Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tổng quan chất độc thủy ngân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.1 KB, 15 trang )

Mục Lục
Phần: A
I.

TỔNG QUAN...........................................................................................................................3

KIM LOẠI NẶNG..............................................................................................................................3
1.

Định nghĩa..................................................................................................................................3

2.

Nguồn phát sinh.........................................................................................................................3

3.

Tính chất kim loại nặng..............................................................................................................4

4.

Ảnh hưởng của kim loại nặng....................................................................................................4

II.

THỦY NGÂN....................................................................................................................................5

III.

TÍNH CHẤT CHUNG CỦA THỦY NGÂN........................................................................................5


IV.

NGUỒN PHÁT SINH....................................................................................................................5
1.

Tự nhiên......................................................................................................................................5

2.

Nhân tạo.....................................................................................................................................6

V.

TÍNH CHẤT VẬT LÍ............................................................................................................................6

VI.

TÍNH CHẤT HÓA HỌC.................................................................................................................6

VII.

ỨNG DỤNG.................................................................................................................................6

Phần: B
I.

ĐỘC HỌC THỦY NGÂN...........................................................................................................7

CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA THUỶ NGÂN...........................................................................................7
1.


Thuỷ ngân vô cơ.........................................................................................................................7

2.

Nhóm Thuỷ ngân hữu cơ...........................................................................................................7

3.

Một số hợp chất của Hg.............................................................................................................7

II.

CÁC QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA CỦA THỦY NGÂN.........................................................................8
1.

Môi trường không khí:...............................................................................................................8

2.

Môi trường đất:.........................................................................................................................8

3.

Môi trường nước.......................................................................................................................9

III.
1.

2.


ĐỘC TÍNH CỦA THỦY NGÂN......................................................................................................9
Đối với người..............................................................................................................................9
1.1

Nồng độ phơi nhiễm..........................................................................................................9

1.2

Quá trình chuyển hóa của thủy ngân trong cơ thể...........................................................9

1.3

Đào thải............................................................................................................................12

1.4

Các dạng nhiễm độc ở người...........................................................................................12

1.5

Phương pháp phòng tránh nhiễm độc thủy ngân..........................................................13

Đối với môi trường sinh thái....................................................................................................13
2.1

Hơi thủy ngân kim loại.....................................................................................................13


2.2


Các hợp chất vô cơ của thủy ngân..................................................................................13

2.3

Một số hợp chất thủy ngân hữu cơ:................................................................................14


Phần: A
I.

TỔNG QUAN

KIM LOẠI NẶNG
1. Định nghĩa

Kim loại nặng là những kim loại có tỷ trọng lớn hơn 5g/cm 3 và thông thường chỉ
những kim loại hoặc các á kim liên quan đến sự ô nhiễm và độc hại. Tuy nhiên chúng cũng
bao gồm những nguyên tố kim loại cần thiết cho một số sinh vật ở nồng độ thấp (Adriano,
2001). Kim loại nặng được được chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd,
As, Co, Sn,…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,
…). Tỷ trọng của những kim loại này thông thường lớn hơn 5g/cm 3 (Bishop, 2002).

2. Nguồn phát sinh
Kim loại nặng hiện diện trong tự nhiên đều có trong đất và nước, hàm lượng của
chúng thường tăng cao do tác động của con người. Các kim loại nặng do tác động của con
người là nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng chủ yếu khi chúng đi vào môi trường đất và nước.
Các kim loại do hoạt động của con người như As, Cd, Cu, Ni và Zn thải ra ước tính là nhiều
hơn so với nguồn kim loại có trong tự nhiên, đặc biệt đối với chì 17 lần (Kabata-Pendias &
Adriano, 1995). Nguồn kim loại nặng đi vào đất và nước do tác động của con người bằng các

con đường chủ yếu như bón phân, bã bùn cống và thuốc bảo vệ thực vật và các con đường
phụ như khai khoáng và kỹ nghệ hay lắng đọng từ không khí.
Ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất
Kim loại nặng trong đất tồn tại ở nhiều dạng: các cation, phức chất với các chất hữu
cơ, oxit, muối kết tủa, hợp chất cơ kim.
Kim loại có trong đất không bị mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác,
dạng ít độc hơn hay dạng có tính độc lớn hơn.
Ảnh hưởng tới động vật và con người Tùy vào dạng tồn tại của kim loại nặng trong
môi trường đất mà tính độc của mỗi dạng tồn tại cũng khác nhau.
Kim loại nặng tích tụ trong cơ thể gây ra các bệnh như thiếu máu do nhiễm chì, tác
động đến não do nhiễm thủy ngân, rối loạn các quá trình sinh lý sinh hóa, suy yếu thận,
gan…
Ví dụ ở Nauy và đan Mạch nhiều loại chim bị tuyệt trủng do ăn phải hạt ngũ cốc có
tẩm metyl thủy ngân là chất chống nấm, các loại chim ăn thịt các loại chim này cũng bị giảm
số lượng đáng kể.


