Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Báo cáo điều tra sản xuất rau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.71 KB, 15 trang )

SỞ NN VÀ PTNT LÀO CAI
CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ
BẢO VỆ THỰC VẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lào Cai, ngày

Số:

tháng

năm 2016

/BC - TT&BVTV
BÁO CÁO
Kết quả điều tra về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ
rau an toàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Để nắm bắt được tình hình thực tế về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rau an
toàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật phối hợp với
Chi cục Trồng trọt và BVTV Lào Cai tổ chức các cuộc điều tra tại các vùng sản xuất
rau, các hộ kinh doanh và một số người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Kết quả cụ thể
như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Lào Cai có vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt do địa hình đồi núi cao
phức tạp nên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau, khí hậu các vùng ôn đới
mát mẻ quanh năm, thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Điều kiện nhiệt
độ và lượng mưa hàng năm tương đối ổn định. Ngoài ra, về địa hình, các huyện vùng
cao nằm trong vùng thung lũng bao quanh bởi các dãy núi cao, các huyện vùng thấp


nằm dọc theo các con sông lớn, đất đai mầu mỡ rất thuận lợi cho phát triển sản xuất
các vùng rau. Đây cũng là cơ sở cho việc quy hoạch các vùng rau an toàn.
Tính đến nay, toàn tỉnh Lào Cai đã phát triển ổn định vùng rau an toàn với diện
tích 656 ha, sản lượng đạt 75 – 80 nghìn tấn/năm. Vùng rau an toàn phân bố chủ yếu
tại Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát và thành phố Lào Cai; sản lượng đạt trên
30.000 tấn, cơ bản đáp ứng nhu cầu rau chất lượng cao nội tỉnh và một phần cho các
thị trường ngoại tỉnh.
Tại các huyện vùng thấp như Bát Xát, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai với lợi
thế đất đai mầu mỡ, vùng sản xuất rau an toàn chủ yếu tập trung tại các khu vực ven


sông để tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng từ đất phù sa. Chủng loại rau cũng rất đa
dạng phong phú và chủ yếu phát triển các loại rau chính vụ với năng suất và chất
lượng tương đối tốt.
Tại các khu vực vùng cao thường tồn tại các loài rau bản địa có nguồn gốc từ
địa phương, được người dân trồng và khai thác từ lâu đời. Chính điều này đã tạo nên
nhiều sản phẩm rau đặc sản mang mầu sắc bản địa riêng của từng vùng như: Rau cải
mèo, cải xòe, dưa mèo, khởi tử...ở Sa Pa, Bắc Hà. Các huyện vùng cao với khí hậu ôn
đới, mát mẻ quanh năm, bà con có thể sản xuất được nhiều loại rau trái vụ mang lại
giá trị kinh tế cao.
Bên cạnh đó, ngoài những lợi thế về đất đai, khí hậu và nguồn gien, Lào Cai
còn có nhiều thế mạnh về thị trường. Là một trong những tỉnh phát triển mạnh về kinh
tế ở khu vực Tây Bắc, nhận thức của người tiêu dùng cũng đã được nâng cao, yêu cầu
về sản phẩm rau an toàn, đảm bảo chất lượng được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, khi kết
cấu hạ tầng xã hội tiếp tục được đầu tư; giao thông giữa Lào Cai với các địa phương
khác, đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng rất thuận tiện; ngành du lịch đang phát triển
mạnh là cơ hội lớn cho các sản phẩm rau an toàn của Tỉnh.
Tuy nhiên, mặc dù có rất nhiều thuận lợi cho sản xuất rau an toàn, nhưng nhìn
chung, trong những năm qua, phát triển sản xuất rau an toàn của tỉnh vẫn chưa phát
huy xứng với tiềm năng của vùng. Để đánh giá cụ thể về sản xuất rau an toàn và đưa

ra các giải pháp để thúc đầy sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ, cần tổ chức các cuộc
điều tra, đánh giá thực tế.
II. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Mục đích
Thông qua việc thu thấp các phiếu điều tra về tình hình sản xuất, kinh doanh và
tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh, giúp nắm bắt được tình hình thực tế sản xuất và
thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển
sản xuất rau an toàn, đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm rau an toàn, đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng và giúp nâng cao thu nhập cho người trực tiếp sản xuất.


