Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Xây dựng đời sống văn hóa trong sinh viên trường ĐHSP TDTT hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.07 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

LĂNG THỊ NGỌC

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Khóa 5 (2016-2018)

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

LĂNG THỊ NGỌC

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 8319042

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Thức

Hà Nội, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Xây dựng đời sống văn hoá trong sinh
viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội” là công trình
nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận
văn là chính xác, trung thực. Những kết lụân khoa học trong luận văn chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Lăng Thị Ngọc


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BB

Bóng bàn

BCĐ

Ban chỉ đạo

BTC

Ban tổ chức




Cao đẳng

CL

Cầu lông

CLB

Câu lạc bộ

CNH – HĐH

Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

ĐH

Đại học

ĐHSP

Đại học sư phạm

GDQP-AN

Giáo dục quốc phòng – an ninh


HSSV

Học sinh, sinh viên

KT&ĐBCL

Khảo thí và đảm bảo chất lượng

KTX

Kí túc xá

KT-XH

Kinh tế – xã hội

LL

Lý luận

Nxb

Nhà xuất bản

QV

Quần vợt

TCCB


Tổ chức cán bộ

TDTT

Thể dục thể thao

THCS

Trung học cơ sở

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hợp quốc

VĐV

Vận động viên

VH

Văn hóa

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường ĐHSP TDTT Hà Nội……….


25

Bảng 1.1: Cơ sở vật chất của Trường ĐHSP TDTT Hà Nội……………… 27
Bàng 2.1: Kinh phí chi cho phong trào văn hóa, thể thao trường ĐHSP
TDTT Hà Nội……………………………………………………………… 46
Bảng 2.2: Quy định giờ sinh hoạt, học tập của sinh viên……………….....

49

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học……………………….. 66


MỞ ĐẦU...................................................................................................

1

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI…… 10
1.1. Khái quát chung về xây dựng đời sống văn hóa..........................

10

1.1.1. Một số khái niệm...........................................................................

10

1.1.2. Nội dung xây dựng đời sống văn hóa........................................

12


1.1.3. Các văn bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa... 18
1.2. Khái quát về Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội….

24

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................

24

1.2.2. Đặc điểm sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao
Hà Nội………………………………………………………………….

30

1.2.3. Vai trò của xây dựng đời sống văn hóa trong sinh viên đối với sự
nghiệp đào tạo của Trường......................................................................

32

Tiểu kết...............................................................................................

33

Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC
THỂ THAO HÀ NỘI……………………………………………………. 34
2.1. Các chủ thể xây dựng đời sống văn hóa.......................................

34


2.1.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo............................................................

34

2.1.2. Ban Giám hiệu Trường Đại Học Sư Phạm Thể dục thể thao Hà
Nội………………………………………………………………………

38

2.1.3. Phòng Công tác sinh viên..........................................................

39

2.1.4. Đoàn Thanh niên……………………………………………….

40

2.1.5. Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể quản lý xây dựng đời sống văn
hóa………………………………………………………………………
2.2. Đánh giá nguồn lực xây dựng đời sống văn hóa trong sinh viên

43


trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội……………………

45

2.2.1. Nguồn nhân lực………………………………………………….


45

2.2.2. Tài chính………………………………………………………..

47

2.3. Công tác xây dựng đời sống văn hóa trong sinh viên...................

48

2.3.1. Xây dựng nếp sống văn hoá, môi trường văn hóa trong sinh
viên.....................................................................................................

48

2.3.2. Xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn
hoá……………………………………………………………………….

58

2.3.3. Tổ chức các phong trào thể thao, văn hoá, văn nghệ và nghiên
cứu khoa học......................................................................................

63

2.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra.....................................................

69


2.3.5. Vai trò tự quản của sinh viên và Đoàn Thanh niên đối với xây
dựng đời sống văn hoá........................................................................

61

2.4. Đánh giá chung............................................................................

73

2.4.1. Ưu điểm………………………………………………………….

73

2.4.2. Hạn chế, yếu kém……………………………………………….

75

Tiểu kết...............................................................................................

77

Chương 3: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI...........................................................

78

3.1. Những yếu tố tác động đến đời sống văn hóa trong sinh viên.......... 78
3.1.1. Những yếu tố thúc đẩy.....................................................................


