Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRẺ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.14 KB, 9 trang )

MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRẺ Ở
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
ThS. Lê Đức Thọ
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
TÓM TẮT
Đối với giảng viên trẻ, hoạt động nghiên cứu khoa học còn góp phần
nâng cao trình độ chuyên môn và biết vận dụng kiến thức lý luận vào thực
tiễn cuộc sống, giúp phát hiện ra những thiếu sót, hạn chế trong lý thuyết
và từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện. Bài viết, phân tích
những thuận lợi và khó khăn của giảng viên trẻ Trường Cao đẳng Nghề Đà
Nẵng trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
Từ khóa: Giảng viên trẻ; nghiên cứu khoa học; Cao đẳng Nghề Đà
Nẵng.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động quan trọng và vô cùng cần
thiết đối với giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ Trường Cao đẳng Nghề
Đà Nẵng hiện nay. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, các giảng
viên trẻ sẽ có thêm nhiều kiến thức chuyên sâu đối với các vấn đề mà mình
nghiên cứu, cả về lý luận cũng như thực tiễn. Do đó, nghiên cứu khoa học
và giảng dạy là hai nhiệm vụ chủ yếu của người giảng viên. Giảng dạy và
nghiên cứu khoa học không chỉ là trách nhiệm mà còn góp phần khẳng định
uy tín, năng lực của người giảng viên, của Nhà trường trong công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, có mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau; nếu
chỉ thực hiện được một trong hai nhiệm vụ ấy thì có nghĩa người giảng viên
đó chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với giảng viên
trẻ
Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là một trong hai
nhiệm vụ của người giảng viên. Mặt khác, nếu như chức năng dạy học và


giáo dục là chức năng cơ bản thì nghiên cứu khoa học cũng là một chức
1


năng quan trọng đối với người giảng viên trong xã hội hiện đại.
Giảng viên trẻ khi tham gia nghiên cứu khoa học sẽ giúp cho họ tìm
hiểu sâu, rộng kiến thức chuyên môn để giảng dạy tốt hơn. Để làm được
điều đó, giảng viên trẻ phải tự bồi dưỡng kiến thức cho mình thông qua
hoạt động nghiên cứu khoa học. Với hoạt động này, buộc giảng viên trẻ
phải đọc, phải khám phá, phải tìm hiểu, phân tích, chứng minh vấn đề đặt
ra để nâng tầm nghiên cứu và trình độ chuyên môn cho chính mình. Bên
cạnh đó, góp phần nâng cao khả năng tư duy, trình độ nhận thức đối với
giảng viên trẻ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người học.
Giảng viên trẻ phải tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để củng cố
kiến thức chuyên môn. Có như vậy, khi giảng dạy, giảng viên trẻ sẽ tự tin,
thực hiện tốt bài giảng và tạo được uy tín đối với sinh viên. Ngoài ra, hoạt
động nghiên cứu khoa học còn giúp cho giảng viên trẻ nâng cao trình độ,
năng lực chuyên môn và vận dụng tốt cơ sở lý luận vào thực tiễn giảng dạy.
Nghiên cứu khoa học giúp giảng viên trẻ bổ sung, cập nhật những
kiến thức mới. Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ hiện nay,
buộc giảng viên trẻ phải tham gia nghiên cứu khoa học, nếu không thì khó
có thể cập nhật được những kiến thức mới, bài giảng se thiếu tính thực tiễn.
Thông qua thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học giảng viên trẻ phải tìm tòi,
khám phá và tìm những kiến thức mới phục vụ cho công việc giảng dạy.
Nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên là tiêu chí để đánh giá
chất lượng đào tạo đại học, nhất là trong bối cảnh hiện nay thực trạng công
tác nghiên cứu khoa học trên thực tế số lượng các giảng viên tham gia
nghiên cứu khoa học rất thấp.
Qua thực tiễn giảng dạy, thường hé lộ những vấn đề, đề tài mới, thú
vị, đánh thức và phát triển thêm năng lực nghiên cứu của thầy. Nên có thể

nói, hoạt động nghiên cứu đối với giảng viên là hoạt động thường xuyên,
liên tục trong suốt cuộc đời nhà giáo, thậm chí, sau khi dời bục giảng nhiều
công trình nghiên cứu của nhà giáo được công bố khiến đồng nghiệp phải
thán phục. Hơn nữa, hoạt động nghiên cứu cần được các trường đại học chú
trọng, đầu tư, và càng là trường đại học, cao đẳng nổi tiếng càng phải đầu
tư đa bội cho việc nghiên cứu. nghiên cứu khoa học để đảm bảo và nâng
cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội, mang lại uy
tín, vị thế cho nhà giáo- nhà khoa học, cho cơ sở giáo dục và đào tạo.
2


