Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Rèn luyện kỹ năng tự học phân tích ca khúc cho sinh viên đại học sư phạm âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.6 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

ĐẶNG THỊ THU LỆ

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC
PHÂN TÍCH CA KHÚC CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ÂM NHẠC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC

Khóa 6 (2015 - 2017)

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

ĐẶNG THỊ THU LỆ

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC
PHÂN TÍCH CA KHÚC CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ÂM NHẠC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc
Mã số 60140111

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Mai



Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu,
kết quả được nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công
bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2018
Tác giả

Đặng Thị Thu Lệ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐSP

Cao đẳng Sư phạm

ĐHSP

Đại học Sư phạm

GS

Giáo sư

GV

Giảng viên


HP

Học phần

HS

Học sinh

LL & PPDH

Lý luận và phương pháp dạy học

NCKH

Nghiên cứu khoa học

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

PTTP

Phân tích tác phẩm

SPAN


Sư phạm Âm nhạc

SPMT

Sư phạm Mỹ thuật

SV

Sinh viên

TC

Tín chỉ

TDTT

Thể dục thể thao

THCS

Trung học cơ sở

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

tr

trang


TS

Tiến sĩ

TSKH

Tiến sĩ khoa học

TW

Trung ương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 9
1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 9
1.2. Vai trò của tự học môn Phân tích tác phẩm ......................................... 27
1.3. Thực trạng tự học môn Phân tích tác phẩm của sinh viên Đại học Sư
phạm Âm nhạc tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương............ 30
1.4. Thực trạng dạy học môn Phân tích tác phẩm ....................................... 39
Tiểu kết ........................................................................................................ 44
Chương 2: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC PHÂN
TÍCH CA KHÚC ......................................................................................... 46
2.1. Các bước chuẩn bị phân tích ca khúc................................................... 46
2.2. Phân tích điệu thức ............................................................................... 48
2.3. Phân tích cấu trúc ................................................................................. 56
2.4. Phân tích lời ca ..................................................................................... 69
2.5. Một số biện pháp tự học ....................................................................... 76

2.6. Thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 84
Tiểu kết ........................................................................................................ 87
KẾT LUẬN ................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 90
PHỤ LỤC ................................................................................................... 96


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dạy học là quá trình then chốt của giáo dục - đào tạo, dạy và học là
hai hoạt động gắn bó mật thiết với nhau. Người thầy dạy tốt nhưng trò
không chịu khó học và không có phương pháp học đúng thì cũng không có
kết quả tốt. Ngược lại, trò chăm học nhưng thầy dạy không tốt thì càng
không thể mang lại hiệu quả giáo dục. Người thầy đóng vai trò chính của
quá trình dạy, học trò đóng vai trò chính của quá trình học. Như thế có thể
thấy, trong giáo dục thì hoạt động dạy hay học đều rất quan trọng. Việc học
của trò không chỉ là lĩnh hội trên lớp, dưới sự hướng dẫn của thầy mà còn
phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề tự học ngoài giờ lên lớp, học khi không có
thầy. Không chỉ tiếp thu tri thức, mà còn biết chủ động lĩnh hội, biết cách
học tập, rèn luyện, đó chính là năng lực tự học. Tự học, tự đào tạo là con
đường phát triển suốt đời của mỗi con người và cũng là con đường cơ bản
để con người đi tới thành công.
Trong đào tạo ngành sư phạm Âm nhạc, tự học đóng vai trò quan
trọng, người học cần đầu tư nhiều thời gian học tập sau giờ lên lớp bởi
những môn học như: Thanh nhạc, Nhạc cụ, Dàn dựng, Ký xướng âm... cần
phải được luyện tập thường xuyên. Ngay cả với những môn mang tính lý
thuyết như Hòa âm, Phân tích tác phẩm… đòi hỏi tự học ngoài giờ lên lớp
nhiều thì mới có thể hình thành kỹ năng viết hòa âm, kỹ năng phân tích tác
phẩm âm nhạc…

Trường ĐHSP Nghệ thuật TW là cơ sở đào tạo sư phạm Âm nhạc
hàng đầu trong cả nước. Trong chương trình đào tạo của trường, môn Phân
tích tác phẩm có vai trò quan trọng, là sự tổng hợp kiến thức của nhiều môn
học khác, giúp SV nắm được cách phân tích từ nội dung tư tưởng, cấu trúc,
điệu thức, giai điệu… cho đến các thủ pháp xây dựng và phát triển trong
một tác phẩm. Tuy nhiên, để SV có kỹ năng đạt đến có thể tự phân tích một


2
tác phẩm dù nhỏ nhất là ca khúc cũng không dễ dàng, đòi hỏi SV phải được
rèn luyện kỹ năng phân tích rất nhiều. Trong khi đó, nội dung chương trình
môn học không chỉ có ca khúc mà còn phải phân tích và nhận biết nhiều thể
loại khí nhạc, thanh nhạc khác. Do đó, để có kỹ năng phân tích tác phẩm thành
thạo, SV phải dành nhiều thời gian tự học và biết cách tự học.
Một số năm gần đây, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục Đào tạo, Trường
ĐHSP Nghệ thuật TW đã chuyển đổi mô hình đào tạo từ niên chế sang tín
chỉ. Quy trình đào tạo theo tín chỉ khác với đào tạo theo niên chế là dành
nhiều thời gian cho SV tự học, nghiên cứu ở nhà, giảm bớt thời gian lên
lớp. Vì thế, vấn đề tự học, biết cách tự học, tự rèn luyện kỹ năng lại càng
cần thiết hơn bao giờ hết.
Là người được đào tạo ĐHSP Âm nhạc chính quy tại Trường ĐHSP
Nghệ thuật TW, hiện đang theo học Cao học chuyên ngành Lý luận và
phương pháp dạy học Âm nhạc, tôi nhận thấy, không ít SV ĐHSP có ý thức
học tập và nhiều SV đã thành công trong sự nghiệp sau này. Ngược lại, một
số khác lại chưa thực sự yêu thích, đầu tư cho việc học của mình nên khi
rời giảng đường Đại học, SV làm không đúng ngành nghề và gặp nhiều khó
khăn trong quá trình công tác. Bởi năng khiếu và kiến thức chưa được trang
bị đầy đủ trong quá trình học tập. Khi học trong trường, đa số SV yêu thích
các môn Thanh nhạc, Nhạc cụ, Ký Xướng âm… là các môn thực hành. Còn
các môn lý thuyết như Hòa thanh, Lịch sử âm nhạc, Phân tích tác phẩm…