2. Yêu cầu
Thu thập được các thông tin chính xác, trung thực của các hộ tham gia điều tra
về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ.
Nắm bắt nhu cầu của các hộ sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rau an toàn trên
địa bàn tỉnh.
Xử lý số liệu, tổng hợp báo cáo khách quan, chính xác.
III. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA
1. Nội dung
- Điều tra về tình hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai như: Tình
hình sử dụng thuốc BVTV, các lớp tập huấn người dân đã tham gia, nhận xét của các
hộ sản xuất về tình hình quản lý và phát triển sản xuất, một số đề xuất, kiến nghị để
đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng...
- Điều tra về tình hình kinh doanh rau an toàn trên địa bàn tỉnh như: Địa điểm
thu mua rau, loại hình kinh doanh rau, sản lượng rau bán hàng tháng, lợi nhuận thu
được trong tháng, một số đề xuất để phát triển kinh doanh rau an toàn...
- Điều tra về tình hình tiêu thu rau an toàn trên địa bàn tỉnh như: Khối lượng
rau sử dụng của hộ gia đình trong 1 ngày, loại rau thường sử dụng trong gia đình, địa
điểm thường mua rau, một số đề xuất để nâng cao chất lượng rau theo nhu cầu của
người tiêu dùng...

2. Phương pháp điều tra
- Đối với điều tra tình hình sản xuất: Phát phiếu điều tra cho các hộ dân tham
gia các lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn, phát phiếu điều tra cho các hộ trong vùng
sản xuất rau an toàn.
- Đối với điều tra tình hình kinh doanh rau an toàn: Phát phiếu điều tra hoặc
phỏng vấn trực tiếp các hộ kinh doanh rau tại chợ, của hàng rau...
- Đối với điều tra tình hình tiêu thụ rau an toàn: Phát phiếu điều tra hoặc phỏng
vấn trực tiếp những người tiêu thụ rau tại các chợ, cửa hàng...
3. Địa điểm điều tra


3.1. Điều tra tình hình sản xuất rau an toàn
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, các vùng sản xuất rau an toàn tập trung chủ
yếu tại các huyện, TP như Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát và thành phố Lào Cai.
Do vậy, để điều tra sát với tình hình thực tế, Chi cục đã lựa chọn điều tra tình hình sản
xuất rau tại các vùng sản xuất tập trung, trong đó chủ yếu là các hộ sản xuất rau an
toàn tại Sa Pa, Bắc Hà và thành phố Lào Cai.
3.2. Điều tra tình hình kinh doanh
Để điều tra các hộ kinh doanh, Chi cục đã lựa chọn các hộ kinh doanh từ nhỏ lẻ
đến quy mô lớn, với chủng loại sản phẩm rau đa dạng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có
rất nhiều địa điểm kinh doanh rau an toàn, hầu hết các chợ trung tâm của huyện, thành
phố đều có các hộ kinh doanh rau, tuy nhiên, các sản phẩm rau an toàn thì được kinh
doanh nhiều hơn tại chợ Sa Pa, Bắc Hà và thành phố Lào Cai.
Đối với kinh doanh rau an toàn tại Sa Pa, Bắc Hà: 2 huyện này đều là 2 huyện
trọng điểm về phát triển du lịch của tỉnh. Lượng khách du lịch hàng năm là thị trường
tiêu thụ rất có tiềm năng của rau an toàn. Tại Sa Pa, Bắc Hà, rau an toàn không chỉ
được bày bán tại chợ trung tâm, mà còn có các đại lý, cửa hàng kinh doanh rau an
toàn riêng, bên cạnh đó, còn xuất hiện hình thức kinh doanh giao hàng trực tiếp cho
nhà hàng, khách sạn. Do vậy, lượng rau an toàn hàng năm tiêu thụ rất nhiều ngay tại
địa phương sản xuất.

