thống Cơ ho, Mạ", do

Cao Thế Trình (chủ nhiệm), đề tài thuộc Sở KHCN & MT Lâm Đồng. Đề tài này
5
gộp hai dân tộc Mạ và K’Ho để nghiên cứu; trọng tâm nghiên cứu là các đặc
điểm văn hoá truyền thống nên các tác giả coi trọng cả tư liệu cũ, càng xưa càng
tốt; có nghiên cứu tổ chức gia đình - dòng họ - buôn (bon) làng theo quan niệm
đó là văn hoá xã hội - văn hoá tổ chức cộng đồng.
Đề tài “C .43DEF:+C*” (1998) và đề tài
“C .43G&%HF:+C*” (1999), do Nguyễn Vũ
Hoàng (chủ nhiệm), đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. Cả hai đề tài đều xác
định vốn di sản văn hóa các nhóm dân tộc bản địa Lâm Đồng. Trên cơ sở điều
tra phân tích, đề tài đã khẳng định giá trị, nét độc đáo của di sản văn hóa K’Ho,
Mạ, Churu.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Phát huy mặt tích cực của luật tục
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng để xây dựng thôn buôn văn
hóa” (2006), do ThS Đặng Trọng Hộ (Chủ nhiệm). Đề tài đã làm rõ tác động của
luật tục và những cơ chế tác động của nó đến đời sống đồng bào các tộc người
thiểu số trong các thôn văn hóa và những thôn đăng ký xây dựng thôn văn hóa ở
Lâm Đồng và đề xuất những giải pháp để phát huy những mặt tích cực của luật
tục trong xây dựng thôn văn hóa.
Vấn đề văn hóa còn được nhiều tác giả nghiên cứu tiếp cận dưới các góc
độ khác nhau được thể hiện trong các bài viết đã đăng trên các tạp chí như: “Giữ
gìn và phát huy giá trị văn hoá Tây Nguyên trong quá trình xây dựng đời sống
văn hoá tinh thần ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số”, Trương Minh Dục -
Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, số 1/2003; “/()+<@
& Tô Ngọc Thanh - Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, số
1/2003; B+)4!I;JF ” -
Hồ Tấn Sáng, Tạp chí Cộng sản số 17 - 10/1997; B.+2345
.+/Ngô Đức Thịnh, Tạp chí Cộng sản số 8-02/2001; Đặng Hữu
Toàn, "K?4$,+2 L(#$
%&", Tạp chí Triết học, số 2/1999.

Những công trình khoa học, sách báo, tạp chí nêu trên đã khẳng định tầm
quan trọng của việc bảo tồn những giá trị, những di sản văn hóa nói chung và
6
văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số nói riêng trong công cuộc đổi mới. Tuy
nhiên cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về phát huy vai trò
văn hóa bản địa các dân tộc thiếu số Lâm Đồng đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của văn hóa
và thực trạng phát huy vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng, luận văn dự báo xu hướng biến
đổi và đề xuất những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò văn hóa bản địa
các dân tộc thiếu số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong công
cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế.
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận về vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lâm Đồng.
- Làm rõ thực trạng phát huy vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và những vẫn đề đặt ra.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát huy vai trò văn hóa bản địa các dân
tộc thiểu số thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lâm đồng trong công
cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: “Vai trò văn hóa bản địa đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay”.
* Phạm vi nghiên cứu:
Văn hóa là một lĩnh vực hết sức rộng lớn, đa dạng và phong phú, đề tài
nghiên cứu, làm rõ vai trò của văn hóa bản địa Lâm Đồng đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội những không đi vào nghiên cứu toàn bộ các vấn đề thuộc về văn
hóa bản địa, mà chỉ tập trung ở vai trò của văn hoá bản địa các DTTS Lâm Đồng
7
trên các phương diện: phương thức sinh hoạt - kinh tế, kiến trúc, tri thức bản địa,
nghề truyền thống, ý thức cộng đồng, thiết chế xã hội, luật tục, lễ hội, tín ngưỡng
và tôn giáo, nhằm kế thừa, bảo tồn và phát huy nó. Đặc biệt chú trọng ở văn hoá
tinh thần.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận và thực tiến của đề tài:
Việc nghiên cứu và trình bày của luận văn dựa trên cơ sở lý luận và các
nguyên tắc phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
và các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến đề tài. Tham
khảo một số công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố, có nội dung
liên quan tới vấn đề mà luận văn đề cập.
Đề tài được tiếp cận theo quan điểm lịch sử cụ thể và phương pháp cấu
trúc hệ thống về văn hóa và vai trò của văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội. Nghiên cứu vốn văn hoá nền cùng với những tập quán sản xuất, sinh
hoạt cộng đồng của đồng bào các tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
* Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích, lý giải, làm rõ các vấn đề; đồng thời kết
hợp nhuần nhuyễn các phương pháp: Điều tra; lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng
hợp; quy nạp và diễn dịch;… nhằm đạt tới mục đích đề tài đã đề ra.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn trình bày một cách tương đối rõ ràng cơ sở lý luận về văn hóa
và vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội ở tỉnh Lâm Đồng”.
- Làm rõ thực trạng phát huy vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số
đối với sự phát triển kinh - xã hội của tỉnh Lâm Đồng và chỉ rõ được những vấn đề
đặt ra đối với văn hóa trước sự tác động của xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế.