thì chỉ có số ít hào hứng. Đặc biệt, với môn Phân tích tác phẩm, đa số SV
thấy khó và thường lúng túng trong khi làm bài. Một phần nguyên nhân vì
đây là môn học khó, nhiều nội dung kiến thức song nguyên nhân quan
trọng là SV còn chưa có cách tự học hợp lý.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn nghiên cứu: “Rèn luyện
kỹ năng tự học phân tích ca khúc cho sinh viên Đại học Sư phạm Âm nhạc”
làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy
học Âm nhạc.


3
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi thấy có một số công trình
liên quan như sau:
* Nghiên cứu về môn Phân tích tác phẩm có khá nhiều sách và giáo
trình liên quan, tuy nhiên, chúng tôi chỉ nêu một số cuốn sách được sử dụng
làm tài liệu tham khảo hay sử dụng làm giáo trình cho SV ĐHSP Âm nhạc
trong thời gian học tại Trường ĐHSP Nghệ thuật TW:
- Tác giả Đào Ngọc Dung đã viết khá chi tiết về cách phân tích các ca
khúc Việt Nam trong hai cuốn Phân tích ca khúc và Phân tích tác phẩm âm
nhạc. Tuy nhiên, hai cuốn sách này chưa đi cụ thể vào việc phân tích các ca
khúc trong chương trình âm nhạc bậc THCS và cũng chưa có các phương
pháp giúp SV có thể tự rèn luyện kỹ năng phân tích ca khúc Việt Nam.
- Giáo trình Phân tích tác phẩm Âm nhạc của PGS.TS Phạm Lê Hòa
đã được sử dụng làm giáo trình dạy môn Phân tích tác phẩm cho SV hệ
ĐHSP Âm nhạc tại Trường ĐHSP Nghệ thuật TW nhiều năm nay. Công
trình này cũng là tài liệu quý giá và rất cần thiết với SV bởi những lý luận
chặt chẽ, chi tiết trong từng nội dung mà tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, các
ví dụ được đưa ra trong giáo trình đa số sử dụng các trích đoạn trong các
tác phẩm của các nhạc sĩ lớn trên thế giới, các ca khúc trong chương trình

âm nhạc bậc THCS cũng được sử dụng nhưng chưa nhiều.
- Nguyễn Thị Nhung cũng là tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về
môn Phân tích tác phẩm, những cuốn sách khá phổ biến như Phân tích tác
phẩm âm nhạc, Hình thức âm nhạc, Thể loại âm nhạc, Hình thức và thể
loại âm nhạc… được khá nhiều trường, nhiều GV, SV sử dụng trong quá
trình dạy và học. Dù vậy, đa số tác giả thường dẫn chứng bằng các trích
câu, trích đoạn trong các tác phẩm khí nhạc của các tác giả lớn ở trong
nước cũng như thế giới. Vì vậy, nhiều SV sẽ thấy khó khăn khi xem ví dụ
và khó áp dụng vào các bài tập phân tích ca khúc trong thực tế.
* Nghiên cứu về tự học:


4
Vấn đề tự học đã được nhiều công trình nghiên cứu trong một số bộ
môn khoa học, trong giảng dạy ở các trường sư phạm như Lý luận dạy học
Đại học của Lưu Xuân Mới, Nxb giáo dục - 2000; giáo trình Giáo dục học của
ĐHSP Hà Nội, Nxb ĐHSP – 2007 của Phạm Viết Vượng… Trong các sách
nêu trên, các khái niệm, đặc điểm, quá trình và nguyên tắc của tự học đã được
các tác giả đề cập, là những tài liệu để luận văn của chúng tôi tham khảo.
* Nghiên cứu về hoạt động tự học của SV Trường ĐHSP Nghệ thuật
TW có công trình:
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học của SV và một số biện pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động tự học môn Giáo dục học cho SV trường
CĐSP Nhạc – Họa TW của Lê Thị Lệ Hương, Đề tài NCKH cấp trường
năm 2002. Tuy nhiên, đề tài chỉ chú trọng nghiên cứu về hoạt động tự
học cho môn Giáo dục học, không phải là môn học chuyên ngành như
Phân tích tác phẩm cho SV ĐHSP Âm nhạc.
* Nghiên cứu về phương pháp nhằm nâng cao chất lượng học các môn
cho SV hệ Đại học Sư phạm Âm nhạc, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW có
một số đề tài:

- Đổi mới phương pháp dạy và học môn Giới thiệu nhạc cụ cho hệ Đại
học SPAN Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc của Nguyễn Đức Linh, Trường
ĐHSP Nghệ thuật TW năm 2015.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sáng tác ca khúc cho hệ Đại
học Sư phạm Âm nhạc Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc của Lại Hồng
Phong, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW năm 2015.
- Nghiên cứu biên soạn tài liệu giảng dạy môn Hòa âm hệ ĐHSP
Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và


