Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

rác thải nhựa và cơn thịnh nộ của đại dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 28 trang )

TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
Bảy ngày sáu đêm, con số tưởng chừng như quá ngắn nhưng từng ấy
ngày của chuyến học tập trải nghiệm khối 11 đến với các vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ đã giúp nhóm chúng em nói riêng và học sinh khối 11 nói chung hiểu
biết thêm nhiều kiến thức thực tế bổ ích, những minh chứng thực tế cho kiến
thức sách vở mà chúng em hằng ngày được học tại lớp.
“Học đi đôi với hành”, “Trăm nghe không bằng một thấy” quả thật rất
đúng. Kết thúc chuyến đi còn là những điều thú vị hơn khi thực hiện đề tài, mở
ra những kiến thức khác, những kỷ năng khác hơn. Những niềm vui, tình cảm
thầy cô, bạn bè quá nhiều thứ chúng em nhận được từ chuyến đi.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô
đã xây dựng cho chúng em một chuyến đi thành công. Chúng em hy vọng
những năm tiếp theo, các bạn các em sẽ vẫn có được những điều thú vị như
chúng em đã từng trải nghiệm.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

NHÓM 1 – LỚP 11/1

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN


2019

NĂM HỌC 2018 -

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
- Việt Nam chúng ta may mắn vô cùng khi được mẹ thiên nhiên ban cho
đường bờ biển dài tới 3,200 km cung cấp nguồn tài nguyên biển vô cùng trù phú
và đa dạng. Cùng với một diện tích tiếp xúc lớn, biển là môi trường sống cho
hơn 11,000 loài sinh vật biển, đem lại bao lợi ích về khai thác thủy hải sản cũng
như du lịch biển và là nguồn nguyên liệu quý báo cho nghiên cứu khoa học. Tuy
nhiên vẫn con rất nhiều loài sinh vật biển mà có thể chúng ta chưa từng biết đến
thậm chí là chưa từng nghe tên. Và có lẽ mỗi người chúng ta vẫn chưa phân biệt
hết được các lòai sinh vật có độc trong biển cả bao la. Để rồi xảy ra tình trạng
ngộ độc hải sản hết sức thương tâm.
- Nhận thấy và tìm hiểu được những điều ấy, cũng như muốn học tập
them nhiều hơn những kiến thức các sinh vật biển này nên nhóm chung em đã
chọn đề tài “Các sinh vật biển và phòng chống ngộ độc hải sản” làm đề tài
báo cáo lần này.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là tìm hiểu về các sinh vật biển nói
riêng và hệ sinh thái biển nói chung. Lợi ích về kinh tế, xã hội mang lại từ các
sinh vật biển đối với đời sống người dân. Và đặc biệt hơn là tìm hiểu sâu về
thực trạng ngộ độc hải sản của người dân. Từ đó có những giải pháp xử lí và
phòng tránh thực trạng này.
3. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu.
+ Phương pháp lịch sử - viễn thám.
+ Phương pháp thực địa.
+ Phương pháp xây dựng mô hình tái hiện.


NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

4. Tích hợp liên môn:
Với đề tài “Các sinh vật biển và phòng chông ngộ độc hải sản” nhóm đã
vận dụng kiến thức đến từ nhiều bộ môn để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tổng
quát:
- Tích hợp bộ môn Sinh học.
- Tích hợp bộ môn Địa Lý.
- Tích hợp bộ môn Hóa học.
- Tích hợp bộ môn Tin Học và công nghệ thông tin.

5. Sản phẩm báo cáo:
1. Xây dựng mô hình tái hiện lại các ngành sinh vật biển.
2. Các lưu ý sử dụng cho cuộc sống hằng ngày, các món ăn dân dã đến từ
các sinh vật biển.

6. Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì phần nội dung chính thức nhóm
có những nội dung như sau:
1. Khái quát về các ngành sinh vật biển
2. Các sinh vật biển có lợi và có hại cho con người

3. Thực trạng ngộ độc hải sản
4. Cách xử lí và phòng chống ngộ độc hải sản

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

PHẦN NỘI DUNG
1. Khái quát về các ngành sinh vật biển:
1.1. Khái niệm về sinh vật:
- Trong sinh học và sinh thái học, sinh vật là một cơ thể sống. Cơ thể
sống được phân biệt với vật không sống ở các đặc trưng sau: Chuyển động, trao
đổi chất, sinh trưởng, sinh sản và phản ứng đối với các kích thích bên ngoài.
Tuy nhiên, không phải mọi cơ thể sống đều mang đầy đủ các đặc trưng trên.
Nhiều sinh vật không có khả năng tự chuyển động và phản ứng trực tiếp đối với
môi trường. Một số vi sinh vật không có khả năng tự sinh sản.

(Ảnh do nhóm

tự

chụp)

- Hoặc nói theo cách khác thì sinh vật là tên gọi chung các vật sống, bao

gồm động vật, thực vật, vi sinh vật,.. có trao đổi chất với môi trường ngoài,
có sinh đẻ, lớn lên và chết đi.

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

1.2. Các ngành sinh vật biển:
 Ngành ruột khoang:
- Tên gọi của đơn vị phân loại này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "koilos"
("rỗng"), để chỉ đặc trưng khoang cơ thể rỗng phổ biến ở hai ngành này. Chúng
có các cơ quan, tổ chức mô rất đơn giản, chỉ với hai lớp tế bào, bên ngoài và
bên trong.
- Ngành ruột khoang có đặc điểm chung là:
+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn
+ Ruột dạng túi
+ Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai
+ Sống dị dưỡng
+ Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo.


Ngành ruột khoang gồm một số sinh vật như sứa, thủy tức, san hô,

hải quỳ,…


(Ảnh do nhóm tự chụp)

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

 .Ngành thân mềm:

- Ngành Thân mềm (Mollusca, còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn) là
một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có
vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay
đổi.
- Ngành Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú. Chúng
phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống
trên cạn.
- Ngành thân mềm có đặc điểm chung là:
+ Thân mềm không phân đốt
+ Có vỏ đá vôi, có khoang áo
+ Hệ tiêu hóa phân hóa
+ Cơ quan di chuyển thường đơn giản
- Ngành thân mềm gồm một số sinh vật như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực,
bạch tuộc,…


(Trai khổng lồ)

(Bạch tuộc)

(Trai tai tượng)

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

 Ngành chân khớp (Lớp giáp xác):

- Động vật giáp xác, còn gọi là động vật vỏ giáp hay động vật thân giáp là
một nhóm lớn các động vật chân khớp thường được coi như là một phân ngành,
sống ở nước, hô hấp bằng mang. Hầu hết các loài giáp xác sống ở biển, bên
cạnh đó cũng có nhiều loài sống ở nước ngọt. Một vài nhóm giáp xác sống ở
trên cạn không phải là những động vật thực sự thành công về mặt tiến hóa vì
hầu hết chúng vẫn đòi hỏi một môi trường ẩm ướt để tồn tại.
- Lớp giáp xác có đặc điểm chung là:
+ Thường sống ở môi trường ẩm hoặc môi trường nước
+ Có dạng chân khớp
+ Có vỏ đc cấu tạo bởi thành phần CaCO3
+ Cơ thể được bao bọc với bộ xương ngoài bằng kitin, nhờ lớp vỏ
thấm canxi và vôi hóa làm cho vỏ giáp xác rất cứng cáp .

- Lớp giáp xác gồm một số sinh vật như tôm, cua, ghẹ, chân kiếm,…

(Tôm bác sĩ)

(Cua biển)

 Ngành động vật có xương sống (Lớp cá):

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

- Cá là những động vật có dây sống, phần lớn là ngoại nhiệt (máu lạnh),
có mang (một số có phổi) và sống dưới nước. Sự biến nhiệt cho phép thân nhiệt
của chúng biến đổi theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường, mặc dù một số loài
cá lớn có hoạt động bơi lội tích cực như cá mập trắng lớn và cá ngừ có thể duy
trì một nhiệt độ lõi cao hơn.
- Lớp cá có đặc điểm chung là:
+ Là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở
nước
+ Di chuyển: bơi bằng vây
+ Hô hấp bằng mang
+ Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
+ Sinh sản: thụ tinh ngoài