- Đưa ra những dự báo về xu hướng biến đổi của văn hóa bản địa và đề
xuất một số giải pháp phát huy vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số đối
với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lâm đồng trong giai đoạn hiện nay.
8
* Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Luận văn góp phần củng cố nhận thức lý luận về văn hóa, vai trò văn hóa
bản địa các dân tộc thiếu số Lâm Đồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, từ
đó góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh
tế, hình thành nên ở mỗi người thái độ đúng đắn, hợp quy luật trong việc giữ gìn,
bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa bản địa các dân tộc
thiểu số nói riêng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Luận văn còn có thể sử
dụng vào việc nghiên cứu những vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở các tỉnh
Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm có 3 chương 8 tiết:
Chương 1: Vai trò của văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm
Đồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - cơ sở lý luận.
Chương 2: Vai trò của văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm
Đồng đối với phát triển kinh tế - xã hội - thực trạng và vấn đề đặt ra.
Chương 3: Xu hướng biến đổi và giải pháp phát huy vai trò văn hóa bản
địa các dân tộc thiểu số đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng
trong giai đoạn hiện nay.
9
Chương 1
VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ BẢN ĐỊA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TỈNH LÂM ĐỒNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1. Quan niệm về văn hóa

Văn hóa, là thuật ngữ đa nghĩa, thường được xem xét từ nhiều khía cạnh
khác nhau. Cho đế nay người ta đã thống kê có hơn 400 định nghĩa về văn hóa.
Điều đó có nghĩa là sự xác định khái niệm văn hóa không đơn giản bởi mỗi học
giả đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp
với vấn đề mình cần nghiên cứu.
Trong lịch sử, khái niệm văn hóa xuất hiện rất sớm ở cả phương Đông
cũng như ở phương Tây. Ở phương Đông, trong thời kỳ Cổ đại ở Trung Quốc,
văn hóa được hiểu là cách thức điều hành xã hội của tầng lớp thống trị dùng “văn
hóa” và “giáo hóa”, dùng cái hay, cái đẹp để giáo dục và cảm hóa con người. Ở
nước ta gần 600 năm trước, Nguyễn Trãi cũng đã mơ ước một xã hội văn trị, lấy
nền tảng văn hiến cao, lấy trình độ học vấn và trình độ tu thân của mỗi người
làm cơ sở cho sự phát triển hài hòa của xã hội.
Ở phương Tây, từ văn hóa bắt nguồn từ tiếng La tinh, (Cullture) nghĩa là
cày cấy, vun trồng - gắn liền với hoạt động nông nghiệp. Sau này, nội dung đó phát
triển thành ý nghĩa hoạt động vun trồng, bù đắp tinh thần của con người, gắn chặt
với lao động sáng tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người.
Trong Tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học
thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để
chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa
bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong
tục, lối sống, lao động
Chủ nghĩa Mác-Lênin xem văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội -
10
lịch sử, tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội [49,
tr.507].
Cũng bàn về văn hóa, Giáo sư, tiến sĩ A.I. Ácnônđốp cho rằng: "Văn hóa
là hiện tượng phức tạp và đa diện. Nó bao gồm cả hoạt động sáng tạo, tức là toàn
bộ quá trình sản xuất ra tư tưởng và vật chất hóa các tư tưởng đó; cả những tính
cách của con người như một chủ thể hoạt động, và cả bản thân nói chung những

giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình hoạt động ấy. Một định
nghĩa thỏa đáng về văn hóa cần phải bao hàm tất cả các mặt trên đây" [1, tr.32].
Trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ tổng thể các hiện tượng bao chứa trong khái
niệm phức tạp này, A.I.Ácnônđốp đã đề xuất một định nghĩa khái quát như sau:
"Văn hóa là hoạt động sáng tạo tích cực của con người (cá thể nhóm xã
hội, giai cấp, dân tộc, xã hội nói chung) thực hiện trong các lĩnh vực sản xuất vật
chất và tinh thần, nắm bắt và khai thác thế giới, quá trình này sẽ sản xuất, bảo
quản phân phối, trao đổi và tiêu thụ những giá trị vật chất và tinh thần mang ý
nghĩa xã hội, đồng thời nó là một tổng hợp chính những giá trị đã vật thể hóa
hoạt động sáng tạo của người" [1, tr.33]. Tuy đến nay đã có hàng trăm định
nghĩa khác nhau về văn hóa song các định nghĩa đều thống nhất chung ở một
điểm chủ yếu là nhấn mạnh đến sự sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn của văn
hóa, là phương thức tồn tại đặc hữu của loài người, khác cơ bản với tổ chức đời
sống các quần thể sinh vật trên trái đất. Mọi thứ văn hóa đều thuộc về con người,
văn hóa là đặc trưng cơ bản phân biệt con người với động vật… Con người sinh
ra từ tự nhiên, không thể tách khỏi tự nhiên để tồn tại và phát triển. Văn hóa trước
hết là sự thích nghi chủ động và có ý thức của con người với tự nhiên, đồng thời lại
là sự phát triển của sự thích nghi ấy.Với tính cách là một sinh vật, con người có
một bản chất thứ nhất, đó là bản chất tự nhiên, nhưng với tính cách là một sinh
vật có ý thức và sống thành xã hội thì con người lại có bản chất thứ hai đó là bản
chất văn hóa, vượt ra khỏi tự nhiên. Như vậy, văn hóa được hình thành và phát
triển trong quan hệ thích nghi giữa con người với thiên nhiên, giữa con người
với con người. Trải qua hàng ngàn năm thích nghi và cải tạo thế giới, những
kinh nghiệm mà con người tích lũy được đã trở thành nền tảng cơ bản cho sự
11
phát triển của văn hóa. Văn hóa không chỉ bó hẹp trong quan hệ cá nhân gia đình
và cộng đồng mà còn mở rộng trong mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trên
thế giới. Văn hóa hình thành trong quá trình tiếp xúc, giao lưu, sàng lọc, cải biến
giữa văn hóa bản địa với những nền văn hóa khác. Do đó, văn hóa bao giờ cũng
thể hiện sự đa dạng, phong phú nhưng luôn mang những nét độc đáo của dân tộc,

