Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG môn Vật lý Khối 6,7,8,9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.31 KB, 4 trang )

ÔN TẬP LÝ THUYẾT HK.I (2016 – 2017)
Môn Vật Lý – KHỐI 8
A. LÝ THUYẾT
CĐ 1. Chuyển động cơ :
- Sự thay đổi vị tri của một vật này so với vật khác gọi là chuyển động cơ học .
- Một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác , ta nói chuyển động và đứng
yên có tính tương đối .
- Vật được chọn để đối chiếu gọi là vật mốc . Ngưới ta thường chọn Trái đất làm vật mốc .
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng , chuyển động cong và chuyển động tròn .
CĐ 2. Tốc độ:
- Tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi
trong một đơn vị thời gian .

s
. Với v : vận tốc của vật , đơn vị tính : m/s
t

-

Công thức vận tốc v =

-

s : Độ dài quảng đường đi , đơn vị tính : m
t : Thời gian để đi hết quảng đường , đơn vị tính : s
Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian
Đổi đơn vị : 1 m/s= 3,6 km/h ; 1km/h =1/3,6 m/s

CĐ 3. Chuyển động đều – Chuyển động không đều
- Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ không thay đổi theo thời gian .
- Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ thay đổi theo thời gian .


- Tốc độ trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng độ dài của quảng
đường đó chia cho thời gian t để đi hết quãng đường .

vtb =

s s1 + s 2 + .... + s n
=
t
t1 + t 2 + .... + t n

CĐ 4 . Biểu diễn lực
- Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của một vật , nguyên nhân làm cho vật biến dạng
- Lực là một đại lượng véc tơ , được biễu diễn bằng mũi tên có :
Gốc là điểm đặt của lực .
Phương , chiều của mũi tên trùng với phương chiều lực
Độ dài mũi tên biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước .
- Kí hiệu vecto lực : F
- Độ lớn của lực : F
CĐ 5. Sự cân bằng lực – Quán tính
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên 1 vật , cùng phương , ngược chiều và có cùng độ lớn.
- Khi không có lực tác dụng lên vật hay các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì, 1 vật đang đứng yên sẽ
tiếp tục đứng yên , đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động đều . Chuyển động này gọi là chuyển động
theo quán tính .
- Khi có lực tác dụng lên vật, hay các lực tác dụng lên vật không cân bằng nhau thì do có quán tính nên mọi
vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được.
CĐ 6. Lực Ma Sát
Những lực cản trở chuyển động của vật tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó gọi là lực ma sát.
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của vật khác .
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác . Lực ma sát lăn có cường độ nhỏ hơn ma
sát trượt.

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt, không lăn khi vật bị tác dụng của một lực khác .
Lực ma sát có thể có lợi và cũng có thể có hại .

ÔNTẬPHK1-VẬTLÝ8-1617 : NGUYỄN TRUNG ANH VŨ

1





Trong trường hợp ma sát có hại, người ta tìm cách giảm ma sát.
Trong trường hợp ma sát có lợi, người ta tìm cách tăng ma sát.

CĐ 7. Áp Suất
- Áp lực là lực ép (lực nén) có phương vuông góc với mặt bị ép .
- Áp lực có tác dụng càng mạnh khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép .

p=

F
S

Trong đó : F : áp lực , đơn vị tính là : N

S : Diện tích bị ép , đơn vị tính là : m 2
p : áp suất , đơn vị tính : Pa ( Qui ước 1 Pa = 1 N/m 2 )
CĐ 8. Áp Suất Chất Lỏng – Bình Thông Nhau
- Chất lỏng gây ra áp lực theo mọi phương lên đáy bình , thành bình và các vật ngay trong lòng nó.

- Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng thì áp suất chất lỏng có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
- Công thức tính áp suất chất lỏng tại một điểm bất kỳ trong lòng chất lỏng đứng yên :
p = d . h . Trong đó : d là trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m 3 )
h là độ sâutại nơi đang xét áp suất so với mặt thoáng (m)
p là áp suất ( Pa )
- Bình thông nhau là bình gồm 2 hay nhiều nhánh có hình dạng bất kì, phần miệng thông với không khí, phần
đáy nối thông với nhau.
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên , các mặt thoáng chất lỏng ở các nhánh khác nhau
đều có cùng một độ cao .
- Nguyên lí Pascal : chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất đến mọi
nơi trong chất lỏng.
-

