Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ THI THỬ LỊCH sử KIẾN THỨC 10+11+12 (lần 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.85 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP HCM
TRƯỜNG THPT BÁCH VIỆT

THI THỬ LẦN 2
Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:............................................................................................ Lớp: .............................
Câu 81: So với các cuộc chiến tranh thế giới đã diễn ra, sự khác biệt cơ bản của Chiến tranh lạnh


A. làm cho thế giới luôn ở tình trạng đối đầu căng thẳng.
B. diễn ra căng thẳng, quyết liệt ở tất cả mọi lĩnh vực.
C. diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại.
D. chủ yếu diễn ra giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
Câu 82: Một trong những điểm giống nhau về nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất

(1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) là
A. chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp đã tạo điều kiện cho phát xít phát động chiến tranh.
B. nước Đức muốn xóa bỏ hệ thống Hòa ước Vécxai – Oasinhtơn để chiaa lại thế giới.
C. thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản (Liên Xô) của Đức, Anh, Pháp, Mỹ.
D. sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị giữa các nước đế quốc.
Câu 83: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được xem là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản
Việt Nam vì đã
A. chuẩn bị trực tiếp những điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. góp phần tích cực việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước.
C. thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.
D. đoàn kết giai cấp công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.


Câu 84: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường
cách mạng vô sản” là khẳng định của Nguyễn Ái Quốc sau khi
A. bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản.
B. đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
C. tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
D. gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.
Câu 85: Nước ta rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc từ năm
A. 208 TCN.
B. 179 SCN.
C. 179 TCN.
D. 111 TCN.
Câu 86: Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc giải quyết nạn dốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay là
A. xây dựng xã hội học tập.
B. đào tạo cán bộ.
C. nâng cao trình độ văn hóa.
D. xóa nạn mù chữ.
Câu 87: Nhận xét nào dưới đây về Hiệp ước Bali (2-1976) được kí kết giữa các nước trong tổ
chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là không đúng?
A. Hiệp ước đã mở ra thời kỳ phát triển mới của tổ chức ASEAN.
B. Đây là hiệp ước mang tính bình đẳng và có tính chất pháp lí quốc tế.
C. Hiệp ước đánh dấu chấm dứt sự chia rẽ giữa các nước trong khu vực.
D. Hiệp ước nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước.
Câu 88: Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm những giai cấp cơ bản nào?
A. Lãnh chúa và nông dân tự do.
B. Lãnh chúa và nông nô.
C. Địa chủ và nông dân.
D. Chủ nô và nô lệ.
Câu 89: Một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
với phong trào Cần Vương (1885 – 1896) ở Việt Nam là về

Trang 1/5 - Mã đề thi 132


A. kết cục và tính chất.
B. phương pháp đấu tranh.
C. lực lượng tham gia.
D. mục đích đấu tranh.
Câu 90: Mục tiêu chiến lược và quan trọng nhất của Pháp khi mở cuộc tấn công lên căn cứ địa

Việt Bắc (1947) ở Việt Nam là
A. gây thanh thế để thành lập chính phủ bù nhìn tay sai.
B. triệt đường liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với quốc tế.
C. tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta.
D. phá hoại căn cứ địa chính Việt Bắc của Việt Nam.
Câu 91: Nội dung nào dưới đây phản ánh đầy đủ và đúng nhất về minh chứng cho sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?
A. Kế hoạch chi tiết, chặt chẽ của Bộ chỉ huy chiến dịch.
B. Sự chuẩn bị chu đáo, tích cực của bộ đội chủ lực ta.
C. Các chiến trường toàn quốc phối hợp chặt chẽ với Điện Biên Phủ.
D. Công tác hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 92: Trong quá trình chống Pháp xâm lược (1858 – 1884), quyết định sai lầm nào của triều
đình Huế khiến nhân dân Việt Nam bất mãn, mở đầu cho việc “quyết đánh cả Triều lẫn Tây”?
A. Kí với thực dân Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
B. Nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (1862).
C. Bồi thường cho Pháp và Tây Ban Nha 280 vạn lạng bạc.
D. Ngăn cản nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh Pháp (1861).
Câu 93: So với kế hoạch Rơve (1949), kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) của Pháp trong cuộc
chiến tranh xâm lược Đông Dương được đánh giá là
A. một bước tiến trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.
B. một bước lùi trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.

