Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao đất giao rừng đến các hộ dân tại xã xuân lộc, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 70 trang )

TRỈÅÌNG ÂẢI HC NÄNG LÁM HÚ
KHOA KHUÚN NÄNG V PHẠT TRIÃØN NÄNG THÄN
BÁO CÁO
TỐT NGHIỆP
ÂÃƯ TI:
TÇM HIÃØU MÄÜT SÄÚ THÛN LÅÜI V KHỌ KHÀN
TRONG TIÃÚN TRÇNH GIAO ÂÁÚT GIAO RỈÌNG
ÂÃÚN
CẠC HÄÜ DÁN X XN LÄÜC, HUÛN PHỤ LÄÜC,
TÈNH THỈÌA THIÃN HÚ
Sinh viãn thỉûc hiãûn : TRÁƯN THË BO TRÁN
Låïp : Khuyến nơng và Phát triển nơng thơn
K41B
Âëa âiãøm thỉûc táûp : X Xn Läüc, Huûn Phụ Läüc
Tènh Thỉìa Thiãn Hú
Giạo viãn hỉåïng dáùn: ThS.HONG THË HÄƯNG QÚ
Bäü män : Kinh tãú näng thän
NĂM 2011
5
Với mục đích bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa
học, tham gia chỉ đạo sản xuất, rèn luyện nâng cao tay nghề và bổ
sung kiến thức chuyên môn đã được trang bị ở nhà trường, được sự
giới thiệu của Trường Đại Học Nông Lâm Huế, tôi đã đến UBND xã
Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế để thực tập tốt nghiệp
với đề tài:
“ Tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao đất
giao rừng đến các hộ dân ở xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế”.
Để hoàn thành báo cáo này, ngoài sự nổ lực, cố gắng của bản
thân, tôi xin chân trọng cám ơn quý thầy cô giáo Trường Đại Học
Nông Lâm Huế đã tận tình giảng dạy suốt bốn năm qua.


Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo: ThS
Hoàng Thị Hồng Quế – người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận
tình cho tôi suốt thời gian thực tập.
Qua đây, cho phép tôi gởi lời chân thành cám ơn đến Ban chỉ
đạo UBND xã cùng các chú, bác trưởng thôn ở xã và chú: Nguyễn
Dũng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian thực tập
tại xã.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tìm tòi để hoàn thiện báo cáo
một cách tốt nhất nhưng do kiến thức và năng lực còn hạn chế, kinh
nghiệm thực tế chưa nhiều mà đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng nên
chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy, cô giáo, bạn bè và của tất cả mọi người.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, chú bác cán bộ xã và
bạn bè cùng khóa lời chúc sức khỏe và thành đạt.
Xin chân thành cám ơn!
6
Huế, ngày 19 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Trần Thị Bảo Trân
7
MỤC LỤC
PHẦN 1 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
PHẦN 2 3
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1 Các khái niệm liên quan 3
2.2 Khái quát chính sách và hoạt động giao đất lâm nghiệp ở nước ta qua các thời kỳ 3
2.3 Các bước trong tiến trình giao đất giao rừng ở nước ta 10

2.4 Tình hình giao đất lâm nghiệp chi các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình 11
2.4.1 Tình hình giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức 11
2.4.2 Tình hình giao đất lâm nghiệp cho Hộ gia đình, cá nhân 11
2.5 Một số thành tựu về việc triển khai chính sách giao đất giao rừng ở tỉnh Thừa Thiên
Huế 13
PHẦN 3 15
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Đối tượng nghiên cứu 15
3.2 Phạm vi nghiên cứu 15
3.3 Nội dung nghiên cứu 15
3.4 Phương pháp nghiên cứu 15
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin 15
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 16
PHẦN 4 17
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
4.1 Tình hình cơ bản của xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 17
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 17
4.1.1.1 Vị trí địa lý 17
4.1.1.2 Địa hình 17
4.1.1.3 Đất đai 17
4.1.1.4 Điều kiện khí hậu 20
4.1.1.5 Thuỷ Văn 21
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 22
4.1.2.1 Phân bố dân cư, lao động và cơ cấu thu nhập của người dân 22
4.1.2.2 Văn hoá xã hội xã 23
4.1.2.3 Phong tục tập quán canh tác 23
4.1.2.4 Cơ sở hạ tầng 24
4.1.2.5 Hiện trạng sản xuất 24
4.2 Tình hình sử dụng đất đai 25
4.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp tại xã trước và sau khi giao 27

