Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG THẠC SỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.41 KB, 9 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG

NGUYỄN NGỌC HẢI

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH, TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
NGUYỄN BỈNH KHIÊM, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC THỂ CHẤT

ĐÀ NẴNG – 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH


2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG

NGUYỄN NGỌC HẢI

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH, TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ


NGUYỄN BỈNH KHIÊM, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.

Chuyên ngành

: Giáo dục thể chất

Mã số

: 60140103

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Cán bộ hướng dẫn khoa học:

TS. Đặng Thị Hồng Nhung

ĐÀ NẴNG – 2015
ĐÀ NẴNG – 2015
1. PHẦN MỞ ĐẦU


3
Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận quang trọng không thể
thiếu của nền giáo dục hiện nay. Dưới chế độ của nền XHCN con người là vốn
quý nhất. Bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho nhân dân lao động mà trước hết là
đối tượng học sinh trong các trường học là một mục tiêu cấp bách. Bởi vì thế hệ
trẻ là thế hệ tương lai của đất nước, quyết định sự phát triển của quốc gia
TDTT là sự nghiệp của toàn nước toàn nhân dân, bao gồm TDTT quần
chúng, thể thao thành tích cao, thể thao dân tộc và TDTT trường học. TDTT
trường học bao gồm giáo dục thể chất bắt buộc và các hoặt động TDTT ngoại
khóa. GDTC trong trường học các cấp là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo

dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đồng thời là bộ phận quang trọng
trong hệ thống quốc dân. Cùng với thể thao thành tích cao. GDTC trong trường
học đang góp phần đảm bảo cho nền TDTT nước ta phát triển cân đối và đồng
bộ.
Mục đính của GDTC nước ta là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con
người toàn diện. Như nghị quyết trung ương IV chỉ rõ “sự phát triển cao về trí
tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
Đó là mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân ta nhằm thực hiện chiến lược phát triển
con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong giai đoạn hiện nay rèn luyện
và phát triển thể chất trong nhà trường là một điều hết sức cần thiết, nó gắn liền
với thực hiện mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần của nghị quyết
của đại hội lần thứ VII là: “nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức có tay nghề, có năng lực hình
thành tự chủ, năng động sáng tạo.” Tuy nhiên cũng nhận thức rõ ràng là công tác
giáo dục thể chất có sự phát triển tiến bộ, nhưng mộ số trường vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu mục tiêu giáo dục hiện nay.
Trong những năm qua, mặc dù có sự quang tâm của Đảng của chính
quyền các cấp và sự nỗ lực quyết tâm của cán bộ giáo viên, công nhân viên
ngành giáo dục đào tạo thành phố và nhân dân địa phương. Song số lượng và
chất lượng trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Đà Nẵng, vẫn còn


4
phát triển chậm, đặt biệt là lĩnh vực giáo dục thể chất trong nhà trường vẫn chưa
được coi trọng, chưa có sự đầu tư, quan tâm bằng các môn học khác. Vấn đề
đáng quan tâm nhấn mạnh ở đây là: cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể
chất vẫn còn nhiều hạn chế, nội dung chương trình, tài liệu còn chưa hoàng
chỉnh, chưa thật sự thích hợp với từng đối tượng học sinh, nhu cầu tập luyện của
học sinh chưa được đáp ứng đầy đủ.
Hơn thế nữa nhà trường chưa có nhận thức đầy đủ và nghiêm túc về công

tác giáo dục thể chất cho học sinh. Hàng năm nhà trường vẫn cho học sinh tham
gia thi đấu những môn thể thao cấp quận thành phố tổ chức nhưng chủ yếu là
mang tính chất hình thức, có làm cho hoàn thành mục tiêu nhà nước giao cho.
Do vậy, việc tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng công tác giáo
dục thể chất trong các trường học đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn
Đảng, ngành TDTT và ngành giáo dục đào tạo nói riêng. Nhận thức được vấn đề
nêu trên với công tác hiện nay tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố
Đà Nẵng cùng với sự giúp đỡ của giáo viên chỉ đạo, tôi mạnh dạng đi sâu nghiên
cứu đề tài:
“NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH,
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN BỈNH KHIÊM, THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG”.

5 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng những tồn tại, nguyên nhân và hạn chế công
tác GDTC tại Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Đà Nẵng, đề tài đề
xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC cho
HS, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Đà Nẵng phù hợp với điều
kiện thực tiễn Nhà trường, góp phần vào mục tiêu giáo dục con người mới phát
triển toàn diện.
Mục tiêu nghiên cứu:


5
Để đạt đượ
c mục đích nghiên cứu, đề tài đã đề ra các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC của trường THCS
Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Đà Nẵng.
- Thực trạng về Chương trình môn học GDTC.

- Thực trạng về cơ sở vật chất.
- Thực trạng về đội ngũ giáo viên GDTC.
- Thực trạng về các hoạt động thể thao ngoại khóa.
- Thực trạng mức độ nhận thức về vai trò, vị trí công tác GDTC đối với GV,
HS tại Nhà trường.
- Thực trạng về kết quả học tâm môn học Thể dục.
Mục tiêu 2: Lựa chọn và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công
tác GDTC cho học sinh, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Đà
Nẵng.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác GDTC.
- Lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC.
- Ứng dụng thí điểm một số biện pháp được cho phép.
- Đánh giá hiệu quả một số biện pháp được ứng dụng.
2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu đề tài sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Đây là phương pháp được sử dụng nhằm hệ thống hoá các kiến thức có liên
quan đến lĩnh vực nghiên cứu.Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu thập,
tổng hợp và phân tích các tài liệu:
- Các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp quy của ngành về
công tác GDTC trường học.