Ảnh hưởng tới thực vật. Hàm lượng kim loại nặng có trong đất ảnh hưởng rất lớn
đến cây trồng:
- Kìm hãm sự phát triển của rễ, thân, lá.
Ví dụ khi tưới lúa bằng nước thải công ngiệp có lẫn Hg2+ và As2+ sẽ làm cho rễ kém
phát triển và sau 4 tuần thì thối hoàn toàn.
- Tăng tỉ lệ chết ở cây trồng. Cây trồng được tưới bởi nước thải có chứa hàm lượng các ion
kim loại cao có tỉ lệ chết cao và vòng đời ngắn.

3. Tính chất kim loại nặng
Kim loại nặng không bị phân hủy sinh học (Tam & Wong, 1995), không đ ộc khi ở d ạng
nguyên tố tự do nhưng nguy hiểm đối với sinh vật s ống khi ở dạng cation do kh ả năng g ắn k ết
với các chuỗi cacbon ngắn dẫn đến sự tích t ụ trong c ơ th ể sinh v ật sau nhi ều năm (Shahidul &
Tanaka, 2004). Đối với con người, có kho ảng 1 nguyên t ố kim lo ại n ặng gây đ ộc nh ư chì, th ủy

ngân, nhôm, arsenic, cadmium, nickel… Một s ố kim loại nặng đ ược tìm th ấy trong c ơ th ể và
thiết yếu cho sức khỏe con người, chẳng hạn như sắt, kẽm, magnesium, cobalt, manganese,
molybdenum và đồng mặc dù với lượng rất ít nhưng nó hiện di ện trong quá trình chuy ển hóa.
Tuy nhiên, ở mức thừa của các nguyên tố thiết yếu có thể nguy h ại đ ến đ ời s ống c ủa sinh v ật
(Foulkes, 2000). Các nguyên tố kim loại còn l ại là các nguyên t ố không thi ết y ếu và có th ể gây
độc tính cao khi hiện diện trong cơ thể, tuy nhiên tính đ ộc ch ỉ th ể hi ện khi chúng đi vào chu ỗi
thức ăn. Các nguyên tố này bao gồm thủy ngân, nickel, chì, arsenic, cadmium, nhôm, platinum và
đồng ở dạng ion kim loại. Chúng đi vào cơ thể qua các con đường h ấp th ụ c ủa c ơ th ể nh ư hô
hấp, tiêu hóa và qua da. Nếu kim loại nặng đi vào cơ thể và tích lũy bên trong t ế bào l ớn h ơn s ự
phân giải chúng thì chúng sẽ tăng dần và s ự ngộ đ ộc sẽ xuất hi ện (Foulkes, 2000). Do v ậy
người ta bị ngộ độc không những với hàm lượng cao của kim lo ại nặng mà cả khi v ới hàm
lượng thấp và thời gian kéo dài sẽ đạt đến hàm lượng gây đ ộc. Tính đ ộc hại c ủa các kim lo ại
nặng được thể hiện qua:
(1) Một số kim loại nặng có thể bị chuyển từ độc thấp sang dạng độc cao hơn trong

một vài điều kiện môi trường, ví dụ thủy ngân.
(2) Sự tích tụ và khuếch đại sinh học của các kim loại này qua chuổi thức ăn có thể
làm tổn hại các hoạt động sinh lý bình thường và sau cùng gây nguy hiểm cho sức khỏe của
con người.
(3) Tính độc của các nguyên tố này có thể ở một nồng độ rất thấp khoảng 0.1-10
mg.L-1 (Alkorta et al., 2004).

4. Ảnh hưởng của kim loại nặng
Ô nhiễm môi trường do tính độc hại của kim loại nặng gây mất cân bằng sinh thái làm
suy giảm nhiều quần thể sinh vật đã được tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. The
Severn Estuary là một trong những con sông lớn nhất ở Anh là nơi ở và sinh sản của nhiều
loài cá. Nhiều thập kỉ qua, sông này đã phải hứng chịu nhiều ô nhiễm kim loại nặng như chì,


cadmium và nhiều nguyên tố khác từ nhiều nguồn khác nhau (Owens, 1984 trích trong

