Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI LUÂN về VAI TRÒ CHIẾN lược KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.51 KB, 11 trang )

BÀI LUÂN VỀ VAI TRÒ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay, hàng loạt doanh nghiệp lớn nhỏ đều
chịu thua lỗ. Nhiều đơn vị phải phá sản vì không thể chống lại đà suy thoái, nhiều
đơn vị chuyển đổi mô hình sàng những ngành nghề mới. Trong tình hình đó, chưa
bao giờ vấn đề xây dựng chiến lược lại trở nên quan trọng và được doanh nghiệp
quan tâm như hiện nay. Càng ngày vấn đề xây dựng chiến lược và thực hiện chiến
lược đó một cách nhất quán càng cho thấy tầm quan trọng sống còn đối với doanh
nghiệp.
Sự thua lỗ của nhiều các doanh nghiệp còn xảy ra khi họ mở rộng kinh doanh ra
ngoài lĩnh vực kinh doanh chính. Việc không xây dựng chiến lược hoặc xây dựng
chiến lược không bài bản đã khiến họ mắc phải những sai lầm sơ đẳng về xây dựng
chiến lược: tầm nhìn, sứ mệnh không rõ ràng, không có ưu tiên chiến lược, không
chú trọng xây dựng năng lực cốt lõi…Trong môi trường nhiều doanh nghiệp cùng
tranh một chiếc bánh như ngày nay, chiến lược là một yếu tố sống còn và không
bao giờ giữ nguyên trong một thời gian dài. Lý do đơn giản nhưng vô cùng quan
trọng là những cơ hội và thách thức của thị trường thay đổi hàng ngày. Thêm nữa,
đòi hỏi của các cổ đông cũng ngày càng cao hơn đối với lợi nhuận của doanh
nghiệp mà họ góp vốn. Như vậy, hiển nhiên các công ty phải luôn đưa ra những
chiến lược mới, hợp lý và năng động để theo đuổi nhằm đưa vị thế của mình tiến
lên trên thương trường. Các dự án xây dựng chiến lược ngày càng nhiều cho thấy


sự thay đổi quan trọng trong nhận thức của lãnh đạo các doanh nghiệp Việt nam
đối với xây dựng chiến lược. Bằng việc xây dựng chiến lược đúng đắn, doanh
nghiệp có thể tập trung thời gian và nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chủ đạo để
thực sự tạo nên sức mạnh cạnh tranh. Ngoài ra, khá nhiều doanh nghiệp lẽ ra đã
tranh được những thất bại không đáng có nếu họ có chiến lược từ đầu hoặc xây
dựng chiến lược sớm hơn.
Quá trình xây dựng chiến lược không có gì quá mới mẻ. Xây dựng chiến lược luôn
bắt đầu bằng việc xác định những thông tin cơ bản của bản tuyên bố chiến lược:
tầm nhìn, sứ mệnh, năng lực cốt lõi, lợi thế cạnh tranh và phạm vi cạnh tranh. Từ


đó doanh nghiệp có thể xác định các mục tiêu chiến lược, các chỉ tiêu chiến lược
và kế hoạch hành động.


Như vậy có thể thấy, những lợi ích cơ bản nhất mà quá trình xây dựng chiến lược
mang lại cho doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, Xây dựng chiến lược giúp doanh nghiệp xác định được tầm nhìn và
sứ mệnh của mình. Đối với những người chủ doanh nghiệp, khi bắt đầu khởi
nghiệp, họ phải tự hỏi những câu hỏi: Mục tiêu của công ty là gì và công ty sẽ hoạt
động như thế nào? Làm thế nào để sản phẩm của mình có giá trị thương mại cũng
như được cộng đồng đón nhận? Làm thế nào mà tất cả mọi người cùng chung tay
chèo lái con thuyền? Làm thế nào để truyền cảm hứng cho cộng sự? Phân chia chỗ
đứng như thế nào phù hợp cho các nhà khởi nghiệp trong tổ chức??? Để có tất cả
những điều này đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải có một tầm nhìn xa, trông
rộng về sự phát triển. Một doanh nghiệp không có tầm nhìn giống như một người
đi rừng mà không rõ phương hướng, như con thuyền trên biển lớn mà không có la
bàn định hướng. Tầm nhìn doanh nghiệp là một thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt
định hướng hoạt động đường dài cho một thương hiệu. Vai trò của tầm nhìn giống
như thấu kính hội tụ tất cả sức mạnh của một doanh nghiệp vào một điểm chung.
Doanh nghiệp thông qua tầm nhìn sẽ định hướng được đâu là việc cần làm và đâu
là việc chưa hay không cần làm. Trong phạm vi hẹp, tầm nhìn chính là la bàn chỉ
lối trong những thời khắc khó khăn khi tiến đến đích, như việc lấy ngắn nuôi dài
thế nào, chiêu mộ nhân tài cho từng hạng mục công việc ra sao, tiếp cận và thuyết
trình sản phẩm cho các nhà đầu tư, làm sao xác định được tiềm năng thật sự trong