+ Là động vật biến nhiệt.
- Lớp cá gồm một số sinh vật như cá đuối, cá thù lù, cá đuôi gai gù, cá
trình, cá nóc, cá kẽm,…
(Cá khoang cổ đỏ)

(Cá kẽm)

1.3. Sự phân bố của các sinh vật biển trong đại dương:
- Chúng ta thường nghĩ rằng các sinh vật biển có thể sống ở bất kì đâu
trong đại dương bao la. Nhưng không, sinh vật biển xuất hiện với đủ mọi hình
dáng, kích cỡ và màu sắc khác nhau; chúng sống tại những môi trường khác

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

nhau trong đại dương bao la. Nếu coi đại dương là một miếng bánh, các sinh vật
sẽ phân bố tại 5 tầng bánh khác nhau, tùy thuộc vào lượng ánh sáng, nhiệt độ và
độ sâu của những “tầng bánh” này. Dù ở bất cứ đâu trong đại dương, chúng ta
cũng đều tìm thấy sự sống của các sinh vật biển.






Vùng biển khơi trung (mesopelagic) : đọ sâu từ khoảng 200 - 1000m: Nơi
này chỉ tiếp nhận ít ánh sáng. Nhiệt độ nước ở đây lạnh hơn so với tầng khơi
mặt. Những loài sống ở đây thường là các loài giáp xác và nhiều cơ như tôm,
cua,…
Vùng biển khơi sâu (bathypelagic): độ sâu từ khoảng 1000 - 4000m. Nơi đây
luôn luôn tối đen, nhiệt độ nước lạnh và chỉ có một số loài động vật sinh sống.
Hầu hết động vật ở đây có tỉ lệ trao đổi chất thấp do vùng nước thiếu chất dinh
dưỡng, có làn dan mong manh, ít cơ bắp và cơ thể trơn
trượt. Một số loài tiêu biểu bao gồm: mực, sao biển, bạch tuộc, cá rắn viper,…
Do thiếu sáng, những loài động vật sống ở đây có đôi mắt nhỏ hoặc không có
mắt, không thể nhìn thấy con mồi, vì thế chúng thích nghi bằng cách phát triển

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019





NĂM HỌC 2018 -

miệng rộng và răng dài ra, ví dụ như con lươn gulper. Cá tại đây di chuyển
chậm và có mang khỏe để lấy ôxy từ nước.
Vùng biển khơi sâu thẳm (abyssalpelagic) : độ sâu từ 4000 – 6000m. Nhiệt độ ở

vùng biển này dưới 2 độ C, nước mặn, áp lực nước cao. Nhưng vẫn có sự sống
tồn tại ở đây, ví dụ như sâu biển, nhím biển. Khá nhiều loài có phát quang sinh
học.
Vùng đáy vực khơi tăm tối (hadalpelagic) : độ sâu từ 6000-10000m, là nơi sâu
nhất, tăm tối nhất và lạnh lẽo nhất của đại dương. Chỉ có rất ít sinh vật tồn tại ở
đây, như hải sâm, nhện biển, bọt biển,…
1.4. Sinh vật biển ăn gì?
- Cũng giống như sinh vật trên cạn, các sinh vật biển cũng có quan hệ
dinh dưỡng với nhau, gọi là chuỗi thức ăn. Trong đó, loài đứng trước là thức ăn
của loài đứng sau. Mỗi loài được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. Trong
hầu hết các trường hợp, mỗi loài vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước
(ăn sinh vật đứng trước), vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ (bị ăn). Cụ
thể, một chuỗi thức ăn gồm có:

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

- Sinh vật sản xuất là sinh vật tạo ra chất hữu cơ từ chất
vô cơ. Chúng sử dụng nguồn năng lượng mặt trời hoặc năng
lượng từ các phản ứng hóa học để tổng hợp chất hữu cơ. Chúng
gồm có thực vật phù du, cỏ biển, tảo biển,… Sinh vât sản xuất
thường được coi là điểm bắt đầu của một chuỗi thức ăn.
- Sinh vật tiêu thụ là các sinh vật không thể tự tạo ra chất

hữu cơ mà phụ thuộc vào các sinh vật khác. Trong đó bao gồm:






Sinh vật tiêu thụ bậc một là các loài ăn thực vật. Những loài này gồm các động
vật phù du (zooplankton), các ấu trùng của cua, nhuyễn thể, cá, đến những loài
lớn hơn như rùa xanh.
Sinh vật tiêu thụ bậc hai là những loài động vật ăn thịt, tiêu thụ các sinh vật tiêu
thụ bậc một. Tầng thức ăn này bao gồm các loài động vật lớn như mực, các loài
cá. Chúng ăn các loài động vật tiêu thụ bậc một như cá nhỏ, nhuyễn thể và các
động vật phù du.
Sinh vật tiêu thụ bậc ba, bậc bốn là những loài có thể ăn sinh vật tiêu thụ bậc
hai, cũng có thể là ký sinh trùng sống trên sinh vật tiêu thụ bậc hai hoặc loài ăn
xác chết. Chúng là một nhóm động vật đa dạng bao gồm các loài cá vây (cá
mập, cá ngừ, cá voi), các loài chim biển (chim cánh cụt, hải âu) và các loài động
vật biển da trơn (hải cẩu, hải tượng).

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -


Sinh vật phân hủy là những vi khuẩn, nấm,… từ các sinh vật đã chết.
- Ví dụ, một chuỗi thức ăn đơn giản ở biển: Thực vật phù du => Động vật
phù du => Cá nhỏ => Cá thu => Cá heo nục => Cá mập lớn.

- Một tập hợp các các chuỗi thức ăn có chung nhiều mắt xích tồn tại tạo
thành một mạng lưới thức ăn dày đặc.
1.5. Tài nguyên sinh vật biển:
- Vùng biển Việt Nam đã phát hiện được hơn 11.000 loài sinh vật cư trú
hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình.
- Trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá, hơn 300 loài
san hô cứng, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 94 loài thực vật ngập
mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 12 loài thù biển và 5 loài rùa biển.
- Một số nhóm sinh vật biển có giá trị kinh tế quan trọng như cá, tôm,
mực,… đã được xác định khu vực phân bố,trữ lượng và khả năng khai thác.
Trong đó có một số loài cá đáy, cá nổi và các loài thân mềm.

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

- Đặc biệt, tìm được nhiều chất có giá trị dược liệu quý từ các loài da gai, san hô, sứa
biển,… Đây là hướng đi rất tích cực trong nghiên cứu, sử dụng hợp lí nguồn lợi sinh
vật biển.


(Ảnh do nhóm tự chụp)

3. Các sinh vật biển có lợi và có hại cho con người :
3.1. Sinh vật có lợi :
- Hàng trăm nghìn loài động vật, thực vật và vi sinh vật như: cá, tôm, cua,
mực... làm thực phẩm; cá mập, báo biển, gấu biển... cung cấp thịt, mỡ, da và
lông quý cho công nghiệp; rong và tảo đủ màu sắc, là nguyên liệu cho ngành
công nghiệp thực phẩm và công nghiệp hoá chất…
- Làm đa dạng và duy trì ổn định hệ sinh thái biển.
- Cho con người nhiều loại dược liệu quý, có giá trị cho sức khỏe.
- Làm thuốc:
- Cá ngựa: Còn gọi là hải mã (ngựa biển), thủy mã. Gọi
như vậy vì chúng có đầu giống đầu ngựa, đuôi dài cuộn tròn về
phía bụng và sống ở vùng nước trong gần bờ, có độ muối cao,
dọc ven biển Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,... Cá ngựa có
nhiều loài, chúng có màu sắc khác nhau và đều được dùng làm
thuốc, nhưng loại trắng và vàng được coi là tốt hơn. Cá ngựa là
đối tượng bị săn bắt để làm thuốc nên số lượng của chúng càng
NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

suy giảm, đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (Phần động vật,
1992, 2007).

