Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

:“ Phân lập và giám định một số đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella spp. tại phòng thí nghiệm của công ty CP thuốc thú y Marphavet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 58 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BHI

: Brain Heart Infusion

CP

: Cổ phần

CFU

: Colony Forming Unit

Cs

: Cộng sự

DHL

: Deoxycholate Hydrogen sulfide Lactose

DNA

: DeoxyriboNucleic Acid

E. coli

: Escherichia coli

EMB



: Eosin Methylene Blue

ETEC

: EnteroToxigenic E. coli

LPS

: LipoPolySaccharide

PCR

: Polymerase Chain Reaction

RR

: Relative Risk

S. choleraesuis

: Salmonella choleraesuis

S. dublin

: Salmonella dublin

S. enteritidis

: Salmonella enteritidis


S. gallinarum

: Salmonella gallinarum

S. pullorum

: Salmonella pullorum

S. typhimurium

: Salmonella typhimurium

ST

: Heat- stabile Toxin

SS

: Salmonella Shigella

TSA

: Tryptic Soya Agar

1


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ.................................................................................................i


2


DANH MỤC BẢNG
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên bảng
Bảng 3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn từ bệnh phẩm và phân lợn
tiêu chảy
Bảng 3.2. Kết quả xác định số lượng vi khuẩn E. coli và
Salmonella trong mẫu phân
Bảng 3.3. Kết quả giám định một số đặc tính sinh hóa của các
mẫu E. coli phân lập được từ phân của lợn bị tiêu chảy.
Bảng 3.4. Kết quả xác định đặc tính lên men đường của các
chủng E. coli phân lập được
Bảng 3.5. Kết quả giám định đặc tính sinh hóa của các mẫu
Salmonella phân lập được ở phân lợn tiêu chảy
Bảng 3.6. Kết quả phản ứng sinh hóa với chất chỉ thị màu
Andrade mồi Stn-F/R
Bảng 3.9. Kết quả phản ứng PCR của vi khuẩn Salmonella

Bảng 3.10. Kết quả phản ứng PCR của vi khuẩn E. coli

3

Trang
37
39
41
42
43
44
46
47


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng của nước ta đã có những bước
phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành sản xuất quan trọng, chiếm tỷ trọng đáng kể
trong xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi và góp phần xóa đói giảm nghèo.
Theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính
phủ[8] về Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 [1], mục tiêu của định
hướng là: Phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công
nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì
ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều
kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông
nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm
2015 đạt 38%; đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống
chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi; các cơ sở chăn nuôi, nhất

là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến
gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi
trường ...
Tuy nhiên, song song với sự phát triển chăn nuôi thì ngành chăn nuôi lợn ở
nước ta vẫn luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức về chất lượng con
giống, thức ăn, giá cả thị trường,… Đặc biệt là bệnh dịch vẫn thường xuyên xảy ra
gây thiệt hại lớn về kinh tế. Trong đó có một số bệnh thường xuyên xảy ra không
những ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chăn nuôi mà còn đe dọa ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người. Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli và bệnh do vi khuẩn
Salmonella vẫn gây tổn thất nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn trong toàn quốc.
Bệnh do Salmonella gây ra thường ở dạng nhiễm trùng máu cấp tính hoặc viêm
ruột non. Tuy nhiên, hai thể bệnh này thường ít khi xảy ra đồng thời với nhau. Vi
khuẩn Salmonella và E. coli gây tiêu chảy cho lợn ở các lứa tuổi, đặc biệt ở lợn
trước và sau cai sữa trong chăn nuôi trang trại quy mô lớn hay chăn nuôi nông hộ
với quy mô nhỏ.
4


Việc nghiên cứu vi khuẩn E. coli và Salmonella gây tiêu chảy ở lợn là
việc làm cần thiết, để từ đó có cơ sở xây dựng biện pháp phòng bệnh đạt hiệu
quả cao, góp phần thúc đẩy chăn nuôi lợn phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm
an toàn vệ sinh thực phẩm, có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn đáp ứng cơ sở khoa học cho việc phòng
chống bệnh tiêu chảy ở lợn, chúng tối tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Phân lập và
giám định một số đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Escherichia coli và
Salmonella spp. tại phòng thí nghiệm của công ty CP thuốc thú y
Marphavet.”
2. Mục tiêu của nghiên cứu
Phân lập và giám định vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. từ các mẫu
bệnh phẩm và phân lợn con tiêu chảy.

Xác định đặc tính sinh học của các chủng vi khuẩn phân lập được
Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. trong
hội chứng tiêu chảy của lợn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Công trình đã chứng minh vai trò của vi khuẩn E. coli và Salmonella
spp. trong hội chứng tiêu chảy.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học phục vụ cho các
nghiên cứu tiếp theo về hội chứng tiêu chảy ở lợn con, đồng thời đóng góp tư
liệu tham khảo, nghiên cứu cho cán bộ thú y và người chăn nuôi.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chứng minh được vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli và Salmonella
spp. trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. Điều này phục vụ cho công tác phòng và
điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con.

5


6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số hiểu biết về vi khuẩn E. coli
Vi khuẩn E. coli thuộc họ Enterobacteriaceae, nhóm Escherichiae, giống
Escherichiae, loài Escherichiacoli. Trước đây được gọi là Bacterium coli
commune hay Bacillus coli communis, lần đầu tiên phân lập được từ phân trẻ em
bị tiêu chảy năm 1885 và được đặt theo tên của người bác sỹ nhi khoa Đức
Theobald Escherich (1857 - 1911) ( Nguyễn Vĩnh Phước, 1974 [7] Nguyễn

Như Thanh và cs., 1997 [12]; Lê Văn Tạo, 1997[9] ). Đây là vi khuẩn thuộc
nhóm vi khuẩn thường trực ở trong ruột, chiếm tới 80% các vi khuẩn hiếu
khí. Hầu hết E. coli không gây bệnh, chỉ một số ít các chủng E. coli có khả
năng gây bệnh cho gia súc trong đó có tiêu chảy. Trong điều kiện bình
thường, E. coli khu trú thường xuyên ở phần sau của ruột, ít khi có ở dạ dày
hay đoạn đầu ruột non của động vật. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát
triển nhanh về số lượng, độc lực, gây loạn khuẩn, bội nhiễm đường tiêu hoá
và trở thành nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy (Nguyễn Bá Hiên, 2012) [4].
1.1.1. Đặc điểm hình thái, cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E. coli
1.1.1.1. Đặc điểm hình thái
Vi khuẩn E. coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn, có kích thước 2 - 3µm
× 0,3 – 0,6µm; ở môi trường nuôi cấy, trong canh khuẩn già, xuất hiện những
trực khuẩn dài 4 – 8 µm. Trong cơ thể người và động vật, vi khuẩn thường có
hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Phần lớn vi
khuẩn E. coli có khả năng di động do có lông ở xung quanh thân, không sinh nha
bào, có thể có giáp mô. Vi khuẩn bắt màu gram âm, có thể bắt màu đều hoặc sẫm ở
hai đầu, khoảng giữa nhạt hơn. Nếu lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc nhầy để nhuộm, có
thể thấy giáp mô, nhưng khi soi tươi thì thường không nhìn thấy được.
1.1.1.2. Đặc điểm cấu trúc kháng nguyên
Vi khuẩn E. coli được chia làm các serotype khác nhau dựa vào cấu trúc
kháng nguyên thân O, giáp mô K, lông H và kháng nguyên bám dính F. Cấu trúc
7


kháng nguyên của vi khuẩn E. coli gây bệnh trên gia súc rất đa dạng và phức tạp
với 4 nhóm kháng nguyên chính là các kháng nguyên O (kháng nguyên thân), H
(kháng nguyên lông), K (kháng nguyên giáp mô), và F (kháng nguyên bám dính)
(Gyles C.L., Fairbrother J.M., 2010) [22]. Bằng phản ứng ngưng kết, các nhà khoa
học đã tìm ra được 250 serotype O, 89 serotype K, 56 serotype H và một số
serotype F. Khi xác định serotype đầy đủ của 1 chủng vi khuẩn E. coli thì phải xác