sản phẩm của mình... Ở mức vĩ mô hơn, tầm nhìn chính là bản đồ đưa doanh
nghiệp tới đích đến thành công như việc xác định trong năm năm tới cần hướng
hoạt động của công ty đến lĩnh vực nào, phải đầu tư ra sao, phải chiếm lĩnh mảng
thị trường nào, phải dựa vào những nguồn đầu tư nào để thực hiện các chương

trình hành động đã đề ra. Nói tóm lại, tầm nhìn cho thấy được tương lai của doanh
nghiệp, trong 10 năm, 20 năm nữa doanh nghiệp sẽ ở đâu và như thế nào. Không ai
xây dựng một công ty chỉ như một dự án ngắn hạn. Dự án chỉ có một cái đích cố
định nhưng doanh nghiệp luôn có những cột mốc để hướng đến và những cột mốc
được xác định trước giúp cho bức tranh trở nên rõ ràng hơn. Tầm nhìn là cơ sở căn
bản nhất để định hướng tất cả các mục tiêu của công ty, là kim chỉ nam cho mọi
hoạt động và tầm nhìn luôn phải được truyền đến tất cả các thành viên trong công
ty và giúp mọi người hiểu được chúng ta là ai, chúng ta sẽ trở thành như thế nào và
mục đích chúng ta có mặt trên thị trường là để làm gì. Có hiểu được tầm nhìn, sứ
mệnh, các nhân viên mới có thể tập trung và làm điều đúng đắn nhất phục vụ cho
mục tiêu chung của cả tổ chức.
Thứ hai, Xây dựng chiến lược giúp doanh nghiệp định hướng được tất cả các
điểm cơ bản nhất và trả lời được những câu hỏi quan trọng nhất trong quá
trình xây dựng doanh nghiệp, làm cho mọi thứ trở nên rõ ràng hơn.
Khách hàng là ai?


Điểm mấu chốt của mọi chiến lược thành công nằm ở lựa chọn phân bổ tài nguyên
đến khách hàng. Sự cạnh tranh liên tục về nhu cầu tài nguyên của các đơn vị kinh
doanh, các tổ chức hỗ trợ và các đối tác bên ngoài đòi hỏi các nhà quản lý phải có
một phương pháp để đánh giá cách lựa chọn phân bổ tài nguyên nào là tối ưu nhất.
Bởi vậy, đối với bất kì cơ sở kinh doanh nào thì quyết định quan trọng và khó khăn
nhất vẫn là xác định đối tượng phục vụ hay người mà doanh nghiệp sẽ cung cấp
sản phẩm, dịch vụ là ai. Rõ ràng, khi đã xác định được đối tượng khách hàng chủ
yếu, doanh nghiệp sẽ tập trung tất cả những tài nguyên của doanh nghiệp để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng và có thể giảm đến mức tối thiểu lượng tài nguyên
giành cho những đối tượng khác. Điều này sẽ mang lại thành công nhờ lợi thế cạnh
tranh. Đối mặt với khó khăn khi lựa chọn đối tượng khách hàng chính, doanh
nghiệp sẽ dễ dàng tự chấp nhận rằng mình phục vụ nhiều đối tượng khách hàng.
Đây là một trong những lý do chính làm công ty bạn hoạt động không hiệu quả.

Nếu liên tục thất bại thì có thể lý do nằm ở chỗ đối thủ cạnh tranh đã xác định rõ
đối tượng khách hàng chủ yếu mà họ nhắm vào, để phân bổ tài nguyên nhằm đáp
ứng tối đa nhu cầu rất cụ thể của họ, trong khi chúng ta thì không.
Những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?
Điểm mấu chốt là một công ty lớn phải tự quyết định về những giá trị nào mà mình
cho là cốt lõi, phần lớn biệt lập với môi trường đương thời, những nhu cầu cạnh
tranh, hay những trào lưu quản lý. Điểm chính không phải những giá trị mà công ty


