Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Dán nhãn sinh thái cho sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.23 KB, 20 trang )

1

MỤC LỤC


2

Môi trường Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang đứng ra những vấn đề cấp
bách. Nhất là ở thế kỉ XX, hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra càng nhiều như mưa bão,
lũ lụt, hạn hán… Ý thức được tình hình đó, thế giới đang đặt vấn đề bảo vệ môi trường
lên hàng đầu bằng cách tổ chức các chương trình tuyên truyền bảo vệ môi trường, sử
dụng năng lượng sạch… Đặc biệt, ý thức của người dân cũng được nâng cao. Ví dụ tiêu
biểu là người dân khắp nơi trên thế giới đã dần chuyển sang dùng các sản phẩm thân
thiện với môi trường (hay còn gọi là sản phẩm sinh thái; sản phẩm xanh). Và để công
nhận là một sản phẩm xanh thì sản phẩm đó phải được cấp nhãn sinh thái. Việc dán nhãn
sinh thái cho sản phẩm đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện như Mỹ, Đức, Bỉ,
Singapo, Thái Lan… Việt Nam ta cũng đang tiến hành thực hiện, biểu hiện là các điều
luật về Nhãn sinh thái đã thông qua. Vậy một sản phẩm được dán Nhãn sinh thái phải có
những điều kiện gì? Lợi ích của việc dán nhãn sinh thái như thế nào, cũng công tác tuyên
truyền cho người dân về nhãn sinh thái ở mức nào? Nhóm 7 đã thực hiện bản khảo sát
với đề tài “ Dán nhãn sinh thái cho sản phẩm” để khảo sát mức độ hiểu biết của người
dân về nhãn sinh thái.
Nội dung bản khảo sát:
1. Trước đây, bạn đã biết và hiểu gì về NST?
a. Chưa từng nghe qua
b. Chỉ biết sơ qua
c. Hiểu rõ
2. Theo bạn, một sản phẩm được dán NST có giúp bảo vệ môi trường?
a. Không
b. Biết, nhưng chưa rõ
c. Có


3. Theo bạn, NST có là công cụ thúc đẩy sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu?
a. Không
b. Không liên quan gì
c. Có
4. Theo bạn, NST giúp các doanh nghiệp lớn mạnh, góp phần làm cho nền kinh tế

phát triển bền vững?
a. Không
b. Có
5. Theo bạn, NST cần thiết có hạn sử dụng?
a. Không
b. Có
6. Theo bạn, Có nên xếp hạng NST?
a. Không


3

b. Có
7. Bạn đã bao giờ mua sản phẩm mà bạn biết là có dán NST?
a. Không
b. Không để ý
c. Có
8. Bạn có cảm thấy tin tưởng khi mua một sản phẩm được dán NST?
a. Không
b. Có
9. Nếu sản phẩm dán NST có giá bán ngoài thị trường cao hơn 5 - 10% so với sản

phẩm không dán NST, bạn có chấp nhận mua sản phẩm đó không?
a. Không

b. Tùy từng mặt hàng
c. Có
10. Theo bạn, có nên áp dụng việc dán NST cho tất cả các sản phẩm ở Việt Nam?
a. Không
b. Có
11. Theo bạn, Khi thực hiện dán NST thì các doanh nghiệp, người tiêu thụ sản phẩm
có gặp khó khăn?
a. Không
b. Có
12. Nếu trả lời có thì bạn hãy nêu ra hai ví dụ gặp khó khăn khi thực hiện dán NST,
ứng với hai đối tượng kể trên?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


4

I.

SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI NHÃN SINH THÁI (ECOLABEL)
Nhãn sinh thái có nguồn gốc từ các nước châu Âu, cụ thể là nước Đức,
mang tên là nhãn Thiên thần xanh (Blue Angel). Đây là nhãn sinh thái đầu tiên
trên thế giới, xuất hiện vào năm 1978 - theo sáng kiến của Bộ trưởng bộ Nội vụ
Liên bang, dưới sự chấp thuận của các Bộ trưởng Môi trường của Chính phủ
Liên bang và các quốc gia Liên bang. Hơn 3 thập kỷ sau, nó đã lan rộng khắp
các khu vực trên thế giới như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Bắc Âu,
ASEAN… Tính tới thời điểm hiện nay, chỉ riêng nước Đức đã có 11700 sản
phẩm, dịch vụ trong số 120 loại sản phẩm được dán nhãn Thiên Thần Xanh và

sẽ tiếp tục mở rộng tới các sản phẩm, dịch vụ khác.