- Hải sâm: Còn gọi là sâm biển, đỉa biển hay đồn độp.
Ở nước ta có nhiều loài hải sâm, thuộc chi Holothuria, họ hải
sâm (Holothuriidae). Chúng sống ở vùng biển Phú Yên, Khánh
Hòa, Vũng Tàu, biển đảo Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc,... Hải
sâm không chỉ là một loại thực phẩm biển cao cấp, giàu chất
dinh dưỡng, mà còn là một vị thuốc quý, được gọi là “Nhân sâm
của biển”.
- Dùng cho việc nghiên cứu khoa học.
- Phục vụ cho việc tham quan, du lịch.
- Nhiều loài tham gia vào việc làm sạch môi trường biển

3.2. Sinh vật có hại :
- Cá nóc : là những động vật có xương sống sở hữu chất độc đáng sợ thứ
hai trên thế giới, sau loài ếch độc phi tiêu vàng. Chúng sinh sống chủ yếu ở
những vùng biển quanh Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines và Mexico. Các cơ
quan nội tạng của loài cá nóc đều chứa độc tố.

Cá nóc là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều các trường hợp tử vong ở con
người, tất cả đều là do ngộ độc khi ăn chúng. Chất độc của cá nóc là
tetrodotoxin (một loại độc tố thần kinh có công thức C11H17N3O3) còn mạnh hơn
cả xianua. Độc tố cá nóc là chất có hoạt tính sinh học được nhiều nước trên thế
giới nghiên cứu, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Chúng được
dùng chủ yếu trong y dược, đặc biệt có một loại thuốc được làm từ chất độc của
cá nóc đã được kiểm nghiêm có thể điều trị các triệu chứng trong cai nghiện ma

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4



TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

túy. Tuy nhiên, nếu chế biến đúng phương pháp, thịt cá nóc là một món đặc sản
đối với du khách. Người ta phải chi tới 200 USD để thử món cá nóc.
- Cá mao tiên: là một trong những loài có bề ngoài bắt mắt nhưng cực kỳ
nguy hiểm. Chúng có nhiều tua dài với màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, da cam,
nâu, đen hoặc trắng. Chúng sống ở những vùng biển nhiệt đới nam Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương. Cá mao tiên là loài động vật phát triển rất nhanh và
có nọc độc. Phổ biến trong các bể cá gia đình, cá sư tử chưng diện một bộ nan
quạt các gai độc rất sặc sỡ. Theo NOAA, mặc dù không gây nguy hiểm đến tính
mạng con người, nhưng những chiếc gai độc của loài cá này cũng tạo ra phát
đốt đau đớn có thể dẫn đến đau đầu, nôn mửa và khó thở. Tình trạng xấu nhất
của vết thương thường chỉ tồn tại trong khoảng một giờ, nhưng cũng có những
trường hợp bị đau và có cảm giác ngứa đến cả một tuần.

- Con so: là một loài giáp xác sống ở vùng đầm lầy.Tuy được gọi là cua
nhưng chúng có đặc điểm gần giống với nhện và bò cạp hơn. So được xem như
là một hóa thạch sống vì chúng hầu như không thay đổi về hình dạng và kích
thước suốt 400 triệu năm qua. Trong trứng và thịt so chứa nhiều độc tố thần
kinh TTX. Khi ăn nhầm phải so biển,
người trúng độc so biển sẽ có cảm giác
buồn nôn, giãn đồng tử, tê môi, miệng,
tay, chân và quanh vùng môi miệng,
trạng thái thần kinh li bì, lơ mơ, toàn
thân biểu hiện mệt, khó thở, huyết áp hạ,
tê liệt hô hấp thậm chí tử vong.
NHÓM 1 – LỚP 11/1


4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NHÓM 1 – LỚP 11/1

NĂM HỌC 2018 -

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

- Cá mặt quỷ: Loài cá này đứng thứ ba trong danh sách các loài cá nguy

hiểm bởi hai lí do: nó là một trong các sinh vật dưới nước tiết ra nọc độc mạnh
nhất, và nó còn là bậc thầy của nghệ thuật ngụy trang. Chúng có thân hình to, xù
xì và rất độc. Người ta gọi chúng là “chúa tể nọc độc” dưới đáy đại dương.
Chúng có 13 tia vây lưng chứa độc tố và độc có thể tồn tại nhiều ngày sau khi
cá chết. Khi các vây lưng cá mặt quỷ đâm vào thịt nạn nhân, độc tố sẽ tác động
trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và hệ cơ trơn của tim ở người. Loài
cá này thường ẩn mình trong các dải đá ngầm hoặc giữa các rặng san hô trông
không khác gì một hòn đá thật. Cá đá không hay tấn công, nhưng con người cần


