Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CÁC kỹ NĂNG cần THIẾT của một NHÀ QUẢN TRỊ dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.09 KB, 12 trang )

CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA MỘT NHÀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN
Theo anh chị, một người quản lý dự án cần có những kỹ năng gì để đạt hiệu
quả? Hãy nêu tổng quát các kỹ năng này và giải thích tại sao anh chị tin rằng những
kỹ năng này là quan trọng?
Trả lời:
Để trả lời câu hỏi này, trước hết ta phải hiểu thế nào là quản trị dự án và vì sao
lại cần nhà quản trị dự án.


Quản lý dự án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào
các hoạt động của dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.



Quản lý dự án là việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt
vòng đời của dự án để dự án đạt được những mục tiêu đề ra.
Một dự án là một nỗ lực đồng bộ, có giới hạn (có ngày bắt đầu và ngày hoàn

thành cụ thể), thực hiện một lần nhằm tạo mới hoặc nâng cao khối lượng, chất lượng
của sản phẩm hoặc dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay của xã hội.
Thách thức chính của quản lý dự án là phải đạt được tất cả các mục tiêu đề ra
của dự án trong điều kiện bị ràng buộc theo một phạm vi công việc nhất định (khối
lượng và các yêu cầu kỹ thuật), nhưng phải đạt thời gian hoàn thành đề ra (tiến độ
thực hiện), đúng ngân sách (mức vốn đầu tư) cho phép và đáp ứng các chuẩn mực
(chất lượng) mong đợi.
Mục tiêu cơ bản của việc quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải được
hoàn thành theo yêu cầu và bảo đảm chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt,
đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không thay đổi.
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công việc theo
đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo
1




đúng tiến độ thời gian cho phép. Ba yếu tố: Thời gian, nguồn lực (cụ thể là chi phí,
nguồn nhân lực…) và chất lượng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tầm quan trọng của
từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kỳ đối với từng dự án
nhưng tựu chung, để đạt được tốt đối với mục tiêu này thường phải “hy sinh”, một
trong hai mục tiêu kia. Cụ thể, trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra các hoạt
động đánh đổi mục tiêu. Đánh đổi mục tiêu của dự án là việc hy sinh một mục tiêu
nào đó để thực hiện tốt hơn các mục tiêu kia trong ràng không gian và thời gian. Nếu
công việc dự án diễn ra theo đúng kế hoạch thì không phải đánh đổi mục tiêu. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan công việc dự án thường
có nhiều thay đổi nên đánh đổi là một kỹ năng quan trọng của nhà quản lý dự án.
Người quản lý dự án trước hết phải là một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý dự
án. Nhà quản lý dự án có thể có trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện và kết thúc bất kỳ
dự án, thuộc các ngành công nghiệp xây dựng, kiến trúc, mạng máy tính, viễn thông
hay phát triển phần mềm.
Dưới đây là những điều làm nên một nhà quản trị dự án
- Người quản lý dự án là người luôn có sự linh hoạt và khả năng thích ứng;
- Là những người ưa thích lãnh đạo và sự chủ động có ý nghĩa;
- Ở những người quản trị dự án luôn có sự quyết đoán, tự tin, sức thuyết phục,
nói năng lưu loát;
- Họ còn có hoài bão, sự linh lợi, sự mạnh mẽ;
- Đồng thời là một người giao tiếp và hội nhập hiệu quả;
- Có nhiều mối quan tâm, sở thích cá nhân;
- Người quản trị dự án luôn thể hiện sự đĩnh đạc, nhiệt tình, khả năng sáng tạo,
sự tự nhiên;
2