II.

ĐỊNH NGHĨA


Theo tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (International Organization for

Standardization - ISO): “Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu thị thuộc
tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ, có thể dưới dạng một bản công
bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói trong tài liệu
về sản phẩm, tạp chí kĩ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác”.
• Theo mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (Global Ecolabelling Network –
GEN): “Nhãn sinh thái là loại nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường
của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên
các đánh giá vòng đời sản phẩm. Nhãn được cấp bởi bên thứ ba cho một
sản phẩm khi đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu môi trường được đưa ra”.
 Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng thế giới (WB):
Nhãn sinh thái được hiểu là “một công cụ chính sách do các tổ chức phát
hành ra để truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động tới
môi trường của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại”. Dù hiểu theo
cách nào thì nhãn sinh thái cũng góp phần làm giảm thiểu tác động xấu của
sản phẩm đến môi trường ở tất cả các quá trình (gọi là vòng đời sản phẩm)
như giai đoạn sơ chế, chế biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho
đến khi bị vứt bỏ. Về bản chất, nhãn sinh thái giúp chỉ ra tính ưu việt đối
với môi trường của sản phẩm được dán nhãn sinh thái so với sản phẩm
không được dán.



5

III.

PHÂN LOẠI
Theo ISO, nhãn sinh thái được chia làm 3 loại:
• Loại I (nhãn môi trường) theo ISO14024: Việc dán nhãn phải được bên thứ
ba công nhận (không phải do nhà sản xuất hay các đại lý bán lẻ thực hiện),
dựa trên phương pháp đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Chu trình
sống là các giai đoạn kế tiếp và liên kết với nhau tạo ra một sản phẩm, từ
khi tiếp cận nguyên liệu thôi hoặc từ khi khai thác các nguồn tài nguyên
thiên nhiên cho đến khi thải bỏ). Theo tiêu chuẩn này thì các sản phẩm phải
đáp ứng được các yêu cầu khác nhau và thường phụ thuộc vào mức độ khắt
khe của tiêu chuẩn và vào cơ quan quản lý tiêu chuẩn.


Loại II (nhãn tự công bố) theo ISO 14021: Do nhà sản xuất hoặc các đại lý
bán lẻ tự nghiên cứu, đánh giá và công bố cho mình, đôi khi còn được gọi
là “Công bố xanh”; có thể công bố bằng lời văn, biểu tượng hoặc hình vẽ
lên sản phẩm do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ quyết định. Công bố
loại này phải đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể như: phải chính xác và
không gây nhầm lẫn, được minh chứng và được kiểm tra, xác nhận, tương
ứng với sản phẩm cụ thể và chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh thích hợp
hoặc đã định, không gây ra sự diễn giải sai… Còn đối với việc lựa chọn
biểu tượng đặc trưng dựa trên cơ sở chúng đã được thừa nhận hoặc sử dụng
rộng rãi, ví dụ như vòng Mobius, dùng cho các công bố về hàm lượng tái
chế hoặc tái chế được.




Loại III (công bố môi trường) theo ISO 14025: Bao gồm các thông tin định
lượng về sản phẩm dựa trên đánh giá chu trình sống của sản phẩm. Mục
đích chính là cung cấp dữ liệu môi trường được định lượng và có thể được
dùng để thể hiện sự so sánh giữa các sản phẩm. Cũng giống với nhãn kiểu I
là việc công bố phải được bên thứ ba công nhận nhưng các thông số môi
trường của sản phẩm còn phải được công bố rộng rãi trong báo cáo kỹ
thuật.


6



So sánh các loại nhãn sinh thái:
Loại I
Giống nhau

Khác nhau

Loại II

Loại III

Mang tính chất tự nguyện
Được sự công
nhận của bên
thứ ba, khi đó
mới thực hiện
dán nhãn cho
sản phẩm.


Cá nhân hoặc tổ
chức tự thiết kế
nhãn cho sản
phẩm mà không
cần chứng nhận
của bên thứ ba.

Là hình thức
công bố về môi
trường mà không
cần thiết kế nhãn
sinh thái, phải
được sự công
nhận của bên thứ
ba.

Trong đó, nhãn sinh thái loại I và lọa II được sử dụng nhiều nhất, nhãn
loại III ít sử dụng.


Một số ví dụ:

Nhãn sinh thái loại I
Thiên thần xanh (Blue Angel), Đức.
Các sản phẩm được dán nhãn sinh thái
như: máy tính, máy chiếu, đồ nội thất,
bếp gas…

Hoa sinh thái (Eco Flower), EU.