5
phương pháp dạy học Âm nhạc của Nguyễn Khải, Trường ĐHSP Nghệ
thuật TW năm 2015.
Các công trình nêu trên viết về nhiều môn học khác nhau nhằm nâng cao
chất lượng học tập cho SV Trường ĐHSP Nghệ thuật TW nhưng lại chưa phải
là các nghiên cứu về môn Phân tích tác phẩm cho SV ĐHSP Âm nhạc.
* Nghiên cứu có liên quan đến môn Phân tích tác phẩm có các công trình:
- Nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc tại trường Đại học An
Giang, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học
Âm nhạc của Ông Huỳnh Huy Hoàng, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW
năm 2014.
- Dạy học môn Hình thức và thể loại âm nhạc tại trường Cao đẳng Sư
phạm Nam Định, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy
học Âm nhạc của Bùi Thị Thu Hà, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW năm 2015.
- Ca khúc thiếu nhi viết về đề tài Bác Hồ trong giáo dục âm nhạc ở
trường phổ thông, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp
dạy học Âm nhạc của Trần Thị Bích Ngọc, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW
năm 2016.

Tuy nhiên, những luận văn Thạc sĩ nêu trên là sản phẩm nghiên cứu
cho SV các trường nghệ thuật thuộc nhiều tỉnh khác nhau trên cả nước. Đặc
thù SV mỗi vùng miền lại khác nhau, kiến thức học cũng không đồng nhất
nên không thể vận dụng các công trình đó cho SV ĐHSP Âm nhạc Trường
ĐHSP Nghệ thuật TW. Vì vậy, cần có nghiên cứu cụ thể để bám sát hoạt
động học tập của SV để có hiệu quả tốt nhất trong quá trình học cũng như
công tác sau này.
Qua quá trình tìm hiểu sơ bộ các tài liệu viết về ca khúc Việt Nam
trong chương trình âm nhạc phổ thông, tôi nhận thấy các đề tài nghiên cứu
rất ngắn gọn, chưa đi sâu vào từng công việc khi phân tích ca khúc và chưa


6
có công trình nào hướng dẫn SV nâng cao khả năng tự học môn PTTP, đặc
biệt là phân tích các ca khúc Việt Nam. Vì vậy, đề tài Tự học phân tích tác
phẩm qua phân tích ca khúc Việt Nam cho sinh viên Đại học Sư phạm Âm
nhạc là công trình mới và chưa có sự trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đề ra giải pháp giúp SV ĐHSP Âm nhạc
Trường ĐHSP Nghệ thuật TW rèn luyện kỹ năng tự học Phân tích tác
phẩm qua các ca khúc Việt Nam trong chương trình Âm nhạc bậc THCS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu các khái niệm liên quan, lý luận về tự học làm cơ sở lý
luận cho đề tài.
- Nghiên cứu thực trạng học và tự học môn Phân tích tác phẩm của SV
hệ ĐHSP Âm nhạc Trường ĐHSP Nghệ thuật TW làm cơ sở thực tiễn cho
đề tài.

- Các biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học phân tích ca khúc trong
chương trình môn Phân tích tác phẩm hệ ĐHSP Âm nhạc Trường ĐHSP
Nghệ thuật TW.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các kỹ năng và biện pháp tự học phân tích ca khúc trong
chương trình môn Phân tích tác phẩm hệ ĐHSP Âm nhạc Trường ĐHSP
Nghệ thuật TW.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Quy mô nghiên cứu:
Khi nghiên cứu các kỹ năng phân tích ca khúc, đề tài xin chỉ lấy các
ca khúc Việt Nam thuộc môn Âm nhạc bậc THCS làm dẫn chứng. Sở dĩ


7
như vậy là vì các ca khúc THCS là một phần nội dung trong môn Phân tích
tác phẩm hệ ĐHSP Âm nhạc Trường ĐHSP Nghệ thuật TW. Mặt khác, SV
ĐHSP Nghệ thuật TW sau khi tốt nghiệp ra trường, đảm nhận công tác
giảng dạy tại các trường THCS nên việc phân tích ca khúc THCS khi đang
học ĐHSP là rất quan trọng và cần thiết.
Trong nội dung rèn luyện kỹ năng phân tích, đề tài đi sâu vào 3 vấn đề
chính là: phương pháp phân tích điệu thức, cấu trúc và lời ca mà không đi
riêng vào các vấn đề phân tích giai điệu và tiết tấu vì trong khi phân tích
cấu trúc đã phải đề cập tới các vấn đề này.
- Khách thể và địa điểm nghiên cứu: Sinh viên ĐHSP Âm nhạc tại
Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.
- Thời gian nghiên cứu: tháng 8-2015 đến tháng 8-2018
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Sử dụng phương pháp này để thu thập và nghiên cứu các tài liệu có
liên quan đến đề tài như: về lý luận tự học, về môn học Phân tích tác phẩm
âm nhạc, Hình thức và thể loại âm nhạc, các bài hát trong chương trình
môn Âm nhạc bậc THCS…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh:
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để hệ thống hóa các tài
liệu nghiên cứu lý luận và tư liệu thực tế; phân tích và tổng hợp các vấn đề
mang tính khoa học trong rèn luyện kỹ năng phân tích ca khúc.
Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu những nội dung cần phân tích
như các thuật ngữ, các kỹ năng, các đặc điểm, thời lượng học môn PTTP của
sinh viên ĐHSP ÂN so với một số cơ sở khác để làm nổi rõ vấn đề.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Sử dụng phương pháp thực
nghiệm để đánh giá tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.