đồng thời bao hàm tiềm ẩn những giá trị chung của nhân loại. Bản chất cốt lõi và
cơ bản của văn hóa là sự sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn của con người
qua trường kỳ lịch sử. Khi bàn về văn hóa Hồ Chí Minh viết:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi
hỏi của sự sinh tồn [52, tr.431].
Quan niệm văn hóa của Hồ CHí Minh là một cách tiếp cận văn hóa từ ý
nghĩa khái quát, đặc trưng nhất của nó, một định nghĩa cô đọng và chính xác về
văn hóa. Hồ Chí Minh xuất phát từ cách tiếp cận mác - xít nhưng lại gần gũi với
nhận thức hiện đại, đã toát lên cái nhìn vừa toàn diện, vừa sâu sắc về nguồn gốc lịch
sử của văn hóa, về phạm vi rộng lớn của văn hóa, về mặt biểu hiện của văn hóa
trong đời sống và toàn bộ sinh hoạt của con người. Nguồn gốc của văn hóa theo Hồ
Chí Minh là do nhu cầu sinh tồn và mục đích sống của con người. Con người không
thể tồn tại nếu không có khả năng sáng tạo và phát minh ra văn hóa nhằm đối phó
với những thử thách của thiên nhiên và của xã hội. Người đã xác định văn hóa bao
gồm những thành quả của sự sáng tạo cả về phương diện vật chất và tinh thần nhằm
đáp ứng cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Và điều đặc biệt ở đây là Người
cho rằng văn hóa không chỉ là sự sáng tạo mà còn là phương thức sử dụng sự sáng
tạo đó.
Với cách tiếp cận văn hóa từ ý nghĩa khái quát, đặc trưng nhất Hồ Chí Minh
đã đưa ra định nghĩa cô đọng về văn hóa: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
12
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích
ứng với những nhu cầu của đời sống và đời hỏi của sự sinh tồn” [53, tr.431].
Gần đây, đứng trước sự tiến công mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, vấn đề
giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc, các quốc gia đang gặp

phải những thách thức to lớn, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và các dân tộc
thiểu số. Vì vậy, UNESCO đã nêu ra định nghĩa về văn hóa trên cơ sở nhấn mạnh
đến nội dung này nhằm thức tỉnh tinh thần trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong
việc chống xu thế nhất thể hóa văn hóa, hướng tới tôn trọng và bảo vệ những giá trị
văn hóa độc đáo của các quốc gia, các dân tộc:
Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật
chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm
người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống,
những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và
những tín ngưỡng [42, tr.23].
GS. Phạm Minh Hạc cho rằng: “Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và
tinh thần, do con người, cộng đồng, dân tộc, loài người sáng tạo ra” [38, tr.56].
Như vậy, văn hóa bao gồm cả lĩnh vực văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần thể hiện năng lực sáng tạo độc đáo, riêng biệt của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc
trong qúa trình vận động và phát triển của mình. Đó là tổng thể sống động các
hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ và hiện tại.
Qua các thế hệ, hoạt động sang tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các
truyền thống và thị hiếu- những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc,
với các biểu hiện chính là: giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Văn hóa là sự phát
triển năng lực của con người trong quá trình không ngừng nâng cao trình độ làm
chủ của mình đối với tự nhiên, xã hội và bản thân, nhằm thỏa mãn nhu cầu về
tinh thần và vật chất trong hoạt động thực tiễn hướng tới các giá trị nhân văn.
Chính lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh điều đó. Trên hành
tinh này không có gì quý hơn con người. Con người vừa là chủ thể, vừa là sản
phẩm của văn hóa. Điều đó được phản ánh rõ nét qua những đặc trưng và chức
năng của văn hóa, gồm:
13
- Một là, văn hóa có tính hệ thống. Nhờ có tính hệ thống chúng ta hiểu
được văn hóa không phải là tập hợp, là phép cộng đơn thuần những hiện tượng
văn hóa mà văn hóa tồn tại với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động

của xã hội, thực hiện được MMNO/. Chính văn hóa làm tăng độ
ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để đối phó với
môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
- Hai là, văn hóa có tính giá trị, nhưng là những giá trị kết tinh lao động
sáng tạo của con người trên các bình diện hoạt động nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo
xã hội và cải tạo chính bản thân mình, hướng tới chân, thiện, mỹ. Nghĩa là hướng
tới sự tốt đẹp, nhân văn và không ngừng hoàn thiện của nhân loại. Nói đến văn
hóa không chỉ là nói đến những giá trị tĩnh, kết tinh ngưng đọng, mà còn là sự vận
động, phát triển và hoàn thiện những giá trị ấy trong thời gian và không gian. Tính
giá trị của văn hóa là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Tính giá
trị là đặc trưng quan trọng và cần để phân biệt  với $P Nhờ vào đặc
trưng giá trị, theo mục đích chúng ta có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho
nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần).
Văn hóa vật chất hay còn gọi là văn hóa đảm bảo đời sống, thể hiện mối
quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cách thích ứng với điều kiện tự nhiên để
tiến hành sản xuất ra của cải nuôi sống con người, thỏa mãn nhu cầu của con
người trong môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Đó là những phương tiện
kỹ thuật sản xuất và những sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống phục vụ nhu cầu
ăn, ở mặc, phương tiện đi lại. Những sáng tạo của con người trình sản xuất, cải
tạo tự nhiên không chỉ được thể hiện bằng những sản phẩm được vật chất hóa
nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó của con người mà nó còn tạo ra sắc thái văn
hóa vùng, miền, dân tộc. (Tùy thuộc các điều kiện tự nhiên cũng như xã hội của
dân tộc ).
Văn hóa tinh thần là những sản phẩm lao động trí óc của con người được
sáng tạo trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Nó bao gồm các chuẩn
mực trong xã hội và quan hệ thẩm mỹ của con người với thực tại (tức là quan hệ
giữa con người với thiên nhiên, với con người ) đồng thời còn bao hàm cả quan
14
hệ giữa con người của cõi sống và con người của cõi chết Được thể hiện qua
các hoạt động sáng tạo như tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật, nghi lễ, lễ hội Giá