định đủ cả 3 loại kháng nguyên nói trên.
Kháng nguyên O (Kháng nguyên thân - Ohne Hauch) được coi như là một
yếu tố độc lực có thể tìm thấy ở thành tế bào và có liên hệ trực tiếp với hệ thống
miễn dịch. Kháng nguyên O khi gặp kháng huyết thanh tương ứng sẽ xảy ra
phản ứng ngưng kết. Ngưng kết kháng nguyên O tạo thành những hạt nhỏ, khó
tan.
Kháng nguyên H (kháng nguyên lông - Hauch) là thành phần lông của vi
khuẩn, có bản chất protein, kém bền vững hơn so với kháng nguyên O. Kháng
nguyên H không phải là yếu tố độc lực của vi khuẩn, nhưng có khả năng tạo
miễn dịch mạnh. Phản ứng miễn dịch xảy ra nhanh hơn so với kháng nguyên O.
Kháng nguyên H của vi khuẩn E. coli không có vai trò bám dính, không
có tính độc và cũng không có ý nghĩa trong đáp ứng miễn dịch phòng vệ nên ít
được quan tâm nghiên cứu,nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong xác định giống loài
của vi khuẩn (Orskov F. 1978) [29] Kháng nguyên K (Kháng nguyên vỏ bọc Capsular), còn được gọi là kháng nguyên bề mặt (OMP - Outer membrane
protein) hoặc kháng nguyên vỏ bọc (Capsular). Vai trò của kháng nguyên K
chưa được thống nhất. Có rất nhiều ý kiến cho rằng, nó không có ý nghĩa về độc
lực của vi khuẩn, vì thấy rằng độc lực của chủng E. coli có kháng nguyên K
cũng giống độc lực của chủng không có kháng nguyên K (Orskov F. 1978)[29].
Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng, nó có ý nghĩa về độc lực vì nó tham
gia bảo vệ vi khuẩn trước những yếu tố phòng vệ của vật chủ. Tuy vậy, phần
lớn các ý kiến đều thống nhất kháng nguyên K có hai nhiệm vụ sau: hỗ trợ trong
phản ứng ngưng kết của kháng nguyên O, nên thường ghi liền công thức serotype
của vi khuẩn là Ox: Ví dụ như: E. coli O139: K88, O149: K88...
8


Tạo ra hàng rào bảo vệ cho vi khuẩn chống lại tác động của ngoại cảnh và
hiện tượng thực bào, yếu tố phòng vệ của vật chủ.
Kháng nguyên F (Kháng nguyên Fimbriae- Kháng nguyên bám dính):
Hầu hết các chủng E. coli gây bệnh đều sản sinh ra một hoặc nhiều kháng

nguyên bám dính. Các chủng không gây bệnh thì không có kháng nguyênbám dính.
Kháng nguyên bám dính giúp vi khuẩn bám vào các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế
bào biểu mô ruột và trên lớp màng nhày để xâm nhập và gây bệnh, đồng thời
chống lại khả năng đào thải vi khuẩn của nhu động ruột.
Một số loại kháng nguyên bám dính của vi khuẩn E. coli thuộc nhóm
ETEC (Enterotoxigenic E. coli) gây bệnh chủ yếu cho lợn là F4 (K88), F5 (K99),
F6 (987P), F18 và F41 (Carter G.R. và cs., 1995) [15].
1.1.2. Đặc tính nuôi cấy,sinh hóa của vi khuẩn E. coli
1.1.2.1. Đặc tính nuôi cấy
Theo Nguyễn Như Thanh và cs., (19970 [12], Nguyễn Quang Tuyên
(2008) [10] vi khuẩn E. coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể
sinh trưởng ở phổ nhiệt độ khá rộng (từ 5- 40 0C), nhiệt độ thích hợp là 370C và
phổ pH rộng (pH từ 5,5 - 8,0), pH thích hợp nhất là từ 7,2-7,4.
Khi nuôi cấy trên các môi trường, để trong tủ ấm ở 37 0C và sau 24 giờ vi
khuẩn sẽ phát triển như sau:
+ Môi trường thạch thường: Hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, bóng
láng không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính từ 2 - 3mm. Nuôi
lâu, khuẩn lạc có màu nâu nhạt và mọc rộng ra, có thể quan sát thấy cả những
khuẩn lạc dạng R (Rough) và M (Mucous).
+ Môi trường nước thịt: Phát triển rất tốt, môi trường đục đều có lắng cặn màu
tro nhạt ở dưới đáy, đôi khi có màu xám nhạt, canh trùng có mùi phân hôi thối.
+ Môi trường MacConkey: Khuẩn lạc có màu hồng cánh sen, tròn nhỏ,
hơi lồi, không trầy, rìa gọn, không làm chuyển màu môi trường.
+ Môi trường thạch máu: Khuẩn lạc to, ướt, lồi, viền không gọn, màu xám
nhạt, một số chủng có khả năng và gây ra hiện tượng tan máu.
+ Môi trường Simmon citrat: Khuẩn lạc không màu trên nền xanh lục.
9


+ Môi trường Endo: Khuẩn lạc màu đỏ.

+ Môi trường EMB: Khuẩn lạc màu tím đen.
+ Môi trường SS: Khuẩn lạc có màu đỏ.
1.1.2.2. Đặc tính sinh hóa
Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008)[10] phản ứng lên men đường: Vi
khuẩn E. coli lên men sinh hơi các loại đường Lactose, Fructose, Glucose,
Levulose, Galactose, Xylose, Manitol; lên men không chắc chắn các loại đường
Duncitol, Saccarose và Salixin. Hầu hết các chủng vi khuẩn E.coli đều lên men
đường Lactose nhanh và sinh hơi, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt vi khuẩn
E.coli và Salmonella vì Salmonella không lên men đường Lactose.
Một số phản ứng sinh hoá khác: Phản ứng Indol và MR dương tính, phản
ứng H2S, VP, Citrat âm tính.
1.1.3. Đặc tính gây bệnh của vi khuẩn E. coli
1.1.3.1. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn E. coli
Theo Đào Trọng Đạt và cs., (1996) [3] để có thể gây bệnh, đầu tiên vi
khuẩn E. coli phải bám dính vào tế bào nhung mao ruột bằng các yếu tố bám
dính như kháng nguyên F. Sau đó, nhờ các yếu tố xâm nhập (Invasion), vi khuẩn
sẽ xâm nhập vào tế bào biểu mô của thành ruột. Ở đó, vi khuẩn phát triển, nhân
lên và phá huỷ lớp tế bào biểu mô gây viêm ruột, đồng thời sản sinh độc tố
đường ruột Enterotoxin. Độc tố đường ruột tác động vào quá trình trao đổi muối,
nước, làm rối loạn chu trình này. Nước từ cơ thể tập trung vào lòng ruột làm
căng ruột, cùng với khí do lên men ở ruột gây nên một tác dụng cơ học, làm nhu
động ruột tăng, đẩy nước và chất chứa ra ngoài, gây nên hiện tượng tiêu chảy.
Sau khi đã phát triển ở thành ruột, vi khuẩn vào hệ lâm ba, đến hệ tuần hoàn,
gây nhiễm trùng máu. Trong máu, vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào, gây
dung huyết, làm cho cơ thể thiếu máu. Từ hệ tuần hoàn, vi khuẩn đến các tổ
chức cơ quan. Ở đây, vi khuẩn lại phát triển nhân lên lần thứ hai, phá huỷ tế bào
tổ chức, gây viêm và sản sinh độc tố gồm Enterotoxin và Verotoxin, phá huỷ tế
bào tổ chức, gây tụ huyết và xuất huyết.
10



