Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Xác định 3 khía cạnh quan trọng nhất trong việc xác định văn hoá doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.05 KB, 11 trang )

Xác định 3 khía cạnh quan trọng nhất trong việc xác định văn hoá doanh nghiệp.
Xác định 3 khía cạnh quan trọng nhất trong việc xác định văn hóa doanh nghiệp:
Khái niệm văn hóa doanh nghiệp:
Theo định nghĩa của nhà xã hội học người Mỹ Schein H.Edgar (1992), văn hóa
doanh nghiệp là hệ thống niềm tin, giá trị và chuẩn mực giải quyết vấn đề, được xây
dựng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, được thể hiện trong các
hình thái vật chất, phi vật chất; nó chi phối cách suy nghĩ và hành động của nhân viên
với các vấn đề xã hội. Chính vì vậy, văn hóa doanh nghiệp là một phạm trù rất rộng bao
trùm lên nhiều lĩnh vực và các mảng hoạt động của doanh nghiệp và được các học giả,
các nhà kinh tế tiếp cận bằng rất nhiều mô hình và nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên,
chúng ta có thể tiếp cận và tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp thông qua một hình ảnh ẩn
dụ dễ hiểu và mang tính khái quát cao được nhà xã hội học Schein sử dụng trong những
nghiên cứu của mình khi mô tả về văn hóa doanh nghiệp, đó chính là hình ảnh của một
tảng băng trôi.

1


Hình 1.1. Mô hình tảng băng trôi tượng trưng cho các yếu tố
tồn tại trong văn hóa doanh nghiệp
(Nguồn: />Như chúng ta đã biết, tảng băng trôi bao gồm hai phần cơ bản: phần nổi và phần
chìm. Thông thường, người ta chỉ nhìn thấy phần nổi của tảng băng và nó chỉ chiếm từ
10-20% trọng lượng của toàn thể tảng băng. Tuy nhiên, trên thực tế, phần chìm dưới mặt
nước chiếm đến 80-90% và là thành phần quyết định hướng đi của tảng băng. Thử hình
dung dù phần nổi của tảng băng chịu tác động của sức gió nhưng phần chìm của tảng
băng lại chịu tác động bởi các dòng chảy ngầm nên dẫu cho sức gió có lớn thế nào đi nữa
thì hướng đi của tảng băng sẽ phụ thuộc vào các dòng chảy ngầm hay chính là phần chìm.
Giống như tảng băng, văn hóa doanh nghiệp cũng bao gồm hai thành phần cơ bản là
phần nổi và phần chìm. Phần nổi của văn hóa doanh nghiệp hay còn gọi là các hiện tượng
(artifacts) là những gì ta quan sát hay nhìn thấy được biểu hiện dưới dạng các yếu tố của
doanh nghiệp như các nghi thức, lễ kỷ niệm, các giai thoại, ngôn ngữ được sử dụng, cách


bài trí trụ sở, logo, màu sắc đặc trưng, hành vi ứng xử giữa các nhân viên… Tuy nhiên,
những yếu tố quyết định hình thành văn hóa của một tổ chức và tác động lên toàn bộ
hành vi tổ chức lại chính là những giá trị (value), niềm tin (belief) và ngầm định
(assumption) (hay còn gọi là giả thiết) bên dưới, vốn là những yếu tố chúng ta không thể
nhìn thấy được.
Hay Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái
đó là văn hoá”.
Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể
hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi
cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng
bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối
sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
3 khía cạnh quan trọng nhất trong việc xác định văn hóa doanh nghiệp :
Khi phân tích văn hóa doanh nghiệp, 3 khía cạnh quan trọng nhất trong việc
xác định văn hóa doanh nghiệp sẽ là :
2


a) Loại hình văn hóa doanh nghiệp có thể tối đa hóa khả năng của mình cho
lợi ích lớn hơn của công ty :
Triết lý quản lý và kinh doanh:
Đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất của Văn hóa doanh nghiệp, bao gồm
những triết lý quản lý và kinh doanh cốt lõi nhất, căn bản nhất. Đây là cơ sở xây dựng
định hướng hoạt động của doanh nghiệp và chi phối các quyết định quản lý; là niềm tin,
là giá trị bền vững không thay đổi bất chấp thời gian và ngoại cảnh. Vì vậy, điều kiện tiên
quyết để quá trình xây dựng Văn hóa doanh nghiệp thành công là sự cam kết của những
người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Bởi, phần quan trọng nhất, trái tim và khối óc
của doanh nghiệp nằm ở lớp trong cùng của văn hóa, đó là triết lý kinh doanh, phương
châm quản lý của doanh nghiệp và chỉ có những nhà quản lý cao nhất của doanh nghiệp
mới đủ khả năng tác động đến lớp văn hóa cốt lõi này.