78

3.1.2. Những yếu tố cản trở.......................................................................

81

3.2. Một số giải pháp xây dựng đời sống văn hóa trong sinh viên

86

3.2.1. Hoàn thiện các văn bản quản lý liên quan đến xây dựng đời sống
văn hóa....................................................................................................... 86
3.2.2. Xây dựng nếp sống văn hoá trong sinh viên.................................... 87


3.2.3. Tăng cường nguồn lực cho xây dựng đời sống văn hoá.................. 91
3.2.4. Nâng cao chất lượng các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao
trong Nhà trường...............................................................................

93

3.2.5. Phát huy vai trò của sinh viên và tổ chức Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh......................................................................................

95

3.2.6. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra.........................................................

96


Tiểu kết.....................................................................................................

97

KẾT LUẬN...............................................................................................

99

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………

101

PHỤ LỤC……………………………………………………………….

107


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đời sống văn hóa là tất cả những hoạt động của con người tác động
vào đời sống vật chất, đời sống tinh thần và đời sống xã hội để hướng con
người tới những giá trị chuẩn mực của đạo đức, lối sống và phẩm chất. Đời
sống văn hóa tác động vào bản thân mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi ứng
xử của mỗi cá nhân. Đời sống văn hóa là hạt nhân quan trọng trong phát
triển văn hóa cộng đồng, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Xã hội hiện đại đã và đang đáp ứng thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh
thần của con người trong đó chứa đựng những giá trị văn hóa từ lao động,
học tập, ăn, mặc, giao tiếp đến vui chơi… Các hoạt động văn hóa được

phân chia thành nhiều dạng như: Hoạt động sáng tạo các giá trị văn hóa,
sáng tác văn chương, hội họa, biểu diễn nghệ thuật. Những hoạt động
hưởng thụ các giá trị văn hóa như học tập, vui chơi, lễ hội, giải trí, thể dục
thể thao, du lịch, tự do tín ngưỡng. Những hoạt động lưu giữ, phát huy các
giá trị văn hóa như tuyên truyền, quảng bá, các hoạt động ứng xử, giao tiếp
trong xã hội, các hoạt động bảo tồn bảo tàng…
Trong bối cảnh hội nhập văn hóa và phát triển kinh tế đất nước hiện
nay, bên cạnh những giá trị tích cực của hội nhập văn hóa vào xu thế phát
triển của quốc gia và quốc tế thì đồng thời quá trình hội nhập cũng diễn ra
những tác động tiêu cực đến văn hóa trong trường học. Đây cũng là quy
luật chung của quá trình giao thoa, tiếp biến văn hóa nói chung và văn hóa
trong trường học nói riêng. Hội nhập về văn hóa là quá trình tiếp thu những
yếu tố tích cực, tiến bộ và đề kháng với những yếu tố hạn chế đến giá trị,
bản sắc văn hóa dân tộc.
Với một xã hội đang ngày càng phát triển thì việc xây dựng đời sống
văn hoá trong sinh viên luôn được Đảng, Nhà nước, gia đình, nhà trường và


2

toàn xã hội quan tâm, thông qua các hoạt động giáo dục, các cuộc vận
động, phong trào thi đua yêu nước, phong trào học tập và rèn luyện theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Một môi trường xanh- sạch- đẹp sẽ giúp
cho thế hệ trẻ học tập tốt hơn, hoàn thiện nhân cách của bản thân theo
hướng tích cực, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Trường ĐHSP TDTT Hà Nội là môi trường giáo dục đặc thù vừa
mang tính mô phạm vừa mang tính văn hóa. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ
trở thành những giáo viên giáo dục thể chất. Bởi thế, việc xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh cho những giáo viên tương tai của nhà trường
ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường là rất quan trọng.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế, sự đi lên
của xã hội đã tác động mạnh mẽ đến văn hoá trong sinh viên Trường ĐHSP
TDTT Hà Nội: Từ cách ứng xử giữa sinh viên với thầy cô giáo, đến việc
trang phục mặc lên lớp, việc chểnh mảng trong học tập, trong việc thực
hiện nề nếp nội quy của nhà trường, nhiều em sinh viên không chấp hành
nghiêm túc, cách sống buông thả với gia đình và với chính bản thân mình
dẫn đến tình trạng sinh viên bị kỷ luật và bị đình chỉ học tập tăng lên hàng
năm. Đặc biệt năm 2013, trong kí túc xá đã xảy ra án mạng giữa sinh viên
với sinh viên trong trường. Nếp sống của sinh viên trong kí túc xá luôn là
vấn đề khiến lãnh đạo nhà trường quan tâm nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng đời
sống văn hoá trong trường học, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xây
dựng đời sống văn hóa trong sinh viên Trường ĐHSP TDTT Hà Nội”
làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lí Văn hóa.
2. Tình hình nghiên cứu
Khảo sát tình hình nghiên cứu làm cơ sở cho luận văn, chúng tôi chú
trọng nghiên cứu các tài liệu trên cả hai lĩnh vực lý luận và thực tiễn về
công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và chia ra làm hai nhóm sau:


3

Nhóm 1: Các công trình mang tính lý luận về xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở:
- Trong cuốn sách Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở
nước ta của tác giả Hoàng Vinh xuất bản năm 1999, Nxb Văn hóa thông
tin, tác giả bàn về những nguyên lý cơ bản của lý luận văn hóa, các di sản
văn hóa, mối tương tác giữa con người với văn hóa và các vấn đề xây dựng
văn hóa ở nước ta hiện nay như tổ chức xây dựng đời sống văn hóa cơ sở,
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc [60].

- Tác giả Nguyễn Hữu Thức cũng đã viết về xây dựng đời sống văn
hóa, thực trạng hoạt động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong cuốn Về cuộc vận
động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Nxb Từ điển Bách
khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội năm 2009, tác giả đã nêu rõ những nhân tố
tác động đến phát triển phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa và dự báo xu hướng phát triển của phong trào Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cuốn sách
còn đề cập đến hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy phong trào
lan toả sâu rộng trong cuộc sống, như nhóm giải pháp nâng cao nhận thức,
nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm giải pháp tăng cường nguồn
lực cho phong trào [45].
Cuốn Một số giải pháp xây dựng nếp sống văn hóa kí túc xá sinh viên,
Nxb Âm nhạc, năm 2015, tác giả Đào Đăng Phương chủ biên. Cuốn sách
đã làm rõ một số khái niệm về văn hóa, nếp sống và nếp sống văn hóa, một
số văn bản liên quan đến nếp sống văn hóa. Trong chương 2 của cuốn sách
các tác giả đã nêu rõ thực trạng nếp sống văn hóa ký túc xá sinh viên
trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương và đưa ra một số định
hướng và giải pháp phát huy hiệu quả việc xây dựng nếp sống văn hóa ký


4

túc xá sinh viên trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương ở trong
chương 3 [33].
Cuốn Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đời sống văn hóa, môi
trường, Nxb Văn hóa dân tộc, năm 2015, tác giả Đinh Thị Vân Chi chủ
biên. Nội dung cuốn sách nói đến những vấn đề lý luận về đời sống văn
hóa, các di sản văn hóa, mối tương tác giữa con người với văn hóa và thực
tiễn xây dựng đời sống văn hóa, thực trạng và giải pháp khi xây dựng văn

hóa cơ sở ở nước ta hiện nay [14].
Về vấn đề quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về
việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc đã được các tác giả viết trong cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đã bản sắc dân tộc, thành tựu và kinh nghiệm,
Nxb Văn hóa thông tin (2004) do tác giả Đỗ Thị Minh Thúy chủ biên [45].
Những tài liệu nêu trên đã định hướng cho chúng tôi cơ sở lý luận
khoa học cho việc nghiên cứu đề tài này.
Nhóm 2: Các tài liệu nghiên cứu thực tiễn về công tác xây dựng
đời sống văn hóa cở sở:
- Luận văn Xây dựng đời sống văn hóa cho học viên học viện An ninh
nhân dân, bảo vệ năm 2014 tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội của tác giả
Lê Đắc Huy đã đánh giá thực trạng xây dựng đời sống của học viên trong
Học viện An ninh nhân dân và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm
nâng cao đời sống văn hóa cho học viên Học viện An ninh nhân dân [28].
- Luận văn Quản lí hoạt động văn hóa-thể thao của sinh viên Trường
ĐHSP Nghệ thuật Trung ương, thực trang và giải pháp của tác giả Lê
Ngọc Chiến, bảo vệ năm 2015 tại Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương,
đề tài đã làm sáng tỏ các hoạt động văn hóa, phong trào thể dục thể thao,
cách ứng xử giao tiếp, môi trường sống và học tập của sinh viên, mặt ưu và