Nhãn xanh (Green Label), Singapore.


7

Nhãn xanh Việt Nam (Vietnam Green
Label)

Nhãn sinh thái loại II:
Ngôi sao năng lượng (Energy
Star)

Green Dot (xuất phát từ
nước Đức)

Tái chế pin

Tái chế nhựa Polystyrene

Tái chế kính (Glass Recycles)

YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NHÃN SINH THÁI

IV.
-

Nhãn sinh thái phải chính xác, có thể kiểm tra xác nhận được, thích hợp,
không gây hiểu nhầm.



8

Nhãn sinh thái có tác dụng thật sự khi được sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Vì thế đòi hỏi nhãn sinh thái phải chính xác, trung thực cũng như tính thân
thiện với môi trường của sản phẩm và được sự xác nhận của bên thứ ba. Các cá
nhân hoặc tổ chức không được lợi dụng nhãn sinh thái để làm tăng tính cạnh
tranh cho sản phẩm của mình. Nhãn sinh thái phải phù hợp với từng loại sản
phẩm, tránh rườm rà, phức tạp, nổi bậc rõ nội dung cần công bố. Nếu không,
người tiêu dùng vừa không hiểu thông điệp, vừa hiểu nhầm ý nghĩa của nhãn.
-

Nhãn sinh thái phải so sánh được.
Khi đọc một nhãn sinh thái, người tiêu dùng có thể so sánh tính ưu việt của sản
phẩm được dán nhãn sinh thái với sản phẩm không được dán nhãn.

-

Nhãn sinh thái không tạo ra những rào cản làm cản trở hoạt động thương mại.
Mỗi loại sản phẩm sẽ có một nhãn sinh thái riêng, mỗi nước sẽ thiết kế một
kiểu nhãn sinh thái sao cho phù hợp nhất  quy trình, thủ tục, phương pháp
thực hiện cũng khác nhau. Cho nên trong hoạt động thương mại, cần có sự thỏa
thuận giữa đôi bên.

-

Nhãn sinh thái thúc đẩy sự cải thiện môi trường liên tục.
Một sản phẩm được cấp nhãn sinh thái, chứng tỏ chúng thân thiện với môi
trường, có ưu thế hơn trên thị trường. Bắt buộc, các doanh nghiệp phải đổi mới
trang thiết bị, quy trình, nguyên liêu… Tạo ra sản phẩm cạnh tranh trên thị

trường. Cứ như vậy, các sản phẩm sẽ có chất lượng tốt hơn, an toàn hơn, thân
thiện với môi trường hơn nữa.
-

Nhãn sinh thái phải được đánh giá trên chu trình sản phẩm.

Chu trình sản phẩm hay còn gọi là vòng đời sản phẩm (Life cycle assessment LAC) được tính từ khi khai thác vật chất của Trái Đất, tạo ra sản phẩm và đến
khi tất cả các vật chất đó trả trở lại Trái Đất.


9

LAC là một công cụ dùng để phân tích, lựa chọn một sản phẩm mà ít tác
động tới môi trường nhất.
Đặc biệt, nhãn sinh thái phải tuân thủ theo 9 nguyên tắc do ISO quy định
(tiêu chuẩn đánh giá, điều khoản áp dụng, phương pháp…).
V.

QUY TRÌNH CẤP NHÃN SINH THÁI TẠI VIỆT NAM
Hiện nay nhiều nước đã thực hiện dán nhãn sinh thái cho sản phẩm. Mỗi
nước sẽ có một quy trình cấp cũng như tiêu chí riêng. Việt Nam cũng đang
trong giai đoạn đó. Trong năm 2009, Việt Nam tiến hành thí điểm nhãn sinh
thái cho hai loại sản phẩm là bột giặt Tide và bóng đèn điện. Và đến năm 2011,
hai loại sản phẩm này đã được cấp nhãn xanh Việt Nam (18/1/2011 –
18/1/2014). Nhãn sinh thái do Tổng cụ Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi
trường cấp. Quy trình cấp nhãn ở Việt Nam gồm các bước sau đây:


1
0


1. Đánh giá sơ bộ: có thể thực hiện bước này hoặc không cần. Bước giống như

việc xem xét hồ sơ đã đủ hay chưa.
2. Đánh giá tài liệu tại cơ sở: khi doanh nghiệp nộp hồ sơ xin được cấp nhãn

xanh, chúng sẽ được xem xét các bản khai thông tin trong hồ sơ có phù hợp để
cấp nhãn sinh thái hay không.
3. Đánh giá hệ thống quản lý: khi hồ sơ đã được thông qua, cơ quan chứng nhận

sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hệ thống quản lý của doanh nghiệp đó. Để chắc
chắn rằng, khi doanh nghiệp được cấp nhãn sinh thái, họ sẽ duy trì các tiêu
chuẩn đó, không suy giảm chất lượng theo thời gian.
4. Kiểm tra, hành động, khắc phục: tiến hành kiểm tra tất cả các công đoạn tọa

nên sản phẩm như nguồn nguyên liệu; cách chế biến, gia công; trang thiết bị;
bao bì; xử lí khi bỏ đi…
5. Thẩm xét hồ sơ chứng nhận: xem xét hồ sơ một cách kĩ càng trước khi đưa ra

quyết định cấp nhãn sinh thái cho doanh nghiệp. Nếu cấp nhầm cho một sản
phẩm sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề (ảnh hưởng tới người tiêu dùng khi sử
dụng sản phẩm không đảm bảo chất lượng, mất lòng tin của người tiêu dùng
vào nhãn sinh thái…). Tính toán để đưa ra mức phí phù hợp (mức phí hàng


1
1

năm). Đưa ra khoảng thời gian có hiệu lực của nhãn sinh thái. Nhãn sinh thái
thường có hiệu lực từ 3 – 4 năm.

6. Cấp giấy chứng nhận, dấu công nhận, dấu chứng nhận.

Trong 6 bước trên, thì bước 3, 4, 5 mang tính chất quyết định tính chất thất
bại hay thành công của nhãn sinh thái, nên cần xem xét, kiểm tra kĩ càng trước
khi cấp nhãn.
Trước khi nộp hồ sơ sét chứng nhận sản phẩm thân thiện với môi trường,
doanh nghiệp phải thực hiện khảo sát thị trường. Sau khi được công nhận, các
doanh nghiệp tiếp tục công bố rộng rãi cho tất cả người tiêu dùng biết sản
phẩm đó ưu việt như thế nào (maketing).
VI.

TÁC ĐỘNG CỦA NHÃN SINH THÁI
1. Tác động tới môi trường

Sản phẩm muốn được cấp nhãn sinh thái thì toàn bộ các quá trình: nguồn
nguyên vật liệu, gia công, chế biến, tái chế, xử lí sau khi vứt bỏ đều phải thân
thiện với môi trường, không gây ô nhiễm. Chính vì thế, các doanh nghiệp tiến
hành cải tiến để phù hợp với các tiêu chuẩn trên  lượng chất thải thải ra môi
trường ít hơn, môi trường sạch hơn.
Ví dụ: một doanh nghiệp sản xuất nội thất gỗ. Họ muốn sản phẩm của mình
được dán nhãn sinh thái. Đầu tiên, nguồn nguyên liệu là gỗ phải có nguồn gốc
rõ ràng, được khai từ cây đúng độ tuổi, nơi khai thác được cấp phép  giảm
hẳn tỉnh trạng lâm tặc chặt phá rừng, cây rừng vẫn phát triển, không bị giảm số
lượng… Thứ hai, tại nhà máy: máy móc phải hiện đại, phát thải ít; phải xử lí
khí thải, nước thải trước khi thải ra môi trường  giúp bảo vệ môi trường…
2. Tác động tới kinh tế

Một khi các doanh nghiệp đã đạt được chứng nhận là sản phẩm thân thiện
với môi trường, họ sẽ thực hiện chiến lược maketing cho sản phẩm, nhằm đưa
tới những thông tin nổi bật, tính ưu việt trong sản phẩm của họ, góp phần giúp

nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. Mặc khác, các nước phát triển
đang thực hiện dán nhãn sinh thái cho nhiều sản phẩm trong nước. Để được
xuất khẩu vào thị trường đó, buộc các sản phẩm ở nước khác phải có nhãn sinh
thái  thúc đẩy hoạt động thương mại.