có được mà là ở những giá trị mà công ty đang có, bất luận là gì. Các giá trị cốt lõi
là tất cả những gì được công ty coi là không thể trả bằng tiền hay không thể thay
đổi. Các giá trị cốt lõi tạo ra một nền tảng để hình thành nên nội quy của công ty.
Giá trị cốt lõi là một hệ thống niềm tin ảnh hưởng tới cách cư xử giữa con người
với con người hay giữa các nhóm người với nhau, là “linh hồn” của tổ chức, là
những giá trị hiệu quả đã ăn sâu vào trong tổ chức. Giá trị cốt lõi giúp hình thành
nên tâm lý tổ chức từ đó nó có thể ủng hộ hay loại bỏ tâm lí cá nhân. Mặt khác, các
giá trị cốt lõi giúp định hướng những quyết định và hành động của một tổ chức,
chúng là những nguyên lí thiết yếu và mang tính lâu dài của một tổ chức. Giá trị
cốt lõi rất có chiều sâu. Và đó là những giá trị cực kì quan trọng. Các giá trị này rất
ít khi thay đổi theo sự thay đổi của thị trường. Mặt khác, thường thì các tổ chức sẽ
thay đổi thị trường nếu cần thiết để duy trì các giá trị cốt lõi thực tế của tổ chức
mình. Ví dụ như với Steve Jobs và Apple, “chúng tôi tin rằng những người có
niềm đam mê chắc chắn sẽ có thể thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn. Đó là
những gì chúng tôi tin tưởng.” Đối với Steve Jobs giá trị cốt lõi của Apple không
phải là ở sản phẩm nào hay việc khác hàng muốn gì mà nó nằm ở sự “thay đổi thế
giới”. Apple tôn vinh những nhân vật xuất chúng bằng cách khắc họa họ như một
anh hùng, người đã giúp nhân loại tiến về phía trước. Một loạt các tên tuổi được
Steve Job đã nhắc đến như Einstein và Gandhi, Picasso, Bob Dylan, Ted Turner,
John Lennon & Yoko Ono, Edison, Muhammad Ali, Alfred Hitchcock, Miles



Davis, Martin Luther King Jr., Amelia Earhart, Jim Henson, Rosa Parks, Frank
Jloyd Wright và Jerry Seinfeld…Và thực sự Steve Jobs và Apple đã làm thay đổi
thế giới bằng chiếc điện thoại thông minh Iphone, thứ mà giờ đây người ta đang
phát điên lên vì nó và tất cả các hãng khác đều phải làm theo. Apple không cung
cấp sản phẩm khách hàng cần, họ cung cấp sản phẩm khách hàng sẽ cần và làm
thói quen của cả thế giới phải thay đổi theo. Đó là giá trị cốt lõi của Apple
Những mục tiêu quan trọng nhất mà doanh nghiệp theo đuổi là gì?
Câu hỏi này yêu cầu doanh nghiệp phải đặt ra các mục tiêu đúng đắn, xác định
trách nhiệm giải trình và giám sát công việc. Kết quả kinh doanh sẽ không được
như mong đợi nếu chỉ tiêu công việc mà doanh nghiệp tập trung vào không hợp lý,
hay các biện pháp giám sát không hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng
các nhà quản lý đang đi đúng hướng, bằng cách lựa chọn trong nhiều mục tiêu
khác nhau cái có thể chỉ ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại theo kế hoạch.
Ai cũng có ước mơ, nhưng không phải ai cũng thiết lập cho mình những mục tiêu
rõ ràng. Một ước mơ thiếu mục tiêu rõ ràng chỉ là ước muốn mơ hồ thường song
hành với biểu hiện thiếu ý chí và lòng quyết tâm hiện thực hóa giấc mơ. Ước mơ
chỉ có sức mạnh khi gắn liền với mục tiêu rõ ràng, ý chí kiên cường và sự kiên trì
hành động. Mục tiêu thể hiện tầm nhìn của con người về ước muốn đạt gì, lúc nào
sẽ đạt được. Với mục tiêu rõ ràng doanh nghiệp luôn đặt mình trong tư thế sẵn
sàng để vươn tới đích. Vì vậy, mục tiêu cần rõ ràng, cụ thể, có thể đo đếm, cân


đong được cùng với những thời hạn xác định cho từng giai đoạn và cả hành
trình. Mục tiêu thiết lập cần phù hợp với mục đích sống và nhân sinh quan của
mình. Khi viết ra mục tiêu, doanh nghiệp xác định mình là ai, muốn là ai, muốn thể
hiện mình thế nào trên thế giới này. Chỉ khi định hình mục tiêu một cách rõ ràng
doanh nghiệp mới có thể hành động để đạt mục tiêu ấy.
Thứ ba, Xây dựng chiến lược giúp doanh nghiệp có được những kế hoạch hành
động cụ thể để đạt được mục tiêu hoàn thành sứ mệnh của mình.