1.1.3.2. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli
Các yếu tố gây bệnh của E. coli bao gồm khả năng kháng khuẩn, yếu tố
bám dính, khả năng xâm nhập, yếu tố gây dung huyết và khả năng sản xuất độc
tố. Các chủng vi khuẩn E. coli không có các yếu tố trên thì không có khả năng
gây bệnh.
Dựa vào các yếu tố gây bệnh nói trên, người ta đã phân loại vi khuẩn E.
coli thành các loại sau: Enterotoxigenic E. coli (ETEC), Enteropathogenic E.
coli (EPEC), Adherence Enteropathogenic E. coli (AEEC) và Verotoxingenic E.
coli (VTEC) (Lê Văn Tạo, 1997) [9]. Trong đó, các chủng vi khuẩn thuộc nhóm
ETEC và VTEC thường gây bệnh tiêu chảy cho lợn con sơ sinh và lợn sau cai
sữa (Fairbrother J.M. 1992) [19].
* Yếu tố kháng khuẩn
Nhiều chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản sinh ra chất kháng khuẩn có
tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt các loại vi khuẩn khác, gọi là ColicinV. Vì vậy,
yếu tố này cũng được coi là một trong các yếu tố độc lực của vi khuẩn E. coli
gây bệnh (Smith H.W. và cs., 1967) [32].
* Yếu tố bám dính
Để gây bệnh, các chủng ETEC phải bám dính lên trên tế bào biểu môcủa
ruột non. Hầu hết các chủng ETEC đều có mang một hoặc nhiều các yếu tố bám
dính như: F4 (K88), F5 (K99), F6 (987P), F17, F18, F41, F42 và F165. Ở lợn, các chủng
vi khuẩn ETEC gây bệnh tiêu chảy thường mang các yếu tố bám dính sau đây:
F4 (K88):F4 hay còn gọi là K88 là một kháng nguyên không chịu nhiệt.
Bằng việc sử dụng các kháng huyết thanh đặc hiệu, Orskov I. và cs., (1964) [28]
đã phân biệt được hai loại khác nhau của F 4 là F4ab và F4ac. Loại thứ 3 được phát
hiện bởi Guinee và Jansen được đặt tên là F4ad (Guinee và cs., 1979) [21]. Sợi F4
giúp cho vi khuẩn bám được vào receptor tương ứng của nó trên tế bào biểu mô
của lông nhung ruột non, từ đó vi khuẩn có thể xâm nhập cố định và phát triển
được ở thành ruột non. Yếu tố bám dính F 4 được mang trong vi khuẩn E. coli
thuộc nhóm ETEC, gây bệnh tiêu chảy ở lợn trước và sau cai sữa (Nagy B. và

cs., 1999) [27].
11


F5 (K99): F5 trước kia được cho là kháng nguyên bám dính của E. coli chỉ
gây bệnh ở bê, nghé và cừu. Tuy nhiên, hiện nay chúng cũng được tìm thấy với tỷ
lệ thấp ở các chủng ETEC phân lập từ lợn tiêu chảy (Links và cs., 1985) [26].
Sự sản sinh F5 phụ thuộc vào nhiều yếu tố của vi khuẩn như: Tốc độ sinh trưởng,
pha sinh trưởng, nhiệt độ và alanine trong môi trường Các gen mã hóa cho sự tổng
hợp F5 nằm trên ADN của plasmid (Isaacson, 1977) [23].
F6 (987p): Các nhà khoa học cho rằng, fimbriae này đóng vai trò quan
trọng trong việc gây bệnh của ETEC. F6 của ETEC ở lợn có thể giúp vi khuẩn
bám vào cả các receptor cấu tạo bởi glycoprotein và glycolipid trên riềm trải của
các tế bào biểu mô ruột (Dean và cs., 1989, 1994) [16,17]. F6 bám dính ở màng
nhầy để phân phối độc tố đường ruột tối đa đến vật chủ.
F18: F18 là tên đặt cho nhân tố bám dính 8813. Bởi vậy, một loại fimbriae
mới đã được đề nghị công nhận là F 18ab và F18ac (Rippinger và cs., 1995) [31].
Một nghiên cứu của Nagy và cs., (1996) [27] thấy rằng F18ab và F18ac khác nhau
về mặt sinh học. F18ab ít thấy thể hiện ở cả trong điều kiện thực tế và trong phòng
thí nghiệm. Chúng thường thấy cùng với việc sản xuất SLT-2e ở các chủng
VTEC, trong khi F18ac thể hiện rất rõ ở cả trong thực tế và trong phòng thí
nghiệm, chúng mang các đặc tính của các chủng ETEC.
Một đặc điểm đáng chú ý ở F18ac là chúng không bám vào riềm bàn chải
của lợn sơ sinh trong điều kiện thực tế và trong phòng thí nghiệm (Nagy và cs.,
1992), [27] cũng không tập trung ở lớp màng nhầy của ruột ở lợn con mới sinh
(Casey và cs. Điều này ngược với F 5 và F6, chúng bám vào các tế bào biểu mô
ruột. Khả năng bám này ở lợn cai sữa nhiều hơn so với lợn sơ sinh. Lý do xác
đáng để giải thích về việc tăng sự mẫn cảm với bám dính của F 18ab và F18ac theo
tuổi của lợn vẫn chưa được làm rõ, nhưng có thể là do sự tăng dần các receptor
đặc hiệu ở lông nhung của ruột lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Sự thiếu hụt các

receptor của F18ab và F18ac ở lợn sơ sinh có thể giải thích cho lý do vì sao chỉ thấy
các chủng VTEC và ETEC ở lợn cai sữa (Nagy và cs., 1999) [27].