8
6. Những đóng góp của đề tài
Luận văn sau khi được Hội đồng nghiệm thu có thể sử dụng làm thông
tin, tài liệu nghiên cứu cho các SV, học viên, bạn đọc muốn tìm hiểu thêm
về phương pháp tự học phân tích ca khúc thiếu nhi Việt Nam trong chương
trình âm nhạc bậc THCS.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, bố cục
luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học phân tích ca khúc


9
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số khái niệm
Luận văn giải thích một số khái niệm về việc dạy – học, tự học, kỹ
năng – rèn luyện kỹ năng và các khái niệm liên quan đến phân tích tác
phẩm để làm nổi bật các luận điểm chính.
1.1.1. Dạy học
Trước khi tìm hiểu khái niệm tự học, xin được đề cập đến một số
khái niệm dạy học.
Trong lịch sử xã hội, loài người tồn tại và phát triển được như ngày
nay phải nói đến vai trò của giáo dục. Giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài
người mới hình thành, do nhu cầu của xã hội và trở thành một yếu tố cơ
bản để làm phát triển xã hội loài người. Bằng con đường giáo dục, thế hệ
trước truyền dạy cho thế hệ sau những kinh nghiệm, vốn sống, thành quả
của mình để thế hệ sau lĩnh hội, tiếp thu và từ đó cải biến, sáng tạo thêm.
Nói cách khác, thế hệ trước có nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng, phải
truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả những gì có thể để làm cho thế hệ sau trở
nên phát triển hơn, hoàn thiện hơn.
Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào mục
đích phát triển con người và phát triển xã hội, là quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch, phương pháp, hệ thống và quá trình này được thực
hiện bằng các con đường dạy học. Hiểu một cách khái quát, dạy học là
con đường, là phương tiện cơ bản nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
Hoạt động dạy học bao gồm hai mặt của một quá trình, đó là dạy và
học luôn đi kèm biện chứng với nhau, là một quá trình tương tác giữa
người dạy và người học.
Dạy là gì?
Trong Tài liệu bài giảng Lý luận dạy học của tác giả Nguyễn Văn
Tuấn Trường ĐHSP Kỹ thuật TP.HCM có nêu về khái niệm dạy như sau:



10
“Dạy là hoạt động của GV, không đơn thuần chỉ là một tiến trình truyền thụ
những nội dung đáp ứng mục tiêu đề ra mà là hoạt động giúp đỡ chỉ đạo và
hướng dẫn học sinh trong quá trình lĩnh hội. [46, tr.12]
Có thể kết luận, dạy là một hoạt động trong đó chủ thể là người thầy
bằng những hệ thống kiến thức đã có, sử dụng những phương pháp phù hợp
trong quá trình truyền đạt giúp người học tiếp thu, lĩnh hội kiến thức.
Học là gì?
Từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên) có viết: “Học là thu nhận
kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại” [40, tr.437].
Tác giả Nguyễn Văn Tuấn cũng nêu khái niệm học trong cuốn Tài
liệu bài giảng Lý luận dạy học như sau: “Học là hoạt động nhận thức độc
đáo của người học, thông qua đó người học chủ yếu thay đổi chính bản
thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cực nhận
thức và cải biến hiện thực khách quan”. [50, tr.12].
Vậy, học là một hoạt động mà chủ thể là người học trực tiếp thu nhận
những kiến thức từ phía người dạy hoặc trực tiếp phát hiện vấn đề và tìm
cách giải quyết vấn đề bằng khả năng của bản thân. Từ đó có những phản
hồi lại kiến thức bằng cách luyện tập, thực hành các bài tập để hình thành
vốn kiến thức, kỹ năng của riêng mình.
Dạy học là gì?
Tác giả Hoàng Phê có lý giải khái niệm này trong Từ điển tiếng Việt
như sau: “Dạy học để nâng cao trình độ văn hóa và phẩm chất đạo đức,
theo chương trình nhất định”. [40, tr.236]. Khái niệm này mới chỉ nêu được
những ý cốt lõi nhưng chưa cho thấy rõ bản chất của hoạt động dạy học.
Theo tác giả Phạm Viết Vượng trong cuốn Giáo dục học thì “Dạy học
là hoạt động trí tuệ của thầy và trò, một quá trình vận động và phát triển
liên tục trong trí tuệ và nhân cách” [52, tr.97]. Ông cho rằng, dạy học là
“con đường quan trọng nhất để thực hiện mục đích giáo dục toàn diện cho



