Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xây dựng “môi trường sinh thái” cho sản phẩm của một thương hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.86 KB, 8 trang )

Xây dựng “môi trường sinh thái” cho sản
phẩm của một thương hiệu –phần1
Bạn tạo ra sản phẩm nổi tiếng của mình
Bạn đã phát triển được tài sản thương hiệu và sự công nhận
thương hiệu đến từ người tiêu dùng của sản phẩm này.

Công ty bạn có được mức độ tăng trưởng ngoạn mục và một nền
tảng khách hàng ngày càng lớn.
Bạn có tham vọng trong việc tiếp tục gia tăng doanh thu và tiếp
tục phát triển hệ thống khách hàng.

Và kế tiếp bạn sẽ phải làm gì?

Có một số công ty hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bằng cách
“tập trung vào vấn đề cốt lõi”, tức là tập trung các nguồn lực, vốn,
tiếp thị, nghiên cứu và phát triển vào công cuộc xây dựng và hỗ
trợ cho các sản phẩm chính yếu của mình.

Trong bài này chúng ta lại tập trung theo một cách lựa chọn khác
đó là xây dựng môi trường sinh thái cho các sản phẩm của một
thương hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc mở rộng một dòng
thương hiệu và những sản phẩm lệ thuộc qua đó thúc đẩy những
sản phẩm hay thương hiệu chính này mà không tổn hại đến
chúng. Trong quá trình này có 3 vấn đề chính cấn phải lưu ý:

 Hiểu rõ được người tiêu dùng và các đối thủ cạnh tranh.
 Tạo ra được những sản phẩm thực tế và phù hợp vói chiến
lược tổng thể của công ty bạn.
 Khám phá và sử dụng những mô hình kinh doanh khác nhau
một cách thích hợp.


1- Hiểu rõ được người tiêu dùng và các đối thủ cạnh tranh

Người tiêu dùng:

Một trong những khâu quan trọng mà hầu hết các công ty đều bỏ
qua hoặc phớt lờ trong việc tạo ra “môi trường sinh thái” cho một
thương hiệu là việc có thể nhận ra được đâu là đối tượng khách
hàng mục tiêu và tại sao họ lại là khách hàng tiềm năng của bạn.

Ngoại trừ các yếu tố về nhân khẩu học, có một điều rất quan
trọng là liệu bạn có hiểu được rằng mình có đang nhắm vào mục
tiêu với các cơ sở khách hàng hiện tại của mình hay không, có
nghĩa là, làm gia tăng phần trăm doanh số bán của bạn trên thị
trường với cùng lượng khách hàng có sẵn (share of wallet –
SOW) hay là bạn đang nhắm vào các khách hàng mới mà bạn hy
vọng rằng nó có thể thu hút được sự chú ý của họ đến thương
hiệu cũng như sản phẩm mới của mình, nghĩa là, làm gia tăng cơ
sở khách hàng mà bạn đang có.

Nếu bạn đang xem xét đến việc sử dụng chiến lược SOW, có
nghĩa là bạn đang nghĩ rằng khách hàng vẫn chưa móc hết “hầu
bao” của họ chi cho thương hiệu của bạn và có thể khai thác vào
vào lượng khách hàng cũ này.

Những người này có thể đang mua các sản phẩm phụ thuộc từ
đối thủ của bạn hoặc đòi hỏi những sản phẩm mới mà bạn đã xác
định qua các nghiên cứu thị trường. Thay vào đó bạn có thể sử
dụng một cách khác nếu bạn quyết định làm tăng cơ sở khách
hàng của mình, bạn sẽ hướng đến những mảng khách hàng mà
hiện tại chưa mua sản phẩm của mình.


Mục tiêu của bạn là “đánh cắp” đi lượng khách hàng này và làm
cho họ trung thành với thương hiệu của bạn qua việc lôi cuốn họ
vào những sản phẩm mới và độc đáo mà bạn phát triển trong
“môi trường sinh thái” của thương hiệu của mình. Hiểu được sự
phân biệt rạch ròi giữa hai khái niệm này vì vậy trở nên rất quan
trọng đến sự thành bại cuối cùng.

Đối thủ cạnh tranh:

Hãy quan sát xem đối thủ của bạn đã, đang và sẽ sử dụng những
chiến lược nào và hành động của họ là gì. Không cần quan tâm
đến việc bạn là người đầu tiên hay người thứ hai tham gia vào thị
trường, điều quan trọng là phải hiểu được các đối thủ cạnh tranh
của bạn đang làm gì và tại sao họ lại làm như thế. Có một vài
cách có thể giúp bạn hiểu được điều này:

×