Giảng viên trẻ được coi là đội ngũ kế cận, tương lai của một trường
đại học, cao đẳng là những người mới vào nghề, đang trong độ tuổi thanh
niên tràn đầy nhiệt huyết, tinh thần nghề nghiệp. Giảng viên trẻ làm việc ở
trường đại học phải đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cao hơn so với các nhà giáo ở
bậc học khác không chỉ do môi trường, hay đối tượng dạy học mà còn do
chính yêu cầu tự thân người giảng viên- có khả năng độc lập nghiên cứu và
ứng dụng khoa học. Song, cơ hội nào để giảng viên trẻ được tiếp cận đề tài
nghiên cứu, được phát triển năng lực nghiên cứu vẫn là vấn đề nóng cho
không chỉ người trong cuộc.
Như vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học là một hướng đi tốt để giảng
viên trẻ tự khẳng định mình. Năng lực của giảng viên trẻ được thể hiện chủ
yếu thông qua giảng dạy và nghiên cứu khoa học, với nghiên cứu khoa học,
giảng viên trẻ không chỉ khẳng định mình mà còn thấy được hạn chế trong
tri thức của mình để kịp thời bổ sung, nâng cao trình độ chuyên môn.
2.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động nghiên cứu
khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ tại Trường Cao đẳng Nghề Đà
Nẵng hiện nay
Thứ nhất, một số thuận lợi của giảng viên trẻ với hoạt động nghiên
cứu khoa học

Để phát triển giáo dục, cần phải có sự tương hỗ của nhiều yếu tố:
nguồn tài chính, nguồn lực con người, cơ sở vật chất, sự hỗ trợ của xã hội.
Trong các yếu tố đó, giáo viên và cán bộ quản lý là nhân tố không thể gì
thay thế được, họ chính là điều kiện tiên quyết đảm bảo chất lượng giáo
dục quốc gia. Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng được thành lập theo Quyết
định số: 194/QĐ-Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội ngày 31/1/2007 của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp Trường Kỹ thuật Kinh tế Đà Nẵng. Tổng số Cán bộ, Giáo viên, nhân viên nhà trường tính
đến tháng 11 năm 2017 là: 218 người, trong đó 145 giảng viên, trên 50% là
giảng viên trẻ. Trong những năm vừa qua, nhà trường cũng tạo điều kiện
thuận lợi cho giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học. Cụ thể:
Hầu hết giảng viên trẻ đều có trình độ đại học trở lên, tỷ lệ giảng viên
tốt nghiệp thạc sỹ khá cao và được đào tạo trong những trường có uy tín
nên họ đã được trang bị các kiến thức khoa học và đã từng làm quen hoặc
trực tiếp thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Do đó, giảng viên trẻ
3


đều đáp được các yêu cầu về kiến thức cũng như phương pháp để thực hiện
một công trình nghiên cứu khoa học. Nhiều cán bộ trẻ vừa mới trải qua giai
đoạn làm nghiên cứu, nên có khả năng làm việc với cường độ cao, tiếp cận
được với kiến thức mới nhất và đều mong muốn tiếp tục nghiên cứu phát
triển, hoàn thiện vấn đề đang nghiên cứu.
Giảng viên trẻ do tuổi đời còn rất trẻ nên rất ham học hỏi, tìm tòi,
khám phá cái mới. Với sự năng động, linh hoạt cũng như sự nhạy bén của
tuổi trẻ, các giảng viên trẻ nắm bắt rất nhanh các nhu cầu của xã hội đề từ
đó đưa ra các giải pháp đáp ứng các nhu cầu đó. Vì vậy, sự say mệ nghiên
cứu khoa học là một trong những đặc điểm của giảng viên trẻ.
Hiện nay nguồn tài liệu nghiên cứu rất phong phú. Cùng với các
nguồn tài liệu từ sách báo, thì sự phát triển của công nghệ thông tin, việc
tìm kiếm các nguồn tài liệu từ các máy tính ngày càng trở nên dễ dàng hơn