- Ngoài ra, người quản trị dự án còn là người có khả năng cân bằng các giải

pháp kỹ thuật với các yếu tố con người, chi phí và thời gian;
- Biết sắp xếp công việc tốt và có tính kỷ luật cao;
- Là một người phụ trách chung chung hơn là một chuyên gia;
- Có khả năng và sẵn sàng cống hiến phần lớn thời gian của mình để hoạch định
và kiểm soát;
- Có khả năng xác định vấn đề và sẵn sàng ra quyết định;
- Bên cạnh đó họ còn có khả năng duy trì sự cân bằng hợp lý trong việc sử dụng
thời gian.
Các nhà quản trị ngày nay đánh giá kỹ năng giao tiếp, sự trung thực, liêm chính
của cấp dưới ngang bằng nhau và ở vị trí cao nhất trong những năng lực mà họ mong
đợi ở nhân viên. Kế tiếp đó mới là sự năng động, sáng tạo, làm việc siêng năng và khả
năng làm việc theo nhóm.
Sở dĩ những tính chất, kỹ năng nêu trên được đánh giá cao như vậy vì nó liên
quan chặt chẽ đến công tác quản lý dự án - một loại hình công việc rất quan trọng mà
các doanh nghiệp thường phải thực hiện.
Quản lý dự án là công tác đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, đòi hỏi
người nắm giữ vị trí này cần phải có các kỹ năng đặc biệt để đảm bảo công việc tiến
hành đúng như dự liệu. Vậy, một người quản lý dự án luôn phải có các kỹ năng cơ bản
cơ bản sau để khi thực hiện dự án luôn đạt hiệu quả cao nhất:
1. Kỹ năng con người
Bạn có làm việc ăn ý với những thành viên trong nhóm? Những thành viên
trong nhóm có muốn cộng tác với bạn? Mọi người có xem bạn là người đứng đầu dự
án không? Bạn có tích cực nghe những gì người khác nói không? Chính những điều
3


này đòi hỏi người quản lý dự án phải là người luôn có mối quan hệ mật thiết với các
đồng nghiệp, các thành viên trong dự án. Điều này đòi hỏi người quản lý dự án cần
phải là người giỏi giao tiếp và có kỹ năng quản lý xung đột và quản lý thay đổi. Họ
phải luôn giữ mối liên hệ với đồng nghiệp và các thành viên còn lại trong nhóm để

quản lý thông tin một cách nhanh nhất, tốt nhất và khi có vấn đề thắc mắc từ phía
những người trong nhóm, hãy cố gắng lý giải vấn đề một cách trực tiếp và thật khách
quan. Người quản lý dự án giỏi phải là người biết lắng nghe và thấu cảm: đây là một
phần quan trọng trong giao tiếp. Một người có thể lắng nghe, và hiểu những gì đang
diễn ra. Thấu cảm là mặt nhẹ hơn của lắng nghe và sự tin tưởng. Bạn có thể hiểu họ
cảm thấy như thế nào, tại sao họ cảm thấy điều đó và bạn có thể làm chúng cảm thấy
sự khác biệt như thế nào. Sự thấu cảm đặc biệt quan trọng khi bạn ứng phó với khác
hàng để họ quay trở lại với dịch vụ của bạn. Các nhà quản lý dự án cần sử dụng cả sức
thuyết phục lẫn thẩm quyền trực tiếp, đồng thời cũng cần biết khi nào sử dụng mỗi
phương thức đó. Dự án có suôn sẻ và hoàn thành kịp tiến độ phụ thuộc rất nhiều vào
sức mạnh và sự đồng lòng, đồng ý chí của cả một tập thể. Một người quản lý tốt là
một người giao tiếp tốt. Nếu bạn có khả năng quản lý, bạn phải có các kỹ năng cá
nhân để khơi gợi những ý tưởng của người khác nhằm tạo kết quả tốt nhất cho hoạt
động của các dự án.
2. Đảm bảo tiến độ công việc
Quản lý dự án phải bắt buộc đúng deadline và có sự thúc giục về thời gian. Bởi
vì mọi dự án đều có sự hạn chế, giới hạn về thời gian, tiền bạc và những nguồn có giá
trị khác. Họ phải không ngừng đảm bảo tiến độ dự án thực hiện liên tục. Vì thế, người
quản lý dự án phải luôn giữ nhân viên chú trọng đến tiến trình dự án và deadline. Việc
thường xuyên kiểm tra hiện trạng, họp và nhắc nhở luôn luôn cần thiết và không thể
làm việc mà không có chúng. Không đảm bảo đúng tiến độ và không thực hiện đầy đủ
công việc được giao là con đường ngắn nhất giết chết sự nghiệp của bạn. Các kỹ năng
4


quản lý dự án tập trung vào việc đảm bảo tiến độ công việc với kết quả tốt nhất nên
một khi làm chủ được điều này, bạn sẽ được các thành viên trong nhóm tin tưởng.
3. Bình tĩnh để kiểm soát tình hình
Một người quản lý dự án giỏi cần phải bình tĩnh và kiểm soát được tình hình
trên cơ sở có đầy đủ thông tin về dự án. Căn cứ vào thời gian phải hoàn thành dự án,