Đối với kinh doanh rau an toàn ở thành phố Lào Cai: Thành phố Lào Cai là nơi
tập trung nhiều thành phần kinh tế, trong đó chủ yếu là những người có trình độ dân
trí cao. Việc kinh doanh rau an toàn tại thành phố rất thuận lợi, do đáp ứng được nhu
cầu về chất lượng cũng như hình thức của người tiêu dùng.
Với những đặc điểm về kinh doanh rau an toàn tại các khu vực trên, Chi cục đã
lựa chọn là địa điểm chính để điều tra về tình hình kinh doanh. Bên cạnh đó, Chi cục
cũng đã tổ chức điều tra trên tất các các chợ trung tâm của nhiều huyện khác để đưa ra
được đánh giá khách quan nhất về tình hình kinh doanh rau an toàn trên địa bàn tỉnh.
3.3. Điều tra về tình hình tiêu thụ


Dựa trên sức tiêu thụ chính tại thị trường rau an toàn của tình Lào Cai, Chi cục
đã thực hiện các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp đối với những người tiêu dùng chủ
yếu tại TP. Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà và các địa phương khác trong toàn tỉnh.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Để điều tra tình hình sản xuất rau an toàn, nhóm điều tra đã phát phiếu cho các
hộ sản xuất rau an toàn tại các hợp tác xã, các vùng sản xuất rau an toàn của tỉnh. Kết
quả cụ thể như sau:
- Diện tích trồng trọt: Diện tích trồng trọt trung bình của 50 hộ sản xuất được điều
tra là 1,8 sào, trong đó diện tích rau chuyên canh trung bình là 1,6 sào.
- Sản lượng trung bình: Sản lượng trung bình của 50 hộ sản xuất được điều tra đạt
18,3 tạ/năm; Thu nhập trung bình trong năm đạt 21.800.000 đồng; Lợi nhuận thu được
trung bình hàng năm đạt 15.000.000 – 17.000.000 đồng; Loại rau trồng đa dạng nhiều
chủng loại như: Rau cải các loại, rau bản địa (cải mèo, cải xòe, khởi tử...), cà chua, rau
muống, rau ngót, rau thơm...
- Ý kiến về sản xuất rau an toàn:
- Các lớp tập huấn, huấn luyện do huyện, tỉnh mở:
+ 2/50 hộ sản xuất được điều tra đã tham gia các lớp tập huấn về IPM, sản xuất
rau an toàn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

+ 6/50 hộ sản xuất được điều tra đã tham gia các lớp tập huấn về sản xuất rau
an toàn và sử dụng thuốc BVTV.
+ 33/50 hộ sản xuất được điều tra đã tham gia các lớp tập huấn về sản xuất rau
an toàn.
+ 9/50 hộ sản xuất được điều tra đã tham gia các lớp tập huấn về sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật.
- Hiểu biết về một số kỹ thuật, chương trình tiến bộ kỹ thuật liên quan đến sản
xuất rau an toàn:


+ 3/50 hộ sản xuất được điều tra hiểu biết về cả 3 nội dung: Nội dung 4 đúng
trong sử dụng thuốc BVTV; Tiêu chuẩn của rau an toàn; Thời gian cách ly; Phân loại
độc hại của thuốc.
+ 34/50 hộ sản xuất được điều tra hiểu biết về 2 nội dung: Nội dung 4 đúng
trong sử dụng thuốc BVTV và Tiêu chuẩn của rau an toàn.
+ 13/50 hộ sản xuất được điều tra hiểu biết về 2 nội dung: Nội dung 4 đúng
trong sử dụng thuốc BVTV và thời gian cách ly.
- Kỹ thuật áp dụng trên ruộng rau của gia đình:
+ Các kỹ thuật áp dụng: 0/50 hộ áp dụng kỹ thuật IPM; 21/50 hộ áp dụng sản
xuất rau an toàn; 0/50 hộ áp dụng rau VietGAP; 5/50 hộ sử dụng thuốc sinh học.
+ Cách sử dụng thuốc BVTV: 5/50 hộ phun thuốc định kỳ; 18/50 hộ phun thuốc
theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật; Không có hộ nào không sử dụng thuốc BVTV;
43/50 hộ phun thuốc khi phát hiện thấy sâu bệnh; 17/50 hộ phun theo chỉ dẫn của
nhãn thuốc và 4/50 hộ phun theo hướng dẫn của đại lý thuốc BVTV.
- Thực tế sử dụng các loại thuốc BVTV cho 1 vụ rau của hộ nông dân:
+ Thuốc trừ sâu: 4/50 hộ được điều tra không sử dụng thuốc trừ sâu. Còn lại
46/50 hộ đều sử dụng từ 1 – 4 lần thuốc trừ sâu trong 1 vụ rau. Các loại thuốc được
sử dụng chủ yếu như: DyLan, Emaben, BT, Abamectin...
+ Thuốc trừ bệnh: 31/50 hộ không sử dụng thuốc trừ bệnh trên rau. Còn lại
19/50 hộ có sử dụng từ 1 – 3 lần thuốc trừ bệnh trong 1 vụ rau. Các loại thuốc được