WHO, 1992). Những ảnh hưởng của ô nhiễm này có thể là một trong những nguyên nhân
gây suy giảm quần thể cá. Quần thể cá ở sông Severn Estuary đã gia tăng trở lại khi mức độ ô
nhiễm môi trường nước giảm (Potter et al., 2001). Nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng ô nhiễm
kim loại trong vùng phụ cận của nơi tinh luyện chì lớn nhất thế giới tại Port Pirie nước Úc đã
cho thấy rằng 20 loài cá và giáp xác đã bị biến mất hoặc giảm số lượng (Ward & Young, 1982
trích trong Bryan & Langston, 1992).
Khi sinh vật sống trong môi trường bị ô nhiễm, khả năng tích tụ các chất ô nhiễm
trong cơ thể chúng là rất cao nhất là ô nhiễm kim loại, gây nguy cơ cho sức khỏe của người
tiêu thụ chúng thông qua chuỗi thức ăn. Ohi et al. (1974) trích trong WHO (1985) đã xác
định mức độ chì trong máu, trong xương đùi và trong thận của chim bồ câu được thu thập
từ những vùng nông thôn và những vùng đô thị ở Nhật. Kết quả cho thấy rằng mức độ chì
cao nhất trong xương đùi của chim bồ câu với giá trị trung bình biến động từ 16,5 đến 31,6
mg.kg-1 ở vùng đô thị. Trong khi đó giá trị trung bình 2,0 và 3,2 mg.kg-1 ở vùng nông thôn.
Trong máu mức độ chì cũng có xu hướng tương tự từ 0,15 – 0,33 mg.L-1 ở vùng đô thị, và từ
0,054 – 0,029 mg.L-1.
Những năm gần đây, ảnh hưởng nghiêm trọng của As đối với sức khỏe con người
cũng đã được báo cáo ở Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh. Ước tính có đến hàng triệu người
có nguy cơ bị ngộ độc do ngộ độc As. Việt Nam có khoảng 10 triệu người ở đồng bằng sông
Hồng, 500 ngàn đến 1 triệu người ở ĐBSCL bị ngộ độc mãn tính do uống nước giếng khoang
có chứa arsen (Berg et al., 2007). Tương tự, sự tích tụ Cd trong gan và thận của động vật
chăn thả ăn cỏ ở Úc và New Zealand gây ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm thịt trong nước
và xuất khẩu ra nước ngoài (Robert et al., 1994, McLaughlin et al., 2000)
Khi thủy ngân kết hợp với các hợp chất hữu cơ và bị biến đổi bởi các vi khuẩn và vi
sinh vật trong nước và trầm tích hình thành các hợp chất khác nhất là metyl thủy ngân rất
độc, bền và tích tụ trong chuỗi thức ăn (Peter & Michael, 2003). Trong môi trường biển, hệ
vi sinh vật có thể chuyển nhiều hợp chất thủy ngân vô cơ thành metyl thủy ngân và hợp chất
này dễ dàng phóng thích từ trầm tích vào nước, sau đó có thể tích tụ trong các sinh vật sống
(Clark et al., 1997). Metyl thủy ngân độc hại đối với hệ thần kinh trung ương và ngoại vi. Hít
thở hơi thủy ngân có thể ảnh hưởng tổn hại đến hệ thần kinh, tiêu hóa và miễm nhiễm,
phổi, thận và có thể tử vong. Các muối vô cơ của thủy ngân có thể phá hủy da, mắt, đường

tiêu hóa, và có thể gây ra sự tổn hại thận nếu hấp thụ (WHO, 2007). Thảm họa ngộ độc
metyl thủy ngân (bệnh Minamata) năm 1956 có hơn 2000 người bi ngộ độc trong số này có
43 người chết, hơn 700 người với tàn tật nghiêm trọng suốt đời (Clark et al., 1997).

II. THỦY NGÂN
III. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA THỦY NGÂN
-

Thủy ngân, là nguyên tố hóa học có ký hiệu Hg và số nguyên tử 80.


-

Cấu hình electron [Xe] 4f14 5d10 6s2
Nhóm 12, chu kì 6,phân lớp d
Là một kim loại chuyển tiếp.

-

Khối lượng nguyên tử 200,59

-

Các đồng vị chủ yếu của Hg trong tự nhiên : 200Hg(23,1%), 202Hg(29,86%)

IV. NGUỒN PHÁT SINH
1. Tự nhiên
-

Trong thiên nhiên không có nhiều thủy ngân, đôi khi bắt gặp nó ở dạng tự sinh –

dưới dạng những giọt nhỏ li ti(Hg tinh khiết).

-

Khoáng vật chủ yếu của thủy ngân là thần sa (HgS).

-

99,98% thủy ngân tồn tại ở dạng phân tán(HgO, (CH 3)2Hg), chỉ có 0,02% thủy ngân
tồn tại dưới dạng khoáng vật.

-

Thủy ngân có nhiều trong các đá magma do hoạt động của núi lửa. Hàm lượng thủy
ngân trong đá trầm tích sét khá cao.