trị tinh thần còn bao gồm các tư tưởng có giá trị sử dụng (khoa học, giáo dục…),
trong đó có cả bản thân cách thức sáng tạo ra các giá trị mà qua kinh nghiệm
ngàn đời, con người đã tích lũy được. Theo nghĩa này, văn hóa có thể được xem
như một dạng hoạt động. Tuy nhiên sự phân biệt này chỉ có tính chất tương đối,
bởi ngay trong sản phẩm vật chất cũng luôn bao hàm trong đó cả những giá trị
tinh thần.
Đồng thời, dựa vào tính giá trị chúng ta còn có thể phân biệt văn hóa với
hậu quả của nó hoặc những hiện tượng phi văn hóa, loại ra những cách hiểu quá
rộng, quy về văn hóa mọi hoạt động của con người. Theo thời gian có thể phân
biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Trong các giá trị nhất thời lại có thể
phân biệt O,Q),  và . Nhờ
thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được M quan
trọng thứ hai của mình là M FNO/, giúp cho xã hội duy trì
được trạng thái cân bằng động của mình, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng
với những biến đổi của môi trường nhằm tự bảo vệ để tồn tại và phát triển. Từ
việc điều chỉnh xã hội, văn hóa còn có M2/$>,(
R% FMNS?() và M$4,/
,4$?NO/. Không phải ngẫu nhiên mà UNESCO nhấn mạnh
rằng văn hóa chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết của phát triển.
- Ba là, hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ,
nên văn hóa có tính lịch sử. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều
sâu và chính nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và
phân bố lại các giá trị.
Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn hóa, đó là
những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới
những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua
không gian và thời gian và được cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập
quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận… Truyền thống văn hóa tồn tại được nhờ giáo
15
dục. HM.Tlà chức năng quan trọng thứ ba của văn hóa. Nhưng

văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định
(truyền thống), mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Các giá trị đã ổn
định và những giá trị đang hình thành tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con
người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình
thành nhân cách ở con người.
Khái niệm văn hóa được tiếp cận từ hệ thống cấu trúc, chức năng như vậy
cho thấy, yếu tố hàng đầu của văn hóa chính là sự hiểu biết, bao gồm từ tri thức
kinh nghiệm đến tri thức khoa học và sự khôn ngoan mà con người, cộng đồng
người đã tích lũy được trong quá trình lao động sản xuất, học tập, rèn luyện ý
chí… để sinh tồn qua các thế hệ. Hiểu biết đó lại định hướng cho những ứng xử
của con người trong các mối quan hệ và trở thành nền tảng cho mỗi cộng đồng
người cũng như mỗi cá nhân trong cộng đồng đó. Để trên cơ sở đó con người có
thể xây dựng cho mình một kế hoạch kinh tế, một chiến lược phát triển thực sự
vì con người, hướng con người tới những giá trị tốt đẹp, tới cái đúng, cái thiện…
trong cuộc sống.
Như vậy, văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi
mặt của cuộc sống (cá nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như
trong hiện đại. Do vậy, theo quan niệm chung, khái niệm văn hóa có thể được
định nghĩa như sau: “Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần, được
hình thành, lưu truyền và phát triển qua quá trình hoạt động thực tiễn của con
người, cộng đồng người trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội”.
1.1.2. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Khẳng định, văn hóa là hệ thống các giá trị, các truyền thống, các thị hiếu
và lối sống được các cộng đồng người sáng tạo nên qua lịch sử phát triển hàng
thế k‰, dựa vào đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình, thì rõ ràng
văn hóa không hề đứng ngoài mà ngược lại nằm ở trong, là “*,/4
"U0[6] của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, biểu hiện ở vai
trò của tất cả các yếu tố cấu thành văn hóa: khoa học, giáo dục - đào tạo, đạo đức
16

xã hội, thiết chế xã hội, phong tục, tín ngưỡng, tri thức… và những kinh nghiệm
được tích lũy trong quá trình lao động sản xuất. Tất cả những yếu tố đó, có ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Là sản phẩm sáng tạo của con người, nhưng văn hóa lại chi phối toàn bộ
hoạt động của con người. Văn hóa là “hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng
lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện, xa rời
trạng thái nguyên sơ ban đầu khi từ con vật phát triển thành con người. Con
người tồn tại, không chỉ cần những sản phẩm vật chất mà còn có nhu cầu hưởng
thụ sản phẩm văn hóa tinh thần, con người và xã hội loài người càng phát triển
thì nhu cầu văn hóa tinh thần đòi hỏi ngày càng cao. Đáp ứng nhu cầu văn hóa
tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển ngày càng nhiều của cải vật chất cho
con người và xã hội” [2].
Dù ở thời kỳ nào, ở quốc gia nào còn người cũng đều đóng vai trò quyết
định đôi với quá trình sản xuất, mà con người trước hết lại là một thực thể văn
hóa. Thực tiến đã chứng minh, sự phát triển của mỗi quốc gia không phải chỉ ở
tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng mà quyết định là ở sự sáng tạo, trí tuệ, tài
năng, đạo đức của con người, ở trong hàm lượng và sự phân bố tài nguyên tri
thức trong cơ cấu sản xuất. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu
cuối cùng là văn hoá. Trong mỗi chính sách kinh tế - xã hội luôn bao hàm nội
dung và mục tiêu văn hoá. Văn hoá có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của
con người - nguồn nhân lực quyết định sự phát triển xã hội. Điều đó cho thấy,
văn hóa và kinh tế có quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, kinh tế vừa đảm
bảo cho những nhu cầu sinh tồn của con người, vừa tạo điều kiện cho văn hóa
phát triển. Kinh tế không thể phát triển nếu không có một nền tảng văn hóa, còn
văn hóa không chỉ phản ánh kinh tế mà còn là nhân tố tác động đến sự phát triển
kinh tế. Nói cách khác, sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc có năng động,
hiệu quả, bền vững hay không phụ thuộc vào sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế và
văn hóa.
Chính vì vậy, trong lễ phát động Thập k‰ thế giới phát triển văn hóa (1987
- 1997) Tổng thư ký UNESCO đã nói: BVW(AT<