11
thế hệ trẻ, đồng thời là phương thức để đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội”
[52, tr.29]. Ở định nghĩa này, ta thấy rõ hơn hai chủ thể của hoạt động dạy
học là thầy và trò. Tuy vậy, chưa thấy rõ vai trò cũng như nhiệm vụ của
từng chủ thể (thầy và trò).
Qua việc phân tích các ý kiến của một số học giả và rút ra các khái
niệm về dạy, học và dạy học, chúng tôi cho rằng: Dạy học là một hình thức
tổ chức dưới sự điều khiển có mục đích, định hướng của người dạy, giúp
cho người học có được hệ thống tri thức kĩ năng, kĩ xảo để phát triển năng
lực tư duy, năng lực hành động và phẩm chất cá nhân. Một cách kỹ lưỡng
hơn thì: Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có
định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành
động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ
năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả
năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống
của mỗi người học.
1.1.2. Tự học
Qua phần phân tích khái niệm dạy học cho thấy quá trình này gồm
hai yếu tố: dạy và học. Cả hai yếu tố đều quan trọng. Người thầy tồi sẽ đào
tạo ra một lớp/một thế hệ học sinh kém. Bên cạnh đó, thầy có giỏi đến mấy
mà trò không có phương pháp học, thụ động chỉ chờ sự hướng dẫn của thầy
và đặc biệt không chịu tự học thì cũng không thể trở thành người giỏi.
Học cũng được diễn ra trong một quá trình, bao gồm học trên lớp,
học ở nhà, học trong một khóa học, cấp học… và học suốt đời. Trong đó,
việc học ở nhà và học suốt đời liên quan đến vấn đề tự học. Người học
không chỉ học ở trên lớp, không chỉ có sự hướng dẫn của người thầy mà
phải không ngừng tự học thì mới hoàn thành được nhiệm vụ của việc học.
Trong thời đại ngày nay, hoạt động học tập của người học ngày càng được



12
cải tiến theo hướng tự học, khơi dậy và phát huy tính tích cực, năng động,
sáng tạo của người học; biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo và
đó chính là mục tiêu cơ bản của ngành giáo dục.
Vậy tự học là gì?
Bàn đến tự học, không ít nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về vấn
đề này. Tự là “từ dùng để chỉ bản thân chủ thể nhằm biểu thị việc nói đến là
do chính chủ thể nhằm biểu thị việc nói đến là do chính chủ thể làm hoặc
gây ra, chỉ bằng sức lực, khả năng của riêng mình” [40, tr.1038].
Vậy theo khái niệm về tự như trên thì có thể hiểu một cách nôm na
tự học là một hoạt động mà chủ thể (người học) dùng khả năng, sức lực của
mình để tự thu nhận kiến thức. Tuy vậy, cách hiểu này chưa thật đầy đủ về
tự học.
Theo Từ điển Giáo dục học: Tự học là một bộ phận không thể tách
rời của quá trình giáo dục, là quá trình mà người học tự mình hoạt động
lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành mà không có sự
hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo
dục, đào tạo” [15, tr.458]. Khái niệm này đã nêu được bản chất và vai trò
của việc tự học, chỉ ra được nhiệm vụ cụ thể của người dạy và người học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tự học. Bàn về tự
học, Người cho rằng: “Tự học là cách học tự động” và “phải biết tự động
học tập” [34, tr.360].
Như vậy, ý kiến về tự học của Người là tự học một cách hoàn toàn tự
giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự
mình chủ động vạch kế hoạch học tập cho mình, rồi tự mình triển khai,
thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học
và tự mình kiểm tra đánh giá việc học của mình.
Tương tự như ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Tạp chí
Nghiên cứu giáo dục số 7/1998 của tác giả Nguyễn Kỳ có nêu:



13
Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức
kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự
học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử
lý các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải
pháp… Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học. [22, tr.12]
Những khái niệm về tự học nêu trên tuy có khác nhau về cách diễn
giải nhưng đều đưa ra bản chất của vấn đề tự học. Có thể nhận thấy rằng,
khái niệm tự học luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự thân. Tri
thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững
và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động tự thân ấy. Để có thể đạt tới
sự hoàn thiện thì mỗi người học không chỉ học qua sự hướng dẫn của người
khác mà còn phải tự tiếp nhận tri thức từ nhiều nguồn, tự rèn luyện kĩ năng,
bồi dưỡng kiến thức.
Qua những khái niệm, nhận định nêu trên, chúng tôi rút ra khái niệm:
Tự học là quá trình tự giác, tích cực độc lập chiếm lĩnh tri thức, hình thành
kỹ năng, kỹ xảo của chính bản thân người học. Quá trình đó, người học
thực sự là chủ thể của nhận thức, nỗ lực huy động các chức năng tâm lý
tiến hành hoạt động nhận thức nhằm đạt được mục đích đã định. Năng lực
tự học cũng có sẵn trong mỗi người, để đánh thức được kho báu tiềm ẩn đó,
người học phải có năng lực tự nghiên cứu, nhà trường không chỉ chú trọng
đến cách dạy mà còn phải chú trọng dạy cách học, trong đó có cả dạy cách
tự học.
1.1.3. Kỹ năng và rèn luyện kỹ năng
1.1.3.1. Kỹ năng
Trong cuốn Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội (2012) do Lê Văn Hồng (chủ biên) có nêu kỹ năng là “khả
năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp...) để giải