12


* Yếu tố xâm nhập của vi khuẩn E. coli
Là một khái niệm dùng để chỉ quá trình chưa được xác định một cách rõ
ràng mà nhờ đó vi khuẩn E. coli qua được hàng rào bảo vệ của lớp màng nhầy
(mucosa) trên bề mặt niêm mạc để xâm nhập vào tế bào biểu mô (Epithel), đồng
thời sinh sản và phát triển trong lớp tế bào này. Trong khi đó, những vi khuẩn khác
không có khả năng xâm nhập, không thể qua được hàng rào bảo vệ của lớp màng
nhầy hoặc khi qua được hàng rào này, sẽ bị giữ lại bởi tế bào đại thực bào của tổ
chức hạ niêm mạc (Giannella và cs., 1976) [20].
* Độc tố của vi khuẩn E. coli
Vi khuẩn E. coli sản sinh nhiều loại độc tố: Enterotoxin, Verotoxin,
Neurotoxin. Mỗi loại độc tố gắn với một thể bệnh mà chúng gây ra.
Nhóm độc tố đường ruột (Enterotoxin) gồm hai loại:
Độc tố chịu nhiệt (Heat Stable Toxin - ST): Độc tố này chịu được nhiệt độ
1000C trong vòng 15 phút. Độc tố ST chia thành hai nhóm STa và STb dựa trên
đặc tính sinh học và khả năng hòa tan trong methanol. ST a kích thích sản sinh ra
GMP mức cao trong tế bào, ngăn trở hệ thống chuyển Na + và Cl-, làm giảm khả
năng hấp thu chất điện giải và nước ở ruột. ST a thường thấy ở ETEC gây bệnh ở
lợn < 2 tuần tuổi và ở lợn lớn.
STb kích thích vòng nucleotid phân tiết dịch độc lập ở ruột, nhưng phương
thức tác dụng của STb vẫn chưa được hiểu rõ. STb hoạt động ở ruột non lợn, nhưng
không hoạt động ở ruột non chuột, bê và bị vô hoạt bởi Trypsin.
Cả STa và STb đều có vai trò quan trọng trong việc gây tiêu chảy do các
chủng E. coli gây bệnh ở bê, nghé, dê, cừu, lợn con và trẻ sơ sinh.
Nhóm độc tố tế bào (Shiga /Verotoxin):

Độc tố Vero (VTs) hay Shiga (SLTs) là thuật ngữ được sử dụng trước đây.
Gần đây, các nhà khoa học đã đề nghị sử dụng tên độc tố Shiga (Stx) cho tất cả
những độc tố tế bào này. Stx sản sinh bởi E. coli bao gồm 2 nhóm: Stx1và Stx2.
Độc tố Shiga ở lợn là một loại trong nhóm độc tố Stx 2 với một số khác biệt trong
đặc tính sinh học. Stx1 và Stx2 gây độc cho tế bào Hela. Stx 2e kém độc hơn,
nhưng gây độc mạnh cho tế bào Vero.
13


* Vai trò gây bệnh của các loại kháng nguyên
Theo ý kiến của nhiều tác giả, mặc dù các vi khuẩn E. coli có nhiều loại
kháng nguyên. Trong đó, có loại tạo miễn dịch phòng vệ cho vật chủ, có loại
không tạo miễn dịch phòng vệ cho vật chủ nhưng đều tham gia vào quá trình
gây bệnh bằng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tế bào vật chủ và
tham gia vào quá trình kháng lại các yếu tố phòng vệ tự nhiên của vật chủ. Các
kháng nguyên tham gia quá trình trên phải kể đến là kháng nguyên O, kháng
nguyên K, kháng nguyên F.
* Yếu tố dung huyết (Hly)
Để phát triển trong cơ thể, vi khuẩn E. coli cần được cung cấp sắt. Hầu
hết những chủng E. coli gây bệnh thường có khả năng gây dung huyết. Để
chiếm dụng sắt của vật chủ, vi khuẩn E. coli tiết men Heamolyzin phá vỡ hồng
cầu, giải phóng sắt trong nhân HEM.
Có 4 kiểu dung huyết của vi khuẩn E. coli là: α-haemolysin, βhaemolysin, γ-haemolysin, ε-haemolysin, nhưng quan trọng nhất là kiểu αhaemolysin và β-haemolysin (Ketyle và cs., 1975) [25].
1.1.4. Vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy
Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi của lợn, nhưng tỷ lệ mắc bệnh, mức độ
trầm trọng và tỷ lệ chết tập trung vào lợn con từ 4 tuần tuổi đến sau cai sữa
Theo Đào Trọng Đạt và cs., (1996)[3] bệnh do các serotype E. coli O8,
O141, O147, O149, và O157, trong đó O149 F4 thường chiếm tỷ lệ cao. Các chủng E.
coli này do lợn con bị nhiễm từ môi trường, từ vú mẹ khi bú hoặc có sẵn trong
ruột, gặp điều kiện thuận lợi phát triển nhân lên với số lượng lớn, chiếm tỷ lệ áp

đảo các vi khuẩn đường ruột khác, đồng thời tiếp nhận các yếu tố gây bệnh trong
quá trình phát triển, gặp khi cơ thể lợn chịu các tác động bất lợi như: chăm sóc
nuôi dưỡng kém, thay đổi thức ăn đột ngột, nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết chuồng
nuôi thay đổi vi khuẩn tác động gây bệnh.
Các serotype E. coli gây bệnh tiêu chảy thường mang các yếu tố bám dính
F4, F6 và F5; độc tố đường ruột, chủ yếu LT1 và ST1, đôi khi có Stx2e hoặc LT, STa
14


và STb. Cơ chế gây bệnh tiêu chảy ở lợn giống như ở bệnh lợn con phân trắng,
nhưng do hệ thống thần kinh của lợn đã hoàn chỉnh, điều tiết được các chức
năng sinh lý, lợn đã ăn các thức ăn tinh và thô thay cho bú sữa, nên phân có màu
vàng.
1.1.4.1. Triệu chứng
Theo trung tâm Chẩn đoán và cố vấn thú y của Công ty cổ phần chăn nuôi
CP Việt Nam (2010) [13], khi lợn bị tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, triệu chứng
trước tiên là lợn bị tiêu chảy với mức độ khác nhau, đi ngoài nhiều lần trong
ngày, phân có nhiều nước, do đi ngoài mất nước nên lợn gầy còm, hốc hác, dơ
xương, hông hõm, xương sườn, xương sống nhô lên, lợn cụp đuôi hoặc đuôi hay
vẫy qua vẫy lại. Lợn ăn ít, uống nước nhiều. Xuất hiện những vùng da tím tái ở
mũi, chóp tai và bụng. Một vài lợn có biểu hiện thần kinh, đi vòng tròn theo một
chiều nhất định hoặc liệt 2 chân sau, vào giai đoạn cuối lợn nằm nghiêng chân
bơi chèo, xác gầy và bẩn. Tiêu chảy nhiều nước, phân thường có màu nâu hoặc
xanh xám. Lợn con theo mẹ, lợn con trước và sau cai sữa mắc bệnh, không điều trị
kịp thời, bị mất nước, trụy tim, mạch nhanh, tỷ lệ chết cao. Lợn con bị tiêu chảy sau
khi khỏi bệnh còi cọc, khả năng tăng trọng kém. Lợn choai, lợn mẹ, lợn lớn, lợn
đực giống mắc bệnh thường nhẹ, tỷ lệ chết thấp hơn, nhiều con tự khỏi, không ảnh
hưởng đến phát triển sau này.
1.1.4.2. Bệnh tích mổ khám
Theo Đào Trọng Đạt và cs., (1996) [3] sự biến đổi bệnh tích ở lợn bị tiêu