Công thức máy thủy lực :

F2 S 2
=
F1 S1

trong đó : F1; S1 là lực tác dụng và diện tích pittong nhỏ.
F2; S2 là lực tác dụng và diện tích pittong lớn

CĐ9 . Áp Suất Khí Quyển
- Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương .
- Đơn vị đo áp suất khí quyển :
o 1 atm= 101325 Pa (có thể lấy gần đúng 100000 Pa)
o 1 Torr= 1mmHg
1atm= 760Torr= 760mmHg= 76cmHg
- Thông thường, áp suất khí quyển ở sát mặt nước biền là 1atm.
- Khi trên mặt thoáng của chất lỏng là khí quyển thì áp suất tại một nơi trong lòng chất lỏng là tổng của áp

suất khí quyển và áp suất do chất lỏng gây ra.
p= p0 + d.h
o p0 là áp suất khí quyển. (Pa)
o d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m 3)
o h: độ sâu tại điểm xét áp suất (m)

B.

BÀI TẬP THAM KHẢO
1. Vận tốc của 1 ô tô là 60 km / h , của người đi xe máy là 600 m/min , của tàu hoả là 20 m/s . Trong ba
chuyển động trên chuyển động nhanh nhất , chuyển động nào chậm nhất ?
2. Một người đi bộ với vận tốc 4,4 km/h . Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là bao nhiêu km biết thời
gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 15 phút ?.
3. Một ô tô khởi hành từ Hà nội lúc 8h đến Hải Phòng lúc 10h . Nếu coi chuyển động của ô tô là đều và vận
tốc của ô tô là 50 km/h thì quãng đường từ Hà Nôi tới Hải Phòng dài là bao nhiêu km ?.
4. Một người đi bộ , đi đều trên đoạn đường đầu dài là 3 km , với vận tốc 2m/s , đoạn đường sau dài 1,95 km
người đó đi hết 0,5h . Tính vận tốc trung bình của người đó đi trên cả quãng đường ?
5. Đặt một hộp gỗ trên mặt bàn nằm ngang thì áp suất do hộp gỗ tác dụng xuống mặt bàn là 560 Pa tính khối
lượng của hộp gỗ. Biết diện tích mặt tiếp xúc của hộp gỗ với mặt bàn là : 0,3 m 2 ?
6. Đặt một khối sắt hình hộp chữa nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 10cm và chiều cao 5cm lên mặt bàn.
Trọng lượng riêng của sắt là 78000N/m 3
a. Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên khối sắt với tỉ xích tùy chọn.

ÔNTẬPHK1-VẬTLÝ8-1617 : NGUYỄN TRUNG ANH VŨ

2


7.


8.
9.
10.

11.

12.
13.
14.
15.
16.

17.
18.
19.

20.
21.

b. Kéo khối sắt chuyển động đều trên mặt bàn, biết lực ma sát bằng 0,5 trọng lượng. Hãy biểu diễn
các lực tác dụng lên khối sắt với tỉ xích tùy chọn.
c. Tính áp suất do khối sắt tác dụng lên bàn
d. Chỉ với khối sắt này, muốn tăng áp suất của khối sắt lên bàn thì cần phải làm gì?
Một cái hồ chứa đầy nước, chiều cao của hồ là 3m.
a. Tính Áp suất của nước lên 1 điểm A cách đáy cốc 1m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000
N/m3
b. Áp suất khí quyển tại nơi đó là 760mmHg. Tính áp suất tại A
Một vật có khối lượng 598,5 kg làm bằng chất có khối lượng riêng D = 10,5 g/cm 3 được nhúng hoàn toàn
trong nước . Cho trọng lượng của nước là 10 000 N/m 3 . Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật là bao nhiêu ?
Một vật có khối lượng 0,7 kg và khối lượng riêng là 10,5 g/cm 3 được thả vào chậu nước . Cho trọng lượng