17
$-6-X#()%04YN3
10+!<U3 -6%,Z 4
&?(04Y2430 [77, tr.5].
Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa, ngay từ khi mới ra đời Đảng
ta đã quan niệm: văn hóa có khả năng to lớn góp phần giải phóng dân tộc, giải
phóng con người, cải tạo xã hội. Hiểu rõ biết đọc, biết viết là tiền đề của văn
hóa, là ngưỡng cửa bước vào văn hóa của một dân tộc trước kia bị nô dịch, bị
kìm kẹp trong chính sách ngu dân, nên ngay sau khi Cách mạng tháng 8/1945
thành công Đảng ta và Bác Hồ đã nêu cao khẩu hiệu 3 chống; chống giặc đói,
chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm.
Vị trí, vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội và đối với sự phát triển đã
được Đảng ta nhận thức càng ngày càng rõ hơn, sâu sắc hơn và thể hiện rõ trong
Văn kiện Đại hội VIII, và là quan điểm chỉ đạo cơ bản được xác định rõ trong
Nghị quyết Trung ương V khóa VIII: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,
vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội" [19,
tr.110]. Hội nghị lần thứ 10, BCHTW Đảng khóa IX tiếp tục khẳng định: “Bảo
đảm gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn
Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của
XH; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết
định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước” [23]. Phát
huy vai trò nền tảng tinh thần xã hội của văn hóa là phải “làm cho văn hóa thấm
sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của
con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc, và tiếp thu tinh
hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại.
Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt
của nhân dân” [24, tr.213].
Văn hóa “biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức phát triển, sức mạnh tiềm
tàng và bản lĩnh, cốt cách của dân tộc được thể hiện qua truyền thống văn hóa
dân tộchệ giá trị văn hóa[6], là sự hiểu biết, là tri thức, kinh nghiệm và sự

khôn ngoan tích lũy được trong quá trình học tập, lao động, đấu tranh để duy trì,
18
phát triển cuộc sống của con người; đó là hệ giá trị và chuẩn mực xã hội truyền
thống, đã được đúc kết từ trong lịch sử dân tộc, quốc gia, tạo nên bản sắc văn
hoá, là những nét riêng để phân biệt với các dân tộc khác, quốc gia khác. Bản sắc
dân tộc đó hình thành nên bản lĩnh tinh thần của cộng đồng dân tộc, của mỗi
quốc gia và hình thành nên niềm tin, lý tưởng chung của cộng đồng, được chắt
lọc kế thừa phát huy và phát triển qua các thế hệ. Được vật chất hóa trong cấu
trúc thiết chế chính trị - xã hội và trong hoạt động sống để dân tộc đó, quốc gia
đó hướng tới. Điều đó cho thấy, khả năng phát triển của dân tộc không đơn thuần
chỉ dựa vào cơ sở vật chất mà cơ bản và chủ yếu là ở khả năng phát huy nguồn
lực của con người. Quan hệ giữa kinh tế và văn hóa được chỉ rõ trong Nghị
quyết Trung ương V khóa VIII: “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục
tiêu cuối cùng là văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển
toàn diện, nhưng văn hóa không chỉ là kết quả của kinh tế mà còn là và phải là
động lực của sự phát triển kinh tế” [20, tr.55]. Xét cho cùng, mọi sự phát triển
đều do con người quyết định mà văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng
cao, càng toàn diện con người và xã hội, làm cho con người và xã hội ngày càng
phát triển, tiến bộ. Với vai trò là mục tiêu của sự phát triển, văn hoá hướng vào
sự hoàn thiện của con người, điều tiết hành vi, mối quan hệ giữa người với người
bằng giá trị và chuẩn mực xã hội, bằng văn hoá. Văn hóa thúc đẩy, sự hoàn thiện
của con người cả về thể lực trí lực và nhân cách. Sự điều tiết đó phải hướng tới
mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, vì hạnh phúc của con người: nối dài
cuộc sống, an sinh xã hội, điều tiết sự công bằng xã hội. Một xã hội phát triển
cuối cùng sẽ dẫn đến một xã hội có văn hóa cao, tức là xã hội phải đảm bảo được
một cuộc sống đầy đủ, phong phú, giải phóng được mọi tiềm lực tuy duy và sáng
tạo, phát huy được mọi giá trị đạo đức. Bởi sự phát triển là nâng cao chất lượng
cuộc sống của con người trong sự kết hợp hài hòa trong điều kiện vật chất và
tinh thần.
Bản chất văn hóa là phát triển, là sáng tạo, nên văn hóa còn đóng vai trò