5

nhược điểm trong cách quản lí các hoạt động văn hóa của sinh viên Trường
ĐHSP Nghệ thuật Trung ương [15].
Luận văn Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Nghệ
thuật Trung ương dưới góc nhìn quản lý văn hóa của tác giả Lương Thị
Hiền, bảo vệ năm 2015 tại Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương. Luận
văn đã khái quát về quản lý văn hóa đọc, đặc điểm sinh viên Trường

ĐHSP Nghệ thuật Trung ương, thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho
văn hóa đọc và nhu cầu đọc của sinh viên Trường ĐHSP Nghệ thuật
Trung ương ở chương 2 và tác giả đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả
quản lý văn hóa đọc của sinh viên Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương
ở chương 3 [22].
- Luận văn Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở công ty Sam Sung
điện tử Việt Nam của tác giả Vũ Thị Thu Trang, bảo vệ năm 2017 tại
Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương đề cập đến vấn đề thực trạng xây
dựng đời sống văn hóa ở Công ty Sam Sung điện tử Việt Nam, từ đó, tác
giả đã đề xuất giải pháp để nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân nơi
đây [44].
- Luận văn Xây dựng đời sống văn hóa trong học sinh, sinh viên Học
viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam của tác giả Đặng Anh Tuấn, bảo vệ năm
2017 tại Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương. Luận văn đã nêu khái quát
về Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, thực trạng công tác xây dựng đời
sống văn hóa trong học sinh, sinh viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt
Nam và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây
dựng đời sống văn hóa của học sinh, sinh viên như: hoàn thiện thể chế;
giáo dục nhận thức cho học sinh, sinh viên về xây dựng đời sống văn hóa,
nếp sống văn hóa; đầu tư nguồn lực và nâng cấp cở sở vật chất; đổi mới nội
dung, phương thức xây dựng đời sống văn hóa, đổi mới công tác chỉ đạo;
phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể và học sinh, sinh viên [46].


6

Bên cạnh các vấn đề về xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn dân
cư, vấn đề giáo dục về văn hóa cho thanh niên, sinh viên các cơ quan, các
tổ chức và cơ sở giáo dục đã tổ chức các hội thảo như:
Hội thảo Sự ảnh hưởng của xu thế văn hóa thế giới trong định

hướng chính sách và quản lý văn hóa diễn ra ngày 28/5 năm 2013 tại Hà
Nội. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà nghiên cứu
và quản lý văn hóa trong cả nước, với vấn đề đã được đưa ra, đó là: Hội
nhập khu vực và tiếp thu văn hóa trong giai đoạn hiện nay; Ảnh hưởng
của xu thế văn hoá thế giới đối với Việt Nam hiện nay; Những vấn đề
đặt ra trong công tác quản lý văn hóa Việt Nam trước những ảnh hưởng
của xu thế văn hóa thế giới.
Hội thảo khoa học – thực tiễn Xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên
Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội năm 2016, đã đề cập những
vấn đề cấp bách, những biểu hiện tích cực và tiêu cực của văn hóa ứng xử
học đường trong giai đoạn hiện nay; đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Đại học Sân khấu
– Điện ảnh Hà Nội.
Hội thảo Xây dựng môi trường văn hóa sư phạm tổ chức ngày
02/6/2017 do Công đoàn Trường ĐHSP Thành phố HCM tổ chức. Hội thảo
xoay quanh các vấn đề sau: Một là, kinh nghiệm trong và ngoài nước xây
dựng môi trường sư phạm. Hai là, những hành vi và chuẩn mực ứng xử cốt
lõi trong Nhà trường sư phạm. Ba là, tiêu chuẩn xây dựng Trường ĐHSP
Thành phố HCM trở thành một đơn vị văn hóa. Bốn là, tình cảm – thái độ
sống và làm việc trong môi trường sư phạm. Năm là, quan hệ giữa các bên
liên quan trong môi trường sư phạm. Sáu là, giải pháp thực hiện nếp sống
văn hóa, văn minh sư phạm.
Ngoài ra còn có rất nhiều các công trình, bài viết liên quan đến vấn đề
xây dựng đời sống văn hóa ở những khía cạnh, mức độ khác nhau. Những


7

công trình, bài viết, hội thảo nêu trên đã thể hiện việc vận dụng lý luận
vào xây dựng đời sống văn hóa cho các đối tượng, đơn vị cụ thể. Tuy vậy,