sử dụng chủ yếu như: Zinhep, Binconil, Avil, Score...
+ Thuốc trừ cỏ: 100% các hộ được điều tra đều không sử dụng thuốc trừ cỏ
trong sản xuất rau an toàn.
+ Thuốc kích thích sinh trường: 100% các hộ được điều tra đều không sử dụng
thuốc kích thích sinh trưởng trong sản xuất rau an toàn.
+ Sử dụng thuốc ngoài danh mục: Không có hộ được điều tra sử dụng thuốc
ngoài danh mục.
+ Hỗn hợp thuốc khi phun: 12/50 hộ được điều tra có hỗn hợp thuốc khi phun.


+ So sánh việc sử dụng thuốc với thời điểm trước khi được học kỹ thuật: Nhìn
chung, các hộ đều nhận thấy, việc sử dụng thuốc BVTV hiện nay đã giảm 1 – 2 lần so
với trước đây. Nguyên nhân do các hộ đã được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật,
trình độ nhận thức được nâng cao nên việc sử dụng thuốc không tràn lan, ảnh hưởng
xấu đến môi trường và con người.
+ Số loại thuốc sử dụng cho rau: 37/50 hộ được điều tra sử dụng dưới 3 loại
thuốc; 13/50 hộ được điều tra sử dụng 4 – 5 loại thuốc.
+ Hiện tượng ngộ độc thuốc BVTV: 15/50 hộ được điều tra đã từng bị ngộ độc
thuốc BVTV với những biểu hiện nhẹ như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngứa rát tay
chân...; 35/50 hộ được điều tra chưa từng bị ngộ độc thuốc BVTV và không có hộ nào
bị ngộ độc thuốc phải đi viện.
- Dịch vụ bảo vệ thực vật:
+ Nơi mua thuốc BVTV: 4/50 hộ mua thuốc BVTV tại hợp tác xã; 40/50 hộ
mua thuốc BVTV tại cửa hàng đại lý thuốc; 6/50 hộ mua thuốc BVTV ngoài chợ.
+ Người hướng dẫn kỹ thuật: 23/50 hộ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của
Khuyến nông xã; 18/50 hộ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của đại lý thuốc; 2/50 hộ tự
sử dụng thuốc; 4/50 hộ sử dụng thuốc theo đài, báo, tài liệu; 3/50 hộ sử dụng thuốc
theo hàng xóm.
- Địa chỉ bán rau: 28/50 hộ bán rau tại nhà đồng thời mang ra chợ bán; 17/50 hộ
được hợp tác xã thu mua; 5/50 hộ bán rau cho siêu thị, nhà hàng.

- Nhận xét về quản lý và phát triển sản xuất rau an toàn thời gian qua:
- Vấn đề sản xuất rau an toàn tại địa phương: 50/50 hộ nhận thấy địa phương đã
phát triển sản xuất rau an toàn; 5/50 hộ cho rằng địa phương đã phát triển SXRAT với
quy mô rộng; 35/50 hộ cho rằng địa phương phát triển SXRAT với quy mô hẹp; 10/50
hộ cho rằng phát triển SXRAT còn gặp nhiều khó khăn.
- Điều cản trở chính cho phát triển SX RAT hiện nay: 7/50 hộ cho rằng cả 3 yếu
tố (kỹ thuật, tiêu thụ và giá đều cản trở việc phát triển SXRAT; 9/50 hộ cho rằng kỹ