1
2

3. Tác động tới con người và xã hội

Các sản phẩm thân thiện với môi trường có ý nghĩa vô cùng to lớn đến môi
trường sống của con người. Một người tiêu dùng thông minh thường lựa chọn
những sản phẩm an toàn cho gia đình, đặc biệt là các sản phẩm được dán nhãn
sinh thái càng nhận được sự quan tâm nhiều  nhãn sinh thái tác động tới niềm
tin của người tiêu dùng. Mặc khác, nhãn sinh thái cũng góp phần tuyên truyền
người dân bảo vệ môi trường qua các thông điệp trên sản phẩm. Một khi ngừoi
dân có cuộc sống hạnh phúc, giàu mạnh thì xã hội cũng phát triển và đi lên.
Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên để
gia tăng không gian sống cho con người có thể làm cho chất lượng không gian
sống mất khả năng tự phục hồi. Trước thế kỷ 21, ít khi người ta để ý đến ảnh
hưởng của sản phẩm đến sức khỏe, cuộc sống con người. Ngày nay khi nền
kinh tế phát triển, con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe và ưa chuộng
các sản phẩm thân thiện với môi trường. Điều đó đòi hỏi các nhà sản xuất cần
có nhận thức cao hơn về chất lượng hàng hóa, nâng cao năng suất kết hợp với
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
VII. THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÃN SINH THÁI
1. Thực trạng
a. Thế giới
Trên thế giới hiện có rất nhiều nhãn sinh thái khác nhau đang tồn tại. Điều

này đã gây ra những hiểu lầm, làm cho người tiêu dùng không xác định được
chính xác đâu là nhãn đảm bảo thật sự thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, có khoảng 40 chương trình nhãn sinh thái đã chính thức công
bố, một số chương trình khác đang trong giai đoạn xây dựng. Mỗi chương trình
lại phản ánh những ưu tiên riêng về môi trường tại mỗi quốc gia, nên đã gây
nhiều tranh cãi, đặc biệt là các tranh cãi có liên quan đến hoạt động thương
mại. Các cuộc tranh luận này có sự tham gia của OECD, UNCTAD, UNEP và
WTO. Ví dụ: Tuyên bố Doha năm 2001 đã đặt vấn đề thảo luận về các chương
trình nhãn sinh thái. Tháng 8 năm 2003, Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg về
phát triển bền vững, đã có những nghiên cứu về nhãn sinh thái.
Các sự kiện trên được tổ chức, mong muốn mỗi nước đều thừa nhận lẫn
nhau. Do đó, hai tổ chức quốc tế hiện nay là ISO và Mạng lưới nhãn sinh thái
toàn cầu (GEN) đang nổ lực, nhằm thống nhất và hài hoà mối quan hệ giữa các


1
3

chương trình nhãn sinh thái quốc gia. ISO xây dựng tiêu chuẩn chỉ dẫn với các
nguyên tắc hoạt động của các chương trình cấp nhãn sinh thái đa tiêu chí. GEN
gồm 26 quốc gia thành viên từ các nước phát triển và đang phát triển. GEN đã
xây dựng chương trình nhãn sinh thái dựa trên việc đánh giá vòng đời của sản
phẩm, tự nguyện và đa tiêu chí do bên thứ ba cấp nhãn.
Ví dụ chương trình nhãn sinh thái quốc gia:
• Chương trình nhãn sinh thái ở Mỹ
Hiện nay Mỹ có khoảng 69 sản phẩm và dịch vụ được dán nhãn sinh
thái. Trong đó, chương trình nhãn sinh thái với tên gọi "Con dấu xanh" thực
hiện việc cấp nhãn cho nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau như máy vi
tính, sơn, giấy... Mỗi loại nhãn sinh thái sẽ được cấp cho từng sản phẩm
khác nhau. Ví dụ: nhãn xanh của sản phẩm ôtô, nhãn sinh thái của sản

phẩm máy tính. "Con dấu xanh" là chương trình của một tổ chức độc lập và
phi lợi nhuận, với mục tiêu làm cho môi trường trong lành và sạch hơn
thông qua việc xác định, thúc đẩy những sản phẩm và dịch vụ ít thái ra chất
thải độc hại, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, giảm thiểu suy
giảm tầng ôzôn.
Cơ cấu tổ chức “Con dấu xanh”:

- Hội đồng con dấu xanh: là cơ quan quản lý cao nhất, quyết định mọi
vấn đề liên quan đến hoạt động của chương trình.
- Chương trình đối tác xanh: có nhiệm vụ tìm kiếm những đối tác tham
gia chương trình, từ đó cam kết mua sắm và sản xuất sản phẩm thân thiện
với môi trường.