tránh dẫm phải nó. Những chiếc gai chứa nọc độc của nó thường dùng để phòng
vệ trước sự tấn công của cá mập hay các loài động vật ăn thịt khác. Nọc độc của
nó gây sốc hay tê liệt tạm thời, nhưng cũng có thể dẫn tới chết người nếu không
được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu được chế biến đúng cách, cá mặt quỷ sẽ
món ăn khoái khẩu của nhiều người với vị giòn, ngọt, giúp máu tuần hoàn tốt,
giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

- Sứa hộp: một loài động vật không xương sống, đứng đầu danh sách
những loài vật có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Một con sứa hộp có thể có
hàng tá xúc tu, mỗi cái dài trên 4,5m, với lượng độc tố có thể giết chết 60 người.
NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

Cái đốt của một con sứa hộp Chironex fleckeri có thể giết một người trong vòng
ba phút. Chất độc của chúng tấn công vào hệ tim mạch, hệ thần kinh và cả các tế
bào da một cách nhanh chóng, khiến những mục tiêu của chúng chết ngay lập
tức. Loài sinh vật sền sệt này mới chính là nỗi đáng sợ chết người ghê gớm nhất,
hơn cả loài cá mập. Chưa có một công bố chính thức nào nhưng đã có rất nhiều
các chứng cớ và thống kê cho thấy hàng năm có đến hạng chục hoặc hàng trăm
các trường hợp chết người gây ra bởi loài sứa hộp mà sống tại mọi vùng biển
trên thế giới.

- Bạch tuộc đốm xanh: Bạch tuộc nhẫn xanh là một loài có những đốm

màu xanh đen rất đẹp, giống như những chiếc nhẫn. Chúng sống chủ yếu ở
vùng biển Thái Bình Dương, từ lãnh hải Nhật Bản đến Australia, và sở hữu loại
nọc độc vô phương cứu chữa. Những người mà chúng cắn sẽ tắt thở chỉ trong
vòng 2 phút. Lượng chất độc trên cơ thể bạch tuộc nhẫn xanh có thể giết 26
người trong cùng một lúc.

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

- Cua mặt quỷ: Cua mặt quỷ là một loài cua biển có tên khoa học
Zosimus aeneus.Theo Viện hải dương học Nha Trang cua mặt quỷ có phần vỏ
ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm, có nhiều u lồi dẹt ở
ngoài vỏ. Độc tố trong cua chủ yếu trong cua mặt quỷ là saxitonin. Độc tố của
cua mặt quỷ chủ yếu nằm trong thịt, trứng cua và nhiều nhất là trong thịt càng
và chân cua. Cua mặt quỷ là loại cua có độc phổ biến ở vùng biển nước ta, sinh
sống ở vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu, thường gặp ở các rạn cạn, vùng
triều thấp. Một người chỉ cần ăn khoảng 0,5g (1 thìa cà phê) thịt càng cua loại
này là có thể bị ngộ độc thần kinh, dẫn đến tử vong. Đã từng có một nhóm công
nhân bắt cua mặt quỷ ở dọc bờ biển Lý Sơn về làm mồi nhậu, một giờ sau khi
ăn, 3 người có dấu hiệu tê cứng chân tay, khó thở. Hiện nay vẫn chưa có thuốc
giải độc đặc hiệu cho độc tố Saxitonin trong cua mặt quỷ. Biện pháp cấp cứu,
điều trị hữu hiệu là làm cho bệnh nhân nôn sớm càng nhiều càng tốt, rửa dạ dày,
uống than hoạt tính để thải loại bớt chất độc; hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn (thở oxy,

truyền dịch, trợ tim mạch…).