đến nay vấn đề "Xây dựng đời sống văn hoá trong sinh viên Trường
ĐHSP TDTTHà Nội" chưa có công trình nào nghiên cứu, chuyên sâu nào
đề cập tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng đời sống văn hoá trong sinh
viên Trường ĐHSP TDTT Hà Nội, từ đó đề xuất các phương hướng, giải
pháp nhằm góp phần nâng cao đời sống của sinh viên Trường ĐHSP TDTT
Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý luận chung về vấn đề xây dựng đời sống văn hoá cơ
sở trong bối cảnh hiện nay.
- Khảo sát thực trạng quản lý, xây dựng đời sống văn hóa trong sinh
viên Trường ĐHSP TDTT Hà Nội trong những năm qua, đồng thời đánh
giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao đời sống văn hóa của sinh viên
Trường ĐHSP TDTT Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác xây dựng đời sống văn hóa
trong sinh viên Trường ĐHSP TDTT Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tại Trường
ĐHSP TDTT Hà Nội.
- Về thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác xây dựng
đời sống văn hoá trong sinh viên Trường ĐHSP TDTT Hà Nội từ năm


8


2008 cho đến nay. Đây là giai đoạn đánh dấu mốc quan trọng trong quá
trình xây dựng và phát triển nhà Trường: Trường ĐHSP TDTT Hà Nội
được đổi tên từ tên cũ là Trường ĐHSP TDTT Hà Tây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng
các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp nghiên cứu này
được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài nhằm tổng hợp và
phân tích các tài liệu, sách, bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu đã
công bố; nghiên cứu các văn bản pháp quy về công tác quản lý văn hoá cơ
sở để đưa ra những nhận định, kết luận có căn cứ; nghiên cứu và đánh giá
tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng đời sống văn
hóa, từ đó, đề xuất giải pháp để nâng cao đời sống văn hóa của sinh viên
Trường ĐHSP TDTT Hà Nội.
- Phương pháp điền dã: Tiến hành khảo sát thực tế tìm hiểu công tác
xây dựng đời sống văn hóa tại Trường ĐHSP TDTT Hà Nội nhằm thu thập
tài liệu cho nghiên cứu. Tác giả lựa chọn kĩ thuật phỏng vấn sâu nhằm thu
thập thông tin cũng như những ý kiến của Ban Giám hiệu, và các cấp lãnh
đạo quản lý văn hoá, giảng viên, sinh viên và người dân sinh sống quanh
Trường ĐHSP TDTT Hà Nội.
- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu liên ngành: Vận dụng kiến thức
thuộc các ngành tâm lí học, nghệ thuật học, sử học... để phối hợp nghiên
cứu làm rõ đối tượng của đề tài.
6. Những đóng góp của Luận văn
Đây là công trình nghiên cứu đàu tiên vận dụng lý luận về xây dựng
đời sống văn hoá để phân tích đánh giá thực trạng xây dựng đời sống văn
hóa trong sinh viên ở Trường ĐHSP TDTT Hà Nội.


9


Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác quản lý
của Trường ĐHSP TDTT Hà Nội, các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm
đến văn hóa trong trường học... Ngoài ra, luận văn cũng có thể làm tài liệu
tham khảo cho các công trình nghiên cứu cùng hướng tham khảo.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
văn kết cấu thành 03 Chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát về xây dựng đời sống văn hoá và tổng quan về
Trường ĐHSP TDTTHà Nội.
Chương 2: Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa trong sinh viên
Trường ĐHSP TDTT Hà Nội.
Chương 3: Nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa trong sinh
viên Trường ĐHSP TDTT Hà Nội.


10

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI
1.1 Khái quát về xây dựng đời sống văn hóa
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Đời sống văn hóa
Đời sống văn hóa luôn đề cập đến những điều kiện hành vi văn hóa
của con người trong đời sống hàng ngày. Do các cách nhìn nhận và tiếp cận
khác nhau mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm và đánh giá khác
nhau về đời sống văn hóa.
Theo tác giả Nguyễn Hữu Thức:
Đời sống văn hóa được hiểu một cách khái quát là hiện thực sinh

động các hoạt động của con người trong môi trường sống để duy
trì, đồng thời sáng tạo sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh
thần theo những giá trị chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không
ngừng tác động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi
mới, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính con người [45;
tr.34].
Tác giả Lê Như Hoa giải nghĩa khi đề cập về đời sống văn hóa trong
cuốn Văn hóa vì sự phát triển xã hội như sau:
Nó không bó hẹp vào lĩnh vực nào cụ thể mà đời sống văn hóa
bao quát mọi mặt của đời sống xã hội, bao gồm: Sản xuất, trao
đổi, tiêu dùng, nhận thức, sáng tạo, lối sống… đời sống văn hóa
không phải là bộ phận nhỏ trong đời sống tinh thần của con
người mà nó có mặt ở cả hai lĩnh vực: Đời sống vật chất và tinh
thần [21; tr.209].