người quản lý phải biết phân công ai phải làm việc gì, ở đâu và luôn có những phương
án đề phòng bất trắc. Nếu chẳng may xảy ra sự cố, phải thật bình tĩnh để giải quyết
mọi vấn đề phát sinh và giữ sự ổn định tình hình.
4. Thích ứng với những thay đổi
Đừng khó chịu trước những thay đổi bất thường của dự án. Một người quản lý
dự án giỏi luôn phải thích ứng với những thay đổi của dự án và đề ra những biện pháp
kịp thời để kiểm soát tình hình và đảm bảo sự thành công cho dự án đó. Tập trung tìm
giải pháp như: đối mặt với rắc rối một cách linh động, luôn đúng lịch trình, tìm hướng
đi mới và đặt mục tiêu cho hoạt động, từ tất cả những điều đó nhằm tìm ra hướng đi,
cách giải quyết vấn đề cho những thay đổi của dự án.
5. Có óc phân tích tốt
Người đứng đầu dự án là người phải luôn có cái nhìn toàn diện, tầm nhìn xa
trông rộng và suy nghĩ thực tế để luôn phán đoán để tìm hướng đi đúng cho dự án.
Phân tích kết quả đạt được để phát huy thêm hoặc rút kinh nghiệm, phân tích tình hình
hiện tại để đưa ra quyết định cho tương lai, tất cả đòi hỏi người quản lý phải có tầm
nhìn rộng và óc phân tích tốt để đưa ra quyết định chính xác. Biết rõ tình hình bản
thân là bạn đã có được 50% thành công.
Quản lý giỏi trong việc phân phối các nguồn lực: làm thế nào để có hiệu quả
(chất lượng), rẻ (tiền bạc và các nguồn hữu hình khác) và nhanh (deadline và sự thuận

5


lợi nhận thấy) khi phối hợp một dự án. Mỗi nguồn lực của dự án cần phải phối hợp
tương đương với tỉ lệ ngang nhau.
Tỉ lệ này đôi khi gọi là những mong đợi của dự án. Nếu có bất kỳ vấn đề nào
với một trong những nguồn lực trên, có thể báo cho các nhà quản lý cấp cao hơn về
vấn đề sớm ngay khi có thể và bạn cũng cần gợi ý những lựa chọn khác để giải quyết
vấn đề và hạn chế nó. Những lựa chọn khác có thể đề xuất sử dụng các nguồn bổ sung
cao hơn cả ngân sách hiện tại.

6. Khả năng hoạch định:
Một nhà quản lý dự án phải hiểu những hạng mục nào cần được thực hiện về
mặt kỹ thuật, nhưng sẽ không hiểu sâu sắc như các chuyên gia về vấn đề này đang
thực hiện dự án. Tuy nhiên, họ phải biết có những khó khăn/cạm bẫy tiềm ẩn hay
không để từ đó có hướng giải quyết những khó khăn đó. Một dự án đồ sộ bắt buộc
người quản lý phải “cứng tay” trong việc hoạch định phương án, đề ra chỉ tiêu, phân
bổ nguồn lực…trong một dự án lớn sẽ có ti tỉ những khâu nhỏ hơn cần phải lên kế
hoạch, mỗi kế hoạch là một mắt xích có thể ảnh hưởng đến những kế hoạch còn lại.
Người quản lý ngoài việc cố gắng thúc đẩy từng kế hoạch được thực hiện nghiêm túc,
còn phải đề ra phương án dự phòng nếu chẳng may một trong số các kế hoạch lâm vào
bế tắc. Chính vì thế người quản lý dự án phải biết chia nhỏ các việc lớn và phân cấp
cụ thể để việc quản lý được dễ dàng và mau chóng được thực hiện. Đây là một hoạt
động nhằm tách những nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ dàng quản lý.
Những nhiệm vụ nhỏ này được giao cho các nhóm nhân viên. Theo nguyên tắc, bạn
phải chỉ ra được hoàn thành một mục tiêu như thế nào. Tuy nhiên, bạn cũng cần cung
cấp sự chú ý để tương tác lẫn nhau ở mỗi khúc công việc và tiếp cận cẩn thận mỗi
điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên theo cách tốt nhất.
7. Kiến thức về tổ chức:
6