với số lượng tài liệu ngày càng phong phú hơn. Ngoài ra, phần lớn giảng
viên trẻ nhà trường hiện nay có trình độ ngoại ngữ khá tốt nên bên cạnh
việc nghiên cứu các nguồn tài liệu bằng tiếng Việt, họ còn nghiên cứu các
nguồn tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
Sự quan tâm, chỉ đạo, động viên, khuyến khích từ phía lãnh đạo nhà
trường. Lãnh đạo nhà trường rất chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa
học của giảng viên trẻ, xem đây là một trong các hoạt động trọng tâm nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường. Thông qua việc
nghiên cứu khoa học, giảng viên trẻ sẽ tự nâng cao trình độ chuyên môn,
góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ giảng viên lớn mạnh về
chất cho Nhà trường. Do đó, hoạt động nghiên cứu khoa học là yêu cầu và
nhiệm vụ của giảng viên trong quá trình công tác tại nhà trường.
Thứ hai, một số khó khăn của giảng viên trẻ với hoạt động nghiên cứu
khoa học tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện nay
Một là, giảng viên trẻ vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện
một công trình nghiên cứu khoa học. Phần lớn trong số họ đã có một hoặc
vài lần thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong quá trình học đại học,
cao học nhưng thường có sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo từ việc gợi ý
nội dung đề tài, đề cương, nội dung từng chương, mục. Giảng viên trẻ vẫn
chưa có sự chủ động trong việc thực hiện một công trình nghiên cứu khoa
học từ đầu đến cuối.
4


Hai là, giảng viên trẻ vẫn chưa có sự chủ động trong việc đưa ra các
đề tài nghiên cứu khoa học. Các đề tài mà họ thực hiện phần lớn là do có sự
phân công từ lãnh đạo khoa và bộ môn nên họ thường chưa có ý tưởng và
tâm huyết về đề tài nghiên cứu. Từ đó, khi các giảng viên trẻ bắt tay vào
thực hiện các đề tài nghiên cứu sẽ gặp rất nhiều khó khăn và dẫn đến việc
bỏ dỡ giữa chừng.

Ba là, giảng viên trẻ không có nhiều thời gian giành cho nghiên cứu
khoa học. Phần lớn các giảng viên trẻ ngay sau khi về trường phải nhanh
chóng học tập để nâng cao trình độ, phù hợp với yêu cầu mà nhà trường đề
ra. Việc ôn luyện, thi cử và học tập đã làm mất nhiều thời gian của giảng
viên trẻ. Bên cạnh đó, các giảng viên trẻ còn phải thực hiện các công việc
khác trong nhà trường như: đảm bảo việc giảng dạy đủ định mức, soạn bài
giảng, coi thi,… nên giảng viên trẻ gần như không có thời gian cho việc tìm
tòi, nghiên cứu khoa học.
Bốn là, thái độ thiếu tôn trọng giảng viên trẻ có thể được nhìn nhận,
xoa dịu đi bằng những lý do mang tính “ban ơn” hoặc “thông cảm” mang
tính giả tạo của không ít giảng viên luôn sợ “măng cao hơn tre” đây là một
lực cản lớn khiến cho đội ngũ giảng viên trẻ trong trường giảm đi lòng
nhiệt tình nghề nghiệp.
Năm là, thu nhập của cán bộ giảng dạy trẻ còn rất thấp, chưa đủ đáp
ứng nhu cầu tối thiểu nên một bộ phận cán bộ giảng dạy trẻ, bên cạnh hoạt
động chuyên môn còn phải làm thêm để có thêm thu nhập nên chưa quan
tâm đến nghiên cứu khoa học. Để thực hiện một công trinh, một đề tài
nghiên cứu khoa học thành công, ngoài việc đầu tư thời gian, trí tuệ thì một
nguồn kinh phí giành cho việc mua tài liệu hay đi thực tế là không thể
thiếu. Hiện nay, nguồn kinh phí giành cho các giảng viên trẻ để thực hiện
nghiên cứu khoa học khá eo hẹp, thậm chí một số giảng viên trẻ phải bỏ
tiền ra để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học vì chi phí cho hoạt động
nghiên cứu là rất lớn, đây cũng là một khó khắn đối với giảng viên trẻ khi
thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.
2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học
trong đội ngũ giảng viên trẻ tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện
nay
Một là, tăng cường nhận thức của giảng viên trẻ đối với hoạt động
5