thuật là yếu tố cản trở chính; 16/50 hộ cho rằng tiêu thụ là yếu tố cản trở chính; 18/50
hộ cho rằng giá là yếu tố cản trở chính.
- Đánh giá về vấn đề quản lý thuốc BVTV trong SXRAT: 42/50 hộ đánh giá
quản lý tốt; 8/50 hộ đánh giá quản lý chưa tốt.
- Nhu cầu tiếp tục tập huấn, huấn luyện về SXRAT: 50/50 hộ được điều tra
mong muốn được tiếp tục tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật.
- Nhu cầu tham gia thực hiện sản xuất rau: 7/50 hộ mong muốn thực hiện IPM
rau; 43/50 hộ mong muốn thực hiện sản xuất RAT.
- Đề xuất đầy mạnh sản xuất và tiêu dùng RAT
+ 48/50 hộ được điều tra đồng ý đẩy mạnh SXRAT là chủ yếu; 2/50 hộ được
điều tra đồng ý đẩy mạnh SXRAT VietGAP là chủ yếu.
+ 37/50 hộ được điều tra đồng ý RAT và rau VietGAP bắt buộc phải có chứng
nhận và tem nhãn.
+ 16/50 hộ được điều tra đồng ý bắt buộc kinh doanh RAT ở siêu thị, chợ nông
sản an toàn, cửa hàng RAT.
- Nhà nước hỗ trợ khâu:
+ 5/50 hộ mong muốn được nhà nước hỗ trợ tất các khâu (Tập huấn nông dân
SXRAT; Tổ chức các chợ, cửa hàng RAT; Thông tin tuyên truyền về SX, KD, tiêu thụ
RAT; Chứng nhận RAT)
+ 12/50 hộ mong muốn được nhà nước hỗ trợ 3 khâu: Tập huấn nông dân
SXRAT; Tổ chức các chợ, cửa hàng RAT; Thông tin tuyên truyền về SX, KD, tiêu thụ

RAT.
+ 15/50 hộ mong muốn hỗ trợ 2 khâu:Tập huấn nông dân SXRAT; Tổ chức các
chợ, cửa hàng RAT.
+ 11/50 hộ mong muốn hỗ trợ 2 khâu: Tổ chức các chợ, cửa hàng RAT; Thông
tin tuyên truyền về SX, KD, tiêu thụ RAT.
+ 7/50 hộ mong muốn hỗ trợ 2 khâu: Tập huấn nông dân SXRAT, Chứng nhận
RAT.


- Tăng cường quản lý SXKD, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất
RAT: 50/50 hộ đồng ý.
- Tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm khắc vi phạm trong sản xuất, kinh doanh
rau an toàn: 47/50 hộ đồng ý.
- Quy hoạch các vùng sản xuất RAT và sản xuất ray VietGAP tập trung: 44/50
hộ đồng ý.
- Thống nhất lại cách gọi tên rau sạch: 22/50 hộ đồng ý; 28/50 hộ không đồng ý
với cách gọi tên.
*/ Đề xuất của các hộ sản xuất: Hầu hết các hộ sản xuất được điều tra đều
mong muốn được Nhà nước hỗ trợ tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới
trong sản xuất giúp nâng cao năng suất, chất lượng rau. Đồng thời, các hộ sản xuất
cũng mong muốn Nhà nước hỗ trợ quy hoạch và mở rộng nhiều diện tích sản xuất rau
an toàn, xây dựng các khu chợ, siêu thị chuyên kinh doanh rau an toàn để người sản
xuất yên tâm về đầu ra cho các sản phẩm rau an toàn, từng bước hình thành các vùng
sản xuất rau an toàn theo chuỗi hàng hóa.
2. Kết quả điều tra tình hình kinh doanh rau an toàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Để điều tra tình hình kinh doanh rau an toàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, nhóm
điều tra đã điều tra, phỏng vấn trực tiếp những hộ kinh doanh tại chợ, cửa hàng. Kết
quả cụ thể như sau:
- Loại hình kinh doanh:
+ 9/10 hộ kinh doanh được điều tra kinh doanh rau tại chợ. Các chợ chủ yếu là

chợ Cốc Lếu, chợ Nguyễn Du, chợ Kim Tân, chợ Pom Hán – thành phố Lào Cai.
+ 1/10 hộ kinh doanh được điều tra kinh doanh rau tại cửa hàng rau an toàn.
+ Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện chưa có siêu thị chuyên kinh doanh rau an
toàn, do vậy không có hộ kinh doanh rau an toàn tại siêu thị.
- Sản lượng rau bán trung bình: Sản lượng rau bán trung bình của 10 hộ kinh
doanh được điều tra đạt 3.625 kg/tháng. Doanh thu trung bình đạt 29.405.000
đồng/tháng. Lợi nhuận trung bình trong tháng đạt 8.030.000 đồng. Số loại rau thường


