Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ THI THỬ LỊCH sử KIẾN THỨC 10+11+12 (lần 5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.17 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP HCM
TRƯỜNG THPT BÁCH VIỆT

THI THỬ LẦN 5
Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:............................................................................................ Lớp: .............................
Câu 81: Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật về vấn đề quốc tế để làm gì?
A. Giúp đỡ các thế lực thù địch ở bên ngoài nước Mĩ.
B. Can thiệp quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ.
C. Ủng hộ các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.
D. Giữ vai trò trung lập giữa các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.
Câu 82: Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Pháp có chủ trương gì đối với Đông Dương?
A. Thiết lập chế độ thực dân mới ở Đông Dương.
B. Thiết lập Liên bang Đông Dương tự trị trong khối Liên hiệp Pháp.
C. Thiết lập trở lại chế độ trực trị của Pháp ở Đông Dương.
D. Công nhận nền độc lập hoàn toàn của các nước Đông Dương.
Câu 83: Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế?
A. Phong trào cách mạng thế giới mất chỗ dựa.
B. Trật tự thế giới ―một cực hình thành.
C. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành.
D. Hình thành trật tự thế giới ―đa cực‖.
Câu 84: Bài học kinh nghiệm quan trọng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam góp

phần đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn sau là Đảng phải
A. có đường lối đúng đắn.
B. linh hoạt kết hợp các biện pháp đấu tranh.


C. tập hợp các lực lượng yêu nước rộng rãi trong các mặt trận.
D. nắm bắt tình hình thế giới kịp thời.
Câu 85: Phong trào 1930 – 1931 diễn ra trong bối cảnh là:
A. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã kết thúc, tuy nhiên tác động của nó đối với kinh tế Việt
Nam là rất lớn.
B. Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp chính trị. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.
C. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng, tuy nhiên chính trị khá ổn định.
D. Nhân dân thế giới đang tích cực đấu tranh chống Chủ nghĩa phát xít.
Câu 86: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến
tranh thế giới thứ II là một trật tự thế giới
A. có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe : Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
B. được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các
nước bại trận.
C. được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị dối với các nước
bại trận.
D. hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
Câu 87: Từ năm 1954, Trung ương Đảng đã khẳng định nhiệm vụ của cách mạng Miền Nam là
gì?
A. Đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, giữ gìn hoà bình, bảo
vệ và phát triển lực lượng cách mạng.
B. Đấu tranh vũ trang chống Mĩ - Diệm, hoàn thành giải phóng Miền Nam, thống nhất đất
nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trang 1/5 - Mã đề thi 132


C. Đấu tranh hoà bình chống chế độ độc tài gia đình trị của anh em Ngô Đình Diệm, tiến tới
thống nhất đất nước bằng con đường tổng tuyển cử tự do.
D. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước.
Câu 88: Nguyên nhân nào mang tính chất giáo điều đưa đến sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở

Liên Xô và Đông Âu?
A. Rời bỏ những nguyên lý đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
B. Sự chống phá của các thể lực thù địch với trong và ngoài nước.
C. Xâỵ dựng một mô hình về Chủ nghĩa xã hội không phù hợp với sự biến đổi của thế giới và
thực tế khách quan.
D. Sự tha hoá về phẩm chất chính trị và đạo đức của nhiều người lãnh đạo.
Câu 89: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là
A. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
B. tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
C. bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
D. biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
Câu 90: Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX góp phần xóa bỏ chủ nghĩa thực
dân trên thế giới?
A. Cách mạng tháng Tám (1945) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
C. Cách mạng tháng Tám (1945) và kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
D. Kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
Câu 91: Đặc điểm nào sau đây mang tính khách quan, quyết định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng
Việt Nam của giai cấp công nhân?
A. Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân.
B. Có ý thức tổ chức, kỉ luật cao.
C. Sống tập trung ở nhà máy,xí nghiệp, đồn điền.
D. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
Câu 92: Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau năm 1991 xuất phát từ bối
cảnh lịch sử như thế nào?
A. Sự trỗi dậy của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế.
B. Cuộc các mạng khoa học - kĩ thuật lần hai đã bắt đầu.
C. "Chiến tranh lạnh" kết thúc, trật tự Ianta hoàn toàn tan rã.
D. Sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc.
Câu 93: Đánh giá như thế nào về hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở thế kỉ XX?