-

Tồn tại dưới dạng hơi Thủy ngân trong khí quyển

2. Nhân tạo
-

Nông nghiệp: thuốc BVTV, phân bón,…

-

Hoạt động sản xuất công nghiệp: Luyện kim, đốt than đá, khai thác kim loại ( Cu,Zn,
…), rác thải bệnh viện,…


V. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
-

KL nặng có ánh bạc, dạng lỏng ở nhiệt độ phòng (25°C )
Nhiệt độ nóng chảy -37.89°C
Nhiệt độ sôi 375°C
Tỉ trọng 13.6


-

Điểm ba trạng thái của thủy ngân, -38,8344 °C, là điểm cố định được sử dụng như
nhiệt độ tiêu chuẩn cho thang đo nhiệt độ quốc tế (ITS-90).
Tính dẫn nhiệt kém nhưng dẫn điện tốt.

VI. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
-

Trạng thái ôxi hóa phổ biến của nó là +1 và +2. Một số có hóa trị +3.
Hoạt động hóa học yếu hơn Zn, Cd.
Hg để trong không khí dễ bị oxy hóa thành Hg 2O(ở nhiệt độ thường),đun nóng tạo
HgO.

-

Thủy ngân tạo ra hợp kim với phần lớn các kim loại, nhưng không tạo được hợp kim
với sắt, hợp kim này được gọi là hỗn hống.
HỖN HỐNG là hợp kim của thủy ngân (Hg) với kim loại khác. Thủy ngân có khả năng
hòa tan được rất nhiều kim loại để tạo hỗn hống. Tùy thuộc vào tỉ lệ giữa thủy ngân
và bột kim loại đem phối trộn, hỗn hống ở dạng lỏng, sét (nhão) hay rắn. Hỗn hống

gồm: 69.4% Ag , 3.6% Cu, 26.2% Sn, 0.8% Zn đem hòa tan trong Hg dùng để trám
răng.

-

Hg có thể tác dụng với các acid tạo muối Hg2+ : H2SO4, HNO3….

-

Hg trong không khí có thể lắng đọng ướt do Mưa hoặc tuyết, cũng có thể lắng đọng
khô.

-

Hg biến đổi liên tục trong môi trường, từ dạng này sang dạng khác.

-

Hg2+ có khả năng tạo phức với hầu hết các hợp chất hữu cơ.

VII. ỨNG DỤNG
-

Trong sản xuất các hóa chất: phân bón, thuốc trừ sâu,…
Thủy ngân được sử dụng tách vàng và bạc trong các quặng sa khoáng.
Trong kỹ thuật điện và điện tử
Sử dụng trong một số nhiệt kế.
Phong vũ kế thủy ngân, bơm khuyếch tán, tích điện kế thủy ngân, đèn hơi Hg và
nhiều thiết bị phòng thí nghiệm khác.
Hg được sử dụng để làm kín các chi tiết chuyển động của máy khuấy dùng trong kỹ

thuật hóa học.
Trong y học : Trám răng, thuốc sát trùng,….


Phần: B
I.

ĐỘC HỌC THỦY NGÂN

CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA THUỶ NGÂN
1. Thuỷ ngân vô cơ

Gồm ba dạng khác nhau :
-

Thuỷ ngân nguyên tử, dưới dạng lỏng (kí hiệu Hg).
Thuỷ ngân dưới dạng khí (kí hiệu Hg0)
Thuỷ ngân vô cơ: các oxít Thủy ngân và các muối của Hg2+

2. Nhóm Thuỷ ngân hữu cơ
Có quá trình chuyển hóa khá phức tạp, thường gây ra các rối loạn tiêu hóa, thận và thần
kinh. Thường là các hợp chất của Hg2+ với các gốc hữu cơ, chủ yếu là CH3, C2H5,…

3. Một số hợp chất của Hg
Thường gặp là: Hg, Hg 0, HgO, Hg2Cl2, HgCl2, HgI2, Hg(NO3)2.8H2O, Hg(CN)2, Hg(CH3)2, RHg+ ,

- Thủy ngân ở dạng lỏng không độc nhưng dạng hơi lại rất độc.
- Oxit thủy ngân đỏ (HgO)……….làm chất xúc tác trong công nghiệp sơn
- Clorua thủy ngân I (Hg2Cl2) còn gọi là Calomel hay thủy ngân đục, là bột trắng, không
mùi vị, làm thuốc tẩy giun dưới dạng Santonin–calomel

- Clorua thủy ngân II (HgCl2) còn gọi là Sublimê ăn mòn, kết tinh trắng, là chất độc. Nó
có tác dụng ăn mòn và kích ứng. HgCl 2 tác dụng với kim loại, có vị cay, làm săn da rất
dễ chịu.
- Clorua Hg…….. là hợp chất vô cơ của thủy ngân thường gặp, có độc tính rất cao
- Iôdua thủy ngân I (Hg2I2) là bột màu xanh lục.
- Nitrat thủy ngân II [(Hg(NO3)2.8H2O)] là chất lỏng, ăn da mạnh nên rất nguy hiểm khi
thao tác, được dùng trong y khoa để trị mụn nhọt, sử dụng trong công nghệ chế biến
lông.
- Xianua thủy ngân [(Hg(CN)2)]: là tinh thể, khan, không màu, mùi vị gây buồn nôn, rất
độc.
- Sunfua thủy ngân: ……….dùng làm bột màu.
- Fulminat thủy ngân [Hg(CNO)2]: …………được dùng trong công nghệ chế tạo thuốc nổ,
dùng làm hạt nổ, kíp nổ. Hơi khói từ ngòi nổ fulminat thủy ngân có thể gây nhiễm
độc.
- Neptal:…… thuốc lợi niệu.
- Mecurochrom: ……….thuốc sát trùng, dùng ngoài da, nếu dùng bên trong vết thương
có thể bị nhiễm độc.
- Metyl thủy ngân, đimetuy thủy ngân:……..