chảy do vi khuẩn E. coli phụ thuộc rất nhiều vào tuổi mắc bệnh, thời gian kéo
dài của bệnh, nhìn chung xác lợn chết do tiêu chảy thường gầy, bẩn, thân bê bết
phân, mắt trũng sâu, tím tái ở mũi, tai. Phổi nhợt nhạt và khô, hạch treo ruột bị
tụ huyết tím bầm. Niêm mạc mắt, miệng nhợt nhạt. Niêm mạc ruột, dạ dày xuất
huyết, nếu bị tiêu chảy lâu niêm mạc bị tróc từng mảng. Trực tràng bị loét chảy
máu. Gan mất màu, có những nốt hoại tử trên mặt. Cơ tim nhão, mất trương lực.
Bàng quang xẹp, niêm mạc xuất huyết. Dạ dày chứa đầy thức ăn. Xuất huyết ở
niêm mạc đường cong lớn của dạ dày. Ruột non chứa đầy dịch loãng, niêm mạc
phù nhẹ và xuất huyết. Chất chứa trong các đoạn ruột có trạng thái khác nhau từ
15


nhiều nước đến sền sệt, nhưng đều có mùi đặc trưng. Trong ruột già thức ăn có
dạng nhày, màu xanh xám hoặc vàng xám. Niêm mạc đường tiêu hóa có nhiều
vết loét, nhưng vết loét sâu và nặng thường thấy ở niêm mạc đường cong lớn
của dạ dày. Một số trường hợp lợn tiêu chảy trong phân toàn máu do niêm mạc
đường tiêu hóa bị tổn thương sâu vì bị nhiễm E. coli có khả năng sản sinh kháng
nguyên bám dính F4 mạnh.
Quan sát bệnh tích vi thể thấy lẫn trong lớp tế bào lông nhung là vi khuẩn
E. coli. Lớp tế bào lông nhung bị phá hủy nặng.
1.1.5. Bệnh phù đầu lợn con do vi khuẩn E. coli
Bệnh phù đầu lợn con do một số serotype kháng nguyên O của E. coli sau
đây gây ra: O138, O139K12H1, O141K85q, O141K85ac.
Ở Việt Nam, Nguyễn Khả Ngự (2000) [6] phân lập, định type vi khuẩn
E. coli gây bệnh phù đầu lợn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã phát hiện
được 11 serotype, nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là O 26 và O139. Theo Trịnh Quang
Tuyên (2004) [11] khi phân lập E. coli gây bệnh phù đầu ở trại chăn nuôi tập
trung các tỉnh phía Bắc, phát hiện 7 serotype trong đó chủ yếu là O 139 chiếm
34,8% và O138 chiếm 18,5%. Để gây được bệnh, ngoài các yếu tố gây bệnh có ở
E. coli gây tiêu chảy cần phải có yếu tố bám dính F 18 thay cho F4, độc tố tế bào

(Stx2e), độc tố thần kinh và các yếu tố gây dung huyết mà chủ yếu là αhaemolytic. Nhờ các yếu tố gây bệnh, vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng huyết,
trong máu yếu tố dung huyết phá vỡ hồng cầu làm máu loãng, độc tố tế bào vừa
phá hủy tế bào tổ chức gây bệnh tích, vừa tăng tính thành mạch, nước từ hệ tuần
hoàn đi vào mô bào gây hiện tượng phù. Độc tố thần kinh tác động vào trung
ương thần kinh gây nên các triệu chứng thần kinh như: run rẩy và co giật.
1.1.5.1. Triệu chứng
Theo Nguyễn Khả Ngự (2000) [6] theo dõi bệnh ở đồng bằng sông Cửu
Long thấy bệnh xảy ra ở hai thể: quá cấp tính rất hay gặp và cấp tính ít gặp hơn.
Trong trường hợp quá cấp tính, lợn thường chết nhanh, không có biểu hiện triệu
chứng. Những trường hợp bệnh cấp tính, lợn nằm tụm thành đống ở góc chuồng,
ít hoạt động. Lợn đi loạng choạng, mất thăng bằng, run rảy, ho, nhiều nước mũi
16


chảy đặc như mủ. Đầu, mặt, mí mắt sưng phù, niêm mạc nhợt nhạt. Khi đứng 2
chân trước chụm lại, 2 chân sau choãi ra gọi là “lợn đứng 3 chân”. Tiêu chảy
xuất hiện vào ngày thứ 4, phân lỏng có màu xám hoặc trắng, có chất nhầy, có
trường hợp toàn nước lẫn máu tươi, có mùi hôi tanh khó chịu. Thân nhiệt thường
tăng nhẹ 39,5 - 400C, nhưng không kéo dài. Triệu chứng thần kinh thường xuất
hiện vào ngày thứ 6, mắt sưng, viêm giác mạc. Biểu hiện thần kinh ngày càng
tăng với mức độ khác nhau. Vào giai đoạn cuối, lợn thở rất khó, co giật. Khi
nằm xuống, gần chết, nhiệt độ lợn ở mức bình thường hoặc thấp hơn một chút,
chân có hiện tượng bơi chèo. Ở một số trường hợp sưng tai, cơ nhão, nhợt nhạt,
sưng mũi, mắt, môi, đầu, mặt. Ở thể quá cấp tính, lợn chết nhanh trong vòng 620 giờ. Thể cấp tính chết nhanh sau 2 - 4 ngày. Qua theo dõi ở 6 tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long, từ tháng 6/1995 - 4/1996 thấy tỷ lệ lợn ốm là 58,78%, tỷ lệ
chết/sinh là 53,34%.
1.1.5.2. Bệnh tích
Theo Đào Trọng Đạt và cs., (1996) [3] nhìn bề ngoài xác lợn chết do bệnh
phù đầu, thấy da đỏ lên ở phần bụng, thâm đen ở phần tai, 4 chân, vùng bẹn.
100% lợn chết thấy máu đặc màu sẫm, hạch bẹn nông và hạch ruột sưng, 80%

thấy viêm phổi và viêm màng phổi. 70% thấy gan sưng tụ huyết, xuất huyết, đôi
khi thấy xơ gan. Mật sưng căng, chứa đầy dịch mật. Niêm mạc dạ dày viêm, phù
thũng, xuất huyết vùng hạ vị. Toàn bộ ruột viêm thể cata. 60% thấy xoang bao
tim tích nước vàng, tim nhão. 50% thấy lách sưng, tụ huyết hoặc xuất huyết
đen. 40% thận tụ huyết hoặc xuất huyết từng đám. Ngoài ra còn thấy ở một số
trường hợp ruột non viêm nặng, xoang bụng và xoang ngực tích nước. Mắt,
vùng trước trán, mũi, vùng bụng sưng, phù thũng. Trong dạ dày chứa đầy
thức ăn khô, mủn, nhưng trong ruột non gần như trống rỗng. Trong trường
hợp thể bệnh không điển hình, thường khó phát hiện bệnh tích phù.
1.1.5.3. Chẩn đoán
Khi chẩn đoán bệnh phù đầu lợn cấp tính cần dựa vào các đặc điểm dịch
tễ học: bệnh xuất hiện đột ngột, những lợn béo khỏe nhất đàn mắc bệnh trước,
bệnh xảy ra trước và sau cai sữa 1 - 2 tuần, bệnh ít lây lan, mang tính địa
17