11

Theo các nhà khoa học thuộc Khoa Văn hoá và phát triển - Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong cuốn Giáo trình Lý luận văn hoá và
đường lối văn hoá của Đảng cho rằng:
Đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm
tổng thể những yếu tố hoạt động văn hoá vật chất và tinh thần,
những tác động qua lại lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra
những quan hệ có văn hoá trong cộng đồng, trực tiếp hình thành
nhân cách và lối sống của con người. Đời sống văn hoá bao gồm
những nội dung không tách rời các lĩnh vực của đời sống xã hội
và các yếu tố cơ bản tạo nên văn hoá [4; tr.269-270].
Từ các định nghĩa được đưa ra về đời sống văn hoá ta có thể hiểu Đời
sống văn hoá là tất cả những hoạt động của con người, tác động vào đời

sống vật chất, mang giá trị về đời sống tinh thần để hướng con người vươn
lên theo quy luật của cái đẹp, cái tốt nhằm đáp ứng nhu cầu về tư tưởng,
tình cảm, đạo đức, lối sống. Đời sống văn hoá được thể hiện qua các hoạt
động của con người trong một không gian của dân cư nhất định, các cơ
quan, trường học, khu lao động, cộng đồng của xã hội.
1.1.1.2. Xây dựng đời sống văn hóa
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nêu ra 6 nhiệm vụ cấp bách trong đó có nhiệm vụ “xây dựng lối
sống mới” để phù hợp với chế độ lúc bấy giờ. Ngày 3 tháng 4 năm 1946,
Uỷ ban vận động đời sống mới được thành lập. Năm 1947 với bút danh
Tân Sinh (nghĩa là đời sống mới, cuộc sống mới, cách sinh hoạt mới...),
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho xuất bản tác phẩm “Đời sống mới” với mục
đích là “làm thế nào cho đời sống của nhân dân ta vật chất được đầy đủ
hơn, tinh thần được vui mạnh hơn”. Bản chất xây dựng đời sống mới là
“bỏ cái cũ mà xấu”, sửa “cái cũ không xấu nhưng phiền phức”, “phát triển
thêm cái gì cũ mà tốt”, “phải làm cái gì mới mà hay”. Theo Người xây


12

dựng đời sống mới là trực tiếp góp phần xây dựng lối sống mới và nếp
sống mới [32; tr.194].
Trải qua hơn 70 năm vận dụng nhiệm vụ “xây dựng lối sống mới”
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa,
Đảng và Nhà nước coi trọng việc xây dựng đời sống văn hóa, để nâng cao
đời sống tinh thần cho nhân dân, giữ vững ổn định xã hội, xây dựng nhân
cách con người, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc. Đặc biệt tại Nghị
quyết Trung ương 5 khóa XIII, Đảng ta đã triển khai Kế hoạch thực hiện
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” [2].
Xây dựng đời sống văn hóa trước hết nhằm thoả mãn nhu cầu văn

hoá của nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa là việc làm tất yếu mà bất cứ
xã hội nào muốn tồn tại đều phải tiến hành. Tuy nhiên, cũng như mọi nhu
cầu cơ bản khác, nhu cầu văn hoá chỉ có thể trở thành hiện thực khi con
người cùng đồng loạt tổ chức các hoạt động sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm
văn hoá. Xây dựng đời sống văn hoá là một biện pháp tạo ra môi trường
cho các cá nhân thỏa mãn được nhu cầu tinh thần của họ [1].
Xây dựng đời sống văn hoá là sự tác động của các chủ thể quản lý
cùng các chủ thể cộng đồng vào các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống của từng cá nhân trong mọi gia đình, khu dân cư, cơ quan
và đoàn thể, phát huy những điều tốt đẹp, thúc đẩy các phong trào thi đua
yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện các nhiệm vụ về
an ninh, chính trị, trật tự xã hội và phát triển kinh tế, văn hóa của từng cá
nhân, tập thể và địa phương trong cả nước giúp cho cuộc sống của nhân
loại đạt tới những điều tốt đẹp nhất.
1.1.2. Nội dung xây dựng đời sống văn hóa
Căn cứ vào Quyết định số 235/1999/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm
1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận
động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, Trưởng