4.4 Tình hình giao đất giao rừng tại xã Xuân Lộc 28
4.4.1 Căn cứ giao đất giao rừng 28
4.4.2 Tiến trình giao đất giao rừng của xã Xuân Lộc 29
4.4.2.1 Sơ đồ tiến trình giao đất giao rừng 29
4.4.2.2 Các bước tiến hành giao đất giao rừng của xã Xuân Lộc 30
8
4.4.3 Kết quả giao đất giao rừng của xã Xuân Lộc từ năm 1992 đến hiện nay 33
4.4.3.1 Tình hình giao đất giao rừng năm 1992 – 1998 33
4.4.3.2 Tình hình giao đất giao rừng từ 1999 - 2003 34
4.4.3.3 Tình hình giao đất giao rừng từ 2003 đến nay 34
4.5 Một số thuận lợi, khó khăn trong tiến trình giao đất giao rừng tại xã Xuân Lộc 35
4.5.1 Thuận lợi 36
4.5.2 Khó khăn 38
4.5.2.1 Hiểu biết của người dân về chính sách giao đất giao rừng còn hạn chế 39
4.5.2.2 Có sự bất bình đẳng trong việc lựa chọn đối tượng được nhận đất 40
4.5.2.3 Việc xác định ranh giới khó khăn 42
4.5.2.4 Đất thuộc vùng tranh chấp giữa người dân và Công ty Lâm nghiệp Phú Lộc
43
4.5.2.5 Một số khó khăn khác gây ảnh hưởng đến việc giao đất giao rừng 44
4.5.3 Một số tồn tại sau khi giao đất giao rừng 45
4.5.4 Nguyện vọng của người dân sau khi nhận đất nhận rừng 45
4.6 Một số giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả công tác giao đất giao rừng, đồng
thời đáp ứng những mong đợi của người dân địa phượng 46
PHẦN 5 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
5.1 Kết luận 48
5.2 Kiến nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
9
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Bảng 1. Cơ cấu lao động của xã 22
Bảng 2. Cơ cấu thu nhập của hộ qua các hoạt động 22
Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn xã Xuân Lộc 25
Sơ đồ 1. Tiến trình giao đất giao rừng tại xã Xuân Lộc 29
Bảng 4. Diện tích đất lâm nghiệp được giao qua các giai đoạn 35
Bảng 5. Đánh giá các khó khăn chính trong việc giao đất giao rừng 38
Sơ đồ 2. Cây vấn đề khó khăn 1 39
Sơ đồ 3. Cây vấn đề khó khăn 2 40
Sơ đồ 4. Cây vấn đề khó khăn 3 42
Sơ đồ 5. Cây vấn đề khó khăn 4 43
Bảng 6. Ý kiến của người dân về thủ tục GĐGR 44
10
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1 . Cơ cấu lao động của xã Error: Reference source not found
Bảng 2. Cơ cấu thu nhập của hộ qua các hoạt động Error: Reference source
not found
Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn xã Xuân Lộc . Error: Reference
source not found
Bảng 4. Diện tích đất lâm nghiệp được giao qua các giai đoạn Error:
Reference source not found
Bảng 5. Đánh giá các khó khăn chính trong việc giao đất giao rừng Error:
Reference source not found
Bảng 6. Ý kiến của người dân về thủ tục GĐGR Error: Reference source not
found
11
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP : Chính phủ
CT-TƯ : Chỉ thị - Trung ương
ĐVT : Đơn vị tính

GCN : Giấy chứng nhận
GĐGR : Giao đất giao rừng
LN/KL : Lâm nghiệp/ Khuyến lâm
PAM : Rừng trồng bằng nguồn vốn tài trợ của chương
trình lương thực thế giới.
QĐ-UB : Quyết định - Ủy ban
QĐ-TTg : Quyết định – Thủ tướng
TT-BTNMT : Thông tư – Bộ tài nguyên môi trường
T.T.Huế : Thừa Thiên Huế
VACR : Vườn ao chuồng rừng
327-CT : Chương trình Quốc gia về tạo mới và bảo vệ
rừng phòng hộ và rừng đặc dụng
12
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là một trong những tài nguyên quý giá của nhân loại, ngoài lợi
ích kinh tế, rừng còn có những lợi ích và vai trò không thể thay thế được.
Người ta thường nói “Rừng là lá phổi xanh của trái đất” đúng vậy hệ thống
cây xanh của rừng tiến hành quang hợp hấp thụ lượng khí cacbonic và sản
sinh ra một lượng khí dưỡng sinh khá lớn cho sự sống của các sinh vật trên
hành tinh này. Rừng có nhiệm vụ điều hoà nhiệt độ, không khí trong lành
hơn, làm giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính, giảm tác động của quá trình
biến đổi khí hậu là vấn đề đang được quan tâm toàn cầu. Không những thế
rừng còn làm chức năng phòng hộ như điều tiết dòng chảy trên mặt đất, làm
tăng lượng nước ở mạch ngầm, hạn chế lũ lụt và hạn hán, chắn các loại gió
bão… đảm bảo các hoạt động sản xuất diễn ra bình thường.
Lợi ích mà rừng đem lại rất lớn do đó việc bảo vệ và phát triển rừng là
nhiệm vụ không phải của riêng ai, mà toàn thể nhân loại. Việt Nam với 3/4
diện tích đất tự nhiên là đồi núi và là nơi cư trú của 25 triệu người dân chiếm

1/3 dân số. Với diện tích rộng lớn như vậy việc bảo vệ và phát triển rừng là
rất quan trọng. Tuy nhiên với những năm gần đây diện tích rừng nước ta có
hiện tượng suy thoái và giảm dần. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta
có nhiều biện pháp kế hoạch, chủ trương chính sách để bảo vệ và phát triển
rừng bền vững. Trong đó có chính sách giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá
nhân hộ gia đình quản lý sử dụng ổn định, lâu dài với mục đích lâm nghiệp.
Chính sách này nhằm thu hút người dân tham gia vào việc quản lí, bảo vệ và
phát triển rừng, gắn chặt lợi ích của người dân vào rừng, cải thiện và nâng cao
dời sống kinh tế của người dân.
Thừa Thiên Huế là tỉnh có diện tích rừng lớn, phân bố trên diện tích
rộng. Việc quản lý bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất rừng
không những có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh mà còn có quan hệ trong việc phòng hộ và bảo vệ môi trường cảnh quan.
Trước đây, khi chưa thực hiện chính sách, công tác quản lý bảo vệ rừng
1
không được chú ý do đó diện tích rừng của tỉnh bị suy thoái giảm dần chủ yếu
do nạn chặt phá rừng trái phép. Vì thế đời sống kinh tế xã hội của người dân
ngày càng sa sút, đặc biệt tác động mạnh đến các hộ gia đình sống phụ thuộc
vào rừng. Ngoài ra, sự suy thoái rừng còn gây ra các hiện tượng lũ lụt, ô
nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ đời sống của người dân. Để khắc
phục tình trạng này tỉnh ta đã tiến hành nhiều biện pháp để quản lý bảo vệ
rừng, trong đó có chính sách giao đất giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình quản
lý bảo vệ và sử dụng. Công tác quản lý và bảo vệ được tiến hành đồng bộ và
có sự liên kết chặt chẽ giữa chính quyền với người dân địa phương. Chính
sách đã đem lại kết quả khá cao, hiệu quả thu được từ rừng cũng được nâng
lên, đời sống các hộ gia đình được cải thiện.
Là một xã miền núi của huyện Phú Lộc, người dân chủ yếu sống bằng
nghề trồng rừng, diện tích toàn xã là 4381,64 ha, trong đó diện tích rừng
chiếm 3818,18 ha. Hầu hết diện tích rừng được giao đều được các hộ gia đình
phát huy hiệu quả về phát triển rừng cũng như hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên

bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình thực hiện chính sách còn
gặp một số khó khăn như: đất rừng giao không đúng đối tượng, mục đích sử
dụng; thiếu sự quan tâm của người dân, vẫn còn có một số tranh chấp giữa
các hộ dân. . . Xuất phát từ thực tế của địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “ Tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao đất
giao rừng đến các hộ dân tại xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế"
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tiến trình giao đất giao rừng trên địa bàn xã Xuân Lộc
- Tìm hiểu một số thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của người dân
sau khi được nhận đất nhận rừng.
- Tìm hiểu một số giải pháp thích hợp nâng cao hiệu quả công tác giao
đất giao rừng (GĐGR)
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm liên quan
* Đất: là sản phẩm của tự nhiên, được tạo thành do quá trình tổng hợp
của đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian. Đất đai xuất hiện tồn tại,
phát triển ngoài ý chí và nhận thức của con người, luôn vận động theo những
quy luật tự nhiên khách quan mà con người không thể khống chế được như
quá trình phong hoá đá tạo thành đất, khoáng hoá làm suy thoái đất. . . Sự tác
động của con người ở mức độ nào đó chỉ có thể làm thay đổi tốc độ quá trình
trên mà thôi. [4]
* Đất lâm nghiệp: là đất đang dùng chủ yếu vào sản xuất hoặc nghiên
cứu thí nghiệm về lâm nghiệp, gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng,
đất được quy hoạch để trồng rừng và đất được quy hoạch để trồng rừng và đất
ươm cây giống lâm nghiệp. [4]
* Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu.
Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi

trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết
để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và hoàn cảnh khác. [16]
* Giao đất giao rừng đến hộ gia đình: là giao tư liệu sản xuất tức đất,
rừng cho các hộ gia đình. Nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất,
tài nguyên rừng. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xoá đói giảm
nghèo cho người dân. [9]
2.2 Khái quát chính sách và hoạt động giao đất lâm nghiệp ở nước ta qua
các thời kỳ
Chủ trương giao đất giao rừng của Nhà nước ta đã được đề ra từ năm
1968, tuy vậy, trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, Nhà nước luôn có
những điều chỉnh bổ sung kịp thời phù hợp với những thay đổi của thực tế. Vì
vậy, việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng trong từng giai đoạn cũng
khác nhau về phạm vi đối tượng, quy mô và kết quả đạt được. Nhìn chung thì
quá trình giao đất giao rừng có thể chia thành các giai đoạn sau:
3
• Giai đoạn 1968 – 1982
Đây là giai đoạn mà Nhà nước đẩy mạnh phát triển kinh tế với vai trò
chủ đạo nền kinh tế quốc doanh và Hợp tác xã. Trong giai đoạn này, việc giao
đất giao rừng chỉ mang tính áp đặt từ trên xuống. Mặt khác, nhận thức của
người dân về vai trò của mình trong sản xuất kinh doanh rừng chưa đầy đủ
nên việc giao đất giao rừng chưa chặt chẽ, mang tính hình thức và chạy theo
số lượng.
Trong giai đoạn này, đất lâm nghiệp, nông nghiệp chưa được giao cho
hộ gia đình mà chỉ có Hợp tác xã và các Lâm trường quốc doanh đứng ra
nhận. Trong đó các Lâm trường quốc doanh được Nhà nước đầu tư vốn để
trồng rừng và giữ quyền sở hữu chủ yếu khoảng 70% tổng diện tích rừng
trồng tập trung theo kế hoạch của Nhà nước. Còn các Hợp tác xã nông
nghiệp tham gia trồng rừng chủ yếu để nhận tiền công lao động do Nhà nước
chi trả. Do đó, họ không có quyền sỡ hữu rừng trồng, họ không quan tâm
nhiều đến chất lượng rừng trồng và không quan tâm đến việc quản lý bảo vệ

rừng. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sống của rừng trồng có tỷ lệ
sống không cao không thành rừng. Tuy nhiên, cũng có một số Hợp tác xã
nông nghiệp đã tự bỏ vốn và sử dụng nguồn lực tự có để trồng rừng nên có
quyền sở hữu và có thu nhập từ rừng.
• Giai đoạn 1983 – 1992
Trong những năm đầu thập niên 80, Nhà nước ta bắt đầu tiến hành
nghiên cứu thử nghiệm cải tiến hình thức quản lý Hợp tác xã. Riêng đối với
ngành Lâm nghiệp, Nhà nước cũng có những thay đổi trong chính sách giao
đất giao rừng. Trong thời gian này, đối tượng chính được giao đất lâm nghiệp
không chỉ là Lâm trường quốc doanh hay các Hợp tác xã nữa mà còn có các
hộ gia đình trong hợp tác xã. Nhất là cuối thời kỳ này thì chủ trương, chính
sách giao đất khoán rừng đến hộ gia đình càng được cụ thể và đẩy mạnh hơn.
Ngày 06/11/1982, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 184 về việc đẩy
mạnh giao đất giao rừng cho tập thể và cá nhân trồng cây, gây rừng. Đến ngày
12/11/1983, Ban chấp hành Trung Ương Đảng ra Chỉ thị số 29/CT – TƯ về
việc đẩy mạnh giao đất giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo
nông lâm kết hợp.
4
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Nhà nước ta đã
ban hành thêm nhiều chính sách mới về giao đất giao rừng về các vấn đề liên
quan để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Ngày 06/02/1991, Thông tư liên bộ số
01/TT/LB của Bộ Lâm nghiệp và Tổng cục quản lý ruộng đất ra đời đã hướng
dẫn việc giao rừng và đất trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vào
mục đích Lâm nghiệp. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991 là cơ sở quan
trọng cho phát triển lâm nghiệp xã hội tại các vùng nông thôn miền núi. Nhờ
đó mà các địa phương có thể thực hiện giao đất giao rừng một cách dễ dàng
hơn. Ngày 15/09/1992, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 327 – CT về một
số chủ trương chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và
mặt nước, đồng thời ban hành chính sách hỗ trợ 40% tổng vốn đầu tư cho các
hộ gia đình theo nguyên tắc không lấy lãi. Ngày 22/07/1992, Hội đồng Bộ