quyết một nhiệm vụ mới” [16, tr.80]. Cũng trong tài liệu này, các tác giả


14
cho rằng kỹ năng là “khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù
hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù
đó là hành động cụ thể, hay hành động trí tuệ” [16, tr.166]. Hai khái niệm
trên cho thấy kỹ năng có quan hệ mật thiết với kiến thức, dựa vào kiến thức
để điều khiển hoạt động.
Từ điển Triết học, bản dịch tiếng Việt (1986), Nxb Tiến bộ Mát-xcơva khái niệm: “Kỹ năng - những động tác đã trở thành máy móc do được
lặp lại sau một thời gian dài... Kỹ năng không những là kết quả mà còn là
điều kiện hoạt động sáng tạo của con người” [48, tr.296].
Các khái niệm trên mặc dù có cách diễn đạt khác nhau nhưng đều
mang bản chất chung là: kỹ năng luôn gắn liền với kiến thức, được hình
thành từ quá trình tư duy vận dụng kiến thức để thực hiện một hành
động/động tác trong chuỗi các hành động nhằm đạt một mục tiêu nhất định.
Như vậy, kỹ năng là những động tác được thực hiện trên cơ sở vận dụng
những kiến thức đã tiếp thu, được hình thành qua quá trình rèn luyện và
còn chịu sự kiểm soát của các giác quan. Như vậy, kỹ năng hoạt động âm
nhạc là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, phương pháp...) vào các
hoạt động đàn, hát, nghe nhạc, xướng âm... Nói cách khác, kỹ năng hoạt
động âm nhạc là một chuỗi các thao tác/động tác được hình thành từ ba cấp
độ: nhận biết - thông hiểu - vận dụng/thực hành.
1.1.3.2. Rèn luyện
Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có nêu khái niệm về
rèn luyện như sau: “Rèn luyện là luyện tập nhiều trong thực tế để đạt đến
những phẩm chất hay trình độ vững vàng thông thạo”[40, tr.798].
Tham khảo trên trang web tudien.com truy cập ngày 25.3.2016,
chúng tôi thấy có viết: “Rèn luyện là luyện tập một cách thường xuyên để
đạt tới những phẩm chất hay trình độ ở một mức nào đó” [59].



15
Qua ý kiến trên của các tài liệu trên cộng với nghiên cứu của bản
thân, chúng tôi rút ra khái niệm về rèn luyện như sau: Rèn luyện là quá
trình luyện tập để đạt tới phẩm chất hay trình độ vững vàng, thông thạo cho
một hoạt động nào đó.
1.1.3.3. Rèn luyện kỹ năng
Từ khái niệm về kỹ năng, rèn luyện, chúng ta có thể hiểu rèn luyện kỹ
năng là sự lặp đi lặp lại một thao tác/động tác trong một thời gian dài theo
trình tự phương pháp cụ thể. Rèn luyện kỹ năng hoạt động âm nhạc là quá
trình tập luyện chuỗi các thao tác/hoạt động trong một thời gian dài để có
khả năng nhận biết và thực hành (đàn, hát, nghe nhạc...) một cách vững
vàng. Mỗi môn học (âm nhạc) đều có những kỹ năng đặc trưng riêng. Ví
dụ: người học nhạc cụ cần kỹ năng luyện ngón, người học thanh nhạc cần
luyện kỹ năng hát (tư thế, khẩu hình, hơi thở, các kỹ thuật liên quan...)...
Với học phân tích tác phẩm, người học cần có các kỹ năng phân tích các
phương tiện diễn tả âm nhạc như cấu trúc, giai điệu, tiết tấu, hòa thanh,
điệu thức...
1.1.4. Ca khúc
Từ những buổi bình minh của loài người, con người đã biết sử dụng
ngữ điệu, âm điệu một cách sinh động để truyền đạt thông tin, biểu đạt cảm
xúc. Sự ra đời của thể loại thanh nhạc (nhạc hát) chính là biểu hiện nỗ lực
của con người nhằm chuyển tải những tư tưởng, tình cảm của họ trong quá
trình tương tác với xã hội bên ngoài. Cùng với sự phát triển của xã hội,
nghệ thuật âm nhạc cũng thay đổi, phát triển phong phú và phức tạp hơn.
Lĩnh vực thanh nhạc cũng hình thành nhiều thể loại khác nhau. Trong đó,
ca khúc là thể loại quen thuộc, gần gũi và mang tính phổ thông nhất với
mọi đối tượng thưởng thức nghệ thuật âm nhạc.
Có nhiều cách khái niệm khác nhau về danh từ ca khúc. Các tác giả

V. Va-xi-na và Grô-xman của cuốn Các thể loại âm nhạc, Nxb Văn Hóa,


16
do Lan Hương dịch (1981), đã xếp ca khúc vào thể loại thanh nhạc với khái
niệm về thanh nhạc là “âm nhạc có lời ca” [51, tr.10]. Như vậy, đặc điểm
trước tiên chúng ta có thể nhận thấy ở ca khúc là “có lời ca”. Tuy nhiên,
trong bài viết “ca khúc”, các tác giả trên lại đưa ra khái niệm với nội hàm
rộng hơn: “Ca khúc là loại giai điệu du dương, hoàn chỉnh và độc lập. Khi
biểu diễn không có lời ca và nhạc đệm, giai điệu ca khúc cũng vẫn diễn
cảm và đặc sắc” [51, tr.14]. Với cách hiểu này, yếu tố diễn cảm trong giai
điệu của ca khúc được đề cao.
Trong Hình thức và thể loại âm nhạc, Nxb ĐHSP, năm 2005, tác giả
Nguyễn Thị Nhung xem xét ca khúc dưới góc độ nguồn gốc tác phẩm: “Ca
khúc là danh từ dùng để gọi những tác phẩm thanh nhạc khác nhau: ca
khúc dân ca và ca khúc của các nhạc sĩ chuyên nghiệp với vai trò thể hiện
chủ yếu là giai điệu” [38, tr.119]. Khái niệm trên được tác giả đưa ra sau
khi đã xác định thể loại thanh nhạc “là những tác phẩm được biểu diễn
bằng giọng người” [38, tr.118].
Với cách tiếp cận về qui mô cấu trúc, trong Thuật ngữ và ký hiệu âm
nhạc thường dùng, các tác giả Đào Trọng Từ - Đỗ Mạnh Thường - Đức
Bằng giải thích “ca khúc là bài hát ngắn có bố cục mạch lạc” [47, tr.81].
Chúng tôi thấy khái niệm này chưa chuẩn xác lắm bởi chưa nêu rõ thế nào
là bài hát; sự “dài”, “ngắn” của bố cục cũng chưa cụ thể, chưa có hệ quy
chiếu để đánh giá, có nhiều ca khúc có cấu trúc ở hình thức khá lớn như
trường ca hay ca khúc viết ở hình thức nhiều đoạn không phải là bài hát
ngắn… Tuy nhiên, ở khái niệm trên, tác giả cho thấy ca khúc là một trong
những thể loại có hình thức nhỏ nhất trong các thể loại thanh nhạc (trong
thanh nhạc, những thể loại có hình thức lớn hoặc phức tạp hơn ca khúc có
thể kể tới hợp xướng, đại hợp xướng, thanh xướng kịch, nhạc kịch…).