II. CÁC QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA CỦA THỦY NGÂN
Về mặt hoá lí, thuỷ ngân là một kim loại rất dễ thay đổi dạng tồn tại cũng như tính
chất. Rất dễ bay hơi, nó dễ dàng chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi ở nhiệt độ
phòng.
Khi có mặt Oxy:
Hg(hơi, lỏng) + O2(khí) 

HgO(rắn)

Nó cũng dễ dàng kết hợp với những phân tử hữu cơ tạo nên nhiều dẫn xuất thuỷ

ngân.

1. Môi trường không khí:
Hg tồn tại chủ yếu ở dạng Hơi Hg0

2. Môi trường đất:
Trong đất, thủy ngân tồn tại ở dạng Hg 2+. Hoạt động của thủy ngân trong đất phụ
thuộc vào độ pH và nồng độ Cl–. Ngoài ra, trong đất, nhờ hoạt động của vi khuẩn mà
trạng thái và tính chất của thủy ngân có thể thay đổi. Các hợp chất của Hg thường thấy
trong đất là HgCl2, Hg(OH)2.

3. Môi trường nước

Các dạng Thủy ngân hữu cơ có thể tự chuyển hoá qua lại nhất là trong môi
trường axit và có mặt các phân tử có khả năng kết hợp với Hg như Clo, lưu huỳnh,....
Trong môi trường sinh vật
Quá trình Oxy: hóa Hg thành ion Hg+ , Hg2+. Khi hơi thuỷ ngân được hít vào cơ thể,
dưới tác động của catalaze có trong hồng cầu, thuỷ ngân kim loại được chuyển thành ion
Hg2+ và tham gia vào lưu thông máu.
Sự metyl hoá: chuyển ion Hg2+ thành thuỷ ngân hữu cơ, diễn ra chủ yếu trong môi
trường nước hoặc trong cơ thể phụ thuộc tính axit của môi trường và sự có mặt của lưu


huỳnh. 2 hợp chất hữu cơ của thuỷ ngân được biết đến nhiều là metyl thuỷ ngân và
đimetyl thuỷ ngân.

III. ĐỘC TÍNH CỦA THỦY NGÂN
1. Đối với người
1.1


Nồng độ phơi nhiễm

QCVN/TCVN ( đưa thêm số liệu)
1.2



Quá trình chuyển hóa của thủy ngân trong cơ thể

XÂM NHẬP, HẤP THỤ các loại hợp chất Hg

Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu qua đường hô hấp. Do thủy ngân
kim loại ở nhiệt độ thường dễ bay hơi. Nồng độ thủy ngân bay hơi phụ thuộc vào nhiệt
độ môi trường và đặc điểm không khí xung quanh. Đặc biệt khi bị rơi vãi, thủy ngân sẽ
phân tán thành nhiều giọt, làm tăng diện tích tiếp xúc của Hg trong không khí, từ đó tạo
điều kiện để xâm nhập vào cơ thể.
Thuỷ ngân kim loại dưới dạng hơi: Gần 80% hơi thủy ngân hít vào sẽ được giữ lại và
thấm vào cơ thể tùy thuộc vào độ hòa tan. Nó có thể xâm nhập vào phổi qua đường hô
hấp rồi vào máu. Thủy ngân vì vậy sẽ được chuyển đến các phần khác của cơ thể, đặc
biệt là đến não. Khi hơi thuỷ ngân có nguồn gốc hỗn hống, một phần sẽ được hoà tan
bởi nước bọt và vào trong dạ dày.
Các nguồn phát thải chủ yếu là các ngành công nghiêp:



Chế tạo các hợp chất hóa học có chứa thủy ngân.



Chế tạo hỗn hống sử dụng trong nha khoa, chế tạo ắc quy Fe – Ni…




Chế tạo biển báo dạ quang, phát sáng…



Phân xưởng của các nhà máy chế tạo thủy ngân



…..