Người quản lý dự án nếu không hiểu được những yếu tố như văn hóa, các chính
sách, tính cách và chính trị của tổ chức nơi dự án mình đang thực hiện thì chắc chắn
dự án đó sẽ thất bại. Chính vì vậy, người quản lý dự án đòi hỏi là người có sự hiểu
biết, am hiểu xã hội để luôn thích nghi và có cách cư xử phù hợp với những đặc điểm
trên. Điều này sẽ tạo thuận lợi hơn cho dự án vì khi tổ chức nơi có dự án cảm thấy
được thấu hiểu, được tôn trọng chắc chắn họ sẽ trân trọng bạn và tạo điều kiện cho
bạn hết mức có thể.
Câu 2:
Ba kỹ năng nào mà anh/chị nghĩ là điểm mạnh nhất của anh/chị? Nêu chi tiết,

kèm theo ví dụ, giải thích tại sao ba kỹ năng này lại là điểm mạnh nhất của anh chị?
Trả lời:
Bản thân mỗi con người đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, chính vì
vậy để hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình để phát huy một cách tích cực các
điểm mạnh và hạn chế điểm yếu là điều rất quan trọng của mỗi cá nhân trong bước
đường thành công của mình trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp. Đặc biệt là đối
với những người làm quản trị dự án. Là một người làm công tác quản lý dự án – một
công việc đòi hỏi sự phức tạp và có tính chuyên môn cao, tôi tự nhận thấy mình có các
ưu điểm như sau:
- Khả năng làm việc theo nhóm:
Khi tiếp nhận vai trò là người quản lý cho một dự án chuyển đổi công nghệ
Silverlec của Ngân hàng Vietcombank (một công nghệ hiện đại cho hoạt động của
ngành ngân hàng nhằm thay thế chương trình cũ đã lạc hậu), tôi đã cố gắng làm việc
dựa trên tinh thần của cả một tập thể.

7


Trong suốt quá trình diễn ra dự án, việc liên hệ chặt chẽ với nhóm dự án của
mình đã giúp tôi phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các
thành viên và người lãnh đạo.
Đồng thời, việc quản lý theo nhóm cũng giúp cho bản thân tôi và các thành viên
có thể học hỏi lẫn nhau. Điều đó giúp các thành viên trong nhóm có nhiều ý tưởng
sáng tạo hơn.
Hoạt động theo nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp những bộ óc sáng tạo để
đưa các quyết định đúng đắn. Khi các thành viên cùng góp sức giải quyết một vấn đề
chung, họ học hỏi được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn; họ học hỏi
từ những thành viên khác và cả người lãnh đạo. Thúc đẩy quản lý theo nhóm là cách
tốt nhất để phát huy năng lực của các nhân viên.
Việc quản lý theo nhóm đã giúp tôi xây dựng một đội ngũ những người thực

hiện dự án mạnh và hướng đến một mục tiêu chung. Rõ ràng, một cá nhân không giỏi
mọi lĩnh vực và do đó, cần phải quản lý tốt các thành viên để họ thực hiện tốt phần
việc của mình. Ví dụ, khi thực hiện dự án công nghệ, đòi hỏi phải là người có am hiểu
về công nghệ thông tin và giỏi các thao tác trên hệ thống. Thông qua việc quản lý
nhóm một cách hiệu quả, tôi có thể phân chia công việc phù hợp với khả năng của mỗi
thành viên trong nhóm, để từ đó có được hiệu quả công việc tốt nhất.
- Khả năng hoạch định:
Dự án chuyển đổi công nghệ từ sử dụng mạng FOX sang mạng Silvelec là một
dự án mang quy mô của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Vietcombank. Chính vì quy mô
đồ sộ của dự án, bắt buộc tôi - người quản lý phải có khả năng hoạch định phương án,
đề ra chỉ tiêu, phân bổ nguồn lực…trong một dự án lớn sẽ có rất nhiều những khâu
nhỏ hơn cần phải lên kế hoạch, mỗi kế hoạch là một mắt xích có thể ảnh hưởng đến
những kế hoạch còn lại. Bản thân tôi ngoài việc cố gắng thúc đẩy từng kế hoạch được
thực hiện nghiêm túc, còn phải đề ra phương án dự phòng nếu chẳng may một trong
8


