Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Biển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.44 KB, 4 trang )

Tổng diện tích vùng biển Đông Việt Nam khoảng gần 1 triệu km
2
. Đường bờ biển của nước ta dài khoảng 3260km.
Dọc theo bờ biển từ Hà Tĩnh vào tới mũi Cà Mau có tới hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ như Cồn Cỏ, Lí Sơn, Hòn Đôi, Hòn
Hải, Côn Sơn, Hòn Đá Lẻ....
Đặc biệt quan trọng trong biển Đông là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Quần đảo
san hô Hoàng Sa nằm ở khu vực phía bắc biển Đông. Quần đảo san hô Trường Sa nằm ở phía nam biển Đông.
Độ sâu bình quân của biển Đông là 1140m. Thềm lục địa biển Đông rất rộng. Đây là khu vực nước luôn xáo động,
trong nước giàu ôxy tự do, các chất muối khoáng mang ra từ lục địa, ánh sáng và nhiệt độ cao…. rất thuận lợi cho các
giống loài phát triển phong phú và đa dạng.
Với vị trí và hình dạng như trên, biển Đông có hai đặc tính quan trọng: là biển kín và nằm trong khu vực nội chí
tuyến gió mùa với sự phân hóa bắc nam và sự biến đổi theo mùa rõ rệt.
Với vị trí và hình dạng như trên, biển Đông có hai đặc tính quan trọng: là biển kín và nằm trong khu vực nội chí
tuyến gió mùa với sự phân hóa bắc nam và sự biến đổi theo mùa rõ rệt.
Biển Đông có diện tích rộng lớn lại ở vào vị trí đặc biệt nên đã trở thành nguồn tài nguyên quan trọng đối với nhân
dân ta hiện tại và nhất là trong tương lai. Đó là một điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển một nền kinh tế biển phong
phú và đa dạng, từ việc đánh bắt đến nuôi trồng chế biến hải sản, khai thác dược liệu và các khoáng sản. Đồng thời cũng
phù hợp cho việc phát triển du lịch và nghỉ mát nội địa cũng như quốc tế. Ngoài ra, cũng dễ dàng trong việc sử dụng giao
thông đường biển trong nước, giữa nước ta với các trong vùng Đông Nam Á nhất là đường hàng hải quốc tế.
Kết quả thăm dò đến nay cho thấy, vùng biển và thêm lục địa Việt Nam có trữ lượng 3 - 4 tỷ m
3
dầu quy đổi, 129
bãi biển có thể phát triển du lịch, cảng biển. Trữ lượng hải sản phong phú với năng lực khai thác 1,5 – 1,8 triệu tấn/năm,
trên 370.000 ha nuôi trồng thuỷ sản ven biển.
Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương. Khoảng 45% lượng hàng xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển trên các tuyến đường qua Biển Đông.
Như vậy, chúng ta có thể thấy biển Đông là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước ta, góp phần quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Tài nguyên biển Đông có thể được chia thành các loại sau:
1.Tiềm năng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản:
 Nguồn lợi hải sản:
Trữ lượng:


Động vật nổi của biển Đông gồm có khoảng trên 770 loài trong 110 bộ của 13 ngành động vật không xương sống.
Đặc trưng và chiếm khối lượng lớn là các nhóm trùng lỗ, mực, những loài chân lá, chân mái chèo, chân tơ, bơi nghiêng…
Động vật đáy:
Ở vùng biển nước ta có khoảng 6377 loài, trong đó có nhiều nhóm động vật không xương sống, sống cố định hoặc lê la
trên đáy như: nhóm san hô; giun dẹt; giun nhiều tơ ; động vật dạng rêu; nhóm ốc; nhóm trai, sò, hàu vẹm; nhóm tôm, cua;
nhóm da gai….. tạo thành những nguồn thức ăn đáy cho nhiều loài động vật không xương sống và có xương sống.