Qua đường tiêu hóa: người bị nhiễm độc thủy ngân chủ yếu qua thực phẩm và làm
răng giả (người trồng răng giả và phòng nha khoa rất dễ bị phơi nhiễm thủy ngân). Cá
biển là nguồn chính để chuyển thủy ngân thành dạng metyl thủy ngân CH3 - Hg sinh học.
Gốc này được hình thành do vi sinh vật yếm khí tạo ra từ khí CH4 với muối thủy ngân.
Gốc CH3 - Hg tan trong nước, có nhiều trong thựcvật nổi. Cá sử dụng thực vật nổi này
làm thức ăn, qua đó, độ độc được nhân lên nhiều lần rồi đi vào dây chuyền thực phẩm.
Người sử dụng cá biển có chứa gốc CH3 – Hg sẽ nhiễm độc cơ thể.
Thuỷ ngân dưới dạng lỏng: dạng này ít độc vì nó được hấp phụ rất ít. Dạng này nếu
có vào trong cơ thể (qua đường ăn uống chẳng hạn) sẽ được thải ra gần như hoàn toàn
(hơn 99%) qua đường tiêu hoá (muối, nước tiểu). Ở người bình thường, mức độc đào
thải của thủy ngân là 10mg/24h qua nước tiểu và 10mg/ngày qua phân.
Hấp thụ qua da: Hg có khả năng hấp thụ qua da nhưng không nhiều. Nguồn: dùng
thuốc, trám răng, mỹ phẩm, các chế phẩm chứa muối thủy ngân. Ngoài ra, khi thủy ngân
bám lên da ở dạng phân tử rất nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường, nó có thể vô tình
được vận chuyển vào cơ thể qua miệng.
Thuỷ ngân dưới dạng ion có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường nước bọt, tĩnh

mạch hoặc da. Dạng này vào cơ thể sẽ tập trung chủ yếu trong gan và thận. Thận cũng là
cơ quan tích tụ thủy ngân nhiều nhất và lâu nhất (khoảng 50 – 90%).
Hợp chất thủy ngân hữu cơ (đặc biệt là metyl thủy ngân) được hấp thụ qua da và
đường tiêu há với 1 lượng lớn. Các hợp chất này có thể thấm qua màng máu não, di
chuyển qua nhau thai và lưu giữ lại. Lá lách cũng chứa 1 lượng lớn thủy ngân tương tự
như não.



CHUYỂN HÓA

Thủy ngân nguyên tố sẽ nhanh chóng được hấp thu qua được hấp thu qua đường hô
hấp gây tổn thương, qua màng phế nang vào máu, đến thận, gan và hệ thần kinh trung
ương. Một lượng thủy ngân nguyên tố sẽ thấm qua hàng rào mạch máu não và di
chuyển đến nhau thai. Thời gian bán hủy của nó kéo dài khoảng 60 ngày, sau đó sẽ được
thải ra qua đường phân và nước tiểu. Sau khi vượt qua hàng rào máu não, thủy ngân sẽ
tích tụ tại đây, kết hợp với gốc sulfydryl và protein của tế bào, cản trở các emzyme và
chức năng vận chuyển tế bào.


Thủy ngân hữu cơ hấp thu tốt qua đường hô hấp, tiêu hóa và da. Độc tính của thủy ngân
thường cao hơn đối với những chuỗi ngắn, đặc biệt là metyl thủy ngân. Nuốt từ 10 – 60
mg/kg đủ gây tử vong; nuốt lượng ít nhưng trong 1 thời gian dài, chỉ cần khoảng
10microgam/kg sẽ tác động lên hệ thần kinh và khả năng sinh sản. Thủy ngân hữu cơ có
khả năng tan trong lipit nên nhanh chóng phân bố khắp cơ thể, tích tụ trong não, thận,
gan, tóc và da. Tác động rõ rệt nhất là nguy hiểm nhất là ở não.Độc tính này sẽ tăng dần
nếu có hiện tượng tích luỹ sinh học. Sự tích luỹ sinh học là quá trình thâm nhiễm vào cơ
thể gây nhiễm độc mãn tính. Quá trình này diễn ra gồm hai giai đoạn: Sự tích luỹ sinh
học bắt đầu bởi cá thể, sau đó được tiếp tục tích lũy nhờ sự lan truyền giữa các cá thể,
từ động vật ăn cỏ, động vật ăn cá, cho đến con người. Do đó nồng độ thủy ngân được

tích luỹ dần dần cho đến khi “tới ngưỡng” gây hại. Hiện tượng tích luỹ sinh học này rất
nguy hiểm, nhất là với methyl thủy ngân - xuất phát từ môi trường lúc đầu ít ô nhiễm
(nồng độ thủy ngân thấp), nồng độ đó có thể tăng lên đến hàng nghìn lần và trở thành
rất độc.
-

Thủy ngân vô cơ là chất ăn mòn, nên sẽ gẩy phỏng trực tiếp lên niêm mạc. Tỉ lệ hấp
thu qua tiêu hóa của thủy ngân vô cơ là rất ít ( chỉ khoảng 10% lượng nuốt vào ).
Thủy ngân vô cơ tích lũy ở thận và gây thương thận. Tuy thủy ngân vô cơ không tan
trong lipit, nhưng nếu tích lũy trong 1 thời gian dài, nó cũng có thể được tích trong
não, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Liều gây chết của thủy ngân vô cơ là 14g đối với người lớn.