Đó là những kế hoạch ngắn hạn hơn, cụ thể hơn. Kế hoạch có thể là các chương
trình hành động hoặc bất kỳ danh sách, sơ đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch
trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các bước thời gian thực hiện, có phân
bổ nguồn lực. Ở góc độ tổng thể, việc xây dựng kế hoạch hành động có ý nghĩa
quan trọng. Trên thực tế, có thể không có kế hoạch nào hoàn toàn đúng, hoặc
không khả thi nhưng không hoạch định gì thì cũng không được. Kế hoạch là tiêu
chuẩn, là thước đo kết quả so với những gì đã đề ra. Kế hoạch dù có sai vẫn rất cần
thiết điều này đặc biệt quan trọng trong kinh doanh, nó là trọng tâm của hoạt động
kinh doanh. Việc viết một kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng trong việc
tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế của doanh nghiệp.
Khi lập được kế hoạch thì tư duy quản lý sẽ có hệ thống hơn để có thể dự liệu được
các tình huống sắp xảy ra. Việc phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ
chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể giữ vững mục tiêu cuối cùng


hướng đến. Đồng thời dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện dự án của cá
nhân. Đặc biệt khi có kế hoạch chi tiết, cụ thể nó sẽ giúp tránh được những việc bị
động, đột xuất chen ngang làm mất thời gian. Một kế hoạch cụ thể, chi tiết và sự
quyết tâm thực hiện sẽ giúp doanh nghiệp chiến thắng bệnh trì hoãn để đạt đến sự
thành công. Nếu kế hoạch được thực hiện nghiêm túc, nó sẽ tạo ra những tác động
mạnh mẽ bất ngờ.
Có lẽ giờ đây ai cũng biết đến Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới. Facebook
chính thức đạt con số hơn một tỷ người dùng từ năm 2013. Từ đầu khi thành lập
Facebook, ông chủ của nó là Mark Zuckerberg đã luôn tâm niệm một sứ mệnh:
Tạo ra một thứ làm thay đổi thế giới. Và sứ mệnh đó theo ông trong suốt quá trình
phát triển của Facebook cho đến ngày nay. Để có được vị trí như ngày nay, rõ ràng
ngoài việc đưa ra một sản phẩm hoàn hảo, Mark Zuckerberg đã có những chiến
lược phát triển công ty một cách đúng đắn. Khi nói đến chiến lược của Facebook,
có thể thấy Sứ mệnh, tầm nhìn, các định hướng phát triển và kế hoạch hành động
được thực hiện vừa táo bạo, vừa bài bản. Từ việc xây dựng một sứ mệnh là làm

một mạng xã hội có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới, Mark Zuckerberg bắt tay vào
thực hiện từng bước cùng với những người đồng sáng lập một cách rất khoa học.
Họ vạch ra các định hướng các mục tiêu và các kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục
tiêu đó. Tìm nhà đầu tư và được đầu tư 500,000 USD năm 2005, Mark Zuckerberg
thu hút các nhân tài đến với công ty bằng cách chiếm người từ các công ty lớn như


Google, Microsoft. Thời gian đầu công ty tập trung vào việc phát triển sản phẩm để
đạt được mục tiêu là gia tăng số lượng người dùng và từ chối tất cả các lời mời
quảng cáo hay mua lại công ty. Nhanh chóng đạt được con số 01 triệu người dùng
và liên tục gia tăng, khi đó Mark Zuckerberg mới mở cửa cho các nhà đầu tư bên
ngoài như Microsoft vào cuộc để nhanh chóng nâng giá trị công ty. Cùng với việc
tự phát triển công ty, Facebook có chiến lược mua lại các sản phẩm có giá trị, liên
quan mật thiết đến Facebook để gia tăng tính năng ưu việt của sản phẩm. Đến năm
2013 tức là sau 10 năm phát triển, công ty mới IPO ra ngoài thị trường và trở thành
một trong những vụ ra mắt thành công nhất trong lịch sử nước Mỹ và thế giới. Để
làm được điều đó, rõ ràng một chiến lược thực thi cụ thể và tỉ mỉ đã được Mark
Zuckerberg vạch ra từ trước mà có lẽ không một ai có thể biết được. Luôn giữ
vững niềm tin, có tầm nhìn xa và các kế hoạch hành động hoàn hảo, Mark
Zuckerberg đã thành công.
Như vậy có thể nói, xây dựng chiến lược hay không ảnh hưởng đến sự sống còn
của doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn, cần phải xây dựng chiến lược
cho doanh nghiệp của mình và chiến lược càng cụ thể, tỉ mỉ bao nhiêu thì sẽ càng
mang lại thành công bấy nhiêu. Chiến lược giúp cho toàn bộ công ty hiểu sứ mệnh
và mục tiêu của mình, giúp cho họ hiểu được họ là ai và đâu là những giá trị cốt lõi
và từ đó xây dựng cho mình những bước đi đúng đắn để từng bước một hướng tới
thành công.


Tài liệu tham khảo:

1. Website:
2. Website: www.tailieu.vn



×