Tôm : Ở nước ta, tôm rất phong phú về loài và số lượng. Có khoảng trên 100 loài, 24 giống của 11 họ tôm biển khác
nhau. Đặc biệt có các loài tôm rất nổi tiếng như: tôm hùm, tôm rồng là các hải sản có giá tri xuất khẩu cao.
Hiện nay, ở vùng ven biển phía Nam, nhất là các vùng rừng nước mặn người ta đã xây dựng các đầm nuôi tôm có
diện tích lớn cho năng suất cao 300 – 500kg/ha. Ngoài ra còn nuôi ở các tỉnh giáp biển phía Bắc như: Thái Bình, Nam
Định…Sản lượng tôm các loại ở nước ta vài năm trở lại đây dao động từ 50000 – 60000 tấn/ năm. Việt Nam đã trở thành
một trong số những nước xuất khẩu tôm lớn trong khu vực và có thị trường mở rộng trên thế giới. Tuy nhiên Việt Nam cần
quan tâm đặc biệt đến vấn đề luật xuất khẩu tôm và chú trọng hơn trong khâu nuôi trồng chế biến, sản xuất ra các sản
phẩm có chất lượng cao nhằm cạnh tranh ở cả các thị trường khó tính, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình và
các doanh nghiệp nuôi tôm.
Cua : Có giá trị nhất là nhóm cua bể, ghẹ. Theo nghiên cứu mới nhất, vịnh Bắc Bộ có khoảng 400 loài cua phân bố
từ vùng triều tới độ sâo 40 – 50 m. Chúng có mặt ở hầu hết các vùng bờ biển ít tập trung thành các bãi lớn. Việc khai thác
thường là thủ công, cho năng suất thấp.
Ngoài ra ở vùng biển nước ta còn có đặc sản mực với sản lượng khai thác 30-40 nghìn tấn/năm và tập trung nhiều ở
vùng biển Trung Bộ. Các đặc sản khác như bào ngư, trai ngọc, sò huyết…rất phong phú, dự tính có thể khai thác hàng
ngàn tấn/năm. Đây là nguòn tài nguyên có giá trị mở ra triển vọng lớn cho việc khai thác và chế biến xuất khẩu trong
tương tai.
Thành phần loài cá ở nước ta vô cùng phong phú và đa dạng. Hiện nay mới chỉ biết khoảng 2038 loài cá tập trung ở
tầng mặt và tầng gần đáy, trong đó có khoảng gần 100 loài cá có giá trị kinh tế và có sảng lượng cao. Trữ lượng cá các loại
của vùng biển Việt Nam đạt trên 3 triệu tấn cho phép khai thác hàng năm từ 1,2 – 1,4 triệu tấn.
1
Biển nước ta có một nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú và đa dạng. Sự có mặt của rất nhiều loài động thực vật
khác nhau với những giá trị kinh tế khác nhau tạo những động lực mạnh mẽ cho nghành khai thác thuỷ sản, hoạt động
đánh bắt diễn ra quanh năm. Theo tài liệu của FAO, đáy biển vùng thềm và sườn lục địa thuộc nước ta trong biển Đông có
tổng trữ lượng cá nổi và có đáy khoảng 10.10

6
tấn. Cụ thể là ở đó có thể khai thác khoảng 4,035.10
6
tấn/năm và sản lượng
hữu hiệu cũng tới 2,02.10
6
tấn/năm. Còn cá nổi với sản lượng tối đa là 5,16.10
6
tấn/năm mà sản lượng hữu hiệu là
2,065.10
6
tấn /năm. Riêng vùng biển ven bờ nước ta, trữ lượng sơ bộ cũng vào khoảng 2,875- 3,025.10
6
tấn và khả năng
khai thác có thể tới 1,292- 1,392.10
6
tấn/năm.
Việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản hiện nay ở nước ta cũng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Vùng biển nước ta rộng trên
1triệu km
2
, đường bờ biển dài 3260km với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ khác nhau và các vũng vịnh ven biển rất thuận lợi
cho ngành nuôi trồng thuỷ sản. Mỗi năm chúng ta có thể thu 5- 6 tỷ USD riêng từ việc nuôi trồng thuỷ sản trên biển gần bờ
tương đương với 8 – 10 % GDP năm 2006 của đất nước. Con số này thực sự rất khiêm tốn, chúng ta đã chưa thực sự khai
thác hết được tiềm năng của mình. Song nó cũng cho thấy, quy mô, lợi ích của biển là không nhỏ và đang nằm trong tầm
tay của Việt Nam. Chúng ta cần tận dụng thế mạnh này, đầu tư hơn nữa cho việc nuôi trồng thuỷ sản, tập trung vào các
giống loài được thị trường ưa chuộng và phục vụ cho xuất khẩu. Nhà nước cũng cần đầu tư hơn nữa về vốn và khoa học kĩ
thuật cho ngành nuôi trồng thuỷ sản.
2.Giao thông vận tải biển:
Nước ta giápvùng biển rộng, gần đường hàng hải quốc tế,có khả năng mở rộng các tuyến đường giao thông.
Đường bờ biển dài trên 3000 km thuân lợi XD hệ thống cảng biển.

Cả nước ta hiện có trên 73 cảng biển lớn nhỏ với năng lực thông qua các cảng trên 30 triệu tấn/năm..
Vùng Đông Nam bộ có 28 cảng biển với năng lực vận chuyển qua cảng 18 triệu tấn/năm.tiếp sau là các vùng đồng
bằng sông Hồng với 7 cảng biển và Đông Bắc với 5 cảng biển. Duyên hải Nam Trung Bộ tuy có 17 cảng nhưng phần lớn
là các cảng nhỏ chỉ có cảng Đà Nẵng là cảng lớn.
Các cảng biển nước ta hiện đang được cải tạo và ngày càng hiện đại hóa với mục tiêu đưa công suất các cảng của nước ta
lên 240 triện tấn/năm vào năm 2010.
Tiềm năng XD các cảng nước sâu.Đặc biệt là duyên hải NTB.
Cảng Cái Lân cũng là một cảng nước sâu có mớn nước sâu đến 12m, sẽ là cửa ngõ ra biển của địa bàn kinh tế trọng
điểm phía Bắc. Công suất của cảng là 6-7 triệu tấn năm 2000 và dự tính sẽ tăng lên 10-12 triệu tấn năm 2010.
Trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa với xu hướng hội nhập mạnh mẽ của nước ta hiện nay, vận tải biển
đang ngày càng được tăng cường, có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế..
Hệ thống vận tải đường sông – biển với các tuyến đường thủy ven bờ biển chủ yếu theo chiền Bắc – Nam đang bổ
sung rất tốt cho đường bộ đường sắt, chuyên chở nhiều loại hàng hóa khác nhau: than, xi măng, khoáng sản, phân bón, gỗ,
lương thực….
Các tuyến đường biển chính:
Hải Phòng – Thành phố Hồ Chí Minh; Hải Phòng – Quảng Ninh
Hải Phòng – Bến Thủy; Hải Phòng – Đà Nẵng
Đà Nẵng – Quy Nhơn; Quy Nhơn – Phan Rang
Phan Rang – Sài Gòn; Sài Gòn – Cà Mau.
Nhiều tuyến đường biển xuất phát từ các cảng biển quốc tế của nước ta đã đến một số nước trên thế giới và trong
khu vực: Nga, Hồng Kông, Thái Lan, Xinhgapo, Malayxia, Campuchia, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…..
Tóm lại: Nước ta có đường bờ biển dài, biển quanh năm không bị đóng băng, tàu bè đi lại được quanh năm. Dọc bờ
biển có nhiều vũng, vịnh kín gió, lại có các cửa sông thuận tiện cho xây dựng cảng và giao thông vận tải đường thủy vào
sâu trong nội địa. Giao thôngvận tải biển đã và đang phát huy thế mạnh của mình, tận dụng tối đa những tiềm năng sẵn có
phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội.