nghiên cứu khoa học.
Tăng cường công giáo dục, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng
viên trẻ về vị trí, vai trò quan trọng của nhà trường; qua đó giúp giảng viên
trẻ nhận thức sâu sắc hơn về chức năng, nhiệm vụ của nhà trường đối với
sự nghiệp đào tạo, giáo dục nghề nghiệp. Từ đó, giúp mỗi giảng viên trẻ
nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, trọng trách của nhà trường và bản thân;
xây dựng ý thức trách nhiệm, lòng tự hào đối với nghề nghiệp; quyết tâm
vượt qua khó khăn, thử thách để gắn bó với nhà trường; trung thành với sự
nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước.
Hai là, tăng cường kinh phí phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học
của giảng viên trẻ.
Ngoài nguồn kinh phí của Nhà nước, cần phải tìm thêm các nguồn
kinh phí khác từ các tổ chức bên ngoài tài trợ để động viên, khuyến khích
đội ngũ giảng viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Nhiệm vụ này
cần giao phòng Khoa học hợp tác đảm trách chính. Tuy nhiên, để huy động
được tối đa nguồn tài trợ cho nghiên cứu khoa học, cần có sự chỉ đạo của
Đảng ủy, Ban Giám hiệu và sự vào cuộc của Lãnh đạo các đơn vị. Trường
phải xây dựng được Quỹ dành riêng cho hoạt động nghiên cứu khoa học
hàng năm, (quỹ NCKH phải ổn định, công khai, minh bạch; đặc biệt
không bị cắt xén).
Ba là, đổi mới công tác hướng dẫn, bồi dưỡng giảng viên trẻ
Trường đại học, cao đẳng là trung tâm nghiên cứu, thực hành khoa
học công nghệ, nhưng như trên đã nói, nếu không chú trọng công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ thì không thể duy trì, phát triển đội ngũ, không thể có
được thương hiệu trên “thị trường giáo dục”. Điều này phụ thuộc phần lớn
vào công tác hướng dẫn, bồi dưỡng đội ngũ kế cận. Cần có chiến lược khi
xây dựng, phát triển đội ngũ, và cần được cụ thể hoá bằng những kế hoạch
đối với khoa, tổ, nhóm chuyên môn, với từng cá nhân giảng viên trẻ. Đối
với giảng viên trẻ, nơi tốt nhất đề học nghề và rèn luyện năng lực sư phạm,

năng lực nghiên cứu là được làm việc cùng với các giáo sư, nhà giáo, nhà
khoa học giỏi. Phân công người hướng dẫn, bồi dưỡng giảng viên trẻ nên
trở thành quy định bắt buộc đối với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên
chính, giảng viên cao cấp trong trường đại học, cao đẳng. Giảng viên trẻ
được định hướng nghiên cứu khoa học chuyên ngành, xác định được thế
6


mạnh của mình, những vấn đề mới để đi sâu nghiên cứu.
Tuổi trẻ luôn nhanh nhạy với cái mới, ham khám phá và thích phản
biện nên rất cần được sự đồng cảm, giúp đỡ nhiệt tình của người đi trước.
Giảng viên trẻ rất mong đợi được thụ hưởng cái tâm trong sáng, cái tài trí
tuệ, và cái tầm nhìn xa của người hướng dẫn trong các hoạt động sư phạm.
Việc bồi dưỡng, phát triển giảng viên trẻ cần một sự đổi mới thực chất và
hiệu quả hơn là những hô hào, sáo rỗng nên cần có một chế độ pháp lý đối
với giảng viên trẻ và cán bộ hướng dẫn, sao cho việc phát triển nghề nghiệp
của giảng viên không phải là chuyện của cá nhân (cá nhân giảng viên trẻ và
người hướng dẫn) mà là chiến lược phát triển chung của nhà trường, nhà
trường phải có trách nhiệm, phải coi việc đó là bắt buộc, là vấn đề sống còn
của nhà trường, là giá trị, thương hiệu của nhà trường.
Bốn là, phát triển phong trào thi đua nghiên cứu khoa học trong đội
ngũ giảng viên trẻ.
Thi đua nghiên cứu khoa học của giảng viên kết hợp đồng thời với
phong trào dạy tốt học tốt. Giảng viên trẻ cần đặt ra yêu cầu phải tham gia
vào các đề tài nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm, bài báo khoa học,…
Nhà trường và các đoàn thể thường xuyên duy trì và phát động các phong
trào thi đua có hiệu quả, tức là phát triển một không gian khoa học, trân
trọng, tôn vinh con người và sản phẩm của tư duy sáng tạo. Trường đại học,
cao đẳng vừa là môi trường nghiên cứu nhưng cũng vừa là môi trường triển
khai nhiệm vụ phát triển nghiên cứu, coi đột phá, sáng tạo là mục tiêu phát