phương. Đồng thời căn cứ và triệu chứng bệnh tích điển hình như: phù, tiêu
chảy, thần kinh, tỷ lệ chết cao.
Để chẩn đoán chính xác khẳng định bệnh, bắt buộc phải lấy bệnh phẩm
chẩn đoán phòng thí nghiệm. Bệnh phẩm chẩn đoán phòng thí nghiệm gồm: máu
tim, hạch ruột, ruột và chất chứa trong ruột, gan, lách. Ở phòng thí nghiệm tiến
hành phân lập xác định vi khuẩn E. coli, xác định các yếu tố gây bệnh trong các
vi khuẩn phân lập bằng các phương pháp sinh học, huyết thanh học, phản ứng
PCR. Trong đó, đặc biệt chú ý xác định yếu tố bám dính F 18, độc tố tế bào (Stx2e)
và khả năng dung huyết.
1.2. Một số hiểu biết về vi khuẩn Salmonella
Vi khuẩn Salmonella thuộc bộ Eubacteriales, họ Enterobacteriaceae.
Giống Salmonella gồm 2 loài: S. enterica và S. bongori gồm trên 2000 serotyp
theo bảng phân loại Kauffmann-White trên cơ sở cấu trúc của kháng nguyên
thân (O), kháng nguyên lông (H) và đôi khi các kháng nguyên vỏ K).

1.2.1. Đặc điểm hình thái
Theo Bergey’s (1994) [14] vi khuẩn Salmonellalà những trực khuẩn ngắn,
hai đầu tròn, có kích thước 0,4-0,6 x 1,0-3,0 µm, bắt màu Gram âm, không hình
thành nha bào và giáp mô. Đa số loài Salmonellap có lông (flagella) từ 7-12
chiếc xung quanh thân (trừ S. gallinarum-pullorum).
Ngoài ra, trên bề mặt màng ngoài của vi khuẩn Salmonella đều có các cấu
trúc sợi nhỏ hơn, còn gọi là fimbriae hay pili. Chúng có kích thước từ 0,01- 0,03
x 1,0 µm. Số lượng fimbriae trên một vi khuẩn có khoảng 250- 400 cái vươn
thẳng ra xung quanh bề mặt tế bào. Fimbriae có cấu trúc là protein và có tính
kháng nguyên đặc trưng. Theo Jones và cs., (1981) [24] fimbriae tạo cho vi
khuẩn khả năng bám dính (adhesion) lên các tế bào biểu mô ruột và xâm nhập
vào lớp niêm mạc.
Vi khuẩn dễ nhuộm với các thuốc nhuộm thông thường; bắt màu Gram
âm (bắt màu đều toàn thân hoặc hơi đậm ở hai đầu).

18


1.2.2. Đặc tính nuôi cấy
Salmonella là vi khuẩn vừa hiếu khí, vừa kỵ khí không bắt buộc, dễ nuôi
cấy. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 370C, nhưng có thể phát triển được ở nhiệt độ
từ 6 - 420C. Nuôi cấy ở 430C có thể loại trừ được tạp khuẩn mà Salmonella vẫn
phát triển được (Timoney và cs., 1988) [33]. pH thích hợp cho vi khuẩn phát triển
là 7,6. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn phát triển được ở pH từ 6 - 9.
Khi nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường nước thịt, môi trường BPW và
môi trường RV sau vài giờ nuôi cấy thấy môi trường vẩn đục nhẹ, sau 18 đến
24 giờ thấy canh trùng đục đều, trên mặt môi trường có màng mỏng, đáy ống
nghiệm có cặn.
Trên môi trường thạch DHL: sau 24 giờ nuôi cấy, vi khuẩn phát triển thành
khuẩn lạc tròn, lồi, bóng láng (dạng S), có màu vàng nhạt. Các chủng sinh H 2S

thì giữa khuẩn lạc có màu đen.
Trên môi trường thạch MacConkey: Vi khuẩn phát triển thành những khuẩn
lạc tròn, trong, không màu, nhẵn bóng và hơi lồi ở giữa.
Trên môi trường thạch CHROM TMSalmonella : sau 24 giờ nuôi cấy, vi khuẩn
hình thành khuẩn lạc trơn, tròn, bóng láng (dạng S) và có màu tím hồng.
Trên môi trường thạch TSI : vi khuẩn Salmonella do sản sinh alkaline nên
phần thạch nghiêng có màu đỏ (pH = 7,3), đáy ống nghiệm màu vàng (pH =
6,8) do vi khuẩn chỉ lên men đường Glucose. Phần giữa ống nghiệm có màu
đen do vi khuẩn sản sinh ra khí H 2S. Nếu để lâu (quá 24 giờ), màu đen môi
trường thường làm át phản ứng tạo axit ở phần đáy ống nghiệm (không nhìn
thấy màu vàng). Vi khuẩn sinh hơi làm nứt thạch, có khi đẩy thạch khỏi đáy
ống nghiệm (Quinn và cs., 2002) [30].
Trên môi trường LIM (Lysine Indole Motility): vi khuẩn không làm chuyển
màu môi trường, môi trường có màu tím nhạt. Trên môi trường Malonate: vi
khuẩn không phát triển nên không làm đổi màu môi trường.
1.2.3. Đặc tính sinh hoá
Theo Quinn và cs., (2002) [30] giống vi khuẩn Salmonella được chia
thành 7 phân nhóm, mỗi phân nhóm có khả năng lên men một số loại đường
19


nhất định và không đổi. Phần lớn phân loài S. enterica gây bệnh cho động vật
máu nóng. Chúng lên men và sinh hơi: Glucoza, Mannit, Mantoza, Galactoza,
Dulcitol, Arabinoza, Sorbitol. Cũng ở nhóm này, hầu như các chủng vi khuẩn
Salmonella đều không lên men Lactoza và Saccaroza.
Đa số các vi khuẩn thuộc giống Salmonella không làm tan chảy Gelatin,
không phân giải Urê, không sản sinh Indol. Phản ứng MR, Catalaza dương tính
(trừ S. cholerae suis, S. gallinarum-pullorum có MR âm tính). Phản ứng
Oxidaza âm tính. Phản ứng sinh H2S dương tính (trừ S. paratyphi, S. typhisuis,
S. cholerae suis) (Ewing Edward, 1970) [18].

Trong quá trình phân lập và giám định vi khuẩn Salmonella thì đặc tính sinh
hóa có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là bước không thể bỏ qua khi xét nghiệm vi
khuẩn nói chung và vi khuẩn Salmonella nói riêng.
1.2.4. Sức đề kháng của vi khuẩn Salmonella
Vi khuẩn Salmonella tồn tại trong chất độn chuồng tới trên 30 tuần, có
thể sống ở trong đất với độ sâu 0,5cm trong thời gian 2 tháng. Ở sàn gỗ,
tường gỗ trong điều kiện ít ánh sáng là 87 ngày, máng gỗ 108 ngày (Đào
Trọng Đạt và cs., 1996) [3].
Trong nước tù đọng, đồng cỏ ẩm thấp S. typhimurium có thể tồn tại trên 7
tháng. Trong xác súc vật chết, Salmonella có thể sống trên 100 ngày, trong thịt
ướp muối từ 6 – 8 tháng (Nguyễn Bá Hiên, 2012) [4].
1.2.5. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella
1.2.5.1. Các yếu tố không phải là độc tố
Yếu tố bám dính: Khả năng bám dính của vi khuẩn Salmonella lên tế bào
nhung mao ruột là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình gây bệnh. Yếu tố bám
dính của Salmonella là Fimbriae typ 1. Khi Fimbriae typ 1 của Salmonella có điện
tích ion bề mặt trái với điện tích ion bề mặt tế bào nhung mao ruột thì điểm tiếp xúc
có lực hút và vi khuẩm bám dính lên bề mặt của tế bào.
Khả năng xâm nhập vào tế bào có nhân hoặc lớp niêm mạc của đường ruột
là đặc tính của một số chủng Salmonella có độc lực. Sau khi tiếp cận tế bào vật
chủ, vi khuẩn Salmonella tác động làm tăng hàm lượng Ca2+ nội bào, hoạt hóa
20


