PHÒNG GD _ ĐT TP PHỦ LÍ
Trường Tiểu học Phù Vân
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Năm học: 2013 -2014
Môn Tiếng Việt : lớp 5
ĐỀ 1
(Thời gian làm phần viết và đọc hiểu: 60 phút)
Họ và tên:.....................................................................................................................
Lớp:................. Phòng thi:.........................
SBD:......................................................
Trường:..........................................................................................................................
I. Kiểm tra viết (40 phút)
A. Chính tả ( 10 phút)
B. Tập làm văn ( 30 phút)
Đề bài: Tả ngôi nhà ( hoặc căn hộ)của gia đình em.
II. Kiểm tra đọc
A. Đọc hiểu + luyện từ và câu ( 20 phút)
* Đọc thầm:
Một chuyên gia máy xúc
Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai
nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hòa sắc êm dịu.
Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay
ra, qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái
tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc
đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên
khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình
chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác…., tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét
giản dị thân mật.
Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào
đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái. Anh phiên dịch giới thiệu: “Đồng chí Alếch - xây, chuyên gia máy xúc !”.
A- lếch - xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:
- Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi ?
- Tính đến nay là năm thứ mười một. - Tôi đáp.
Thế là A- lếch - xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của
tôi lắc mạnh và nói:
- Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!
Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A- lếch xây.
Theo Hồng Thủy
* Dựa vào bài đọc, hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúngcho mỗi câu
hỏi hoặc viết tiếp vào chỗ chấm và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Anh Thủy gặp A- lếch - xây trong hoàn cảnh nào?
a. Vào một buổi sáng mùa xuân đẹp trời trên công trường xây dựng.
b. Vào một ngày đẹp trời trong khu chuyên gia.
c. Vào một buổi sáng mùa xuân đẹp trời trên đường đi du xuân.
Câu 2: Chi tiết nào miêu tả A- lếch - xây.
a. Vóc người cao lớn.
b. Mái tóc vàng óng như một mảng nắng.
c. Thân hình chắc khỏe trong bộ quần áo công nhân.
d. Trán vuông , rộng và chiếc cằm chẻ.
e. Khuôn mặt to chất phác.
Câu 3: Tác giả miêu tả những gì để làm nổi bật sự giản dị, thân mật, tình hữu nhị
mà A- lếch - xây dành cho anh Thủy?
a. Nét mặt, cách ăn mặc.
b. Cử chỉ mỉm cười thân thiện, nắm chắc bàn tay anh Thủy lắc mạnh.
c. Lời nói chân tình: chúng mình là bạn đồng nghiệp.
d. Những suy nhĩ sâu sắc của A- lếch - xây.
Câu 4: Tìm 1 từ đồng nghĩa và 1 từ trái nghĩa với từ “hối hả”
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 5: Từ “tay” trong câu “ Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu
rồi nhảy ra khỏi buồng lái.” Với từ “tay” trong câu “ Thế là A- lếch - xây vừa đưa
bàn tay vừa to vừa chắc nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh” có quan hệ
với nhau:
a. Là 2 từ đồng âm.
b. Là hai từ nhiều nghĩa.
c. Là 2 từ trái nghĩa.
d. Là 2 từ đồng nghĩa.
Câu 6: Trong câu “Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường
tạo nên một hòa sắc êm dịu.” có mấy tính từ ?
a. Có 2 tính từ là:………………………………………………………………
b. Có 3 tính từ là:………………………………………………………………
c. Có 4 tính từ là:………………………………………………………………
Câu 7: “ A- lếch - xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười .” Thuộc kiểu
câu kể:
a. Ai - là gì?
b. Ai - làm gì?
c. Ai - thế nào?
Câu 8: Chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: “Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã
mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A- lếch - xây”.
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
...
B. Đọc thành tiếng:
Điểm đạt được:
..............
Hướng dẫn chấm kiểm tra định kì cuối học kì 1 - đề 1
Năm học: 2013 - 2014
Môn: Tiếng Việt: lớp 5
I. Phần kiểm tra viết ( 10 điểm)
A. Chính tả: ( 5 điểm)
* Cách đánh lỗi:
- Sai phụ âm đầu, sai vần, mất dấu thanh, thừa ( thiếu) chữ, viết hoa tùy tiện
( hoặc không đúng qui định: mỗi lần sai trừ 0,5 điểm).