kinh doanh trung bình khoảng 10 loại như rau cải mèo, cải bắp, cải mơ, cải chíp, cà
chua, rau thơm, rau muống, rau ngót...
- Địa điểm thu mua rau:
+ 1/10 hộ được điều tra thu mua rau tại cả 3 địa điểm (tại đồng, tại cửa hàng,
mua buôn lại) tùy theo từng thời điểm.
+ 5/10 hộ được điều tra chỉ thu mua rau trực tiếp tại đồng ruộng.
+ 4/10 hộ được điều tra chỉ thu mua rau bằng cách mua buôn lại.
- Loại rau thường thu mua:
+ 2/10 hộ được điều tra thu mua cả rau thường và rau an toàn.
+ 5/10 hộ được điều tra chỉ thu mua rau thường.
+ 3/10 hộ được điều tra chỉ thu mua rau an toàn.
- Ý kiến của các hộ kinh doanh được điều tra về kinh doanh rau an toàn:
+ Loại hình kinh doanh: 9/10 hộ được điều tra đồng ý chỉ được kinh doanh rau
an toàn; 1/10 hộ được điều tra đồng ý chỉ được kinh doanh rau có nhãn hiệu bao bì.
+ Địa điểm kinh doanh: 6/10 hộ kinh doanh được điều tra mong muốn lập cửa
hàng bán rau an toàn riêng; 4/10 hộ kinh doanh mong muốn lập khu chợ, chợ kinh
doanh rau an toàn riêng.
+ Giá rau an toàn: 1/10 hộ kinh doanh được điều tra muốn giá rau an toàn tương đương
rau thường; 9/10 hộ kinh doanh được đCáciều tra mong muốn giá rau an toàn cao hơn 20%.
- Đề xuất để phát triển sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rau an toàn:
+ 10/10 hộ kinh doanh được điều tra đề xuất đẩy mạnh rau an toàn là chủ yếu;

không có hộ nào để xuất đẩy mạnh sản xuất rau an toàn VietGAP là chủ yếu.
+ 9/10 hộ kinh doanh được điều tra đề xuất rau an toàn và rau VietGAP bắt
buộc phải có chứng nhận và tem nhãn mác; 1/10 hộ không đưa ra ý kiến.
+ 8/10 hộ kinh doanh được điều tra đề xuất bắt buộc kinh doanh rau an toàn ở
siêu thị, chợ nông sản an toàn, cửa hàng rau an toàn; 2/10 hộ không đưa ra ý kiến.
- Đề xuất nhà nước hỗ trợ:


+ 2/10 hộ kinh doanh được điều tra mong muốn nhà nước hỗ trợ tất cả các khâu
(Tập huấn nông dân sản xuất RAT; Tổ chức các chợ, cửa hàng RAT; Thông tin tuyên
truyền về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ RAT; Chứng nhận RAT)
+ 1/10 hộ kinh doanh được điều tra mong muốn Nhà nước hỗ trợ 3 khâu (Tập
huấn nông dân sản xuất RAT; Thông tin tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ
RAT; Chứng nhận RAT)
+ 1/10 hộ kinh doanh được điều tra mong muốn Nhà nước hỗ trợ 3 khâu (về Tổ
chức các chợ, cửa hàng RAT; Thông tin tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ
RAT; Chứng nhận RAT).
+ 1/ 10 hộ kinh doanh được điều tra mong muốn Nhà nước hỗ trợ 2 khâu (về
Thông tin tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ RAT và Chứng nhận RAT).
+ 1/10 hộ hộ kinh doanh được điều tra mong muốn Nhà nước hỗ trợ 2 khâu (về
Tập huấn nông dân sản xuất RAT; Thông tin tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh,
tiêu thụ RAT).
+ 1/10 hộ hộ kinh doanh được điều tra mong muốn Nhà nước hỗ trợ 2 khâu (về
Tập huấn nông dân sản xuất RAT; Thông tin tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh,
tiêu thụ RAT).
+ 1/10 hộ kinh doanh được điều tra mong muốn Nhà nước hỗ trợ 1 khâu về Tổ
chức các chợ, cửa hàng RAT.
+ 2/10 hộ kinh doanh được điều tra mong muốn Nhà nước hỗ trợ 1 khâu về
Thông tin tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ RAT.
- Tăng cường quản lý, SXKD, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV trong sản

xuất RAT: 10/10 hộ kinh doanh được điều tra đồng ý.
- Tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm khắc vi phạm trong sản xuất, kinh
doanh rau an toàn: 10/10 hộ đồng ý.
- Quy hoạch các vùng sản xuất RAT và sản xuất rau VietGAP tập trung: 6/10
hộ đồng ý; 4/10 hộ đưa ra ý kiến.
- Quy định về tổ chức được sản xuất RAT:


+ 9/10 hộ kinh doanh được điều tra đồng ý hộ nông dân chỉ nên sản xuất RAT.
+ 1/10 hộ kinh doanh được điều tra đồng ý Doanh nghiệp và trang trại sản xuất
rau VietGAP.
- Thống nhất lại tên gọi về rau sạch: 8/10 hộ kinh doanh được điều tra đồng ý
cách gọi tên rau sạch; 2/10 hộ kinh doanh được điều tra không đồng ý với cách gọi tên
rau sạch.
- Đề xuất của các hộ kinh doanh được phỏng vấn: Nhìn chung, đối với các hộ
kinh doanh, nếu muốn có môi trường kinh doanh rau an toàn bền vững thì đều cần
phải có các sản phẩm rau an toàn đảm bảo chất lượng. Do vậy, các hộ đều mong muốn
những người trực tiếp sản xuất luôn có ý thức trong việc đảm bảo chất lượng sản
phẩm rau an toàn.
3. Kết quả điều tra tình hình tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Đối với điều tra về tình hình tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai,
nhóm làm việc đã gặp gỡ và điều trực tiếp người tiêu dùng khi họ đang có nhu cầu
mua rau. Những người được điều tra thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau với nghề nghiệp
đa dạng và chủ yếu là nữ giới. Kết quả cụ thể như sau:
- Số nhân khẩu trong gia đình: Các hộ được điều tra chủ yếu có từ 3 – 5 nhân
khẩu trong gia đình.
- Số lượng rau thường sử dụng: Trung bình các hộ tiêu thụ khoảng 2,4 kg rau
trong 1 ngày, loại rau sử dụng chủ yếu cả rau thường và rau an toàn, không có hộ gia
đình nào tiêu thụ rau VietGAP.
- Địa điểm mua rau chủ yếu:

+ 2/20 hộ tiêu dùng được điều tra thường mua rau ở hai địa điểm là chợ và cửa
hàng rau an toàn.
+ 3/20 hộ tiêu dùng được điều tra thường mua rau ở hai địa điểm là chợ và hàng
rong.
+ 15/20 hộ tiêu dùng được điều tra chủ yếu mua rau tại chợ.


- Tự trồng rau phục vụ nhu cầu gia đình: 7/20 hộ tiêu dùng được điều tra tự
trồng rau để phục vụ nhu cầu gia đình, đảm bảo vệ sinh an toàn; 13/20 hộ tiêu dùng
được điều tra không trồng rau.
- Vấn đề ngộ độc về rau an toàn: Không có hộ tiêu dùng được điều tra bị ngộ
độc rau an toàn.
- Ý kiến của các hộ kinh doanh được điều tra về kinh doanh rau an toàn:
+ Loại hình kinh doanh: 7/20 hộ tiêu dùng được điều tra đồng ý chỉ được kinh
doanh rau an toàn; 3/20 hộ tiêu dùng được điều tra đồng ý chỉ được kinh doanh rau có
nhãn hiệu bao bì.
+ Địa điểm kinh doanh: 12/20 hộ tiêu dùng được điều tra mong muốn có thành
lập các cửa hàng bán rau an toàn riêng; 8/20 hộ tiêu dùng mong muốn lập khu chợ,
chợ kinh doanh rau an toàn riêng.
+ Giá rau an toàn: 13/20 hộ tiêu dùng được điều tra muốn giá rau an toàn tương đương
rau thường; 7/20 hộ tiêu dùng được điều tra mong muốn giá rau an toàn cao hơn 20%.
- Đề xuất để phát triển sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rau an toàn:
+ 2/20 hộ tiêu dùng được điều tra đề xuất đẩy mạnh cả sản xuất RAT và sản
xuất RAT VietGAP; 15/20 hộ tiêu dùng được điều tra đề xuất đẩy mạnh sản xuất RAT
là chủ yếu; 3/20 hộ tiêu dùng được điều tra đề xuất đẩy mạnh sản xuất RAT VietGAP
là chủ yếu.
+ 17/20 hộ tiêu dùng được điều tra đề xuất rau an toàn và rau VietGAP bắt buộc
phải có chứng nhận và tem nhãn mác; 3/20 hộ tiêu dùng không đưa ra ý kiến.
+ 13/20 hộ kinh doanh được điều tra đề xuất bắt buộc kinh doanh rau an toàn ở siêu
thị, chợ nông sản an toàn, cửa hàng rau an toàn; 7/20 hộ tiêu dùng không đưa ra ý kiến.