A. Chủ nghĩa xã hội là một lực lượng hùng hậu về kinh tế - quân sự, chính trị.
B. Là lực lượng hùng hậu về kinh tế - quân sự, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kĩ
thuật.
C. Trong nhiều thập niên hệ thống Xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về
chính trị - quân sự, kinh tế.
D. Trong thập niên 70, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một lực lượng kinh tế - chính trị hùng
hậu, có ảnh hưởng tích cực đến đời sống chính trị quốc tế.
Câu 94: Một trong những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô trong
những năm 1921-1941 là chưa thực hiện tốt nguyên tắc
A. tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp B. bình đẳng trong phân phối sản phẩm
C. dân chủ trong đời sống nhân dân
D. tập trung trong công nghiệp hóa
Câu 95: Âm mưu thâm độc nhất của "Chiến tranh đặc biệt" là gì?
A. Tiến hành dồn dân, lập "ấp chiến lược".
B. Sử dụng phương tiện chiến tranh và "cố vấn Mĩ.
C. Phá hoại cách mạng miền Bắc.
Trang 2/5 - Mã đề thi 132


D. Dùng người Việt đánh người Việt.
Câu 96: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.
B. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
C. Các nước tư bản phương Tây được tư do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản.
D. Chế độ Mạc phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng.
Câu 97: Nguyên nhân nào cơ bàn nhất để ta mở cuộc tiến công chiến lược 1972?
A. Chính quyền Sài Gòn gặp nhiều khó khăn.
B. Ta giành thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong 3 năm 1969,

1970,1971.

C. Địch chủ quan do phán đoán sai thời gian, quy mô và hướng tiến công của ta.
D. Nước Mĩ nảy sinh nhiều mâu thuẫn qua cuộc bầu cừ Tống thống.
Câu 98: So với chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) có gì khác về
kết quả và nghĩa lịch sử?
A. Bộ đội chủ lực trưởng thành thêm một bước.
B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
C. Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
D. Quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
Câu 99: Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế
giới thứ II?
A. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.
B. Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Rugiơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.
C. Mĩ đã có sự điều chính về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao
động.
D. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả trong và
ngoài nước.
Câu 100: An Nam Cộng sản Đảng được ra đời từ tổ chức nào?
A. Các hội viên tiên tiến Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Bắc kì.
B. Số còn lại của Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Các hội viên tiên tiến trong Tân Việt cách mạng đảng.
D. Các hội viên tiên tiến trong Tổng bộ và kì bộ Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Nam Kì.
Câu 101: Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học chủ yếu nào từ thất bại của việc gửi bản Yêu sách đến
Hội nghị Véc-xai (1919)?
A. Phân biệt rõ bạn-thù của dân tộc.
B. Nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc.
C. Quyết tâm đi theo con đường cách mạng vô sản.
D. Phải dựa vào sức mình để tự giải phóng.
Câu 102: Điểm mới cũng là tiến bộ trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ
XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất là quan niệm về
A. muốn giành độc lập dân tộc thì không chỉ có khởi nghĩa vũ trang.

B. tập hợp lực lượng đã thay đổi: gắn với thành lập hội, tổ chức chính trị.
C. cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ.
D. cuộc vận động cứu nước đã thay đổi: Cầu viện bên ngoài giúp đỡ.
Câu 103: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam (1930-1975) do Đảng đề ra và thực hiện
thành công là
A. Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
B. Cải cách ruộng đất và CNXH
C. Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.
D. Tự do và CNXH.
Trang 3/5 - Mã đề thi 132


Câu 104: Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929) có điểm gì khác so

với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)?
A. Pháp không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp nặng.
B. Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất - nhập khẩu.
C. Pháp chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ.
D. Pháp không đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sờ hạ tầng.
Câu 105: Điểm chung thể hiện mặt tiến bộ giữa Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và Tuyên
ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là gì?
A. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
B. Đề cao quyền công dân và quyền con người.
C. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
D. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
Câu 106: Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho Công xã Pari thất bại là
A. giai cấp vô sản Pháp chưa có chính đảng lãnh đạo.
B. chưa thực hiện liên minh công nông.
C. giai cấp vô sản Pháp còn non yếu.
D. các thế lực phản động cấu kết với nhau để tiêu diệt cách mạng.