trưởng ra quyết định số 264/CT về chính sách đầu tư phát triển rừng. Với chủ
trương như vậy, Nhà nước ta giải quyết được những khó khăn ban đầu cho
người dân đặc biệt là vấn đề vốn đầu tư phát triển rừng. Với chủ trương như
vậy, Nhà nước ta đã giải quyết được những khó khăn ban đầu cho người dân
đặc biệt là vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp. Vì vậy, công tác giao đất giao
rừng trong giai đoạn này đạt được những kết quả đáng kể và bắt đầu mang lại
khởi sắc cho phát triển lâm nghiệp nước ta. Đất được giao đến tận tay người
dân, nhân dân yên tâm sản xuất trên mảnh đất do mình tận tay làm chủ, nhiều
nơi đã có sản phẩm hàng hoá, diện tích đất có rừng ngày càng tăng, diện tích
đất trống đồi núi trọc được đưa vào khai thác và hiệu quả mang lại ngày càng
cao, nhiều mô hình nông lâm kết hợp được hình thành như: mô hình vườn
rừng, trang trại, mô hình VACR ngày càng phổ biến. Nhờ nhận đất, nhận
rừng đời sống người dân được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, đồng thời
tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái từ rừng cũng được nâng cao.
Những kết quả đạt được là rất đáng khích lệ, nó đánh dấu những thành công
ban đầu khi chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội.
Những thay đổi chính trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp ở giai đoạn
này thể hiện ở những điểm sau:
Sự ra đời của cơ chế khoán trong sản xuất nông nghiệp theo nghị quyết
số 10 của Bộ chính trị năm 1988 với mục đích tiếp tục tăng trưởng sản xuất
5
nông nghiệp của đất nước. Phần lớn tư liệu sản xuất được giao cho hộ nông
dân và họ được chủ động sử dụng cho mục đích sản xuất. Ảnh hưởng của
nghị quyết 10 được nhận thấy rõ rệt thông qua sự gia tăng của sản phẩm nông
nghiệp và những thay đổi trong hệ thống sản xuất nông nghiệp. Chính những
thay đổi trong chính sách này đã làm thay đổi trong bộ máy nông thôn nước
ta. Các chính sách này cùng với chính sách giao đất giao rừng đã khuyến
khích và tạo động lực để phát triển nông lâm nghiệp miền núi, bước đầu hình
thành nên thị trường trung du, miền núi, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Qua
thực tế cho thấy nhiều nơi, sau khi tập thể, hộ gia đình, cá nhân nhận đất nhận

rừng tổ chức sản xuất kinh doanh đã có thu nhập từ rừng đáng kể.
Qua 24 năm thực hiện giao đất giao rừng (1968 – 1992), nước ta đã
giao được trên 11 triệu ha, trong đó có 5,8 triệu ha cho Lâm trường quốc
doanh, 3,7 triệu ha cho Hợp tác xã nông nghiệp và 1,3 triệu ha cho hộ gia
đình. Tuy nhiên, rừng vẫn bị khai phá tàn kiệt mà không được bảo vệ, một số
nhận đất nhận rừng rồi bỏ hoang, bao chiếm đất trên giấy tờ nhưng lại có
tranh chấp khi có người đụng đến. Ở những vùng sâu vùng xa như Cao Bằng,
Sơn La, Lai Châu diện tích đưa vào sản xuất kinh doanh sau khi giao đất
giao rừng còn thấp, chỉ đạt 5 – 6 %. Những con số nêu trên đã nói lên rằng
chủ trương giao đất giao rừng vẫn chưa tạo được động lực cho sự phát triển
kinh tế miền núi mặc dù nó phù hợp với yêu cầu khách quan của lực lượng
sản xuất ở miền núi và nguyện vọng của nhân dân. Thực tế là sau khi nhận đất
nhận rừng, người nông dân vẫn chưa tích cực đầu tư phát triển sản xuất trên
diện tích rừng được giao, trái lại rừng có nguy cơ bị tàn phá và đất bị xói mòn
nghèo kiệt. [7]
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế này là:
- Do quyền sở hữu và quyền sử dụng đất, rừng tách rời nhau, mặt khác
quyền sử dụng đất mng tính chất xã hội, còn quyền sử dụng mang tính chất tư
nhân, đó là lý do nhân dân chưa chú ý đến việc làm giàu rừng, đất và phát
triển sản xuất. Về mặt tâm lý họ vẫn nghĩ rằng đến một lúc nào đó Nhà nước
sẽ lấy lại tất cả đất và rừng họ làm ra.
- Đời sống nhân dân còn nghèo lại thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước nên việc
sản xuất kinh doanh rừng còn gặp nhiều khó khăn. Mặc khác, chính sách giao
6
đất giao rừng để sản xuất ổn định lâu dài tuy đã có từ lâu nhưng ở nhiều vùng
đặc biệt là miền núi vẫn còn mới mẽ trong khi người dân đã quen với phương
thức làm rừng trước đây là hái lượm và khai thác những lâm sản phụ sẵn để
giải quyết cuộc sống hàng ngày, nên nhất thời người dân không thích nghi với
phương thức làm ăn mới. Điều này đã dẫn tới tình trạng khi giao đất giao rừng
cho họ thì họ khai thác nhiều hơn và làm cho rừng ngày càng nghèo kiệt.