C. sự thỏa hiệp giữa Pháp và Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
D. sự bế tắc của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.
Câu 94: Thắng lợi nào dưới đây có tác dụng củng cố quyết tâm của Bộ Chính trị Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam trong việc đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai
năm 1975-1976?
A. Hiệp định Pari về Việt Nam (1-1973).
B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
C. Chiến thắng Phước Long (1-1975).
D. Chiến dịch Tây Nguyên (3-1975).
Câu 95: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp dẫn đến sự ra đời
các giai cấp mới ở Việt Nam là
A. công nhân, tiểu tư sản.
B. công nhân, tư sản dân tộc.
C. tư sản, tiểu tư sản.
D. tư sản mại bản, tiểu tư sản.
Câu 96: Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến dịch
Điện Biên Phủ (1954) của quân đội nhân dân Việt Nam là về
A. quyết tâm giành thắng lợi.
B. ý nghĩa đối cuộc kháng chiến.
C. kết cục quân sự.
D. phương châm tác chiến.
Câu 97: Nhận định nào dưới đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đại hội đại biểu toàn quốc lần III
của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) là đúng?
A. "Đại hội thực hiện kế hoạch 5 năm lần I ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng ở miền Nam".
B. "Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền
Nam".
C. "Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam".
D. "Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Nam và đấu tranh hoà bình thống nhất nước
nhà".
Câu 98: Năm 1969, nước Mĩ đã đạt được thành tựu vĩ đại về khoa học – kĩ thuật là

A. hoàn chỉnh và công bố “Bản đồ gen người”.
Trang 2/5 - Mã đề thi 132


B. đưa con người lên thám hiểm Mặt Trăng.
C. đưa con người bay vào không gian vũ trụ.
D. phát minh và chế tạo máy tính điện tử đầu tiên
Câu 99: So với phong trào cách mạng 1930 – 1931, điểm khác biệt về phương pháp đấu tranh của

phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là kết hợp các hình thức
A. đấu tranh vũ trang với đấu tranh ngoại giao.
B. đấu tranh nghị trường và đấu tranh ngoại giao.
C. đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
D. công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
Câu 100: Nhiệm vụ chiến lược, cấp bách của cách mạng Việt Nam trong những năm 1945 – 1946

A. củng cố chính quyền cách mạng ở địa phương.
B. bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính thức.
C. xây dựng chính quyền cách mạng và chế độ mới.
D. quyết kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Câu 101: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của Chiến tranh lạnh?
A. Quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng đối đầu căng thẳng.
B. Thành lập nhiều khối quân sự và căn cứ quân sự trên thế giới.
C. Tạo nên cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc.
D. Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển mạnh mẽ.
Câu 102: Điểm khác biệt trong cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) so với chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 –
1965) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là
A. vừa chiến đấu chống địch trên chiến trường, vừa đấu tranh với địch trên bàn đàm phán.
B. chống lại âm mưu “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam” của Mĩ.

C. có sự lãnh đạo thống nhất của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. được sự giúp đỡ to lớn về vật chất của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 103: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 giành thắng lợi đã
A. làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người Nga.
B. đập tan ách áp bức bóc lột, âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.
C. đập tan âm mưu của Nga hoàng muốn khôi phục lại chế độ phong kiến.
D. đập tan âm mưu xâm lược của Mĩ muốn làm bá chủ thế giới.
Câu 104: Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), xã hội Việt Nam có các giai cấp cơ bản là
A. địa chủ phong kiến, tư sản, nông dân.
B. địa chủ phong kiến, nông dân và công nhân.
C. công nhân và nông dân, tiểu tư sản.
D. địa chủ phong kiến và nông dân.
Câu 105: Nội dung nào dưới đây thể hiện sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản ở giai đoạn (1960
– 1973)?
A. Vươn lên đứng hàng thứ ba trên thế giới tư bản.
B. Vươn lên đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ).
C. Thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới.
D. Trở thành một cường quốc công nghiệp trên thế giới.
Câu 106: Kế hoạch Nava (1953) của Pháp – Mỹ trong cuộc chiến tranh Đông Dương ra đời trong
hoàn cảnh
A. thế và lực của ta lớn mạnh, Pháp thất bại và gặp nhiều khó khăn.
B. tương quan so sánh lực lượng giữa ta và Pháp ở thế cân bằng.
C. so sánh lực lượng thay đổi theo chiều hướng có lợi cho Pháp.
D. lực lượng của Pháp ở Đông Dương tăng lên đáng kể.
Trang 3/5 - Mã đề thi 132


Câu 107: Nhận xét nào dưới đây về chính quyền Xô viết trong phong trào cách mạng 1930 – 1931

ở Việt Nam là không đúng?