actindepolimeriring enzymes, làm thay đổi cấu trúc, hình dạng các sợi actin,
biến đổi màng tế bào, dẫn đến hình chân giả bao vây tế bào vi khuẩn dưới dạng
các không bào chứa vi khuẩn. Sau đó Salmonella được xâm nhập vào trong tế
bào, tồn tại, tiếp tục nhân lên với số lượng lớn, phá vỡ tế bào vật chủ, sản sinh
độc tố đường ruột (enterotoxin), làm xuất hiện quá trình tiêu chảy của vật chủ.
Khả năng tổng hợp sắt: Là một yếu tố giúp vi khuẩn Salmonella tăng nhanh về

số lượng làm suy yếu khả năng chống đỡ của vật chủ do bị thiếu sắt.
Khả năng kháng kháng sinh: Việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc kháng
sinh để phòng trị bệnh, kích thích sinh trưởng của gia súc, gia cầm đã làm tăng
khả năng kháng thuốc của vi khuẩn.
1.2.5.2. Các yếu tố là độc tố
Độc tố đường ruột (Enterotoxin): có hai thành phần chính gồm độc tố
thẩm xuất nhanh và độc tố thẩm xuất chậm.
Độc tố thẩm xuất nhanh (Rapid permeability factor: RPF) có cấu trúc,
thành phần giống ST của vi khuẩn E. coli, có khả năng chịu được nhiệt độ 100oC
trong 4 giờ, bền vững ở nhiệt độ thấp, có thể bảo quản ở - 20 oC. RPF giúp
Salmonella xâm nhập vào tế bào biểu mô của ruột, và thực hiện khả năng thẩm
xuất sau 1 – 2 giờ, kéo dài 48 giờ và làm trương tế bào CHO.
Độc tố thẩm xuất chậm (Delayed permeability factor: DPF) có cấu trúc,
thành phần giống độc tố LT của vi khuẩn E. coli. Nó thực hiện chức năng thẩm
xuất chậm từ 18 – 24 giờ, có thể kéo dài 36 – 48 giờ. DPF bị phá hủy ở 70 oC
trong vòng 30 phút và ở 56oC trong vòng 4 giờ. Cấu trúc phân tử gồm 3 chuỗi
polypeptide và một số hợp chất khác, phân tử lượng 40.000 – 50.000 dalton.
Nội độc tố (Endotoxin): đóng vai trò quan trọng gây nên những biến đổi
bệnh lý do Salmonella gây ra, nhất là trong giai đoạn nhiễm trùng huyết. Thành
phần chủ yếu của nó là Lipopolysaccharide được tiết ra từ vách tế bào vi khuẩn
khi bị dung giải. Gan, thận, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa,cơ và hệ thống miễn dịch là
đích tấn công của nội độc tố. Lipopolysaccharide còn góp phần tăng độc lực của
vi khuẩn, phá hủy thành mạch, hủy hoại tế bào biểu mô ruột, gây sốt, tắc nghẽn
mạch máu, rối loạn tuần hoàn và phản ứng shock là hậu quả tác động của
21


Lipopolysaccharide do vi khuẩn sản sinh.
Độc tố tế bào (cytotoxin): không phải là Lipopolysaccharide. Đặc tính
chung của Cytotoxin là có khả năng ức chế tổng hợp protein của tế bào có nhân

và làm trương tế bào CHO. Đa phần độc tố của chúng bị phá hủy bởi nhiệt độ. Và
đặc tính quan trọng của Cytotoxin làm tổn thương tế bào biểu mô.
1.2.6. Bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn
1.2.6.1. Đặc tính sinh bệnh
Theo Quinn và cs., (2002) [30] sự lây truyền Salmonella thường qua con
đường phân - miệng, nhưng nhiễm trùng qua niêm mạc của kết mạc mắt và
đường hô hấp trên cũng có khả năng xảy ra; Salmonella cầnxâm nhập vào ruột
non và kết tràng để gây bệnh đường ruột. Tuy nhiên, những axit hữu cơ bay hơi
được sản sinh bởi hệ vi sinh vật yếm khí bình thường trong đường ruột có khả
năng ức chế sự phát triển của Salmonella. Hệ vi sinh vật hiếu khí bình thường
cũng có thể ngăn cản việc tiếp xúc với các vị trí bám gắn cần cho loài
Salmonella. Sự rối loạn của hệ vi sinh vật do các yếu tố như: dùng kháng sinh,
khẩu phần ăn, mất nước làm tăng khả năng mẫn cảm của vật chủ với sự nhiễm
trùng. Nhu động ruột giảm, stress do vận chuyển và chật chội cũng tạo điều kiện
cho sự xâm nhập đường ruột của Salmonella.
Mầm bệnh sau khi nhiễm vào đường tiêu hoá, nhanh chóng đi vào hệ lâm
ba của ruột gây viêm sưng hạch. Từ đó, chúng vào hệ tuần hoàn, gây bại huyết,
làm cho lá lách sưng to, lúc đầu do tụ máu, về sau do tăng sinh, sản sinh nội độc
tố, gây viêm hoại tử gan và hạch.
Bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn có 2 dạng chủ yếu: Thể nhiễm
trùng huyết do S. choleraesuis var kunzendorf gây ra và thể viêm ruột do S.
typhimurium.
1.2.6.2. Thể nhiễm trùng huyết do S. cholerae suis var kunzendorf gây ra
Lợn bệnh bỏ ăn, ủ rũ, thích nằm tập trung lại với nhau ở góc chuồng tối hay
chui vào ổ rơm, thân nhiệt tăng cao 40,5 - 41,60C. Mí mắt sưng mọng có nốt tím
bầm, viêm kết mạc. Khi bị biến chứng, gây viêm phổi, ho khan, có dịch đờm. Xuất
huyết lấm tấm dưới da, tụ lại thành những vết đỏ thẫm trên da bụng và tai. Sau 3 - 4
22