- Đề xuất nhà nước hỗ trợ:
+ 13/20 hộ tiêu dùng được điều tra mong muốn nhà nước hỗ trợ tất cả các khâu
(Tập huấn nông dân sản xuất RAT; Tổ chức các chợ, cửa hàng RAT; Thông tin tuyên
truyền về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ RAT; Chứng nhận RAT)


+ 6/20 hộ tiêu dùng được điều tra mong muốn Nhà nước hỗ trợ 3 khâu (Tập
huấn nông dân sản xuất RAT; Thông tin tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ
RAT; Chứng nhận RAT)
+ 1/20 hộ kinh doanh được điều tra mong muốn Nhà nước hỗ trợ 3 khâu (về Tổ
chức các chợ, cửa hàng RAT; Thông tin tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ
RAT; Chứng nhận RAT).
- Tăng cường quản lý, SXKD, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV trong sản
xuất RAT: 20/20 hộ tiêu dùng được điều tra đồng ý.
- Tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm khắc vi phạm trong sản xuất, kinh
doanh rau an toàn: 20/20 hộ đồng ý.
- Quy hoạch các vùng sản xuất RAT và sản xuất rau VietGAP tập trung:
18/20 hộ đồng ý; 2/20 hộ không đưa ra ý kiến.
- Quy định về tổ chức được sản xuất RAT:
+ 13/20 hộ điều tra được điều tra đồng ý hộ nông dân chỉ nên sản xuất RAT.
+ 7/20 hộ điều tra được điều tra đồng ý Doanh nghiệp và trang trại sản xuất rau
VietGAP.
- Thống nhất lại tên gọi về rau sạch: 13/20 hộ tiêu dùng được điều tra đồng ý
cách gọi tên rau sạch; 7/20 hộ tiêu dùng được điều tra không đồng ý với cách gọi tên
rau sạch.
- Đề xuất của các hộ tiêu dùng được phỏng vấn: Các hộ tiêu dùng đều mong
muốn chất lượng rau an toàn bán ra thị trường ngày một nâng cao, đảm bảo cho người
tiêu dùng những sản phẩm thực sự an toàn.
V. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi

Các vùng sản xuất rau an toàn của tỉnh được quy hoạch tập trung, giao thông đi
lại thuận lợi. Do vậy, việc tổ chức điều tra được triển khai tương đối thuận lợi.


Trong quá trình điều tra luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp Lãnh
đạo, sự phồi hợp tạo điều kiện của UBND các huyện, thành phố. Bên cạnh đó, các hộ
được điều tra luôn phối hợp nhiệt tình, cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ.
2. Khó khăn
Một số hộ được điều tra đôi khi còn e ngại chia sẻ thông tin và đưa ra các đề
xuất, kiến nghị.
VI. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ
Mặc dù đã hình thành các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, tuy nhiên diện tích
còn thấp, chưa tương ứng với tiềm năng phát triển của vùng, do vậy, đề nghị các cấp chính
quyền tiếp tục quan tâm, chỉ đạo quy hoạch mở rộng các vùng sản xuất rau an toàn theo
hướng hàng hóa và tổ chức liên kết theo chuỗi.
Bên cạnh đó, năng suất, chất lượng rau an toàn tại các vùng sản xuất vẫn chưa cao,
một số diện tích có chất lượng rau chưa đảm bảo. Do đó, đề nghị các cơ quản chuyên môn
tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, tập huấn nâng cao năng lực cho các hộ sản xuất để
giúp nâng cao năng suất chất lượng rau an toàn, đồng thời nâng cao thu nhập cho hộ sản
xuất, kinh doanh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Trên đây là Báo cáo kết quả điều tra tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ
rau an toàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai./.
Nơi nhận:
- Hội KHKT Bảo vệ thực vật;
- Lãnh đạo Chi cục;
- Lưu./.

BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI




×