-

Thủy ngân kết hợp và bất hoạt gây thoái hóa tế bào thần kinh ở vỏ não và tiểu não,
dẫn đến triệu chứng liệt, thất điều, điếc… Chất này di chuyển dễ dàng qua nhau thai,
tập trung ở đó và gây nhiễm độc nặng cho thai nhi.
1.3

-

Đào thải

Thời gian bán hủy của thủy ngân ở người lớn là 40 -50 ngày, đào thải chủ yếu qua
phân ( 90%) nước tiểu và một phần nhỏ qua da và nước bọt. Người bị bệnh thận mà
nhiễm độc thủy ngân thì sự thải loại thủy ngân bị cản trở
1.4

Các dạng nhiễm độc ở người


-

Nhiễm độc thủy ngân cấp tính thường xảy ra do tai nạn, ngộ độc do ăn phải 1 lượng
lớn thủy ngân hoặc tiếp xúc với thủy ngân bị nung nóng trong phòng kín.

-

Hiện tượng chung khi tiếp xúc với thủy ngân là đau rát ở mắt, ho, khó thở, thở gấp,
sốt, buồn nôn, co thắt vùng ngực… Với những trường hợp nhẹ các triệu chứng sẽ


biến mất sau 1 thời gian ngắn, tuy nhiên hiện tượng đau thắt ngực sẽ kéo dài khoảng
vài tuần.
-

Khi làm việc với hơi thủy ngân trong phòng kín sẽ gây kích ứng da, dẫn viêm da,
ngứa, mụn mủ, viêm loét sâu trên da. Viêm dạ dày – ruột non cấp tính, viêm miệng,
viêm kết tràng, lở loét, xuất huyết, nôn, tiết nhiều nước bọt. Với nồng độ cao, hơi
thủy ngân sẽ gây kích ứng phổi, đau rát dẫn đến viêm phổi hóa học. Nếu không điều
trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

-

Với việc sử dụng các loại thực phẩm, đặc biệt là cá biển, hàm lượng metyl thủy ngân
được tích lũy lại trong cơ thể là tương đối cao. Với hàm lượng thủy ngân trong tóc là
50mg/kg, cơ thể con người đã bắt đầu có các dấu hiệu của bệnh tật. Khi hàm lượng
lên đến 300mg/kg, cuộc sống con người sẽ bị đe dọa.Với bà mẹ mang thai, thủy ngân
có thể gây ra tình trạng sẩy thai hoặc các khuyết tật thai nhi nguy hiểm khác về trí
tuệ, thính giác, thị giác…Những phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh còn bú mẹ và các trẻ nhỏ
dễ bị nguy hiểm nhất, bởi vì một lượng lớn thủy ngân có thể gây hại cho não bộ đang

phát triển. Nếu bà mẹ dùng nhiều các loại cá biển (loại chứa hàm lượng thủy ngân
cao), thì sự phát triển não bộ của đứa bé có thể bị ảnh hưởng và thậm chí là thủy
ngân tích lũy sẽ gây biến chứng nặng về sau.
1.5

Phương pháp phòng tránh nhiễm độc thủy ngân

-

Cần có những qui định giới hạn chất thải chứa Hg ra môi trường sống, kiểm soát
ngưỡng cho phép tiếp xúc với các dạng khác nhau của Hg, để phòng chống ngộ độc
Hg trong môi trường.

-

Những qui định hạn chế những sản phẩm chứa Hg dễ vỡ, các sản phẩm thuốc, phấn
trong thành phần có chứa Hg để hạn chế nguy cơ trẻ tiếp xúc với Hg.

-

Để phòng tránh trẻ nuốt phải Hg tại nhà, các bậc phụ huynh cẩn thận với nhiệt kế Hg:
không đặt trên bàn, kệ trong tầm nhìn, tầm tay của trẻ. Không cho trẻ chơi nghịch với
nhiệt kế. Khi đo nhiệt độ cho trẻ, luôn bên cạnh trẻ và quan sát trong suốt thời gian
đo, cho đến khi có kết quả nhiệt độ. Cất giữ nhiệt kế trong tủ cao có khóa hoặc chốt
cài cẩn thận.