ngày bị mắc bệnh, lợn ỉa chảy có màu vàng. Tác động lâm sàng của bệnh Phó
thương hàn thể nhiễm trùng máu rất nghiêm trọng và gây chết. Trong các ổ dịch, tỷ
lệ lợn bệnh chết ở mức cao, tỷ lệ những con ốm không cố định, thường dưới 10%
tổng đàn (Wilcock, 1995) [34].
a. Bệnh tích đại thể
Khi mổ khám lợn bệnh, những bệnh tích đại thể quan sát được bao gồm:
Các vết tím xanh ở rìa tai, trên bề mặt da bụng, bẹn, chân và đuôi; xuất huyết
lấm tấm dưới da; hạch màng treo ruột, lách và hạch bạch huyết xưng phồng lên,
các thuỳ lách cứng lại. Trên bề mặt gan có điểm hoại tử nhỏ màu hơi trắng. Xuất
hiện những đám hoại tử màu hồng như trứng gà tây ở thận và phổi viêm.
b. Bệnh tích vi thể
Lưới nội mô và hạch bạch huyết tăng trưởng; hoại tử điểm trắng ở gan;
xuất huyết và hoại tử ở hạch bạch huyết của màng treo ruột, màng phổi, màng
bụng, màng bao tim, thận và màng não lấm tấm xuất huyết (Trương Văn Dung
và Yoshihara Shinobu, 2002) [2].
Theo Wilcock (1995) [34] dấu hiệu biến đổi bệnh tích vi thể là do
Salmonella gây ra là ở hạch lympho màng treo ruột: Sưng, xung huyết, xuất
huyết và có điểm hoại tử màu xám, trên bề mặt gan thấy xuất hiện điểm hoại tử
mô bào. Những biến đổi bệnh tích vi thể ở lợn do Salmonella gây ra là không hề
trùng lặp với bất cứ bệnh nào khác ở lợn.
c. Chẩn đoán
Theo Đào Trọng Đạt và cs., (1996) [3] chẩn đoán bệnh Phó thương hàn
thể nhiễm trùng máu do S. choleraesuis var Kunzendorf gây nên không thể chỉ
dựa trên các triệu chứng lâm sàng đơn lẻ, vì các triệu chứng lâm sàng của bệnh
giống như nhiều triệu chứng nhiễm trùng khác ở lợn như bệnh nhiễm trùng do
Streptoccocus, bệnh Đóng dấu lợn,…
1.2.6.3. Thể viêm ruột do S. typhimurium
Bệnh Phó thương hàn thể viêm ruột thường do các serotype S.
typhimurium gây ra ở lợn con từ sau cai sữa đến khoảng 4 - 6 tháng tuổi.
23



a. Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh thường từ 3 - 4 ngày. Một trong những triệu chứng đầu
tiên là ỉa chảy, phân dạng nước màu vàng, lẫn máu và chất nhầy. Lợn ốm bỏ ăn,
thường uống nhiều nước. Đợt sốt đầu tiên kéo dài chừng một tuần, tiếp theo một
thời kỳ không sốt mấy ngày, rồi lại tiếp tục sốt. Ở một số lợn ốm thấy bị viêm
khớp, chân bị què, đứng không vững, đi xiêu vẹo. Ngoài triệu chứng tiêu chảy, lợn
ốm còn bị viêm phổi, lợn ho, thở gấp, nước mũi chảy nhiều. Hầu hết lợn bệnh bình
phục nếu được điều trị kịp thời, nhưng chủ yếu chuyển sang thể mãn tính kéo dài
vài tháng. Tỷ lệ lợn chết dao động từ 40 - 50%. Số con còn sống sót chậm lớn, còi
cọc (Đào Trọng Đạt và cs.,1996) [3].
b. Bệnh tích đại thể
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs., (1997) [5] bệnh tích thường thấy ở ruột, nhất
là ruột già. Trong thể cấp tính, niêm mạc ruột thấm máu tràn lan, khi cắt ra trông
giống như mỡ và có thể có màng giống như sợi huyết phủ ở trên, lách sưng to và
dai như cao su.
Trong thể mãn tính, bệnh tích đặc biệt là thối loét ở niêm mạc ruột.
Những mụn loét to hay nhỏ, màu vàng xanh hoặc xám, chứa đầy một thứ bã đậu,
xung quanh có bờ đỏ và nhẵn. Van hồi manh tràng bị loét cúc áo, có phủ một lớp
màng (Trương Văn Dung và Yoshihara Shinobu, 2002) [2].
c. Bệnh tích vi thể
Sự hoại tử nông hay sâu trên bề mặt của lớp tế bào biểu mô ruột là những
bệnh lý vi thể đặc trưng của thể viêm ruột; có trường hợp thấy nổi gồ lên khỏi
niêm mạc xung huyết của ruột những hạt tròn như hạt đậu màu trắng vàng. Phần
đầu lông nhung trong hồi tràng bị teo ngắn lại. Đa số trường hợp thấy mảng
payer bị loét dưới đáy như phủ một lớp tổ chức hoại tử màu vàng trắng, niêm
mạc dạ dày có điểm chảy máu rải rác, có một số loét nhỏ tập trung ở bờ cong
nhỏ. Gan xung huyết, trên bề mặt gan có thể thấy những nốt u nhỏ (áp xe) mang
tính đặc trưng cho thể bệnh không giống với điểm hoại tử trong thể nhiễm trùng

huyết (Phạm Sỹ Lăng và cs., (1997) [5].
24


d. Chẩn đoán
Theo Đào Trọng Đạt và cs., (1996) [3] chẩn đoán lâm sàng: Ở thể viêm
ruột của bệnh Phó thương hàn, căn cứ vào các triệu chứng điển hình như viêm
ruột và dạ dày ở lợn con từ sau cai sữa đến 4 tháng tuổi. Đồng thời, dựa vào kết
quả nuôi cấy, phân lập vi khuẩn trên môi trường pepton và kiểm tra di động trên
môi trường thạch và xét nghiệm huyết thanh học.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Tiêu chảy là một loại bệnh rất hay gặp trong chăn nuôi đặc biệt là ngành chăn
nuôi lợn. Bệnh xảy ra thường xuyên với đặc điểm dịch tễ hết sức phức tạp, đã và
đang gây nên những thiệt hại to lớn, làm giảm năng xuất và chất lượng sản phẩm
vật nuôi gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, làm giảm tăng trọng và lợn con dễ bị
suy kiệt, chết.
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tiêu chảy ở lợn con là căn bệnh phổ biến trên khắp thế giới, gây thiệt hại
thường xuyên với tất cả các cơ sở chăn nuôi tập trung theo mọi phương thức
truyền thống và công nghiệp, thậm chí ngay cả điều kiện chăn nuôi sạch
(Plonait.H, Bickhardt. K, 1997). Vi khuẩn E. coli lần đầu tiên được Theobald
Escherich phát hiện vào năm 1885 và được coi là một vi khuẩn vô hại sống
trong ruột già người và động vật. Đến năm 1955, Schofield và Davis mới chứng
minh được vai trò gây bệnh đường ruột của E. coli ở lợn con.
Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung có rất nhiều nguyên nhân
gây ra hội chứng tiêu chảy mà người chăn nuôi cần chú ý. Nhắc tới nguyên nhân
gây ra hội chứng này chúng ta không thể không quan tâm tới vai trò của hai loại
vi khuẩn E. coli và Salmonella. Để giải quyết vấn đề này đã có nhiều nhà khoa
học trên thế giới đi sâu nghiên cứu về vấn đề này.
Theo purvis G.M và cộng sự (1985) cho rằng phương thức cho ăn không

phù hợp là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn con.
Niconxki V.V (1971) đã nhấn mạnh khi cơ thể gia súc non bị lạnh kéo dài
sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch làm giảm số lượng bạch cầu và tác dụng thực
bào, giảm khả năng diệt trùng của máu do đó gia súc dễ bị vi khuẩn tấn công.
25


×