động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi, phát triển mang tính đồng bộ, hệ
thống, nó biểu hiện bằng chất lượng sống. Ngày nay, trong mọi lĩnh vực của đời
19
sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, đang cho thấy: ở nhiều quốc gia phát
triển ngoài các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật, cộng nghệ thì
tiềm năng sáng tạo của con người đang là nguồn lực chủ yếu. Vai trò đó biểu
hiện ở tâm lòng, đạo đức, hiểu biết, lối sống phù hợp… và ở hành vi của cá
nhân, của cộng đồng. Văn hoá phải làm bà đỡ cho sự ra đời của nền kinh tế tiên
tiến văn minh thông qua việc hoàn thành hệ thống pháp lý và đạo lý xã hội,
chống lại những tiêu cực phản giá trị, phản văn hoá. Phát huy vai trò điều tiết
phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nhân tố chủ quan và khách
quan, của các điều kiện bên trong và bên ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
xã hội ổn định, bền vững. Trong việc phát triển nguồn lực khoa học công nghệ,
không chỉ là quá trình phát triển KHKT công nghệ mà cái chính là quá trình
chuyển đổi tư duy của cả một cộng đồng dân tộc, nâng cao tầm văn hoá và trình
độ văn hoá của dân tộc, là quá trình làm thay đổi lối sống, nếp sống của xã hội
cho phù hợp với sự phát triển của thời đại công nghiệp.
Con người là vốn quý nhất, song văn hoá lại có ý nghĩa làm cho tốt đẹp hơn
về đạo lý, đạo đức của con người. Con người làm ra văn hoá, nhưng văn hoá hóa
con người, văn hoá phải làm tốt vai trò hình thành nhân cách - yếu tố cốt lõi trong
nguồn lực con người. Con người là nguồn lực vô hạn, nhưng phải là con người có
văn hoá. Đúng như khẳng định của ĐCSVN: “Mọi hoạt động văn hoá nhằm xây
dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, thể
chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, tôn trọng
nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và
ngoài xã hội. Văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân
cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý
chí tự lực tự cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [15, tr.114]. Với chức năng điều
tiết của mình, văn hoá phải luôn luôn làm cho con người sống tốt hơn, sống có đạo
lý, phẩm giá. Văn hoá làm cho con người bao giờ cũng sống cùng, sống với, sống

vì mọi người. Do vậy, văn hóa không chỉ phát huy mặt tích cực mà còn khắc phục
mặt hạn chế của các điều kiện chủ quan, khách quan, cũng như các điều kiện bên
20
trong và bên ngoài đảm bảo cho sự phát triển hài hòa, ổn định bền vững của xã
hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Như vậy, văn hóa không thể thiếu vắng trong động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội. “Văn hoá, với sự thẩm thấu lẫn nhau cả vật chất lẫn tinh
thần, cả quá khứ - hiện tại và tương lai, cả truyền thống và hiện đại, cả tinh thần,
bản sắc dân tộc với tinh hoa nhân loại, tinh thần và xu thế của thời đại, đó chính
là động lực của phát triển và phát triển bền vững” [4]. Với tư cách là tổng thể các
giá trị vật chất và tinh thần, trong đời sống xã hội văn hóa luôn luôn can thiệp
vào các quá trình xã hội thông qua sự đánh giá của tất cả các chủ thể xã hội, từ
các cá nhân riêng lẻ đến toàn bộ cộng đồng. Văn hóa là sự biểu hiện của cách
thức mà con người tồn tại, là tổng thể những giá trị mà con người đã, đang và sẽ
tạo ra, nên văn hóa không chỉ chi phối, tác động mà còn có khả năng quy định sự
phát triển của xã hội. Những bài học kinh nghiệm từ những thập k‰ qua trên toàn
thế giới đã chỉ ra rằng những phương thức phát triển nào có tính đến yếu tố văn
hóa địa phương và dân tộc thường có khả năng thành công và ổn định cao hơn.
1.2. Vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số Lâm Đồng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh
Nếu như văn hóa dân tộc là cội nguồn của nội lực quốc gia và nó gắn bó
mật thiết với cuộc sống của con người, có vai trò rất quan trọng trong việc
quyết định tính dân tộc cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội, thì văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số Lâm Đồng là một bộ phận và là
nét đặc trưng trong văn hóa Việt, nó không chỉ góp phần tạo nên tính đa dạng
phong phú cho bản sắc văn hóa Việt mà còn có vai trò hết sức quan trọng. Vì
trình độ nhận thức, thưởng thức văn hóa, giữ gìn, phát huy vai trò văn hóa của
các tộc người bản địa không chỉ ảnh hưởng đến địa phương nơi họ cư trú mà còn
ảnh hưởng đến toàn bộ công cuộc xây dựng đất nước trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Ở đây đề tài dùng từ B23là để chỉ bộ phận cư dân gốc,