- Việc thực hiện giao đất giao rừng đến người dân của các ngành chức
năng, chính quyền địa phương thực hiện chưa thực nghiêm túc, giao một cách
thật ồ ạt, giao không đúng đối tượng, đồng thời việc sử dụng đất lâm nghiệp
sai mục đích đã dẫn đến tình trạng mất rừng. Chưa thống nhất nội dung kỹ
thuật và biện pháp giao đất giao rừng từ Trung Ương đến địa phương trong cả
nước đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Vì vậy, chưa tạo được sự yên
tâm cho người dân sản xuất trên đất rừng được giao. Do vậy, việc giao đất
giao rừng trong thời kỳ này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, sau đó phải giao
lại hậu quả dẫn đến mất rừng.
• Giai đoạn 1993 đến nay
Từ những kết quả đạt được của giai đoạn trước, trong những năm gần
đây, Nhà nước ta luôn khuyến khích người dân nhận đất nhận rừng. Năm
1993, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt chủ trương chính sách,
nghị quyết, nghị định về phát triển ngành lâm nghiệp nói chung và giao đất
giao rừng nói riêng.
Trong nghị quyết Trung Ương V (1993) về tiếp tục đổi mới kinh tế
nông thôn đã nhấn mạnh: “Đổi mới cơ chế quản lý ngành lâm nghiệp thực
hiện phổ biến việc giao khoán rừng và đất rừng phù hợp với quy hoạch và
phương thức phát triển từng vùng, từng loại rừng. ” [12]
Luật đất đai được ban hành lần đầu tiên năm 1988, sau đó được sửa đổi
và bổ sung vào các năm 1993, 1998, 2003 đây chính là những cột mốc quan
trọng cho công cuộc đổi mới quản lý nông nghiệp nhằm đảm bảo hành lang
pháp lý cho việc quản lý sử dụng tài nguyên đất đai một cách có hiệu quả và
bền vững. Luật đất đai năm 1993 là cơ sở pháp lý quan trọng cho các hộ nông
dân tự chủ sử dụng đất với quyền cơ bản khi nhận đất. Những ảnh hưởng tích
cực của Luật đất đai được thấy rõ đối với cộng đồng miền núi, nơi đất và tài
7
nguyên rừng đang được giao cho các gia đình và cộng đồng quản lý và sử
dụng lâu dài. Nông dân và cộng đồng được làm chủ thực sự trên diện tích đất
được giao, họ yên tâm vào đầu tư và sản xuất, được hưởng thành quả lao động

chính đáng và thực hiện nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước.
Tiếp đó, Nhà nước ban hành Nghị định 64/CP (1993) về việc giao đất
nông nghiệp, Nghị định 02/CP (1994) về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức
hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông lâm nghiệp.
Quyết định số 202/TTg (1994) về việc khoán và bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái
sinh rừng và trồng rừng có quy định kèm theo, Thông tư số 06/LN/KL (1994)
của ngành Lâm nghiệp về việc giao đất lâm nghiệp. Ngày 01/11/1995, Nghị
định số 01/CP về việc giao khoán và sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp
và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp và Nhà nước. Quyết định số
661/QĐ – TTg (29/07/1998) về chương trình trồng mới năm triệu ha rừng.
Ngị định 163/QĐ – TTg thay thế cho nghị định 02 về việc giao đất, cho thuê
đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, các cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp. Tiếp đó, ngày 06/06/2000 Bộ Nông nghiệp và
Phát riển nông thôn và Tổng cục địa chính ban hành Thông tư liên tịch về
việc hướng dẫn giao đất cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất lâm nghiệp. Căn cứ vào Thông tư này, người dân có quyền sử dụng, thừa
kế, chuyển nhượng, thế chấp và chuyển đổi quyền sử dụng đất theo quy định
của pháp luật.
Với chính sách Nhà nước đưa ra đã phần nào đáp ứng nhu cầu của
người dân đảm bảo được sự bình đẳng các quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi
người dân khi tham gia nhận đất rừng. Đây chính là động lực để người dân
yên tâm nhận đất nhận rừng và sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế hộ.
Hiện nay, giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã trở
thành một chủ trương đúng đắn trong xu thế phát triển kinh tế xã hội nông
thôn miền núi và bảo vệ môi trường sinh thái.
Có thể nói đây là giai đoạn có những thay đổi lớn trong quản lý bảo vệ
và phát triển rừng. Trong những năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành nhiều chủ trương chính sách để khôi phục lại vốn rừng như Chương
trình 327, Dự án 661, Đặc biệt là chính sách giao khoán rừng trong lâm
8

nghiệp như: Nghị định 01/CP (1994), Nghị định 02/CP(1995), Nghị định
163/CP(1999), đã góp phần hạn chế tệ nạn phá rừng, đẩy mạnh xây dựng
phát triển bảo vệ rừng.
Theo thống kê của các địa phương và các đơn vị thì đến cuối năm 1998,
Nhà nước ta đã giao 8 triệu ha đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân. Trong đó, giao cho hơn 400 tổ chức sản xuất kinh doanh gần 5,7 triệu
ha, giao cho ban quản lý khu rừng đặc dụng 0,95 triệu ha, giao cho cá nhân,
hộ gia đình khoảng 1,2 triệu ha [5]
Theo số liệu tổng hợp của Cục Kiểm Lâm đến cuối năm 1999, cả nước
đã có 8.786.572 ha đất lâm nghiệp được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân đạt 59% tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp, bao gồm:
Trong quy họach đất lâm nghiệp 3 loại rừng theo mục đích sử dụng:
- Rừng đặc dụng với diện tích là 2.119.547 ha đã giao được 972.375 ha
chiếm 46 %.
- Rừng phòng hộ với diện tích 6,8 triệu ha đã giao được 3.196.343 ha
chiếm 47 %
- Rừng sản xuất 9,6 triệu ha, đã giao với diện tích 4.617.872 ha chiếm
48%.
Trong đó, rừng được giao cho 27.312 tổ chức với diện tích là 6.179.913
ha, giao cho 452.168 hộ gia đình và cá nhân với diện tích là 2.606.659 ha. Đã
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 1.368 tổ chức,
200.168 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích là 1.173 ha, chiếm 13% tổng
diện tích đã giao.
Công tác giao đất giao rừng vẫn được tiếp tục quan tâm. Theo số liệu
tổng hợp đến tháng 12 năm 2009, cả nước đã cấp được 1.037 nghìn giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp với diện tích là 8,422 triệu ha
bằng 69,2% diện tích cần giao, 51,9 % diện tích đất đai quy hoạch cho việc
phát triển lâm nghiệp theo Nghị quyết của Quốc hội. Trong đó, giao cho các
hộ gia đình, cá nhân 3.287.070 ha, Ban quản lý rừng 4.318.492 ha, Công ty
doanh nghiệp Nhà nước 2.044.252 ha, Đơn vị vũ trang 243.689 ha, Cộng