A. Đã chứng tỏ bản chất cách mạng và tính ưu việt của chính quyền mới.
B. Đây thực sự là chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân.
C. Đây là hình thức nhà nước mới do giai cấp công nhân sáng lập ra.
D. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào quần chúng nhân dân trong cả nước.
Câu 108: Nội dung nào dưới đây không phản ánh vai trò của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Góp phần giải quyết tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới.
B. Nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh do xung đột, nội chiến.
C. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc.
D. Là diễn đàn vừa hợp tác vừa đấu tranh duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 109: Điểm khác biệt căn bản về nội dung của Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam so với Hiệp
định Giơnevơ (1954) về Đông Dương là
A. Hiệp định Pari yêu cầu các bên cam kết không được dính líu quân sự vào Việt Nam.
B. Hiệp định Pari nêu rõ các bên cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt
Nam.
C. Hiệp định Pari không cho phép quân đội nước ngoài ở lại miền Nam Việt Nam.
D. Hiệp định Pari quy định các bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh.
Câu 110: Nội dung nào dưới đây thể hiện quan hệ giữa Việt Nam với Pháp từ sau ngày 2-9-1945
đến trước ngày 6-3-1946?
A. Thương lượng để chấm dứt xung đột.
B. Vừa đánh vừa đàm phán.
C. Hòa hoãn, nhân nhượng.
D. Đối đầu trực tiếp về quân sự.
Câu 111: Lực lượng đông đảo và hăng hái nhất trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ
XX là
A. giai cấp địa chủ và tư sản dân tộc.
B. tiểu tư sản thành thị và công nhân.
C. giai cấp nông dân và công nhân.
D. giai cấp công nhân và tư sản dân tộc.
Câu 112: Điểm mới và cũng là tiến bộ nhất trong phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam từ
đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Quan niệm muốn giành được độc lập dân tộc thì không chỉ có khởi nghĩa vũ trang.
B. Quan niệm về cuộc vận động cứu nước đã thay đổi: cầu viện bên ngoài giúp đỡ.
C. Quan niệm cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn.
D. Quan niệm về tập hợp lực lượng đã thay đổi: gắn với thành lập hội tổ chức chính trị.
Câu 113: Một trong những nội dung chủ yếu của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước
sáng lập ASEAN vào thập niên 50 – 60 của thế kỷ XX là
A. phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.
B. thu hút công nghệ của nước ngoài, phát triển công nghiệp nặng.
C. thu hút vốn đầu tư, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
D. tiến hành mở cửa nền kinh tế, phát triển ngoại thương.
Câu 114: Nhận định “Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ
mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”, được Đảng Cộng sản Việt
Nam đưa ra trong bối cảnh
A. chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.
B. xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
C. cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra mạnh mẽ.
D. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Câu 115: Từ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn
giải phóng có ý nghĩa
A. cổ vũ phong trào giành độc lập ở Lào và Campuchia.
B. làm thất bại âm mưu tiêu diệt cách mạng Việt Nam của Pháp - Mĩ.
C. miền Bắc có điều kiện để tiến hành cải cách ruộng đất.
Trang 4/5 - Mã đề thi 132


D. tạo cơ sở để đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Câu 116: Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở Việt Nam được tiến

hành bằng
A. lực lượng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp về hỏa lực, hậu cần của Mĩ.

B. lực lượng quân đội Mĩ và quân đội đồng minh là chủ yếu.
C. lực lượng viễn chinh quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.
D. lực lượng quân đội Sài Gòn, quân đội đồng minh là chủ yếu.
Câu 117: Đánh giá nào dưới đây về Khu giải phóng Việt Bắc ra đời 6/1945 ở Việt Nam là đúng
nhất?
A. Căn cứ địa cách mạng duy nhất của nước ta và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
B. Căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
C. Căn cứ địa cách mạng thứ ba của nước ta và là hình mẫu của nước Việt Nam mới.
D. Là tiền đề dẫn đến sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau này.
Câu 118: Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?
A. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.
B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
C. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới .
D. Kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các quốc gia.
Câu 119: Một trong những chính sách sai lầm của vua quan triều Nguyễn vào giữa thế kỉ XIX dẫn
đến sự rạn nứt khối đoàn kết dân tộc Việt Nam là
A. nghĩ ra nhiều thứ thuế và tăng cường thu nhiều loại thuế trong nhân dân.
B. thần phục triều đình nhà Thanh, nhưng lại xa lánh với các nước phương Tây.
C. không thực hiện những cải cách, duy tân để đất nước phát triển đi lên.
D. “cấm đạo”, xua đuổi và xử tội giáo sĩ phương Tây vào truyền đạo Thiên Chúa.
Câu 120: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
tan rã vào cuối thập niên 80 đầu 90 của thế kỷ XX là
A. đường lối chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
B. khi tiến hành cải tổ phạm phải nhiều sai lầm trên nhiều mặt.
C. hoạt động chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
D. không bắt kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------


Trang 5/5 - Mã đề thi 132



×