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

3. Thực trạng ngộ độc hải sản:
3.1. Vì sao hải sản gây độc:
- Trong cơ thể của so biển chứa độc tố có tên là tetrodotoxin. Độc tố này
được phát hiện không chỉ ở các hải sản (cá nóc, sò biển, bạch tuộc đốm xanh,
sao biển, một số loài ốc, cua...) mà còn ở các động vật trên cạn (cóc, ếch, kỳ
nhông...), tập trung nồng độ cao ở da, gan, trứng của các động vật kể trên.
Ác một nỗi, các hải sản này thịt rất ngon nên rất được ưa chuộng. Tại Nhật, chỉ
có những đầu bếp lành nghề, có chứng chỉ đào tạo hẳn hoi mới được phép chế
biến thịt cá nóc, ấy vậy mà thỉnh thoảng vẫn có nạn nhân ngộ độc. Theo một
công bố mới đây của Viện Hải dương học, hiện trên vùng biển Việt Nam có tới
39 loài hải sản mang nhiều độc tố gây chết người. Trong đó có 22 loài cá, 1 loài
mực tuộc, 2 loài ốc, 3 loài cua, 1 loài sam và 10 loài rắn biển. Ngoài ra còn có 2
loài cá nóc nước ngọt nên tổng cộng là 41 loài sinh vật độc.

3.2. Độc tố gây nguy hiểm thế nào?
- Tetrodotoxin là một trong những chất độc thần kinh cực mạnh từng được biết

đến. Khi thâm nhập vào cơ thể, nó sẽ tác động lên hệ thần kinh gây tê liệt tay, chân, cơ

hô hấp. Chỉ với một liều rất thấp, chúng sẽ gây ngừng thở, tử vong nhanh chóng.
NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

Độc tố không bị nhiệt phá hủy, vẫn tồn tại khi nấu chín hay phơi khô, sấy. Nấu ăn
thông thường không làm mất độc tính, có thể làm tăng tác động độc hại do đặc tính
tan trong nước.
Khi ăn phải, chỉ sau 30 phút đến 2 giờ, nạn nhân sẽ có cảm giác tê môi và đầu lưỡi,
các ngón tay bị tê cứng, đau đầu, vã mồ hôi, đau bụng, đôi khi kèm theo nôn mửa, sau
đó là tê liệt vận động, đứng ngồi khó khăn, thay đổi tri giác, phát âm khó, khó thở... và
có thể tử vong nếu không được đưa đến bệnh viện kịp thời.

3.3. Các loại ngộ độc hải sản:
- Ngộ độc Ciguatera: Đây là dạng ngộ độc hải sản phổ biến nhất.
Ciguatera là dạng ngộ độc thực phẩm do ăn phải loài cá sống ở những rạn san
hô chứa độc tố tự nhiên, thường ở các vùng biển nhiệt đới, ấm nóng.
Chất độc được tích tụ trong gan, ruột, đầu hay trứng cá. Những con cá lớn có
thể bị nhiễm độc khi chúng ăn cá nhỏ, ăn phải các loại tảo độc ở khu vực này.
Độc tố ciguatera đặc biệt nguy hiểm vì nó không bị phân hủy dưới nhiệt độ cao
trong quá trình nấu nướng.
- Ngộ độc scombroid (ngộ độc histamin): Đây là dạng ngộ độc do ăn phải
những loài cá có họ scrombridae như cá ngừ, cá thu, cá trích. Thịt cá khi bị biến
chất (cá ươn) tạo ra hàm lượng histamin rất cao gây ngộ độc. Loại ngộ độc này

có biểu hiện là nổi mề đay, ngứa nên dễ nhầm với dị ứng thực phẩm.
NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -

Tuy nhiên, ngộ độc do scrombroid còn có biểu hiện tiêu chảy, buồn nôn, nôn,
đau bụng..., thường xảy ra với số lượng lớn người cùng ăn một loại thủy hải sản
đó. Độc tố này có thể có ở ngay cả cá nước ngọt khi cá để ở nhiệt độ môi trường
quá nóng. Chất độc scombroid có thể không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ khi nấu
chín thức ăn. Nếu nghi ngờ cá nhiễm độc, nên bỏ đi.
- Động vật có vỏ gây ngộ độc: Các loài động vật thân mềm có mai, vỏ
như ngao, sò, trai, cua, ghẹ... cũng có khả năng gây độc nếu bản thân hải sản đó
nhiễm ký sinh trùng, nang trùng mà không được nấu chín kỹ. Nguyên nhân là
do các loài động vật có vỏ dưới biển ăn các loại tảo có độc, từ đó gây ngộ độc
cho người, nặng nhất có thể dẫn tới nhiễm độc thần kinh.