6
- Các sách, tạp chí, tài liệu khoa học về GDTC trong trường học các cấp.
- Các kết quả nghiên cứu của tác giả, các nhà khoa học trong và ngoài nước
liên quan đến GDTC trong nhà trường các cấp.

Nguồn tư liệu chủ yếu thu thập từ thư viện Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
Các tài liệu chuyên môn có liên quan được lấy từ các nguồn tài liệu khác nhau. Đây
là sự tiếp nối bổ xung những luận cứ khoa học và tìm hiểu một cách triệt để những
vấn đề liên quan đến biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm.
Quá trình nghiên cứu sử dụng cả phương pháp phỏng vấn trực tiếp và
phương pháp phỏng vấn gián tiếp.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được tiến hành trên các GV hiện đang
làm công tác GDTC tại Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Đà Nẵng
để tìm hiểu các vấn đề về thực trạng công tác GDTC tại nhà trường.
Phương pháp phỏng vấn gián tiếp: nắm được thực trạng nhận thức về vị trí
vai trò tác dụng của GDTC, động cơ và nhu cầu tập luyện... Các phiếu phỏng
vấn, phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thu thập các chỉ tiêu đánh giá trình
độ thể lực ở đối tượng nghiên cứu.
Mục đích của phỏng vấn: trên cơ sở lý luận tìm ra các biện pháp nhằm
nâng chất lượng công tác GDTC, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố
Đà Nẵng.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Đề tài tiến hành quan sát giờ học GDTC (Nội, ngoại khóa) của học sinh
trường Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm để tìm hiểu về cơ sở vật chất, thực
trạng công tác tổ chức giờ học... Đề tài tiến hành quan sát các điều kiện về trang
thiết bị tập luyện, dụng cụ, sân tập, nhà tập và phương pháp tổ chức các hình
thức tập luyện, tình trạng sử dụng dụng cụ trong tập và kiểm tra kết thúc môn.
Từ đó đánh giá thực trạng công tác GDTC tại trường và tìm hiểu các vấn đề
nghiên cứu của đề tài.


7
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Sử dụng các chỉ tiêu lựa chọn để kiểm tra đánh giá trình độ thể lực của đối

tượng nghiên cứu, đồng thời giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài để
đánh giá hiệu quả ứng dụng một số biện pháp đã lựa chọn, các mô hình tổ chức,
quản lý mà đề tài đã xác định trong thực tiễn tại nhà trường, nhằm nâng cao hiệu
quả công tác GDTC cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho học
sinh Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Đà Nẵng.
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê.
Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và xử lý các số liệu
thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Cụ thể các công thức toán
học được sử dụng.
2.2. Tổ chức nghiên cứu.
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
2.2.1.1. Chủ thể nghiên cứu:
Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho học sinh trường
THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm thành phố Đà Nẵng.
2.2.1.2. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Đà Nẵng.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng
và trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Đà Nẵng
Phạm vi thời gian nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu từ tháng 11/2015
đến tháng 8/2017
2.3. Kế hoạch nghiên cứu:
Giai đoạn
nghiên

Nội dung nghiên cứu

Thời gian Thời gian

bắt đầu

kết thúc

Đơn vị
phối hợp

Sản phẩm thu được


8
cứu

Chuẩn bị

Cơ bản

Xác định các vấn đề

- Tên đề tài

nghiên cứu, xây dựng đề

- Đề cương nghiên

cương và kế hoạch nghiên

11/2015

01/2016


cứu

cứu, bảo vệ đề cương

- Đề cương nghiên

nghiên cứu
Tiến hành giải quyết các

cứu được thông qua
- Kết quả mục tiêu 1

mục tiêu nghiên cứu của

01/2016

6/2017

6/2017

8/2017

- Kết quả mục tiêu 2

đề tài
Xử lý các số liệu thu được
trong quá trình nghiên cứu,
phân tích các kết quả
Kết thúc


nghiên cứu, viết và hoàn
thiện kết quả nghiên cứu.
Chuẩn bị và bảo vệ kết quả
nghiên cứu trước Hội đồng
nghiệm thu.

3. DỰ BÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu đề tài giúp chúng tôi tìm hiểu thực trạng cơ sở vật
chất, đội ngũ giáo viên, các giờ học chính khóa ngoại khóa của học sinh... từ đó
đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác GDTC cho trường THCS Nguyễn
Bỉnh Khiêm, ngoài ra đề tài là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến
công tác GDTC trường học.
4. DỰ TRÙ KINH PHÍ VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU
- Dự trù kinh phí:

Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ

phận quang trọng không thể thiếu của nền giáo dục hiện nay
+ Tổng kinh phí thực hiện đề tài

: 7.700.000 đồng

- Dự kiến chi cho các mục:
- Xây dựng đề cương nghiên cứu

: 7.700.000 đồng

- Phiếu phỏng vấn


: 1.000.000 đồng


9
- Tiến hành xử lý số liệu

:

500.000 đồng

- Công tác phí

: 1.000.000 đồng

- Trang thiết bị nghiên cứu

: 1.400.000 đồng

- In ấn

: 1.500.000 đồng

- Chi phí phát sinh

: 2.000.000 đồng

Thiết bị nghiên cứu: đồng hồ bấm tay, thước, xẻng…
Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2015
Người lập đề cương


NGUYỄN NGỌC HẢI



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×