đồng thôn bản 191.361 ha, Tổ chức kinh tế khác 91.537 ha, các tổ chức khác
695.935 ha và UBND các xã quản lý chung 2.422.485 ha. [6]
9
Nói tóm lại, chính sách giao đất giao rừng đã trở thành động lực phát
triển kinh tế xã hội ở nhiều vùng trong cả nước. Nhận đất trồng rừng đã thực
sự là bước đi vững chắc cho phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn miền núi.
Tuy nhiên trong quá trình tiến hành giao đất giao rừng vẫn còn gặp rất
nhiều hạn chế bất cập như:
- Công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chưa sát với thực tế,
chậm điều chỉnh và thường xuyên bị phá vỡ. Việc xác định ranh giới khu
rừng phòng hộ, đặc dụng chưa rõ ràng, gây khó khăn và làm chậm tiến độ
giao đất giao rừng. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã còn gặp nhiều khó khăn và
bất cập, đặc biệt là tiêu chí phân loại đất đai xác định kiểu phân loại đất.
- Việc giao đất vẫn chưa đảm bảo rừng và đất rừng là tài nguyên có chủ
thực sự. Hầu hết người dân chưa hiểu ý nghĩa của việc giao đất giao rừng, vì
vậy họ sử dụng rừng và đất rừng một cách lãng phí.
- Những quy định đi kèm với giao đất khoán rừng chưa thúc đẩy việc
quản lý bảo vệ rừng. Việc giao đất không đi kèm với chính sách khuyến nông
khuyến lâm, phân cấp sử dụng đất nên một số nơi nên người dân tự ý khai
thác trồng rừng theo ý của họ nên hiệu quả mang lại không cao. Chính vì vậy
một số nơi đất bị thoái hoá, rừng ngày càng nghèo kiệt.
- Chưa gắn kết được quyền lợi cá nhân với việc quản lý và bảo vệ rừng.
Một trong những mục tiêu quan trọng của chính sách giao đất giao rừng là
làm cho người dân gắn bó với rừng, họ có thể dựa vào rừng để ổn định cuộc
sống và phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, lợi nhuận thu nhập từ sản
xuất kinh doanh rừng không ổn định và gặp nhiều rủi ro tạo tâm lý lo ngại
trong nhân dân khi đến với nghề rừng.
2.3 Các bước trong tiến trình giao đất giao rừng ở nước ta
Mỗi địa phương có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội – xã hội khác
nhau nên khi tổ chức thực hiện việc giao đất giao rừng đem lại những kết quả

sai khác nhau, tiến độ nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tiến độ thực hiện,
sự tham gia của người dân[11] nhưng nhìn chung việc giao đất giao rừng
điều trải qua các bước sau:
Bước 1: Thành lập tổ công tác giao đất giao rừng tại địa phương.
Bước 2: Quy hoạch sử dụng đất và lập phương án giao đất giao rừng tại
địa phương.
10
Bước 3: Họp dân
Bước 4: Họp xét công khai
Bước 5: Tiến hành giao nhận đất rừng ngoài thực địa.
Bước 6: Thẩm định phê duyệt và cấp giấy sử dụng đất
2.4 Tình hình giao đất lâm nghiệp chi các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
2.4.1 Tình hình giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức
Đến 2005, trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch là
14,6 triệu ha, đã giao cho các đối tượng sử dụng được 11,266 triệu ha, chiếm
tỷ lệ 77%, đất lâm nghiệp chưa giao 3,41 triệu ha (23%). Như vậy có thể nói
về cơ bản trong lâm nghiệp đã thực xong giao đất giao rừng.
Diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các đối tượng sử dụng:
- Hộ gia đình 3,473 triệu ha, bằng 23,66% diện tích đất lâm nghiệp cả
nước;
- Các tổ chức kinh tế (nông lâm trường quốc doanh) 3,542 triệu ha,
chiếm tỷ lệ 31%;
- Các tổ chức khác (các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và tổ
chức sự nghiệp) 3,8 triệu ha, chiếm tỷ lệ 34%;
- Cộng đồng dân cư 172,9 nghìn ha, chiếm tỷ lệ 2%;
- Các tổ chức kinh tế liên doanh và đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Về cơ cấu đất lâm nghiệp đã giao theo khu vực kinh tế:
- Khu vực nhà nước (lâm nông trường quốc doanh, Ban quản lý rừng
phòng hộ và tổ chức sự nghiệp khác) : 9,9 triệu ha, chiếm tỷ lệ 73%,
- Khu vực kinh tế cá thể, tư nhân: 3,482 triệu ha, chiếm tỷ lệ 26%, và