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019


NĂM HỌC 2018 -

3.4. Ngộ độc khi phối hợp thức ăn:
- Khi kết hợp hải sản với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Trong
hải sản có chứa nhiều asen pentavenlent, chất này rất tốt cho cơ thể nhưng nếu
kết hợp với những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C thì lại gây tác dụng
ngược lại. Lượng asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn
gọi là thạch tín) sẽ gây ngộ độc, đôi khi còn dẫn đến chết người. Vì vậy cần

kiêng kỵ ăn hải sản với thực phẩm này.

- Khi luộc, hấp hải sản đông lạnh: Nên hạn chế luộc hay hấp những loại
hải sản trữ quá lâu trên ngăn đá. Nó thích hợp để xào, chiên hơn bởi sau thời
gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, hương vị không
còn… Ngoài ra, cần làm sạch và tan mùi tanh thường có của hải sản bằng hành,
tỏi, sả, ớt... Khi ăn hải sản, nên chế biến và ăn càng sớm càng tốt và ở nhiệt độ
cao sẽ an toàn cho sức khỏe hơn, ăn lúc còn nóng thì nhiều dinh dưỡng hơn để
nguội.

- Hải sản đã chết hoặc chế biến từ lâu: Hải sản nói chung là các loại
thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc
NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN
2019

NĂM HỌC 2018 -


bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm
nhập và phát triển nên dễ gây bệnh. Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu,
vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là
histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng,

trống ngực, đau đầu, khó thở…). Vì vậy, khi ăn bạn hãy chọn hải sản tươi sống
để đem lại giá trị dinh dưỡng cao.
- Hải sản sống: Nhiều người thích ăn hải sản sống, các món sushi, gỏi cá
sống, hàu sống… Tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe cảnh bao nguy cơ nhiễm
ký sinh trùng, khuẩn mang bệnh từ các món này. Trong hải sản có chứa nhiều vi
khuẩn như vibrio parahaemolyticus, lungfluke, đây là các loại vi khuẩn có khả
năng chịu nhiệt khá tốt, các loại vi khuẩn này sẽ không chết nếu hải sản không
được nấu chín. Khi ăn phải hải sản sống thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm
nhập vào cơ thể gây nên tình trạng ho ra máu, co giật…

- Ăn trái cây và uống trà sau khi ăn hải sản: Sau bữa ăn, nhiều gia đình
thường có thói quen uống trà và ăn trái cây. Thực tế cho thấy điều này không
tốt. Bởi vì lượng acid tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi có trong
hải sản cũng sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, nó cũng gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa
và hiện tượng kết sỏi dẫn đến sỏi thận. Tốt nhất sau khi ăn hải sản 2 tiếng trở lên
hãy uống trà và ăn trái cây.

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


TRƯỜNG THCS – THPT NHÂN VĂN

2019

NĂM HỌC 2018 -

- Ăn hải sản cùng với thực phẩm có tính hàn cao: Hải sản vốn dĩ đã có
sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang
tính hàn khác (như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas,
nước lạnh…) dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.

- Uống bia khi ăn hải sản dễ bị gout: Các loại hải sản như cá, tôm, cua,
nghêu, sò huyết… có hàm lượng đạm khá cao, nếu uống bia thì có hại vì bia cản
trở quá trình bài tiết lượng đạm thừa ra khỏi cơ thể. Chất đạm của hải sản chứa
nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia tạo
thành những hợp chất khó thải loại ra khỏi cơ thể. Lượng đạm thừa không được
bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ gây nên chứng bệnh
sưng, nóng, đỏ đau các khớp và cơ hay còn gọi là gout. Do đó chúng ta không
nên ăn hải sản và uống bia trong một bữa.

- Ăn hải sản kỵ nhân sâm gây hại cho người dùng: Theo y học cổ truyền,
hải sản đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại
cho người dùng. Khi đã dùng nhân sâm, bạn cần kiêng ăn tất cả các loại hải sản
và củ cải các loại trắng, đỏ… vì chúng đều kỵ nhân sâm.

NHÓM 1 – LỚP 11/1

4


×