Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Có nên nâng cấp ổ cứng SSD cho máy tính của bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.39 KB, 3 trang )

Có nên nâng cấp ổ cứng SSD cho máy
tính của bạn?
Người đăng: Thứ Lưu - Ngày: 16/12/2016

Máy tính của bạn chạy chậm? Bạn có nhu cầu nâng cấp để tăng tốc độ cho máy bằng cách
thay thế ổ cứng SSD? Vậy liệu thay thế ổ HDD thông thường bằng SSD có thể giúp giải quyết
nhu cầu này hay không, cùng tham khảo bài viết của mình hôm nay để có câu trả lời nhé.

Bố cục bài viết gồm hai phần:


Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của SSD khác gì với HDD truyền thống?



Ưu điểm và hạn chế của SSD so với HDD

1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của SSD khác gì
với HDD truyền thống?


HDD (viết tắt của cụm từ Hard Disk Drive) là ổ cứng mặc định của máy tính khi
chúng ta mua. Cấu tạo cơ bản của nó là có một đĩa tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy
tinh, hoặc gốm) được phủ vật liệu từ tính, giữa ổ đĩa có một động cơ quay để để
đọc/ghi dữ liệu ngoài ra còn có một hệ thống các bo mạch điện tử giúp kiểm soát vị
trí ghi dữ liệu trên đĩa. Nguyên lý hoạt động của HDD dựa vào chuyển động trục
quay và kim ghi, đọc dữ liệu.





SSD (Solid State Drive) là một loại ổ cứng thể rắn, được các chuyên gia về phần
cứng nghiên cứu và chế tạo nhằm cạnh tranh với các ổ cứng HDD truyền thống.
Nguyên lý hoạt động của ổ cứng này dựa trên khả năng lưu trữ của các chip nhớ
Flash, các chip nhớ này liên kết với nhau để ghi dữ liệu và bảo quản chúng ngay cả
khi không được cấp nguồn điện.

Vậy từ những điểm khác nhau đó, SSD và HDD có những ưu điểm và hạn chế gì?

2. Ưu điểm và hạn chế của SSD so với HDD


Đầu tiên, về hiệu năng: ổ SSD sử dụng các chip nhớ Flash có tốc độ ghi nhanh
hơn nhiều lần so với tốc độ ghi của HDD (tốc độ ghi của HDD phụ thuộc vào tốc độ
quay của đĩa bên trong nó). Chính nhờ ưu điểm này mà SSD giúp khởi động máy
nhanh hơn, khởi chạy phần mềm nhanh hơn, lưu file và truy xuất dữ liệu nhanh hơn
so với HDD. Suy cho cùng về hiệu năng SSD vượt trội hơn hẳn so với HDD, tuy
nhiên ưu điểm đó tý lệ thuận với cái giá mà bạn phải trả để đầu tư cho ổ cừng này.



Thứ hai về giá cả: HDD là loại ổ cứng phổ biến ngay từ khi mới bắt đầu kỉ nguyên
của máy tính, từ đó đến nay, nguyên lý hoạt động của HDD gần như không thay đổi,
có điều, độ bền, tốc độ ghi và kích thước đã có những bước tiến rõ rệt qua từng thế
hệ. Chính vì lịch sử phát triển lâu đời cùng với đó là sự cạnh tranh của các hãng sản
xuất mà HDD có giá thành rẻ hơn nhiều lần so với SSD cùng dung lượng. Trong khi
đó SSD chỉ mới được phát triển vài năm gần đây nên giá dù đã được giảm đáng kể
so với thời điểm ban đầu nhưng vẫn ở mức cao. Ví dụ, với số tiền khoảng 1 triệu
500 nghìn, bạn chỉ mua 1 ổ SSD dung lượng 120GB trong khi nếu mua ổ HDD, bạn
có 1TB dung lượng (gấp khoảng 10 lần).





Thứ ba về tiếng ồn và độ chống sốc: SSD có cấu trúc gần như đặc hoàn toàn,
các chi tiết được gắn khít với nhau thành một khối vững chắc, trong khi đó HDD lại
không được chắc chắn như vậy do nguyên lý lưu trữ dựa vào đĩa quay cơ học. Vì
vậy, SSD chịu sốc tốt hơn, khả năng hỏng hóc mất dữ liệu do va chạm được giảm
thiểu hơn nhiều so với HDD (nếu bạn đã từng phải thay ổ cứng do rơi laptop thì
chắc chắn bạn hiểu rõ điều này). Về tiếng ồn trong khi hoạt động: với chuyển động
cơ học của đĩa chắc chắn HDD sẽ phát ra tiếng ồn nhiều trong quá trình hoạt động,
còn với SSD, chíp nhớ hoạt động hoàn toàn không gây tiếng ồn.



Thứ tư về độ bền: Thời gian sử dụng trong điều kiện lý tưởng của HDD và SSD là
tương đương. Tuy nhiên nếu xét về những hỏng hóc do va đập không đáng có thì
chắc chắn tuổi thọ của SSD sẽ dài hơn người tiền nhiệm HDD.



Thứ năm, về nhiệt độ vận hành và sử dụng năng lượng: SSD hoạt động êm ái
và ít sinh nhiệt ngay cả khi hoạt động với công suất cao. Còn với HDD thì ngược lại,
xử lý càng nhiều chương trình, nhiệt độ vận hành của nó càng tăng phần nhiều do
tốc độ quay của đĩa ghi bị đẩy lên cao. Cũng vì lý do trên SSD tiết kiệm năng lượng
hơn do không sinh nhiệt nhiều như HDD.

Như vậy việc nâng cấp SSD thay cho HDD phổ thông sẽ giúp máy của bạn nâng hiệu suất
lên đáng kể. Tuy nhiên nếu bạn không muốn đầu tư quá nhiều tiền, hãy chọn nâng
cấp Ram hoặc chọn giải pháp không tốn đồng nào với hai bài viết sau đây:



Làm thế nào để máy tính chạy nhanh hơn?



Cách tăng tốc windows đơn giản và hiệu quả bạn cần biết (phần 2)

Kết luận: Mong rằng, bài viết đã giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề của mình. Để tìm hiểu
đáp án cho những câu hỏi về windows khác hãy truy cập Tech12h.com nhé.



×