2. Đối với môi trường sinh thái
-

2.1 Hơi thủy ngân kim loại.

Thủy ngân ở dạng kim loại nguyên chất không độc nhưng dạng hơi và ion lại rất độc.
Thủy ngân là một chất độc đối với tế bào; tác động của nó rất phức tạp. Thủy ngân
gây thoái hóa tổ chức, tạo thành các hợp chất protein rất dễ tan làm tê liệt chức năng
của các nhóm thiol (–SH), các hệ thống men cơ bản và oxi hóa–khử của tế bào. Hít,
thở không khí có nồng độ thủy ngân 1mg/m3 trong thời gian dài có thể bị nhiễm độc
(từ 1–3mg/m3 có thể gây viêm phổi cấp).


-

Người tiếp xúc lâu dài với nồng độ thủy ngân 0,1mg/m3 có nguy cơ nhiễm độc
với triệu chứng cổ điển như run ... Số liệu nghiên cứu khác cho thấy thủy ngân ở
nồng độ thấp, từ 0,06–0,1mg/m3, gây ra các triệu chứng như mất ngủ, ăn kém ngon.
Người tiếp xúc 8 giờ/ngày trong 225 ngày lao động/năm với nồng độ từ
0,1–0,2mg/m3có triệu chứng run, còn với nồng độ khoảng 0,05mg/m3 chưa
gây ra ảnh hưởng đáng kể.

2.2 Các hợp chất vô cơ của thủy ngân.
Trong công nghiệp thường gặp các hợp chất thủy ngân sau:
 Oxit thủy ngân đỏ (HgO) làm chất xúc tác trong công nghiệp pha sơn chống hà bám
ngoài tàu, thuyền đi biển...
 Clorua thủy ngân I (Hg2Cl2) còn gọi là Calomel hay thủy ngân đục, là bột trắng, không
mùi vị, làm thuốc tẩy giun (lãi) dưới dạng Santonin–calomel, có thể gây ngộ độc cho
người dùng.
 Clorua thủy ngân II (HgCl2) còn gọi là Sublimê ăn mòn, kết tinh trắng, là chất độc. Nó
có tác dụng ăn mòn và kích ứng. HgCl2 tác dụng với kim loại, có vị cay, làm săn da rất
dễ chịu.
 Clorua Hg là hợp chất vô cơ của thủy ngân thường gặp, có độc tính rất cao. Theo
Douris, độc tính của clorua thủy ngân qua đường miệng như sau:
- Từ 1g trở lên, một lần: gây nhiễm độc siêu cấp tính, tử vong nhanh.

- Từ 150–200mg, một lần: gây nhiễm độc cấp tính, thường tử vong.
- Từ 0,5–1,4mg, trong 24 giờ: gây nhiễm độc mãn tính.
- 0,007mg trong 24 giờ: có thể gây nhiễm độc cho người kém sức chịu đựng.
 Iôdua thủy ngân I (Hg2I2) là bột màu xanh lục.
 Nitrat thủy ngân II [(Hg(NO3)2.8H2O)] là chất lỏng, ăn da mạnh nên rất nguy hiểm khi
thao tác, được dùng trong y khoa để trị mụn nhọt, sử dụng trong công nghệ chế biến
lông làm mủ phớt (feutre).
 Xianua thủy ngân [(Hg(CN)2)]: là tinh thể, khan, không màu, mùi vị gây buồn nôn, rất
độc. Một người khỏe mạnh cho uống 0,13g xianua thủy ngân có thểchết sau 9 ngày
với các triệu chứng nhiễm độc thủy ngân.
 Sunfua thủy ngân: dùng làm bột màu.
 Fulminat thủy ngân [Hg(CNO)2]: được dùng trong công nghệ chế tạo thuốc nổ, dùng
làm hạt nổ, kíp nổ. Hơi khói từ ngòi nổ fulminat thủy ngân có thể gây nhiễm độc.
2.3 Một số hợp chất thủy ngân hữu cơ:
Các loại hợp chất thủy ngân hữu cơ dưới dạng dược phẩm được dùng trong y tế như:
 Neptal: thuốc lợi niệu.


 Mecurochrom: thuốc sát trùng, dùng ngoài da, nếu dùng bên trong vết thương có
thể bị nhiễm độc.
 Trước đây một số hợp chất thủy ngân hữu cơ cũng được dùng làm hóa chất trừ dịch
hại như trừ nấm (ví dụ: để xử lý nấm ở thóc giống trước khi gieo hạt...) nhưng vì các
hóa chất đó gây nhiễm độc cho người dùng và lưu tồn lâu dài trong môi trường tự
nhiên nên nay đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam từ năm 1996. Nói chung, các hợp chất
hữu cơ thủy ngân có độc tính ít hơn ion thủy ngân và hợp chất thủy ngân vô cơ.
Chúng thường gây ra các rối loạn tiêu hóa, thận và thần kinh. Ví dụ: Hg(CH3)2 được
dùng trong nông nghiệp. Theo Yoshino, metyl thủy ngân làm giảm sự tổng hợp
protein của tế bào thần kinh invitro trước khi xuất hiện các triệu chứng về thần kinh.




×