1
4

- Bộ phận tư vấn mua sắm: giúp người tiêu dùng gồm cả tiêu dùng cá
nhân và tiêu dùng tổ chức, có những thông tin cần thiết, hướng dẫn họ trong
các quyết định mua sắm.
- Bộ phận tư vấn thiết kế sản phẩm: giúp nhà sản xuất cải thiện khía
cạnh môi trường trong sản phẩm của họ, tạo ra dây chuyền sản xuất những
sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Ủy ban các bên: sẽ lựa chọn nhóm sản phẩm, xây dựng sửa đổi tiêu
chí sản phẩm, đánh giá, cấp nhãn và điều tra sự phù hợp của những sản
phẩm được cấp nhãn.
- Ủy ban tiêu chuẩn môi trường: cơ quan độc lập, ra quyết định cuối
cùng về tiêu chí sản phẩm, đảm bảo tính minh bạch vả công khai của
chương trình.
Một số sản phẩm được dán nhãn sinh thái ở Mỹ: sản phẩm gia dụng, vật

liệu & thiệt bị xây dựng, sơn, in ấn & giấy viết, bao bì thực phẩm…
• Chương trình nhãn sinh thái ở EU
Nhãn sinh thái châu Âu được sử dụng cho tất cả các thành viên trong
EU.
Cơ cấu tổ chức Hội đồng nhãn sinh thái EU:
Ủy ban châu Âu

Hội đồng nhãn sinh thái EU

Cơ quan có thẩm quyền

Ban diễn đàn tư vấn


1
5

Nhóm sản phẩm được lựa chọn phải thoả mãn các điều kiện:
- Có một số lượng lớn sản phẩm được bán trên thị trường khu vực.
- Có ít nhất một giai đoạn trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm có tác
động đến môi trường.
- Sản phẩm phải có tiềm năng cải thiện môi trường khi được người
tiêu dùng lựa chọn, cũng như khuyến khích các nhà sản xuất hoặc
nhà cung cấp dịch vụ thấy được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm
được dán nhãn sinh thái.
- Một phần trong tổng khối lượng hàng sẽ được bán cho việc tiêu
dùng hoặc sử dụng cuối cùng.
Một số sản phẩm được cấp nhãn sinh thái ở EU: máy tính, tivi, chất tẩy rửa,
giấy, bóng đèn, giày dép, dịch vụ du lịch khách sạn…
b. Việt Nam


Nước ta đang trong giai đoạn mở rộng chương trình nhãn sinh thái. Để có
cái nhìn tổng quát hơn về về chương trình này, ta phân tích kết quả thu được
của bài khảo sát. Bài khảo sát này được thực hiện cho tất cả đối tượng ở Tp.
Hồ Chí Minh, được thực hiện qua mạng Internet và phiếu khảo sát với tổng số
phiếu nhận được là 194.
Kết quả thu được cho thấy, mức độ hiểu biết của người dân về nhãn sinh
thái chưa cao, trong đó có 35.05% người dân không hề biết gì về chương trình
nhãn sinh thái, đông nhất là 56.7% chỉ biết sơ qua; chỉ có 8.25% là biết rõ về
nhãn sinh thái.
Biểu đồ 1: Mức độ hiểu biết của người dân về nhãn sinh thái.
 Chương trình nhãn sinh thái ở Việt Nam chưa được phổ biến đến người

dân, đặc biệt là người tiêu dùng.
Khi được hỏi, “một sản phẩm được dán nhãn sinh thái có giúp bảo vệ môi
trường hay không”. Khoảng 43.81% người dân cho rằng nhãn sinh thái có bảo
vệ môi trường; ít hơn một chút là 39.18% cho rằng họ biết nhưng chưa rõ lắm
về cách thức bảo vệ môi trường của nhãn sinh thái; còn 17.01% thì cho nhãn
sinh thái không giúp bảo vệ môi trường.


1
6

Biểu đồ 2: Mức độ hiểu biết của người dân về việc bảo vệ môi
trường của nhãn sinh thái
 Người dân vẫn tin nhãn sinh thái là một sản phẩm có ích cho môi

trường, nhưng họ vẫn chưa hiểu mặc ích của nhãn sinh thái thể hiện như
thế nào.

Tương tự, khoảng 70.1% người dân cho rằng nhãn sinh thái thúc đẩy sức
cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; giúp doanh nghiệp lớn mạnh, góp phần làm
cho nền kinh tế phát triển bền vững là 74.23%. Lần lượt, 8.76% và 25.77%
người dân cho là nhãn sinh thái không làm xuất khẩu tăng cũng như là doanh
nghiệp phát triển.