số các kế hoạch lâm vào bế tắc. Chính vì thế tôi luôn cố gắng chia nhỏ các việc lớn và
phân cấp cụ thể để việc quản lý được dễ dàng và mau chóng được thực hiện. Đây là
một hoạt động nhằm tách những nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ dàng
quản lý. Những nhiệm vụ nhỏ này được giao cho các nhóm nhân viên. Chính vì cách
hoạch định hợp lý, phân chia công việc rõ ràng, mà dự án do tôi quản lý đã hoạt động
trôi chảy, kịp tiến độ và mang lại hiệu quả cao.
- Thích nghi với sự thay đổi:
Trong quá trình dự án nâng cấp hệ thống hoạt động Silvelec, việc có những thay
đổi bất thường là điều không tránh khỏi như khi triển khai hệ thống mắc lỗi không
hoạt động, khi cài đặt hệ thống chạy không đồng bộ… Là người chịu trách nhiệm
quản lý dự án, đòi hỏi bản thân tôi trước hết phải bình tĩnh trước những thay đổi bất
ngờ đó để có những sách lược ứng biến kịp thời với những thay đổi đã xảy ra. Chính
sự bình tĩnh, tự tin và sự đồng lòng của tập thể chúng tôi đã đưa ra những biện pháp

kịp thời để kiểm soát tình hình và đảm bảo sự thành công cho dự án đó.
Câu 3: Ba kỹ năng nào mà anh/chị nghĩ là điểm yếu nhất của anh/chị? Nêu chi
tiết, kèm theo ví dụ, giải thích tại sao ba kỹ năng này lại là điểm yếu nhất của anh chị?
- Khả năng kiểm soát tình hình
Khi được giao chịu trách nhiệm quản lý dự án nâng cấp công nghệ trên hệ
thống hoạt động của Ngân hàng Vietcombank, bản thân tôi lúc đó là một cán bộ mới
28 tuổi, còn khá trẻ về tuổi đời cũng như tuổi nghề, lại là lần đầu tiên được giao trọng
trách quản lý khiến tôi không tránh khỏi những lo lắng, bối rối. Một dự án lớn luôn có
nhiều vấn đề bất thường xảy ra khi đi vào thực hiện, ban đầu tôi khá lo lắng và mất
bình tĩnh khi xảy ra sự cố. Với tâm trạng như vậy tinh thần của tôi cũng không tốt, ảnh
hưởng tới tâm trạng của cả nhóm thực hiện khiến cho mọi người hoang mang theo
mình. Dự án có phần bị chậm lại để tôi phải thích nghi với tình hình thực tại. Tuy
nhiên, với ý chí của tuổi trẻ và bản lĩnh của cá nhân, tôi cũng đã vượt qua những bỡ
9


ngỡ ban đầu để thích ứng và kiểm soát được tình hình thay đổi lúc bấy giờ. Cuối cùng
dự án cũng hoàn thành kịp thời, đúng tiến độ.
- Khả năng phân tích
Như đã nói ở trên, khi đảm nhiệm vai trò người đứng đầu dự án chuyển đổi
công nghệ tại Ngân hàng Vietcombank, tôi là một cán bộ còn trẻ cả về tuổi đời lẫn
tuổi nghề, do đó kinh nghiệm thực hiện dự án chưa có. Vì vậy, việc quản lý một dự án
lớn như vậy đòi hỏi người đứng đầu dự án là người phải luôn có cái nhìn toàn diện,
tầm nhìn xa trông rộng và suy nghĩ thực tế để luôn phán đoán để tìm hướng đi đúng
cho dự án. Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án, do đó ban
đầu tôi không hình dung hết những quy trình mà một dự án cần có. Vì vậy, dự án ban
đầu rơi vào tình trạng khá lộn xộn. Tuy nhiên, khi dự án đã thực hiện được một thời
gian tôi đã rút ra kinh nghiệm và có cái nhìn toàn diện cho cả quá trình của dự án. Từ
đó dần đưa dự án vào đúng guồng hoạt động và nhịp nhàng hơn. Biết rõ tình hình bản
thân là bạn đã có được 50% thành công.