triển và khẳng định vị thế nhà trường. Hoạt động thi đua nghiên cứu khoa
học cần được đẩy mạnh, gắn sát với lợi ích cá nhân nhằm tận dụng, phát
huy tiềm năng nghiên cứu đối với cán bộ giảng dạy bằng các hình thức
như: thành lập quỹ khen thưởng nghiên cứu khoa học, tài năng trẻ, tổ chức
buổi toạ đàm, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nghiên cứu có chất lượng…
Năm là, cải cách thủ tục hành chính nâng cao hiệu quả trong nghiên
cứu khoa học đối với đội ngũ giảng viên.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên chỉ và có phát huy
được phải gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính tại nhà trường.
Phòng Kiểm định phải chủ động và trực tiếp làm các Quyết định liên quan
đề tài (từ khi phê duyệt cho đến khi nghiệm thu). Phòng Kế hoạch Tài chính
phải chịu trách nhiệm và trực tiếp làm và giải quyết các thủ tục hành chính
7


liên quan đến hoạt động thanh quyết toán trong nghiên cứu khoa học. Về
phía giảng viên, có nhiệm vụ đọc và ký, hoàn toàn không bị vướng bận vào
các thủ tục hành chính.
Sáu là, đối với bản thân giảng viên trẻ
Tích cực, chủ động tham gia học tập các lớp lý luận chính trị, kỹ năng
quản lý nhà nước theo chủ trương của nhà trường; Chủ động trang bị kiến
thức và đăng ký tham gia tuyển sinh cao học phù hợp với yêu cầu chuyên
môn; Cần rèn luyện tư duy nghiên cứu khoa học từ việc tìm tòi, sáng tạo để
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ứng dụng công nghệ thông tin
làm phương tiện dạy học; đầu tư nhiều công sức, tâm huyết, không ngừng
cập nhật kiến thức mới để ngày càng cải thiện chất lượng bài giảng; Phát
huy hơn nữa vai trò tự học, tự đào tạo. Để thực sự đạt được tri thức toàn
diện, đòi hỏi mỗi giảng viên trẻ trong quá trình công tác của mình không
ngừng rèn luyện phấn đấu tự học, tự đào tạo thông qua học tập chuyên
môn, học vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn từ các đồng nghiệp, học viên,...

Đồng thời giảng viên cần tăng cường việc tự nghiên cứu thông tin qua sách
báo, thông tin mạng internet, tham gia nghe giảng các lớp cao cấp chính trị
và các lớp đại học cùng chuyên ngành. Ngoài ra các giảng viên trẻ cũng
cần đầu tư thời gian cho việc tự học ngoại ngữ, tin học và các kiến thức xã
hội khác để hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
3. KẾT LUẬN
Đối với mỗi giảng viên, nhất là giảng viên trẻ đều nhận thức được
rằng, song song với công tác giảng dạy thì công tác nghiên cứu khoa học
đóng một vai trò quan trọng nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn
của mỗi giảng viên trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, hoạt động
nghiên cứu khoa học đối với giảng viên trẻ là một công việc đầy khó khăn
và thử thách. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng giảng viên trẻ Trường Cao
đẳng Nghề Đà Nẵng cũng có những thuận lợi nhất định để có thể phát huy
khả năng nghiên cứu khoa học của mình. Nghiên cứu khoa học để đảm bảo
và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội, mang
lại uy tín, vị thế cho nhà giáo - nhà khoa học - nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quy chế về NCKH của giảng
viên trong các trường đại học và cao đẳng, Hà Nội.
8


[2]. Quyết định Số: 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13
tháng 06 năm 2012, về chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2011 đến
năm 2020.
[3]. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2004), Lý luận dạy học đại học,
NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
[4]. Đặng Hùng Thắng, Bốn giải pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học,
truy cập ngày 01/08/2018, />
9




×