Văn hóa doanh nghiệp là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh
doanh, là cái mà các chủ thể kinh doanh áp dụng hoặc tạo ra trong quá trình hình thành
nên những nền tảng có tính ổn định và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của họ.
Văn hóa kinh doanh là tổng hòa các quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý
kinh doanh, qui phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý và qui tắc chế
độ được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo. Văn hóa kinh
doanh lấy việc phát triển toàn diện con người làm mục tiêu cuối cùng. Cốt lõi là của văn
hóa kinh doanh là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
sự chuyển đổi cơ chế kinh doanh, các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nhà
nước phải trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ. Doanh nghiệp muốn đứng vững
trong cạnh tranh thị trường gay gắt nhất thiết phải tiến hành xây dựng văn hóa doanh
nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.

3


b) Lớp yếu tố quan trọng thứ hai của Văn hóa doanh nghiệp chính là các
động lực thúc đẩy hành động của các cá nhân, và môi trường “động lực chung” của
tổ chức. Hay chính là động viên khuyến khích nhân viên làm việc .
Các yếu tố động lực này sẽ biểu hiện ra ngoài bằng những hành vi hàng ngày của
các cá nhân trong doanh nghiệp.
Một công ty với một nền văn hóa rất mạnh muốn chắc chắn rằng nó không đi xa mà
không có ý tưởng mới được cho phép vào cuộc đàm thoại. Điều này sẽ giết chết sự sáng
tạo. Tương tự như vậy, trong một công ty với một nền văn hóa yếu, nếu bộ máy quan liêu
là một vấn đề, trong khi loại bỏ các lớp không cần thiết, công ty của bạn vẫn còn có chức
năng. Phân tích văn hóa doanh nghiệp có thể là khó khăn, nhưng nó là một quá trình cũng
có giá trị cam kết.

Vậy để làm thế nào để tạo động lực cho nhân viên, trước hết là môi trường làm
việc của nhân viên, doanh nghiệp cần nhớ môi trường làm việc được xây dựng tốt là tạo
thuận lợi cho nhân viên phát huy đúng với năng lực và lòng nhiệt tình trong công việc.
Sự hòa hợp các nhân viên trong công ty là để có được sự hợp tác và tin tưởng giữa họ
trong công việc, nâng cao năng suất làm việc của doanh nghiệp hơn.
Việc chủ động trong việc khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng chuyên môn
và đào tạo về khả năng trong những công việc khác là cách tốt nhất tạo cho doanh nghiệp
nguồn nhân lực hoàn hảo và hiệu quả, bằng cách cung cấp những khóa đào tạo, hỗ trợ
thêm chi phí, hoặc chỉ định những nhân viên có kinh nghiệm đào tạo thêm cho nhân viên
mới vào làm hoặc còn chưa có nhiều kinh nghiệm là cách dễ dàng nhất để nhân viên
trong doanh nghiệp phát triển.
Cách nhà quản lý chú trọng đến việc đào tạo của nhân viên cùng với cách mà họ
đánh giá thành tích nổi bật của nhân viên khi làm việc là một yếu tố quan trọng giúp nhân
viên nỗ lực nhiều hơn trong công việc. Khen thưởng và công nhận thành tích của nhân
viên ưu tú trước toàn công ty không chỉ là có tính chất động viên, đánh giá nhân viên ưu
tú về vật chất và tinh thần của họ, mà còn qua đó khuyến khích nhân viên khác cố gắng
noi theo tấm gương của những nhân viên thành công để phát triển bản thân hơn nữa.
4