- Cộng đồng chiếm tỷ lệ 1% .
2.4.2 Tình hình giao đất lâm nghiệp cho Hộ gia đình, cá nhân
Tiến độ thực hiện giao rừng cho hộ gia đình trên các vùng miền, các
tỉnh rất khác nhau: Miền núi phía Bắc giao được nhiều nhất 2,068 triệu ha,
chiếm tỷ lệ 56% tổng diện tích rừng đã giao cho hộ, có nhiều tỉnh trong vùng
đã hoàn thành việc giao rừng. Vùng Bắc Trung bộ: 800 nghìn ha, chiếm tỷ lệ
22%; vùng Duyên hải Nam Trung bộ 13%; các vùng còn lại diện tích rừng
giao cho hộ rất ít. Như vậy, trừ vùng miền núi Bắc bộ việc giao rừng cho tổ
chức và hộ gia đình được tiến hành song song, còn ở các vùng khác chỉ mới
11
giao rừng cho các tổ chức nhà nước là chính, giao rừng cho hộ gia đình rất ít,
thậm chí không giao rừng tự nhiên. Một số tỉnh Tây Nguyên, vài năm gần đây
mới thí điểm giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, trong khi Luật đất đai và
Luật BV&PTR 1991 (Nghị định Chính phủ, 1993) đã mở ra việc giao rừng
cho hộ gia đình.
Hộ gia đình đã được giao cả 3 loại rừng:
- Diện tích rừng sản xuất 1,8 triệu ha,
- Diện tích rừng phòng hộ 1,595 triệu ha,
- Diện tích rừng đặc dụng được giao ít hơn, 68.277 ha,
Đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình bao gồm cả rừng tự nhiên rừng
trồng và đất trống đồi trọc, với cơ cấu như sau:
- Rừng tự nhiên là 45% (rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng thứ sinh
phục hồi);
- Rừng trồng là 25% (rừng trồng bằng vốn nhà nước giao lại cho dân và
dân tự trồng),
- Đất trống đồi núi trọc là 30%. [2]
Sự khác biệt giữa giao đất nông nghiệp và giao đất giao rừng cho hộ gia
đình, cá nhân là:
Đối tượng sử dụng đất Nông nghiêp (%) Lâm nghiệp (%)
1. Hộ gia đình, cá nhân 88,65 26,00

2. Tổ chức thuộc khu vực nhà
nước
11,35 73,00
3. Cộng đồng dân cư thôn (rất nhỏ) 1,00
- Đất sản xuất nông nghiệp được giao chủ yếu cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng, còn đất lâm nghiệp chủ yếu vẫn thuộc khu vực nhà nước
quản lý. Ngay cả với rừng sản xuất, rừng giao cho hộ gia đình, cá nhân
chỉ chiếm tỷ lệ 40% (sự khác biệt này có lý do khách quan là Nhà nước
quy hoạch thành 3 loại rừng, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản
xuất; rừng phòng hộ và đặc dụng sử dụng chủ yếu vì lợi ích công cộng,
nên thường do tổ chức nhà nước quản lý).
- Hộ gia đình, cá nhân vừa là đối tượng được giao đất nông nghiệp và
giao đất lâm nghiệp. Hộ gia đình là đơn vị sản xuất và kinh tế nông, lâm
12
nghiệp tổng hợp, trong đó sản xuất nông nghiệp là chủ đạo; hộ “lâm dân” có
30.785, chiếm tỷ lệ 0,3% hộ nông thôn (theo Tổng Cục thống kê, 1/7/2006)
Giá trị sản xuất toàn ngành lâm nghiệp tăng với tốc độ thấp và
không ổn định: giai đoạn 1992-1995 tăng bình quân mỗi năm 1,2%; giai
đoạn 1996-2000 tăng 0,4%; giai đoạn 2001-2005 tăng 0,94% [1], [10]
tốc độ tăng này chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng cao và ổn
định của nông nghiêp. Trong đó, khu vực lâm nghiệp quốc doanh giảm
sút rất mạnh, khu vực lâm nghiệp hộ gia đình tăng trưởng khá hơn.
2.5 Một số thành tựu về việc triển khai chính sách giao đất giao rừng ở
tỉnh Thừa Thiên Huế
Cùng với địa phương khác trong cả nước, Thừa Thiên Huế là tỉnh
thuộc khu vực bắc trung bộ với địa hình trắc trở chịu nhiều thiên tai, do
đó nền kinh tế ở Huế một phần bị ảnh hưởng. Tuy nhiên với diện tích
331.782 ha, chiếm gần 70% diện tích đất tự nhiên; đóng góp vai trò hết sức
quan trọng trong việc phòng hộ, chống xói mòn, cân bằng sinh thái, điều tiết
nguồn nước và tạo động lực phát triển kinh tế dựa vào rừng. Chỉ tính riêng