những cư dân đã cư trú lâu đời trên xứ sở này, và hệ thống giá trị văn hóa của
các cư dân đó, bao gồm cư dân của các tộc người: K’Ho, Churu, Mạ, Mnông.
21
Các DTTS bản địa Lâm Đồng tuy có sự khác nhau về nguồn gốc và ngôn
ngữ, song ngay từ khi lựa chọn mảnh đất nam Tây Nguyên này làm địa bàn cư
trú, thì trong quá trình sinh sống chung trên cùng lãnh thổ, vừa có sự cộng cư
vừa có sự giao lưu về văn hóa, họ cũng đồng thời từng bước tạo dựng nên một
nền văn hóa đậm đà sắc thái bản địa, phù hợp với những điều kiện môi trường
sinh thái mà họ cư trú cũng như trình độ nhận thức và các điều kiện kinh tế - xã
hội mà họ đạt được. Đó là hệ thống các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, biểu
hiện kết tinh của những hoạt động về sản xuất, về tư duy, về ứng xử xã hội và
ứng xử với tự nhiên trong không gian sinh tồn của các cư dân bản địa được lưu
truyền và phát triển qua bao thế hệ.
1.2.1. Văn hóa vật chất và vai trò của nó
Để thích nghi với điều kiện môi trường sống, đặc biệt là núi rừng trùng
điệp, sự chia cắt khắc nghiệt và với một số dân ít ỏi, thưa thớt, văn hoá vật chất
của đồng bào các DTTS bản địa Lâm Đồng có những nét độc đáo riêng biệt, biểu
hiện ở:
Vai trò của phương thức sản xuất nương rẫy và tri thức kinh nghiệm.
Với nền nông nghiệp nương rẫy, phương thức sản xuất truyền thống của
đồng bào bản địa Lâm Đồng là trồng trọt, chăn nuôi và chiếm đoạt sản phẩm của
tự nhiênPCư trú lâu đời trên vùng rừng núi cao, đa số trong các tộc người bản
địa, dựa vào rừng núi vây quanh để làm rẫy lúa theo thời vụ của nông lịch dân
gian: phát, đốt, chọc, trỉa… Canh tác nương rẫy theo kiểu luân canh như vậy đòi
hỏi một không gian sinh tồn rộng, nên thói quen trong cuộc sống và sinh hoạt
của các DTTS bản địa Lâm Đồng là chuyển dịch thường xuyên. Do vậy, nếp
sống của họ khá tạm bợ, sơ sài, ít nhiều hình thành nên thói quen tùy tiện và có
tập quán du canh, du cư. Tuy nhiên nét đặc trưng lại là khả năng thích nghi
nhanh với cái mới và sự thay đổi. Cũng có một số nhóm người ở các tộc người
bản địa lại sống nhờ canh tác lúa nước, những vẫn tiến hành phát nương, làm rẫy

và khai thác rừng như là nguồn bổ sung cho đời sống
(1)
. Rẫy của đồng bào dân
(
1)
. Phần lớn cư dân tộc người Chu ru trồng lúa nước, còn phát rừng làm rẫy cũng là một hoạt động
quan trọng, những đây chỉ là một hình thái kinh tế phụ [67, tr.26].
Trong tộc người K’Ho thì nhóm người Srê, người Lạt…phương thúc canh tác chính là ruộng nước
[34].
22
tộc bản địa là rẫy đa canh tức là vừa trồng cây lương thực vừa trồng cây thực
phẩm. Lương thực chính của các dân tộc này là lúa, bắp; thực phẩm thường là
một số loại rau, đậu trồng quanh nhà hoặc bên rẫy xen với lương thực, ngoài ra
một số rau, măng rừng cũng được họ hái về sử dụng trong mùa giáp hạt… Chăn
nuôi với đồng bào bản địa cũng là một hoạt động hỗ trợ đắc lực cho trồng trọt và
các hoạt động văn hóa phi vật thể khác. Các vật nuôi thường là: trâu, heo, dê,
ngựa, gà, vịt trong đó trâu, ngựa được nuôi chủ yếu để dùng làm sức kéo còn
các loại gia súc, gia cầm khác được dùng vào các nghi lễ của cộng đồng, nghi lễ
vòng đời và nhất là nghi lễ nông nghiệp. Kỹ thuật chăn nuôi của đồng bào chủ
yếu là theo kiểu nửa thả rông. Bên cạnh kinh tế sản xuất, đồng bào còn có kinh tế
chiếm đoạt biểu hiện chủ yếu là hái lượm và săn bắt, trong đó săn bắn giữ vị trí
quan trọng trong đời sống của họ nhất là vào những năm mất mùa hay là vào
những tháng giáp hạt.
Công cụ sản xuất của các cư dân bản địa Lâm Đồng, còn thô sơ nhưng có
kiểu dáng phù hợp với sự di chuyển trên núi cao, trong rừng rậm. Đồ sắt phổ
biến có: rìu, xà gạc - một loại dao lưỡi dài, cong, có cán bằng gỗ hoặc tre, cong ở
ngay chuôi dao để tiện mắc vào vai khi di chuyển, cán khá dài để tiện việc chặt
phát cành cao. Dụng cụ đào, xới thường là cuốc chim có thể dùng cả hai đầu;
dụng cụ chọc lỗ là một cây gỗ dài vừa tay nắm, có đầu nhọn bịt sắt hoặc không;
dụng cụ vận chuyển chủ yếu là gùi đeo sau lưng, được đan bằng tre hoặc mây