Câu 107: Hình thức khởi nghĩa chống lại ách thống trị của Mĩ - Diệm đã diễn ra đầu tiên ở
A. Quảng Ngãi.
B. Tây Ninh.
C. Bình Định, Ninh Thuận.
D. Bến Tre.
Câu 108: Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đối với thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ
hai?
A. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới, từng bước được thiết lập trong những năm
1945 - 1947.
B. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
C. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc.
D. Là sự kiện đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ.
Câu 109: Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
xâm lược (1945-1954) là
A. xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.
B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
C. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
D. nắm vũng tư tưởng ― chiến tranh nhân dân ‖ của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 110: Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng trong những năm 1946 – 1954 mang tính
chất gì?
A. Dân tộc và dân chủ.
B. Khoa học và đại chúng.
C. Dân chủ nhân dân.
D. Chính nghĩa và nhân dân.
Câu 111: Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/1/1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách
mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?
A. Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.
B. Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh.
C. Phải biết phân hóa, cô lập kẻ thù.
D. Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc.

Câu 112: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ―chiến lược toàn cầu‖ của Mĩ đặt trọng tâm vào khu
vực Đông Nam Á vì lý do nào dưới đây?
A. Duy trì chế độ thực dân.
B. Ngăn chặn phong trào cách mạng ở Đông Nam Á.
C. Ngăn chặn chủ nghĩa xã hội phát triển ở khu vực Đông Nam Á.
D. Ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.
Trang 4/5 - Mã đề thi 132


Câu 113: Đặc điểm nổi bật trong phong trào kháng chiến của ba tỉnh miền Tây Nam kì là:
A. phong trào lôi cuốn nhiều sĩ phu, văn thân tham gia.
B. phong trào do nông dân khởi xướng và lãnh đạo.
C. có sự kết hợp giữa chống ngoại xâm với chống phong kiến tay sai.
D. phong trào sử dụng hình thức đấu tranh phong phú.
Câu 114: Đảng ta chuyển huớng chỉ đạo sách lược trong thời kì 1936-1939 dựa trên cơ sở
A. Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở một số nước
B. Tình hình thế giới và trong nước có sự thay đổi.
C. Tình hình thực tiễn của Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh.
Câu 115: Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh

đạo là
A. thành lập Trung Hoa Dân quốc
B. công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân
C. buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí
D. đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo
Câu 116: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 có ý
nghĩa quan trọng là
A. đặt nhiệm vụ chống phát xít Nhật lên hàng đầu.
B. đặt nhiệm vụ cách mạng ruộng đất lên hàng đầu.

C. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. chủ trương thành lập mặt trận riêng ở mỗi nước Đông Dương.
Câu 117: Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần
vương là
A. phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình.
B. chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn.
C. hưởng ứng chiếu Cần vương.
D. phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương.
Câu 118: Điểm nổi bật của tình hình Mĩ Latinh ở đầu thế kỉ XX là:
A. Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ.
B. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Mĩ Latinh bước vào giai đoạn ác liệt nhất.
C. vẫn nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
D. rất nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập.
Câu 119: Đặc điểm của giai cấp tư sản Việt Nam là:
A. Đây là giai cấp rất nhạy cảm chính trị, hăng hái với công cuộc canh tân đất nước.
B. Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau giai cấp vô sản.
C. Giai cấp tư sản Việt Nam từ khi mới ra đời đã là chỗ dựa cho chính quyền thuộc địa.
D. Giai cấp tư sản Việt Nam có quyền lợi kinh tế - chính trị gắn bó với thế lực thực dân.
Câu 120: Nguyên nhân của mâu thuẫn Đông – Tây là do
A. Mĩ phát động "Chiến tranh lạnh" chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
B. Mĩ độc quyền vũ khí nguyên tử, có sức mạnh về kinh tế
C. các nước phương Tây suy yếu sau chiến tranh, Liên xô muốn mở rộng ảnh hưởng ở khu vực
này.
D. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa 2 cường quốc là Liên Xô và Mĩ.
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 5/5 - Mã đề thi 132




×