Nhưng khó khăn lớn nhất là biển Đông năm nào cũng có khoảng 9 – 10 cơn bão, không kể áp tháp nhiệt đới, mùa
đông có gió Đông bắc tràn về, nhiều khi gió giật trên cấp 7 gây nguy hiểm cho việc đi lại của thuyền vận tải nhỏ và thuyền
đánh cá. Ngoài ra, những bãi đá ngầm, ám tiêu san hô cũng có thể gây trở ngại cho tài bè qua lại.
3. Du lịch biển:
Dọc bờ biển từ B-N có các bãi tắm nổi tiếng, các cảnh quan biển và hải đảo.Tiềm năng tổ chức các hoạt động thể thao

nước
4. KS biển:
Vùng biển nước ta nằm gọn trong phần phía tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương. Dạng khoáng sản công nghiệp
phổ biến trên toàn khu vực bờ biển Việt Nam và các nước Đông Nam Á là các sa khoáng biển, thiếc, gicôni. Ngoài ra, còn
2
có môraxít chứa urani và thôri. Riêng vịnh Bắc Bộ có đến 40 loại khoáng vật nặng, trong đó nhiều nhất là inmênit, rutin,
diricon, tuốcmalin.
Dầu mỏ và khí đốt:
Nước Việt Nam nằm giữa một vùng có thềm lục địa rộng nhất thế giới chạy từ Nhật Bản qua Trung Quốc sang Việt
Nam tới Inđônêxia và Ôxtrâylia. Đây có thể là một trong những thềm lục địa có trữ lượng dầu mỏ vào loại lớn nhất.
Kết quả nghiên cứu thăm dò của các nhà địa vật lí đã xác định ở nước ta có 8 bể trầm tích: Đệ Tam, Sông Hồng,
Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai, Vũng Mây, Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhìn chung tiềm năng dầu khí thềm lục địa Việt Nam là rất đáng kể (trữ lượng dự báo khoảng 2,5 đến 4,5 tỉ m
3
dầu
quy đổi trong đó trữ lượng khí chiếm trên ½.
1. Đánh giá nguồn tài nguyên sinh vật biển nước ta:
Như trên đã trình bày, chúng ta có thể thấy, biển Đông Việt Nam đem đến một nguồn lợi thủy sản vô cùng phong
phú và đa dạng. Sự có mặt của rất nhiều loài động thực vật khác nhau với những giá trị kinh tế khác nhau tạo những động
lực mạnh mẽ cho nghành khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. Sinh vật biển nước ta không chỉ là nguồn cung cấp
thực phẩm phong phú
Trước kia, do kinh nghiệm và kĩ thuật còn yếu kém, ở nước ta chủ yếu phát triển nghành đánh bắt thủy sản với
phương tiện thô sơ, tàu thuyền nhỏ, không khai thác được ở xa bờ dẫn đến sản lượng còn thấp.
Nhưng hiện nay, do sự đầu tư vốn của nhà nước, khoa học kĩ thuật phát triển, việc nuôi trồng thủy sản trở nên phổ
biến hơn với quy mô ngày càng lớn. Những tàu thuyền đánh bắt với phương tiện, máy móc hiện đại cũng được đóng mới
cho công suất lớn hơn. Ngành thủy sản nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ.
II, Tài nguyên khoáng sản biển :
1) Tài nguyên kim loại
Vùng biển nước ta nằm gọn trong phần phía tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương. Dạng khoáng sản công
nghiệp phổ biến trên toàn khu vực bờ biển Việt Nam và các nước Đông Nam Á là các sa khoáng biển, thiếc, gicôni. Ngoài

ra, còn có môraxít chứa urani và thôri. Riêng vịnh Bắc Bộ có đến 40 loại khoáng vật nặng, trong đó nhiều nhất là inmênit,
rutin, diricon, tuốcmalin…
2) Tài nguyên phi kim loại :
Nổi bật lên 2 loại khoáng sản rất có giá trị đó là: Titan và đất hiếm.