song. Có thể nói công cụ lao động của người dân các DTTS bản địa Lâm Đồng
tuy thô sơ song đó là những công cụ đa năng và có vai trò quan trọng trong đời
sống của đồng bào. Nó không chỉ sử dụng trong sản xuất mà còn được sử dụng
trong sinh hoạt gia đình, thời kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc những
công cụ lao động thô sơ đó lại chính là vũ khí chống lại kẻ thù.
Nghề thủ công của các tộc người bản địa rất ít chủ yếu là: đan lát, dệt thổ
cẩm, kim hoàn, rèn sắt thường chỉ hoạt động trong những dịp nông nhàn, nhằm
tự cấp, tự túc cho cá nhân, gia đình. Sản phẩm của các nghề truyền thống mặc dù
cũng co trao đổi nhưng không nhiều. Trong các nghề thủ công của các DTTS
bản địa, nghề dệt thổ cẩm rất đa dạng, độc đáo, gây ấn tượng bởi cách phối màu
23
và đường nét hoa văn. Ở mỗi tấm vải dệt không chỉ có giá trị về mặt vật chất, mà
sự dày công còn gắn với những giá trị tinh thần: dệt tặng cha mẹ, dệt tấm đắp
tặng chồng, cũng như phát huy được truyền thống hiếu thuận, thủy chung của
người Việt. Đồng thời mối tấm thổ cẩm còn là sự phản ánh quan hệ giữa con
người với thiên nhiên ở cái mềm mại trong cách phối màu, vừa chứa đựng vẻ
hoang vu của rừng núi, lại vừa thể hiện sự sinh động của cuộc sống. Nghề ủ rượu
cần, một thức uống gắn bó từ lâu đời với người dân bản địa nơi đây, không còn
nằm trong khuôn khổ là một thức uống bình thường, mà đã trở thành phương
thức ứng xử văn hóa độc đáo đặc trưng nhất của các dân tộc thiểu số Tây
Nguyên nói chung, dân tộc bản địa Lâm Đồng nói riêng (nhất là trong dịp lễ
hội). Rượu cần - một nghệ thuật ẩm thực đã trở thành yếu tố văn hóa đặc sắc
trong truyền thống văn hóa Lâm Đồng…
Có thể nói, nền nông nghiệp của các tộc người bản địa lâm Đồng là nền
nông nghiệp sơ khai, lệ thuộc vào thiên nhiên, lấy rừng và đất rừng làm đối
tượng khai thác để mưu sinh. Trong sản xuất cái mà người dân các tộc người bản
địa ở Lâm Đồng thường hướng những cố gắng của mình vào là khâu kỹ thuật
canh tác để giữ độ màu cho đất, hạn chế rửa trôi, giữ độ ẩm cho đất, nhanh tái
sinh rừng, khái thác những khác biệt của khí hậu địa phương để phơi rẫy khi gặp
nắng và trỉa lúa khi trời mưa, chứ họ không đi vào cải tiến công cụ sản xuất. Với

họ chiếc riu, xà gạc, cây chọc lỗ, chiếc cuốc xới cỏ là những công cụ đã tồn tại từ
bao đời nay, nên họ không quan tâm đến việc cải tiến nó. Phương thức sinh hoạt
kinh tế truyền thống của các tộc người bản địa tuy có vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo cho sự sinh tồn dù còn ở mức độ thấp, nhưng nó phản ánh đúng
tính chất, trình độ thấp của lực lượng sản xuất.
Sống trong mối liên hệ mật thiết với môi trường tự nhiên qua nhiều đời,
nhạy cảm với những thay đổi thời tiết hàng năm, các tộc người bản địa Lâm
Đồng đã tích cóp được những M về thiên nhiên tuy mới chỉ dừng lại dưới
dạng kinh nghiệm dân gian, song nó có vai trò quan trọng đến sự ổn định cuộc
sống của họ và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở địa phương. Đó là hệ
thống tri thức bản địa có ích trong việc xác định các vấn đề, cũng như việc chế
24
định các giải pháp nhằm tác động một cách hữu ích vào môi trường sinh thái.
Bằng kinh nghiệm sống, bằng những hiểu biết về tự nhiên, về khí hậu, người dân
các tộc người bản địa đã biết lựa chọn cho mình phương thức canh tác dựa vào
tự nhiên, khai thác tự nhiên và cao hơn nữa là vừa khai thác, vừa bảo tồn và tái
tạo tự nhiên, dưới hình thức “luân canh”. Mộtphương thức tìm thấy thức ăn từ
rừng và nuôi rừng một cách khôn ngoan đã được tích lũy và thử thách hàng
nghìn đời [59]. Để sinh tồn người dân các tộc người bản địa Lâm Đồng một mặt
tiến hành sản xuất dựa vào khả năng nhận biết tự nhiên, đoán định thời tiết (lúc
nào mưa sớm, lúc nào mưa muộn) để gieo trồng, thậm chí họ còn biết trồng gối
để tận dụng độ ẩm trong đất sau khi kết thúc mưa, với các loại cây trồng phù
hợp, có khả năng thích ứng như, trồng các loại cây lương thực như: bắp, khoai,
lúa và các loại rau; trồng các loại cây công nghiệp như: chè, cà phê… Nuôi
những vật nuôi đã qua chọn lọc tự nhiên, có khả năng chịu được thời tiết và có
khả năng sinh sản tốt, và biết khai thác hiệu quả các sản phẩm từ thiên nhiên, để
phục vụ mưu sinh, ổn định cuộc sống.
- Cư trú và nhà ở của các tộc người bản địa Lâm Đồng rất phong phú và
đa dạng nhưng đều có những đặc điểm dễ nhận thấy đó là: Các tộc người bản địa
Lâm Đồng thường cư trú ở những nơi thuận tiện về nguồn nước, gần chân núi,

tương đối bằng phẳng và thường là trung tâm của những nương rẫy mà họ đã
phát luân phiên, trong vòng vài năm đến vài chục năm, khi đất rẫy đã quá xa, họ
lại dời làng đến nơi mới thuận tiện hơn. Ngôi nhà cổ truyền của các dân tộc này
là những ngôi .[U\có tính chất là nhà công cộng của nhiều cặp vợ
chồng có quan hệ huyết thống. Nhà dài các tộc người bản địa Lâm Đồng được
6-6và tạo dựng lên bởi những vật liệu lấy từ núi rừng xung quanh họ (gỗ,
tranh, tre, nứa ) và kỹ thuật buộc - ngoặm - chống - đỡ trong kiến trúc dân
gian. Đó là cả một kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa bản địa, mà nét độc đáo
của nó không chỉ thể hiện ở kết cấu và cách thức khai thác không gian sinh hoạt
mà còn ở hình thức tổ chức xã hội trong nhà.
Về mặt kết cấu, nhìn chung nhà dài của các tộc người bản địa Lâm Đồng
khi được xây dựng bao giờ người ta cũng chú trọng về sàn nhà. Sàn nhà thường
25

×