Các khái niệm trên hoàn toàn không giống nhau do cách tiếp cận và
tiêu chí phân loại khác nhau. Tuy nhiên, những đặc điểm cơ bản của ca


17
khúc đã được xác định khá cụ thể. Đó là: yếu tố giai điệu có tính độc lập,
hoàn chỉnh; có lời ca và có cấu trúc nhỏ.
Chúng tôi cho rằng yếu tố giai điệu hoàn chỉnh có thể bắt gặp ở trong
bất kì một cấu trúc nhỏ khác như câu nhạc, đoạn nhạc. Vì vậy, khái niệm ca
khúc chỉ gắn với hai yếu tố còn lại là lời ca và quy mô cấu trúc. Qua các ý
kiến trên, có thể khái niệm: ca khúc còn gọi là bài hát, là một tác phẩm âm
nhạc có lời ca, được thể hiện bởi giọng hát con người, có hình thức nhỏ
nhất trong các thể loại thanh nhạc.
Ca khúc gồm phần âm nhạc và ca từ, có thể được trình diễn không
đệm nhưng thường được đệm bởi một hoặc nhiều nhạc cụ nhằm hỗ trợ
thêm cho giọng hát, tạo cảm hứng cho người trình diễn và người nghe. Ca
từ của ca khúc thường mang tính thi ca. Các nhạc sĩ có thể phổ thơ hoặc tự
đặt lời cho ca khúc. Ca khúc có lời ca lấy từ thơ hoặc hình tượng đẹp như
thơ thường hấp dẫn người nghe. Mỗi ca khúc có thể có một, hai hoặc nhiều
lời, tùy theo ý tưởng, chủ đề mà nhạc sĩ muốn thể hiện.
Do được thể hiện bằng giọng người mà giới hạn âm vực trong ca
khúc có khi bị hạn chế hơn tác phẩm viết cho nhạc cụ. Nhạc cụ có tầm âm
thường rộng hơn giọng hát con người, điển hình nhạc cụ có tầm âm rộng
nhất trong âm nhạc là piano với 7 quãng 8 đầy đủ và thêm 2 quãng 8 không
đầy đủ là quãng thứ năm chỉ có một nốt đô và quãng 8 cực trầm chỉ gồm 2
nốt La và Si. Với giọng người, đa số có âm vực giới hạn trong 2 quãng 8.
Vì thế, thông thường ca khúc viết cho người lớn có âm vực khoảng quãng
12, với những giọng hát chuyên nghiệp âm vực có thể rộng hơn, cá biệt,
một số bài có tầm cữ rộng tới 2 quãng tám. Ca khúc viết cho thiếu nhi: với
lứa tuổi Mẫu giáo thường có âm vực không quá một quãng 8; Theo tác giả

Lê Anh Tuấn trong sách Phương pháp dạy học Âm nhạc ở trường Tiểu học
và THCS (Nxb Đại học sư phạm, năm 2010), tầm cữ giọng thông thường
của lứa tuổi Tiểu học có thể trong khoảng quãng 9, quãng 10 và lứa tuổi


18
THCS có thể đến quãng 11 hoặc 12. Tuy vậy, đây là tầm cữ giọng hát tự
nhiên của đại đa số HS, còn ngoại trừ những HS biết cách học hát chuyển
giọng thì tầm cữ sẽ mở rộng hơn. Điều này được minh chứng rất rõ ở trẻ
em hát trong các dàn hợp xướng chuyên nghiệp thế giới và cả ở một số trẻ
em tham gia các chương trình ca nhạc trên truyền hình vài năm gần đây của
nước ta. Hát chuyển giọng để âm vực được rộng hơn với trẻ em hiện đang
hình thành xu hướng được một số nước và cả ở nước ta áp dụng và đây sẽ
là điều kiện để có những ca khúc viết ở tầm cữ rộng hơn hiện nay cho
những giọng trẻ em có thể thể hiện được.
Mỗi thể loại âm nhạc có một thế mạnh biểu đạt riêng, thể loại ca
khúc cũng vậy. Giọng hát con người có nhiều sức biểu cảm, rung động rõ
ràng, dễ dàng chạm đến sự cảm nhận và trái tim của người nghe thông qua
lời ca mà nhạc cụ không thể làm được. “Giọng hát của con người được coi
như một “nhạc khí sống” quý báu, không nhạc khí nào sánh bằng bởi vì
ngoài khả năng phát ra những âm thanh cao - thấp, dài - ngắn, mạnh nhẹ… giống như một nhạc cụ thì giọng người còn có khả năng phát ra lời
ca, ra ý nghĩa của ngôn từ mà nhạc cụ không thể làm được” [28, tr.3].
Chính bởi vậy, ca khúc mang tính quần chúng, tính phổ cập rộng rãi, hầu
như ai cũng có thể thưởng thức được ca khúc, có thể hát được, hiểu được ý
nghĩa nội dung mà ca khúc muốn chuyển tải trong khi không phải ai cũng
có thể chơi được đàn và hiểu được tác phẩm nhạc đàn.
Hình thức cổ xưa nhất của thể loại ca khúc là những bài hát ru,
những bài hát dân ca gắn liền với sinh hoạt của con người mà dân tộc nào
cũng có. Nhờ có cấu trúc ngắn gọn, thường là một đoạn, hai đoạn hoặc ba
đoạn mà ca khúc dễ đến với người thưởng thức, dễ cảm nhận, thường được

lưu hành rộng rãi trong đời sống xã hội của quần chúng.
Có nhiều cách trình diễn ca khúc như đơn ca, song ca, tam ca, tốp
ca…; hình thức trình diễn lớn hơn như đồng ca, hợp xướng, khác với