- Kiến thức về tổ chức:
Khi đảm nhận quản lý dự án nói trên, tôi mới vào Vietcombank được 2 năm. Do
đó, chưa có nhiều cơ hội được tiếp xúc với chương trình cũ là hệ điều hành FOX do
đó tôi không nắm được việc những người sử dụng đã gặp vấn đề gì với nó, hạn chế
của chương trình cũ ra sao và không nắm bắt được tâm lý của các cán bộ đã từng
nhiều năm sử dụng chương trình FOX. Thường khi người ta đã quen sử dụng một sản
phẩm gì thì rất ngại thay đổi và có thái độ không hợp tác. Thời gian đầu tôi đã gặp khá
nhiều khó khăn trong việc triển khai chương trình mới - tuy hiện đại nhưng lại khó
thích nghi ngay lập tức với đa số cán bộ. Thái độ phản đối của người sử dụng khiến tôi
bối rối và cảm giác bế tắc. Dường như cảm giác dự án thất bại. Tuy nhiên, bằng sự hỗ
trợ của các thành viên trong nhóm, đồng thời lắng nghe tâm tư của người sử dụng, dần
dần tôi đã hiểu họ mong muốn gì ở sản phẩm mới, từ đó có những điều chỉnh thích
10


hợp phù hợp với mục tiêu dự án ban đầu đặt ra và phù hợp với nguyện vọng của người
sử dụng.
Câu 4: Sử dụng các kỹ năng trên anh/chị có thể làm gì để phát huy những
khả năng mạnh nhất của anh/chị và cải thiện những kỹ năng yếu nhất của anh
chị?
Qua việc phân tích và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, tôi
rút ra những kinh nghiệm trong quản lý dự án để có thể phát huy các mặt mạnh và hạn
chế nhược điểm của mình như sau:
1.

Chịu khó nâng cao năng lực lưu trữ kết quả công việc

Khi thành thạo các kỹ năng quản lý dự án, nhân viên thực hiện công việc nhanh
hơn, nhất là việc lưu trữ kết quả công việc dưới dạng văn bản. Do đó, nên luyện để
nâng cao năng lực lưu trữ kết quả công việc dưới dạng biểu đồ là rất quan trọng.

2. Chú ý đến ghi chép và rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn thực hiện công
việc
Nội dung cơ bản của quản lý dự án là xây dựng kế hoạch cách thực hiện công
việc hiệu quả nhất với những nguồn lực hiện có trong thời gian ngắn nhất. Mỗi khi
thực hiện xong một công việc gì, bạn hãy ghi lại những gì đã làm được, rút ra bài học
kinh nhiệm thì đó là những tài liệu vô giá của bạn sau này.
3. Thường xuyên liên lạc với đồng nghiệp
Không phải cứ họp hành nhiều là tốt, mà vấn đề nằm ở chỗ bạn quản lý thông
tin như thế nào. Hãy quan tâm đến cuộc trao đổi, tiếp xúc và giữ liên lạc với đồng
nghiệp để có đủ thông tin.
Bạn có làm việc ăn ý với những thành viên trong nhóm? Những thành viên
trong nhóm có muốn cộng tác với bạn? Mọi người có xem bạn là người đứng đầu dự
11


án không? Bạn có tích cực nghe những gì người khác nói không? Khi một người trong
nhóm chất vấn bạn, hãy cố gắng lý giải vấn đề một cách trực tiếp và thật khách quan.
4. Luôn đảm bảo tiến độ công việc
Không đảm bảo đúng tiến độ và không thực hiện đầy đủ công việc được giao là
con đường ngắn nhất giết chết sự nghiệp của bạn. Các kỹ năng quản lý dự án tập trung
vào việc đảm bảo tiến độ công việc với kết quả tốt nhất nên một khi làm chủ được
điều này, bạn sẽ được các thành viên trong nhóm tin tưởng.
5. Bình tĩnh để kiểm soát tình hình và thích nghi với những thay đổi
Một người quản lý dự án giỏi cần phải bình tĩnh và kiểm soát được tình hình
trên cơ sở có đầy đủ thông tin về dự án. Căn cứ vào thời gian phải hoàn thành dự án,
người quản lý phải biết phân công ai phải làm việc gì, ở đâu và luôn có những phương
án đề phòng bất trắc. Nếu chẳng may xảy ra sự cố, phải thật bình tĩnh để giải quyết
mọi vấn đề phát sinh và giữ sự ổn định tình hình.
Đừng khó chịu trước những thay đổi bất thường của dự án. Một người quản lý
dự án giỏi luôn phải thích ứng với những thay đổi của dự án và đề ra những biện pháp

kịp thời để kiểm soát tình hình và đảm bảo sự thành công cho dự án đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

7 kỹ năng cần có của người quản lý dự án -

2.

Kỹ năng cần có của người quản lý dự án -

3.

Quản lý dự án - wikipedia.org

12



×