năm 2008, Thừa Thiên - Huế đã trồng được 4.500 ha rừng tập trung, nâng
tổng số diện tích rừng trồng trong ba năm gần đây lên 13.179 ha, độ che phủ
rừng chiếm 54,4% trên toàn bộ diện tích.
Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên - Huế còn đẩy mạnh công tác xã hội hóa
nghề rừng, tiến hành giao đất, giao rừng cho dân quản lý để góp phần nâng
cao ý thức tự giác của người dân trong việc bảo vệ và làm giàu vốn rừng. Đến
nay, tỉnh đã giao được 59.100 ha rừng và đất lâm nghiệp cho 167 đơn vị và
12.003 hộ nhận chăm sóc và quản lý. Có 10 xã thuộc 4 huyện Nam Đông, A
Lưới, Phú Lộc, Phong Điền xây dựng mô hình nhận quản lý, chăm sóc 4.000
ha rừng tự nhiên theo cộng đồng thôn bản và nhóm hộ, với phương châm "lấy
rừng nuôi rừng, lấy rừng nuôi dân", người dân được hưởng lợi từ việc khai
thác gỗ rừng theo qui định, thay vì đầu tư kinh phí từ ngân sách như trước đây
nên được nhân dân đồng tình ủng hộ cao, rừng ngày càng xanh tốt. Ngoài
trồng rừng, các hộ sống ven rừng ở Thừa Thiên - Huế còn phát triển mạnh
việc trồng cây cao su. Xã Hương Sơn có 214 hộ với 100% đồng bào dân tộc
Catu, đã trồng được 261 ha, trong đó diện tích khai thác hiện khoảng 100 ha.
Nhiều hộ trồng cao su cho thu nhập từ 20-30 triệu đồng/năm, có hộ thu nhập
tới 100 triệu đồng/năm; một số xã đã xin thôi hưởng Chương trình 135. [8]
13
Phú Lộc có tổng diện tích đất rừng là 37.421,03 ha chiếm 51,29 % tổng
diện tích tự nhiên toàn huyện. Huyện đã có 3.550 hộ nhận khoán bảo vệ và sử
dụng có hiệu quả trên diện tích 5.467 ha rừng. [13] Hạt kiểm lâm huyện đã vận
động nhân dân nhận đất trống, đồi núi trọc xây dựng được 59 trang trại, với
tổng diện tích 1.666 ha để làm vườn rừng, kết hợp với sản xuất nông lâm
nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo. Mô hình này
đã mở ra hướng đi mới trong công tác quản lý rừng tự nhiên bền vững, trong
đó lấy lợi ích của người dân làm động lực thúc đẩy ý thức tham gia bảo vệ
rừng.
14
PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Là những hộ dân tham gia vào chính sách giao đất giao rừng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu trong hoạt động giao đất giao rừng
- Về không gian: Tại xã Xuân Lộc huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- Về thời gian: từ 03/01/2011 đến ngày 06/05/2011
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Xuân Lộc, huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tình hình sử dụng đất đai và thực trạng đất lâm nghiệp trước khi giao
tại xã Xuân Lộc
- Tiến trình giao đất lâm nghiệp tại xã
- Kết quả giao đất giao rừng của xã qua các thời kì
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của việc giao đất giao rừng đến
hộ gia đình
+ Xác định các khó khăn ảnh hưởng đến giao đất lâm nghiệp, lựa chọn
các khó khăn chính
+ Xác định một số tồn tại sau khi nhận đất nhận rừng
+ Tìm hiểu nguyện vọng của người dân sau khi nhận đất nhận rừng
- Đề xuất giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GĐGR,
đồng thời đáp ứng những mong đợi của người dân tại địa phương
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp: Thông qua các báo cáo kinh tế - xã hội
hàng năm, báo cáo tác động của chính sách giao đất giao rừng tại xã Xuân
Lộc năm 2010. Báo cáo tình hình thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp
của tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Văn kiện các dự án giao đất giao rừng, các bản đồ hiện trạng đất đai,
báo cáo giám sát đánh giá dự án, các bản báo cáo kết quả của dự án

15
+ Các tài liệu liên quan khác như: các quy trình quy phạm, các kết quả
nghiên cứu, tham khảo khác đã có
- Thu thập thông tin sơ cấp
+ Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn một số người dân am hiểu về việc áp dụng
chính sách giao đất lâm nghiệp, các biện pháp nâng cao hiệu quả của chính sách.
+ Thảo luận nhóm: 7 – 10 người dân được giao chính sách giao đất lâm
nghiệp cùng một số cán bộ xã để xác định những thuận lợi và khó khăn trong
tiến trình giao nhận đất rừng. Từ đó đề xuất một số giải pháp để giao nhận
rừng có hiệu quả.
+ Phỏng vấn hộ: Phỏng vấn 30 hộ theo phương pháp phỏng vấn bán
cấu trúc với các câu hỏi mở để khai thác thông tin của người dân đầy đủ và
chủ động hơn. Các hộ được chọn ngẫu nhiên để lấy các thông tin: tác động
của chính sách giao đất lâm nghiệp, khó khăn gì khi áp dụng chính sách.
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu định tính được phân tích đánh giá tổng hợp, còn số liệu định
lượng được xử lý bằng phần mềm Excel.
16
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tình hình cơ bản của xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Xuân Lộc nằm về hướng Tây Bắc huyện Phú Lộc, cách trung tâm
huyện khoảng 28 km về phía đông nam, tiếp giáp với: Xã Lộc Hoà về phía
Đông, xã Lộc Bổn, Lộc Sơn, Lộc An về phía Bắc, phía Tây giáp với xã Phú
Sơn huyện Hương Thuỷ, phía Nam giáp đèo La Hy xã Hương Phú huyện
Nam Đông, tổng diện tích tự nhiên toàn xã 4381,64 ha
Toàn xã hiện nay có 6 thôn và một bản: thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4,

thôn 5, thôn 6, bản Phúc Lộc.
4.1.1.2 Địa hình
Xuân Lộc là xã miền núi định canh định cư thuộc huyện Phú Lộc có địa
hình phức tạp, được tạo bởi một dãy núi cao bắt đầu từ đỉnh núi Truồi, Bạch
Mã và thấp dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc, bao quanh một vùng đồi
dài nối tiếp nhau. Độ cao tuyệt đối cao nhất 1100 m, độ cao tuyệt đối thấp
nhất 20 m, độ dốc trung bình từ 20 – 25
o
, phía Đông Nam có nơi dốc đến 45
o
địa hình chia cắt bởi nhiều sông suối, giao thông đi lại trắc trở.
4.1.1.3 Đất đai
Do nền địa chất phức tạp và với tính chất đa nhám của vùng bao gồm:
đá granit, điorit, cát-kết, phiến thạch sét, phù sa bồi tụ… cùng với tác động
của khí hậu nhệt đới ẩm nên ở đây có nhiều loại đất. theo bản đồ đất tỷ lệ
1/50.000 thì ở xã Xuân Lộc bao gồm các loại đất sau:
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs): Đây là loại đất phổ biến
nhất ở xã Xuân Lộc, tổng diện tích khoảng 2480 ha chiếm 56% diện tích đất
tự nhiên. Đất loại này được phân bố chủ yếu ở toàn bộ khu vực núi phía Nam
và một phần phía Bắc của xã. Đất có màu đỏ vàng tành phần cơ giới cát pha
và thịt nhẹ. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng tự nhiên, đồng thời do địa
hình ở đây chủ yếu có độ dốc lớn mưa nhiều nên đất bị xói mòn mạnh, tầng
17

×