19
tên gọi các cách trình diễn của nhạc cụ: độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ
tấu, hòa tấu…
Ca khúc Việt Nam là thành quả của các nhạc sĩ Việt Nam dựa trên
phương pháp tiếp thu từ phương Tây. Trong đó, có nhiều bài vẫn mang đặc
trưng, âm hưởng của âm nhạc dân gian… Ca khúc phản ánh được nhiều đề
tài phong phú, gắn liền với cuộc sống hàng ngày, sinh hoạt, lao động của
nhân dân. Trải qua năm tháng, đến nay, ca khúc luôn giữ một vị trí quan
trọng trong đời sống con người.
1.1.5. Một số thuật ngữ liên quan đến phân tích tác phẩm
1.1.5.1. Cấu trúc
Theo Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb Văn hóa Thông tin, 1998, cấu trúc là “tổng hòa các mối quan hệ bên trong của một
chỉnh thể, một hệ thống” [53, tr.288]. Tác giả Nguyễn Thị Nhung đề cập
đến khái niệm cấu trúc trong âm nhạc thông qua việc giải thích cụm từ hình
thức âm nhạc: “... giáo trình này sẽ sử dụng thuật ngữ hình thức âm nhạc
theo nghĩa hẹp để phân biệt các cấu trúc khác nhau trong tác phẩm âm
nhạc” [35, tr.15]. Đồng thời, khái niệm “Hình thức âm nhạc theo nghĩa
hẹp” được tác giả hiểu là “một quá trình chứa đựng các phần, các chủ đề
của một tác phẩm” [35, tr.14].
Đề cập đến các thành phần cấu trúc trong một tác phẩm âm nhạc,
PGS. TS Phạm Lê Hòa viết:
Cấu trúc một tác phẩm âm nhạc gồm: Motip (Motif), Tiết nhạc,
Câu nhạc.
Khi một tác phẩm âm nhạc vang lên, chúng ta vẫn thấy ở đó
những phần nhỏ có thể dừng nghỉ/ngắt được gọi là các kết cấu.

Những kết cấu này thường được chia từ nhỏ nhất là motip
(motif), tiết nhạc, câu nhạc v.v…. [13, tr.29].
Các khái niệm và định nghĩa trên cho thấy: cấu trúc là mối quan hệ,


20
sự liên kết của các yếu tố, các thành phần tạo nên sự vật, hiện tượng cụ thể.
Như vậy, khi nói đến cấu trúc của tác phẩm âm nhạc là nói đến các yếu tố
bên trong và đặc điểm, phương thức liên kết của chúng. Cấu trúc tác phẩm
âm nhạc là sự liên hệ giữa các kết cấu cụ thể. Tùy theo đặc điểm, quy mô
và mức độ hoàn chỉnh của kết cấu mà người ta phân chia thành các đơn vị
cấu trúc như: motif, tiết nhạc, câu nhạc, đoạn nhạc... Chẳng hạn, khi chúng
ta nói: ca khúc có hình thức ba đoạn đơn, có nghĩa là tác phẩm có cấu trúc
ba phần, mỗi phần được biểu hiện ở hình thức một đoạn đơn, các phần này
có sự liên quan chặt chẽ, gắn kết với nhau bằng các phương tiện ngôn ngữ
âm nhạc để tạo nên tác phẩm hoàn chỉnh.
Ngắt là điểm tách biệt có tính tạm thời giữa các đơn vị cấu trúc,
“phân chia hình thức thành từng bộ phận” [35, tr.33]. Dấu hiệu nhận biết
sự phân chia ấy thường được thể hiện bởi các dấu lặng, sự ngưng lại ở
âm tương đối dài hơn so với các âm khác; ngắt bằng sự thay đổi âm vực,
lực độ, âm sắc; ngắt bằng sự nhắc lại; ngắt bằng hòa thanh hay một cấu
trúc tiết tấu…
Motif “là một tổ âm bao quanh một phách mạnh”[35, tr.34]. Motif
chứa đựng nét điển hình về âm điệu, tiết tấu hay hòa âm, có tính độc lập
tương đối. Motif là nhân tố cơ bản cấu thành chủ đề âm nhạc [13, tr.30].
Âm điệu và nhịp điệu là hai yếu tố quan trọng nhất để định hình motif.
Những dấu hiệu để xác định motif là mối quan hệ về quãng, sức hút về
các âm ổn định hay phách mạnh, phần mạnh của phách tạo nên sự liên
kết các âm trong chuyển động của giai điệu hướng đến những âm có
trường độ dài hơn.

Tiết nhạc là một kết cấu âm nhạc có tính độc lập và hoàn thiện. Tiết
nhạc thường gồm một số motif (ít nhất 2 motif), nhưng cũng có những
trường hợp tiết nhạc không thể phân chia ra thành các motif được.
Câu nhạc là kết cấu âm nhạc có khuôn khổ lớn hơn tiết nhạc. Một


×