a. Ti Tan:
Ven biển miền Đông Bắc và miền Trung nước ta có những bãi cát Titan mà hàm lượng titan rất lớn, hoàn toàn lộ
thiên, khai thác ít tốn kém. Phân bố ở: Bình Ngọc, Trà Cổ (Quảng Ninh); Cửa Hợi, Quảng Xương (Thanh Hóa); Thạch Hà,
Kì Anh (Hà Tĩnh); Cửa Tùng, Vĩnh Thái (Quảng Trị); Phù Cát, Phù Mĩ (Bình Định). Trữ lượng titan dự báo đạt 22 triệu
tấn. Trữ lượng thăm dò đánh giá khoảng 16 triệu tấn.
b. Đất hiếm:
Có thành phần là quặng là khoáng vật xenoti và monazit, có màu hồng xám hoặc lục với kích thức hạt từ 0,5mm
đến vài milimet, nằm trong cát ven biển.
Đất hiếm được khai thác để phục vụ cho các ngành công nghiệp: sản xuất thủy tinh cao cấp, thực phẩm, sản xuất
phân vi lượng, thuốc trừ sâu, thuộc da….
Trữ lượng đất hiếm nằm trong sa khoáng ven biển nước ta đạt 300.879 tấn.
3) Cát thủy tinh:
Cát thủy tinh nước ta có hàm lượng SiO
2
, độ tinh khiết, độ trắng cao đủ điều kiện để sản xuất các mặt hàng thủy
tinh dân dụng và các mặt hàng thủy tinh cao cấp.Cát thủy tinh phân bố ở nhiều nơi nhưng không tập trung thành mỏ lớn,
chủ yếu ở: Vân Hải (Quảng Ninh), Nam Ô (Đà Nẵng), Quảng Ngãi, Nha Trang
4) Dầu mỏ và khí đốt:
Nước Việt Nam nằm giữa một vùng có thềm lục địa rộng nhất thế giới chạy từ Nhật Bản qua Trung Quốc sang Việt
Nam tới Inđônêxia và Ôxtrâylia. Đây có thể là một trong những thềm lục địa có trữ lượng dầu mỏ vào loại lớn nhất.
Kết quả nghiên cứu thăm dò của các nhà địa vật lí đã xác định ở nước ta có 8 bể trầm tích: Đệ Tam, Sông Hồng,
Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai, Vũng Mây, Hoàng Sa và Trường Sa.
III, Tài nguyên du lịch biển:
3
Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, cùng một vùng biển rộng trên 1 triệu km
2

. Đây là lại một vùng biển kín.
Do đó bên cạnh những nguồn lợi động thực vật vô cùng phong phú và nguồn tài nguyên khoáng sản rất lớn thì biển Việt
Nam còn đem đến một tiềm năng du lịch đa dạng và hấp dẫn. Theo mục đích sử dụng, nhóm tài nguyên này có thể chia
thành các nhóm sau:
1. Nhóm nghỉ ngơi, an dưỡng vài giải trí:
Do nước ta giáp biển Đông tốc độ gió thổi vào thường không lớn, vùng thềm lục điạ trải rộng, độ sâu không đáng
kể, bờ biển có những bãi cát rộng và sạch, rất thuận lợi cho việc xây dựng những khu nghỉ ngơi, an dưỡng.
Các cơ sở du lịch thuộc nhóm này phân bố ở: Trà Cổ (Móng Cái), Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng),
Tiền Hải (Thái Bình), Hải Hậu (Nam Định), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Nha
Trang (Khánh Hòa), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Đến những nơi đây, du khách không chỉ được tận hưởng không khí ngọt ngào êm dịu của biển vào ban đêm mà còn
được lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rào vào bờ cát, đắm mình trong làn nước trong xanh, mặn mà hương vị biển. Hơn thế nữa,
đến với mỗi vùng miền với những đặc trưng sinh vật riêng, du khách còn được thưởng thức những món hải sản mới lạ và
đầy hấp dẫn….