Việc cất nhắc, tạo những cơ hội thăng tiến cho nhân viên có thể giúp họ nhận ra những cơ
hội mới để phát triển nghề nghiệp, và cả những thử thách mới mẻ hơn vẫn còn đang chờ
đợi họ ở phía trước. Luân chuyển những nhân viên sang những vị trí mới, vai trò mới còn
giúp doanh nghiệp lấp những chỗ trống về nhân sự cao cấp trong doanh nghiệp, tận dụng
tối đa khả năng làm việc của những nhân viên xuất sắc trong nội bộ doanh nghiệp.
Tạo nên những đội nhóm làm việc , những vị trí phù hợp với khả năng của nhân
viên để họ có thể cống hiến hết sức mình trong công việc, tạo thêm lòng tự hào về nhóm,
lòng tự tôn của từng cá nhân để có động lực làm việc hơn trong mỗi nhân viên.
Khuyến khích nhân viên sáng tạo, có nhiều ý tưởng hơn cho cách làm việc, môi trường
làm việc để chính bản thân họ vừa lòng với những suy nghĩ của mình, khiến tinh thần làm

việc phấn chấn và hứng khởi hơn.
Khuyến khích và phát triển nhân viên có nghĩa là hệ thống đánh giá và chế độ đãi
ngộ nhân viên luôn quan hệ chặt chẽ với nhau. Bạn cần lưu ý rằng đối nội công bằng, đối
ngoại cạnh tranh để tạo lập cho mình một đội ngũ nhân viên hoàn hảo. Điều đó đồng
nghĩa với hiệu quả công việc của nhân viên tốt hơn và sự phát triển của doanh nghiệp
cũng nhờ đó mà lên cao hơn.
c) Khía cạnh thứ ba là quy trình, quy định:
Qui trình, qui định, chính sách giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, theo chuẩn.
Đây cũng là cấu thành giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất
lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần tạo tính ổn định và nâng cao hiệu
quả của doanh nghiệp với nỗ lực làm hài lòng khách hàng và xã hội.
là những quy định chuẩn mực được khái quát nên từ những giá trị văn hóa mà doanh
nghiệp đã đạt được và đang hướng tới.
Văn hóa doanh nghiệp bao gồm bốn nhóm yếu tố cơ bản đó là: nhóm yếu tố
giá trị, nhóm yếu tố chuẩn mực, nhóm yếu tố không khí và phong cách quản lý của doanh
nghiệp và cuối cùng là nhóm yếu tố hữu hình. Như vậy muốn xây dựng bộ quy chuẩn về
văn hóa doanh nghiệp cần phải quy chuẩn riêng từng nhóm yếu tố trên sau đó kết hợp lại.
Điều quan trọng nhất khi nhìn doanh nghiệp ở góc độ văn hóa đó là các giá trị văn hóa
nào đã được doanh nghiệp đề xướng, quán triệt hay tuân thủ. Đây không chỉ là câu khẩu
5


hiệu treo trên tường, hoặc bài phát biểu của Giám đốc doanh nghiệp mà chúng ta phải tìm
thấy sự hiển diện của các giá trị này qua nhiều nhóm yêu tố văn hóa khác. Khác với
nhóm yếu tố chuẩn mực là những quy định không thành văn nhưng được mọi người tự
giác tuân thủ, nhóm yếu tố không khí và phong cách quản lý của doanh nghiệp phản ánh
sự làm việc được thoải mái ở mức độ nào. Và cuối cùng là nhóm yếu tố hữu hình, xếp
vào nhóm này là các yếu tố liên quan đến kiến trúc trụ sở của doanh nghiệp, cách tổ chức
không gian làm việc, trang phục của thành viên trong doanh nghiệp, dòng chảy thông tin
trong tổ chức đi như thế nào, ngôn ngữ sử dụng trong các thông điệp ra sao…