Biểu đồ 3: Ý kiến của người dân về nhãn sinh thái
trong xuất khẩu hàng hóa
Biểu đồ 4: Ý kiến của người dân về nhãn sinh thái giúp doanh
nghiệp lớn mạnh, làm nền kinh tế phát triển bền vững
 Người dân vẫn dự đoán, nhãn sinh thái là một công cụ không những có

ích cho môi trường mà còn góp một phần ích lợi vào nền kinh tế.
Câu hỏi “Theo bạn, nhãn sinh thái có hạn sử dụng”. Khoảng hơn một nửa
người dân (55.15%) có ý kiến nhãn sinh thái cần có thời hạn sử dụng (thời hạn
có hiệu lực của nhãn sinh thái), 44.85% thì cho rằng không cần có hạn sử dụng.

Biểu đồ 5: Ý kiến của người dân về thời hạn sử dụng của nhãn sinh
thái.
Có 63.92% người dân cho rằng nên xếp hạng nhãn sinh thái. Khoảng
44.85% thì chọn không nên xếp hạn.
Biểu đồ 6: Ý kiến của người dân về vấn đề xếp hạng nhãn sinh thái
“Bạn đã bao giờ mua sản phẩm mà bạn biết là có dán nhãn sinh thái” là câu
hỏi tiếp theo. Có khoảng 54.12% người dân đi mua hàng là không để ý tới việc


1
7

có dán nhãn sinh thái hay không. 37.11% lại để ý nhãn sinh thái trong các sản

phẩm mà mình lựa chọn. Và một bộ phận nhỏ (8.76%) không quan tâm tới việc
sản phẩm đó có nhãn sinh thái hay không.
Biểu đồ 7: Ý thức của người dân khi mua hàng hóa
 Người dân vẫn chưa biết nhiều về nhãn sinh thái, dẫn tới họ vẫn không

quan tâm hoặc không chú ý trong khi đi mua hàng hóa. Tuy nhiên vẫn
có một bộ phận chú ý đến những sản phẩm mình đang mua.
Khi được hỏi về vấn đề, bạn có tin tưởng khi mua một sản phẩm được dán
nhãn sinh thái? Thì hơn ¾ người dân trả lời là có, và ¼ trả lời là không.  Đây
là con số đáng mừng khi thực hiện chương trình nhãn sinh thái, vì người dân
đã nhen nhóm một niềm tin của mình đối với sản phẩm được dán nhãn sinh
thái.
Biểu đồ 8: Niềm tin của người dân đối với sản phẩm có dán nhãn
sinh thái
Khi thực hiện dán nhãn sinh thái cho sản phẩm, thì chắc chắn giá cả sẽ tăng
hơn. Nhóm đã khảo sát ý kiến mọi người về vấn đề này (nếu giá cả tăng hơn từ
5 – 10%) thì khoảng 18.56% người dân chấp nhận mua; số lượng lớn (65.46%)
thì tùy từng mặt hàng mà quyết định mua hay không; còn 15.98% người dân
chọn không mua.
Biểu đồ 9: Lựa chọn của người tiêu dùng khi giá sản phẩm có dán
NST hơn 5 – 10%
Khi được hỏi về nguyện vọng có nên dán nhãn sinh thái cho tất cả các sản
phẩm ở Việt Nam, phần nhiều mọi người cho ý kiến là nên. Tuy nhiên độ
chênh lệch không bao nhiêu. Chứng tỏ người dân còn phân vân về vấn đề này.
Biểu đồ 10: Ý kiến của người dân khi áp dụng nhãn sinh thái cho tất cả
sản phẩm ở Việt Nam
Với kết quả như trên ta có thể nêu ra một số nhận xét về thực trạng áp dụng
nhãn sinh thái ở Việt Nam như sau:
-


Chương trình nhãn sinh thái được thực hiện ở Việt Nam chưa phổ biến rộng
rãi vào người dân. Chứng tỏ chương trình nhãn sinh thái ở nươc ta thực
hiện không thành công, mặc dù năm 2009 chúng ta đã thí điểm cho hai sản
phẩm và đã cấp nhãn sinh thái cho hai sản phẩm vào năm 2011. Muốn


1
8

VIII.