- Lưu ý: Lỗi động dạng chỉ trừ một lần trong toàn bài
+ HS mắc một trong các lỗi sau: Chữ viết chưa đúng mẫu, cỡ hoặc có nhiều
chỗ tẩy xóa bẩn thì trừ 1 điểm toàn bài.
B. Tập làm văn ( 5 điểm).
* Yêu cầu:- Viết được bài văn tả cảnh theo đúng yêu cầu của đề bài, bố cục đầy đủ,
rõ ràng:
+ Mở bài: Giới thiệu được cảnh sẽ tả, thời điểm quan sát cảnh ấy.
+ Thân bài: Tả bao quát toàn cảnh, tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi
của cảnh theo thời gian.
+ Kết bài: Nêu cảm xuacs của em đối với cảnh vừa miêu tả.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, lời văn trong sáng có cảm xúc,
chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
* Cách đánh giá:
- Điểm 5: Đạt yêu cầu trên.
- Điểm 4 - 4,5: Bài viết cơ bản đạt yêu cầu song còn mắc 1 -2 lỗi chính tả, lỗi
diễn đạt, sai quá 2 lỗi trừ 0,25 điểm.
- Điểm 3 -3,5 Bài còn sơ sài hoặc bố cục chưa đầy đủ, câu văn diễn đạt chưa
trong sáng, chưa giàu hình ảnh, sai quá 4 lỗi trừ 0,25 điểm.
- Điểm 2 - 2,5: Bài quá sơ sài, ít tả, nặng về kể, sai quá 5 lỗi trừ 0,25 điểm
- Điểm 1 - 1,5: Bài viết quá kém, sai nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt, lỗi
dùng từ.
- Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
II. Phần kiểm tra đọc: ( đọc hiểu + luyện từ và câu) ( 5 điểm)
Câu 1: 0,5 Khoanh đúng (a)
Câu 2: 1 điểm. Mỗi ý khoanh đúng cho 0,25 điểm (a, b, c, e )
Câu 3: 1 điểm. Mỗi ý khoanh đúng cho 0,25 điểm (a, b, c )
Chú ý: Nếu khoanh thiếu một trong các ý đúng hoặc khoanh tát cả các ý: không
cho điểm.
Câu 4: 0,5 điểm
Tìm được 1 từ đồng nghĩa và 1 từ trái nghĩa với từ hối hả ; VD : Đồng nghĩa vội
vã, hấp tấp…
Trái nghĩa: chậm rãi, chậm chạp…
( Lưu ý HS tìm được các từ khác nhưng đúng yêu cầu vẫn cho điểm)
Câu 5: 0,25 điểm (b).
Câu 6: 0,5 điểm. Chia ra như sau: - Khoanh đúng (a) cho 0,25; ghi lại 2 tính từ
đúng ( nhạt loãng, êm dịu) cho 0,25 điểm, đúng 1 từ cho 0,1 điểm
Câu 7: 0,5 điểm (b)
Câu 8: 1 điểm : chỉ ra đúng mỗi bộ phận cho 0,5 điểm.
* Cách tính điểm: - Điểm đọc là điểm của phần đọc hiểu và phần luyện từ và câu
cộng lại với điểm đọc thành tiếng, làm tròn 0,5 lên 1.
- Điểm viết: Là điểm của phần chính tả và điểm tập làm văn cộng lại làm tròn từ
0,5 lên 1.
- Điểm chung môn Tiếng Việt: là điểm trung bình cộng 2 điểm đọc và viết làm
tròn 0,5 lên 1.
___________________________________________________________________
_
ĐỀ 2
PHÒNG GD _ ĐT TP PHỦ LÍ
Trường Tiểu học Phù Vân
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Năm học: 2013 -2014
Môn Tiếng Việt : lớp 5
(Thời gian làm phần viết và đọc hiểu: 60 phút)
Họ và tên:.....................................................................................................................
Lớp:................. Phòng thi:.........................
SBD:......................................................
Trường:..........................................................................................................................
I. Kiểm tra viết (40 phút)
A. Chính tả ( 10 phút)
B. Tập làm văn ( 30 phút)
Đề bài: Tả cảnh nơi em ở vào một buổi sáng đẹp trời.