Tất cả những yếu tố trên sẽ hình thành nên văn hóa của một doanh nghiệp, tuy
nhiên để đạt đến được quy chuẩn văn hóa không phải là một việc làm đơn giản, nó phải là
một quá trình lâu dài, được cả chủ doanh nghiệp và từng thành viên trong doanh nghiệp
hưởng ứng và thực hiện.
Kết lại: Văn hóa bao giờ cũng là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Đặc biệt
trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, vai trò
của văn hóa càng trở nên quan trọng, cấp thiết hơn bao giờ hết. Sau khi gia nhập WTO,
Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn. Một trong những thách
thức đó là phát triển văn hóa như thế nào để văn hóa thực sự là động lực thúc đẩy phát
triển nền kinh tế đất nước./.
Câu 2. Hãy liệt kê những nguyên tắc căn bản nhất trong giao tiếp đa văn hóa:
Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại hội nhập, thời điểm mà các nền văn
hóa có cơ hội giao thoa và cọ xát. Ở môi trường sống và môi trường học tập và lao động,
bạn có thể phải tiếp xúc với những người đến từ những nền văn hóa khác nhau. Điều đó
đòi hỏi ở bạn sự cảm thông và chấp nhận sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng,
đồng thời là kỹ năng giao tiếp để mang lại hiệu quả cao nhất, xóa bỏ đi rào cản của sự
khác biệt.
Giao tiếp đa văn hóa chính là sự giao tiếp giữa các nền văn hóa, giữa các cộng
đồng văn hóa khác nhau với những phương thức sống và thế giới quan khác nhau. Bản
thân sự giao tiếp đa văn hóa không phải là một hiện tượng mới mẻ, mà đã trải qua lịch sử
hàng ngàn năm, gắn liền với số phận của tất cả các dân tộc, các cộng đồng người trên thế
6


giới. Cho đến nay, khi bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã đạt được những thành tựu to
lớn về khoa học và công nghệ. Nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, nhờ mạng
internet, điện thoại di động, điện thoại truyền hình, nhờ vô số các kênh truyền thanh và
truyền hình quốc tế, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kỹ nghệ giao thông nội địa và quốc
tế, nhất là kỹ nghệ hàng không, v.v., cơ hội giao lưu, giao tiếp, đối thoại, học hỏi lẫn nhau
giữa các nền văn hóa và các cộng đồng văn hóa trên khắp hành tinh ngày càng gia tăng

mạnh mẽ. Trong bối cảnh ấy, toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế lịch sử không thể tránh
khỏi, lôi cuốn tất cả các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới. Do vậy, giao tiếp đa văn
hóa đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của đời sống xã hội đương đại.
Bí quyết quan trọng để giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa văn hóa chính
là niềm đam mê, ham học hỏi và sự tôn trọng cách ứng xử, bản sắc, tín ngưỡng của
các nền văn hóa khác. Và để thành công khi giao tiếp với những đối tượng đến từ
những nền văn hóa khác biệt đó chính là sự cảm thông đối với sự đa dạng về văn hóa
và giao tiếp với một thái độ cẩn trọng.
Đó là ý kiến của Ông Brian Steel – Giám đốc Tổ chức trao đổi nguồn lực quốc tế
(REI) chia sẻ trong buổi gặp gỡ với sinh viên chương trình đào tạo chuyển tiếp đại học
(Bridge2B) liên kết giữa Viện Quản trị Kinh doanh FPT và Đại học Greenwich, Anh
Quốc.
Những nguyên tắc căn bản trong giao tiếp đa văn hóa :
Một là quan sát và lắng nghe:
Hãy quan sát cách họ cư sử và cách họ giao tiếp, cách họ giao tiếp với minh, quan
sát ngôn ngữ cơ thể họ và sử dụng ngôn ngữ cơ thể sao cho phù hợp
Ví dụ 1 số nước trong giao tiếp họ thích ngồi ngả về phía trước, nếu bạn ngồi vê
phái sau họ có thể hiểu rằng bạn chẳng quan tâm gì đến cuộc nói chuyện này.
Cũng theo ông Brian Steel, khi giao tiếp với ai đó thuộc nền văn hóa khác, việc đầu tiên
bạn cần thực hiện đó là thể hiện khả năng quan sát của mình. Hãy quan sát ngôn ngữ cơ
thể của họ, cách họ cư xử, giao tiếp với bạn và cố gắng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cách
ứng xử cho phù hợp. Mối quan hệ sẽ dần được thiết lập khi giữa bạn và đối tượng có sự
đồng điệu.
7


Muốn giao tiếp tốt vượt qua những khác biệt về văn hóa, bạn phải lắng nghe để
không chỉ nghe thấy từ ngữ mà còn nắm bắt được ý nghĩa thực sự mà người kia muốn
nói. Bằng cách đó, bạn sẽ nghe hiệu quả hơn và nâng cao khả năng giao tiếp, tránh được
mâu thuẫn hay hiểu lầm.

Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng
25% đến 50% những gì họ nghe thấy. Điều đó có nghĩa là khi bạn nói chuyện với sếp, với
đồng nghiệp hay khách hàng, họ chỉ có thể nhớ chưa đầy một nửa những gì đã nghe.
Không phải là chúng ta có trí nhớ kém mà đúng hơn là đa số chúng ta thường không lắng
nghe. Thêm vào đó, sự đa dạng văn hóa trong giao tiếp ngày nay càng khiến cho việc
lắng nghe trở nên khó khăn hơn.
Muốn giao tiếp tốt vượt qua những khác biệt về văn hóa, bạn cần phải nghe đủ gần
để không chỉ nghe thấy từ ngữ mà còn nắm bắt được ý nghĩa thực sự mà người kia muốn
nói. Bằng cách đó, bạn sẽ nghe hiệu quả hơn và nâng cao khả năng giao tiếp, tránh được
mâu thuẫn hay hiểu lầm. Cách giao tiếp đa văn hóa này còn được gọi là “lắng nghe đồng
cảm”. Janet Reid, một chuyên gia về đa văn hóa và quan hệ đối tác của Global
Novations – công ty chuyên tư vấn về tính đa dạng cho các doanh nghiệp, gọi đó là “lắng
nghe để kết nối với cảm xúc và suy nghĩ của người đối thoại”.
Theo Reid, để làm được điều đó, bạn không những phải luyện đôi tai mà còn phải
tập cho cơ bắp cũng mang tính “đa văn hóa”. Nghĩa là bạn phải thả lỏng, làm chậm phản
xạ xương bánh chè để trò chuyện với mọi người và lắng nghe theo nhịp điệu (của nền văn
hóa đó).
Một trong những tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới Procter &
Gamble (P&G) đã tổ chức một khóa tập huấn có tên “Văn hóa trong công việc” nhằm
giúp nhân viên hiểu được ý nghĩa của việc lắng nghe trong môi trường giao thoa văn
hóa.
Tại đây, nhân viên được tìm hiểu về “các nền văn hóa mang tính ngữ cảnh thấp”
(sử dụng ngôn ngữ cụ thể, linh hoạt và ít phụ thuộc vào ngữ cảnh), ví dụ như văn hóa của
các nước Đức, Italia và Mỹ, nơi mà mọi người nói rất nhiều và chuyện trò rôm rả với
nhau.Họ cũng được tìm hiểu về “các nền văn hóa mang tính ngữ cảnh cao” (sử dụng
8


ngôn ngữ phi trực tiếp và phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh), ví dụ như văn hóa của các
nước châu Á, nơi mà các cuộc hội thoại mang nét đặc trưng là hòa nhã và tôn kính.

Theo Linda Clement-Holmes, người quản lý về tính đa dạng của P&G, chẳng có
loại hình văn hóa nào là đúng hay sai và các tên gọi này chỉ mang tính công thức với rất
nhiều ngoại lệ. Điểm mấu chốt là cần tìm hiểu để biết lắng nghe một cách đồng cảm và
kiên nhẫn trong môi trường làm việc đa văn hóa.
Tôi xin đưa ra ví dụ điển hình như: Với nhiều nền văn hóa khác nhau, cách tiếp
cận của bạn cũng phải rất khác nhau. Chẳng hạn như với một nhóm nhân viên người Mỹ
hay Italia, bạn có thể nghe thấy một cuộc chuyện trò “nổ như ngô rang”. Với những nền
văn hóa ồn ào này, mọi người thường tuôn hàng tràng vào mạch hội thoại như bắn súng
liên thanh, trong đó người này tiếp lời người kia trước khi người kia kết thúc và ngược
lại.
Kiểu chuyện trò này đòi hỏi phải có một “đôi tai khác” so với những gì cần cho
kiểu chuyện trò một người nói sau đó dừng lại rồi mới đến người kia. Lợi ích của việc
học cách lắng nghe các kiểu hội thoại khác nhau từ các nền văn hóa khác nhau là bạn sẽ
khép lại cuộc trò chuyện một cách khéo léo hơn. Reid cho biết: “Nghệ thuật lắng nghe là
dấu hiệu cho thấy một nhóm đa văn hóa tuyệt vời”.
Dù bạn là sếp hay nhân viên, lắng nghe trong môi trường giao thoa văn hóa đôi
khi là thử thách lớn nhất về kỹ năng giao tiếp mà bạn cần rèn luyện. Tuy nhiên, môi
trường làm việc càng ít có yếu tố ngoại lai thì càng ít thay đổi và sẽ thu được nhiều thành
công hơn.
Điều quan trọng khi giao tiếp trong môi trường đa văn hóa chúng ta cần thích
nghi cho phù hợp mới môi trường.
Hai là tôn trọng sự khác biệt: văn hóa ứng xử và biết cách thích nghi.
“Một số nền văn hóa có cách ứng xử hết sức riêng biệt, điều mà đối với nền văn
hóa khác có thể bị coi như cách cư xử không đúng mực, một sự xúc phạm.”
Khi giao tiếp với một đối tượng, bạn cần phải tôn trọng sự khác biệt. Tôn trọng sự khác
biệt không chỉ là tôn trọng nền văn hóa khác mà cả sự tôn trọng cá nhân. Vì trong cùng
một đất nước nhưng mỗi người sẽ có một cách ứng xử riêng biệt. Họ có thể giao tiếp với
9