riêng của nước là d = 10 000 N/m 3 . Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật là bao nhiêu ?
Một vật có trọng lượng riêng 8000N/m 3 được thả vào trong chậu nước.
a. Vật nổi hay chìm? Tại sao?
b. Tính tỉ số giữa phần nổi và phần chìm của vật.
Một xe máy chạy từ TP. HCM đi Vũng Tàu. Trên quãng đường 30km đầu tiên, xe chạy mất 1 giờ. 60 km kế
tiếp xe chạy mất thời gian là 1 giờ. Quãng đường còn lại xe chạy mất 30 phút. Tính vận tốc trung bình của xe
trên mỗi quãng đường và trên cả quá trình chuyển động. Biết quãng đường từ TP.HCM đến Vũng tàu là
125km
Một viên bi được thả lăn xuống một cái dốc dài 1,2m hết 0,5 giây. Khi hết dốc, bi lăn tiếp một quãng đường
nằm ngang dài 3 m trong 1.4 giây. Tính vận tốc trung bình của bi trên quãng đường dốc, trên quãng đường
nằm ngang và trên cả hai quãng đường.
Một người đi xe đạp từ A đến B. ½ quãng đường đầu người ấy đi với vận tốc 20km/h, quãng đường còn lại
người ấy đi với vận tốc 12km/h. Tính vận tốc trung bình của người ấy trong suốt thời gian chuyển động.
Một vật chuyển động trên đoạn đường AB. Nửa đoạn đường đầu đi với vận tốc 25km/h. Nửa đoạn đường còn
lại chuyển động theo hai giai đoạn: nửa đoạn đường đầu đi với vận tốc 18km/h và nửa đoạn còn lại đi với
vận tốc 12km/h. Tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường AB.
Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB. 1/3 thời gian đầu đi với vận tốc 17km/h, thời gian còn lại đi với
vận tốc 20km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB.
Một vật chuyển động với vận tốc có quy luật v=2t (m/s) trong đó t là thời gian chuyển động.
a. Vật đó chuyển động đđều hay không đều? Tại sao?
b. Tốc của vật sau 5s la bao nhiêu km/h ?
c. Tính thời gian vật chuyển động để đạt đuợc tốc độ 72km/h.
Hai tỉnh A, B cách nhau 120km. Xe máy thứ nhất khởi hành từ A hướng về B với vận tốc không đổi là
40km/h. Sau khi xe thứ nhất đi đựơc 30 phút thì xe thứ hai khởi hành từ A và cũng hướng về B. Muốn hai xe
đến B cùng lúc thì vận tốc xe thứ hai phải là bao nhiêu?
Một ôtô chuyển động từ A đến B với vận tốc 20m/s rồi lập tức quay về A với vận tốc 10m/s. Tính vận tốc
trung bình của ôtô trên cả đoạn đường đi và về.
Trong các trường hợp sau đây.
a. Loại lực ma sát nào đã xuất hiện và xuất hiện giữa những vật nào?
b. Kéo một khối gỗ trên mặt bàn

c. Đặt một cuốn sách trên mặt bàn nằm nghiêng và cuốn sách không bị trượt xuống phía dưới.
d. Một hòn bi lăn trên mặt sàn nhà.
e. Đặt một thùng hàng lên băng chuyền của kho hàng khi băng đang hoạt động.
f. Cầm một cái cốc trên tay
g. Chú lính cứu tuột dọc theo trụ kim lọai từ lầu 1 của trạm cứu hỏa xuống đất.
h. Một người đang leo lên một cái thang tre
i. Em học sinh đang bám trên cây dừa để hái dừa
j. Một người đang đi bộ.
Một vật có khối lượng 5kg được kéo cho chuyển động thẳng đều trên bề mặt nằm ngang với lực kéo có
phương ngang, chiều từ trái qua phải và có cường độ 0,4P. Hãy cho biết có mấy lực tác dụng lên vật, gọi tên
các lực ấy và biểu diễn các lực ấy với tỉ xích 1cm ứng với 10N.
Một bình hình trụ có diện tích đáy là 15cm2 chứa nước đến độ cao 20cm. Một bình hình trụ khác có diện tích
đáy là 10cm2 chứa nước đến độ cao 40cm.
a. Tính áp suất do nước gây ra lên đáy mỗi bình. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3.
b. Nối thông đáy hai bình với nhau thì có hiện tượng gì xảy ra?