người dân hiểu rõ về nhãn sinh thái, bắt buộc nước ta phải thực hiện nhiều
biện pháp tuyên truyền hơn nữa, cũng như các doanh nghiệp được cấp nhãn
sinh thái phải đánh bật lợi ích của sản phẩm được dán nhãn sinh thái.
- Đại bộ phận người dân đã có niềm tin vào những sản phẩm có nhãn sinh
thái. Chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc áp dụng rộng rãi nhãn sinh thái
cho sản phẩm.
- Người dân vẫn chưa ủng hộ tích cực cho các sản phẩm được dán nhãn sinh
thái. Để thưc hiện chương trình nhãn sinh thái đạt kết quả tốt hơn, cần phải
tuyên truyền cho người dân biết rõ lợi ích của nhãn này.
2. Xu hướng phát triển
Với sự phát triển của các nước trên thế giới, vẫn đề môi trường được đặt lên
hàng đầu. Không chỉ là phát minh ra những thiết bị máy móc mới sử dụng
năng lượng xanh, ít phát thải… Mà chính những người dân cần thay đổi thói
quen trong cách tiêu dùng, mua sắm… Ở nước ngoài, vấn đề này đang được
quan tâm hết mức, người dân ở đây đã quen thuộc với việc chọn sản phẩm có
dán nhãn sinh thái, vì họ biết mình đang góp phần làm bảo vệ môi trường.
Việt Nam, một nước đang phát triển, đang dần hội nhập vào nền kinh tế của
thế giới. Để các sản phẩm của ta để lại niềm tin của người tiêu dùng ở khắp nơi
trên thế giới, có thể cạnh tranh với sản phẩm của nước khác, thì việc dán nhãn

sinh thái là một trong những biện pháp tốt. Khi đã cấp nhãn sinh thái chính
thức cho bột giặt Tide và bóng đèn Điện Quang, Bộ Tài nguyên và Môi trường
đã phê duyệt các tiêu chí theo Quyết định số 223/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 2
năm 2012 để mở rộng chương trình nhãn sinh thái cho nhóm sản phẩm sau
(trong giai đoạn 2012 – 2016):
- Bao bì giấy tổng hợp dùng để đóng gói thực phẩm.
- Vật liệu lợp, ốp, lát thuộc vật liệu gốm xây dựng.
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHÃN SINH THÁI
1. Ưu điểm
- Tạo ra thị trường mới cho các công ty có yêu cầu phát triển bền vững. Tức
là, khi sản phâm được công nhận là sản phẩm thân thiện với môi trường,
chắc chắn sẽ chinh phục nhiều thị trường khó tính, đặc biệt đòi hỏi an toàn
cho sức khỏe người dân.
- Khuyến khích các nhà đầu tư đổi mới công nghệ, để hướng tiêu chí được
công nhận sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Là một tiêu chuẩn giúp người dân dễ dàng nhận biết sản phẩm thân thiện
với môi trường, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe của con người.


1
9

2. Nhược điểm
- Việc xây dựng một tiêu chuẩn ban đầu khó khăn, phức tạp, cần nhiều thời
-

-

-


IX.

gian để nghiên cứu thị trường, xu hướng tiêu dùng…
Chỉ có thể dán cho một số sản phẩm nhất định. Tức là, những sản phẩm nào
phù hợp với yêu cầu mới được dán nhãn, còn sản phẩm không được dán
nhãn sinh thái vẫn tồn tại trên thị trường  người dân sẽ còn phân vân giữa
sản phẩm có nhãn sinh thái và sản phẩm không có. Đặc biệt, sản phẩm có
nhãn sinh thái sẽ có giá cao hơn so với những sản phẩm khác, cùng loại.
Chi phí chứng nhận cao. Tại vì để được cấp nhãn sinh thái, bắt buộc các
doanh nghiệp phải thay đổi công nghệ, quy trình sản xuất… Đặc biệt là các
nước đang phát triển, các nhà doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Tính không đồng nhất về các công nghệ được sử dụng. Mỗi nước sẽ có một
quy trình thực hiện kiểm tra, cấp giấy phép riêng, không nước nào chịu
mình thua cả  bất đồng, có sự phân biệt. Đặt biệt là các nước phát triển với

các nước đang hoặc chậm phát triển.
KẾT LUẬN
Xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường đang được tất
cả người dân trên thế giới ủng hộ, không chỉ hạn chế tình trạng ô nhiễm môi
trường, mà còn bảo vệ sức khỏe của người dân. Đứng trước xu hướng như vậy,
Việt Nam cũng đang dần hướng mình theo xu hướng chung đó, nhưng kết quả
vẫn chưa cao. Tuy nhiên, chúng ta có quyền hy vọng rằng, Việt Nam sẽ dần
hòa mình vào xu hướng đó trong một thời gian không xa.


2
0

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. uer-


engel.de/en/blauer_engel/balance/success_stories.php#navigation
4. />
consumers.html
5. />6. Life Cycle Assessment: Principle and Practice, Scientific Applications
International Corporation (SAIC) 11251 Roger Bacon Drive Reston, VA
20190, 5/2006.
7. Các tiêu chuẩn hệ thống Việt Nam, hệ thống quản lí môi trường, Hà
Nội, 2005.



×