2. Nhóm phục vụ tham quan di tích thiên nhiên và di tích lịch sử:
Đó là những vùng có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, quá trình hoạt động của sóng biển trải qua hàng ngàn năm đã
tạo nên những đảo đá, những bãi đá, hang động kì tích và nguy nga.
Thuộc nhóm này gồm có các địa điểm: Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long (Quảng Ninh); Non Nước – Hội An; Cù Lao
Chàm (Quảng Nam), vịnh Nha Trang (Khánh Hòa)…..
Trong số này, đặc biệt nhất phải kể đến vịnh Hạ Long – một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công
nhận.Vẻ đẹp tráng lệ và hùng vĩ của vịnh Hạ Long cùng những quần thể đảo, núi đá đã khiến không ít người phải kinh
ngạc. Vịnh Hạ Long hiện nay đang là điểm đến của hàng trăm ngàn khách quốc tế trong và ngoài nước.
Một địa điểm nữa đó là tại các dải rừng ngập mặn với các sân chim nổi tiếng như ở rừng ngập mặn Cần Giờ….cũng
thu hút rất nhiều du khách.
Ngoài ra, các quần đảo san hô Hoàng Sa và Trường Sa cũng là điểm dừng chân của khách thăm quan du lịch muốn
lặn sâu xuống đáy biển và ngắm nhìn những rạn san hô.
3. Nhóm phục vụ thăm quan nghiên cứu:
Thuộc nhóm này gồm những vùng biển không chỉ có cảnh quan thiên nhiên đa dạng mà còn có các đặc trưng cho
quần xã sinh vật biển thuận lợi cho quá trình nghiên cứu về biển. Hiện nay có 2 khu đã được quy định bảo tồn là phía đông
nam đảo Cát Bà và khu vực hòn Bảy Cạnh thuộc quần đảo Côn Sơn.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, biển Đông đem đến một nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú và đa dạng.
Hiện nay, kết hợp với các cơ quan, tổ chức chuyên về du lịch, các hoạt động thăm quan, du lịch biển được tổ chức một
cách có quy mô hơn và đem lại hiệu quả cao hơn. Biển Đông đã và đang có những đóng góp vô cùng quan trọng cho ngành
dịch vụ, du lịch biển nước ta.
V, Kết luận:
Như vậy có thể thấy, vùng biển nước ta là một nguồn tài nguyên vô giá không những cung cấp cho con người
những sản vật quý, những luồng cá biển làm động lực cho ngành thủy sản, những mỏ dầu khí làm thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế và những khu du lịch, giải trí nổi tiếng….biển Đông còn là cầu nối giữa các vùng miền trên cả nước và kết
nối Việt Nam với thế giới.
Hiện nay, tài nguyên biển đang trong quá trình khai thác đem lại những giá trị to lớn cho con người. Nhưng ngược
lại con người lại đang dần dần hủy hoại nguồn tài nguyên vô giá này. Và vấn đề nổi cộm nhất là vấn đề ô nhiễm nguồn
nước biển. Trong quá trình vận chuyển khoáng sản dầu mỏ, nhiều vụ tràn dầu và đắm tàu chở dầu đã xảy ra khiến cho cá
trong vùng biển bị ảnh hưởng chết hàng loạt. Và cả những hoạt động đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy sản trái phép là
cho sinh vật biển ngày càng trở nên khan hiếm. Cùng với đó là lượng rác thải của con người trút xuống biển càng làm cho
nguồn nước biển trở nên ô nhiễm nghiêm trọng. mới đây nhất UNESCO đã ra lời cảnh báo về vấn đề ô nhiễm trong vịnh
Hạ Long. Nếu bộ tài nguyên môi trường và bộ du lịch nước ta không giải quyết tốt vấn đề này, vịnh Hạ Long sẽ mất đi
danh hiệu di sản thiên nhiên thế giới.
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×