ÔNTẬPHK1-VẬTLÝ8-1617 : NGUYỄN TRUNG ANH VŨ

3


c. Tính áp suât lên đáy mỗi bình khi chất lỏng đã đứng yên.
22. Một cái hồ cá hình hộp chữ nhật có độ cao 2m. Mực nước trong hồ cá có độ cao bằng 4/5 chiều cao của hồ.
a. Tính áp suất do nước tác dụng lên đáy hồ.
b. Tính áp suất do nước tác dụng lên con cá đang bơi. Biết rằng con cá cách đáy hồ một khỏang là 1m.
c. Áp suất khí quyển ở mặt nước là 720mmHg. Tính áp suất tại đáy hồ và áp suất tác dụng lên con cá.
23. Hai bình hình trụ có tiết diện lớn nhỏ khác nhau và chứa cùng một luợng nuớc thì áp suất nước lên đáy bình
nào lớn hơn?
24. Trên vỏ tàu có một lổ thủng 5cm 2 ở đột sâu 3 m so với mặt nước. Tính áp lực tối thiểu cần tác dụng lên một
miếng gỗ để bịt lỗ thủng này từ bên trong tau. Cho trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m 3.

25. Một bình hình trụ có tiết diện là 50cm 2. Trong bình có chứa nước đến độ cao 50cm, phía trên mặt nước có
một pittong nhỏ và nhẹ (khối lượng píttong không đáng kể). Người ta đặt lên mặt pittong một vật có khối
lượng 5kg.
a. Tính áp suất tại đáy bình.
b. Tính áp suất tại một điểm cách đáy 10cm.
26. Một vật làm bằng kim lọai, nếu bỏ vào bình chứa nước có vạch chia thì nước dâng thêm 100cm 3. Nếu treo
vật vào lực kế thì lực kế chỉ 7,8N. Trọng lượng riêng của nước 10000N/m 3 .
a. Tính lực đẩy Archimede tác dụng lên vật
b. Xác định trọng lượng của vật khi nhúng trong nước.
27. Treo một vật vào lực kế đặt ngòai không khí thì lực kế chỉ 12N. Vẫn treo vật vào lực kế đó nhưng nhúng vật
ngập trong nước thì lực kế chỉ 7N. Tính thể tích và trong lượng riêng của chất làm nên vật.
28. Móc vật A vào lực kế thì thấy lực kế chỉ 8,5N. Nhưng khi nhúng vật A ngập trong nước thì lực kế chỉ 5,5N.
Hãy xác định thể tích của vật và trọng lượng riêng của chất làm vật.
29. Đổ nước vào trong bình chia độ, mực nước nằm ở vạch 60cm 3, nhúng chìm một vật vào trong nước thì mực
nước trong bình dâng lên đến 80cm 3. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật. Biết trọng lượng riêng của nước
là 10000N/m3.
30. Một vật hình lập phương cạnh 10cm khi treo vật vào lực kế thì lực kế chỉ 25N. Nếu nhúng chìm vật vào
trong chất lỏng thì lực kế chỉ 16,5N.
a. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật
b. Tính trọng lượng riêng của chất lỏng
31. Treo một vật vào lực kế thì lực kế chỉ 80N. Khi nhúng chìm vật đó vào trong nước thì lực kế chỉ 65N. Hỏi
khi nhúng chìm vào trong Dầu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là
10000N/m3, 8000N/m3.
32. Một cây nước đá hình khối chữ nhật có kích thước 30cm x 20cm x 100cm thả vào trong nước, người ta thấy
1/8 thể tích cây nước đá nhô trên mặt nước. Tính trọng lượng riêng của nước đá. Biết trọng lượng riêng của
nước là 10000N/m3.
33. Một khối gỗ hình trụ có thể tích 50dm 3 thả vào trong nước thì thấy 1/5 thể tích khi gỗ nhô trên mặt nước.
Tính trọng lượng riêng của khối gỗ.
34. Một vật hình cầu đặt có thể tích là V thả vào trong chậu nước thì thấy vật chỉ bì chìm trong nước 1/3 thể tích.
Tính trọng lượng riêng của chất làm nên quả cầu.

35. Một vât có trọng lượng riêng là 4000N/m3 thả trong nước. Tính tỉ số giữa phần chìm và thể tích của vật.
36. Cùng một vật, nồi trong hai chất lỏng khác nhau. Hãy so sánh lực đẩy Acsimet trong hai trường hợp đó.
Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn ?
37. Một cục nước đá có thể tích 360cm3 nổi trên mặt nước.
a. Tính thể tích của phần nuớc đá ló ra khỏi mặt nước biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm 3,
trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
b. So sánh thể tích của cục nước đá và thể tích nước do cục nuớc đá tan ra hoàn toàn.

ÔNTẬPHK1-VẬTLÝ8-1617 : NGUYỄN TRUNG ANH VŨ

4



×