bạn bằng chính bản sắc cá nhân, tín ngưỡng của họ. Tôn trọng sự khác biệt là văn hóa
ứng xử tối thiểu cần phải có của một người sống trong xã hội này. Tôn trọng sự khác biệt
cũng chính là sức mạnh của trí tuệ.
Tôn trọng sự khác biệt bởi vậy, là biểu hiện của khoa học, văn hóa, lòng nhân ái và
tính nhân đạo. Nhưng vì sự khác biệt chỉ là tính chất, không phải mục đích cho nên tôn
trọng sự khác biệt đơn thuần chỉ là tôn trọng tính chất đa dạng, mà mục đích cuối cùng
đều dành cho sự phát triển đi lên, hướng tới "chân lý, hoàn thiện và hoàn mỹ”.
Tôi xin đơn cử trong văn hóa ứng xử của người Nhật để thấy được ván đề tôn
trọng văn hóa ứng xử quan trong như thế nào trong giao tiếp đa văn hóa. Ví dụ đối với
người Nhật:
Tiếp xúc trực tiếp: Trong chào hỏi khi gặp nhau, việc ôm hôn, bắt tay hay vỗ vai
không phải là thông lệ, có chăng thì cũng chỉ khi uống với nhau chút đồ uống gì đó. Giữ
khoảng cách là điều rất quan trọng đối với người Nhật. Nếu không sẽ bị coi là xô bồ, gây
khó chịu.
Hành động cúi gập người trước người khác rất được để ý và đầy hàm ý. Cúi gập
người thấp hơn và lâu hơn là biểu hiện của sự tôn trọng. Bạn hãy coi đó là một tục lệ
thông thường, nhưng không nên bắt chước nếu không hiểu rõ hết các nguyên tắc. Một cái
gật đầu vui vẻ là đủ.
Ba là tôn trọng những gì liên quan đến cá nhân và tính kiên nhẫn:
Tôi xin dẫn chứng ra là : Nếu ở Anh gặp 1 người bạn, bạn có thể hỏi Bạn có khỏe
không? Họ trả lời Tôi khỏe, còn bạn thì sao ,ngược lại ở 1 vài nơi trên thế giới họ có thể
đáp lại bằng 20 câu để miêu tả về tình trạng sức khỏe của họ điều mà ở Anh chỉ gộp trong
2 câu nói.
Thế nên sự đa dạng trong giao tiếp cũng cần tính kiên nhẫn: cách mà họ giao tiếp
mất nhiều thời gian hơn những gì bạn thường gặp, và vấn đề ở đây là hãy luôn tỏ ra kiên
nhẫn.
Vậy tóm lại giao tiếp đa văn hóa chính là việc nhận thức rõ được những sự khác
biệt và về việc bày tỏ sự tôn trọng đối với những khác biệt đó, cách ứng sử bản sắc, tin
ngưỡng có thể được bày tỏ theo nhiều cách khác nhau. Điều đó không có nghĩa là không
10



tôn trọng mà chính là những cách thức mà con người khác nhau, ứng xử một cách khác
nhau tùy vào từng hoàn cảnh riêng biệt.

Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thọ Nhân, Quản lý xuyên văn hóa, nhà xuất bản TPHCM.
2. xem ngày 26/03/2012.
3.
4.Ý kiến của bà Snéha Khilay, chuyên gia giảng dạy bộ môn kỹ năng giao tiếp.
5. (Nguồn: />
11



×