13

Ban Chỉ đạo phong trào là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin đã ra Quyết
định số 01/2000/QĐ-BVHTT ngày 12 tháng 4 năm 2000 với mục đích và
yêu cầu là:
- Tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong cấp uỷ Đảng,
Chính quyền, các cấp, các ngành, từ trong các cơ quan Nhà nước
đến ngoài xã hội, trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân
về vai trò, vị trí của văn hóa và nhân tố con người đối với sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo

về tổ quốc.
- Phối hợp và đẩy mạnh các phong trào quần chúng hiện có trong
phong trào chung Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá,
đồng thời lồng ghép bổ sung nội dung văn hoá và các phong trào
hiện có của các Bộ, Ngành, đoàn thể, địa phương.
- Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn
có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc; loại
bỏ dần những cái lỗi thời, lạc hậu, hình thành dần những tập quán
văn minh, sống và làm việc theo pháp luật.
- Xây dựng và phấn đấu theo các chỉ tiêu, quy chế, quy tắc về
nếp sống văn hóa. Huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia
các hoạt động sáng tạo và xây dựng đời sống văn hóa, tạo điều
kiện cho các hoạt động văn hóa xã hội phát triển, nâng cao dần
mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần thúc đẩy- xã hội
phát triển [2].
Quyết định cũng đã đề ra 2 mục tiêu chung là đoàn kết xây dựng tư
tưởng, đạo đức, lối sống đẹp và đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phong
phú, lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Thực hiện phương hướng nêu
trong Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII:


14

Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động
xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng
đồng, từng địa bàn cư dân, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan
hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp,
trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiên bước vững chắc

lên chủ nghĩa xã hội [2].
Những nội dung của phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa được thể hiện ở 5 nội dung của sau:
Thứ nhất: Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xoá đói
giảm nghèo.
Xóa đói giảm nghèo, giúp nhau làm giàu để phát triển kinh tế là nội
dung được đề cập nhiều trong các văn kiện của Đảng. Tại Đại hội đảng lần
thứ VIII đã chỉ rõ khuyến khích các tầng lớp nhân dân vươn lên làm giàu,
đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, hạn chế phân hóa giàu nghèo gắn với mục
tiêu “phải luôn quan tâm bảo vệ lợi ích người lao động, vừa khuyến khích
làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp, coi trọng xóa đói giảm nghèo,
từng bước thực hiện công bằng xã hội, tiến tới làm cho mọi người, mọi nhà
đều khá giả”. Đẩy mạnh các hoạt động, các hình thức khuyến nghề, câu lạc
bộ doanh nghiệp, có các hình thức giúp vốn, trao đồi kinh nghiệm làm ăn
cải thiện đời sống kinh tế, tương thân tương ái giúp nhau thoát nghèo nàn,
lạc hậu.
Thứ hai: Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh
Trong công cuộc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ
động hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi mỗi cá nhân, phải nâng cao tình
cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc gắn với phong trào thi đua yêu nước,
nhất trí với đường lối chính trị của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp


15

luật của Nhà nước, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, có ý thức tự
cường, tự tôn dân tộc, giữ gìn bí mật quốc gia.
Thứ ba: Xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm
việc theo pháp luật
Với nội dung này, đối với mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người

lao động thì cần xây dựng tác phong công nghiệp, làm việc có kỷ luật. Đối
với khu dân cư, mỗi người cần thực hiện tốt các quy ước, hương ước của
thôn, buôn, tổ dân phố và quy định nơi công cộng, sống và làm việc theo
pháp luật. Trong sinh hoạt, giao tiếp cần thể hiện thái độ vui vẻ, văn minh,
lịch sự, trong công việc phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các sinh hoạt khác.
Giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục và truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, không thực hiện các hành vi tín ngưỡng như đặt bàn thờ, bát hương,
cúng lễ… ngoài khu vực thờ tự đã được quy định, không hút thuốc lá nơi
công cộng, nơi tập trung đông người.
Thứ tư: Xây dựng môi trường văn hoá sạch – đẹp – an toàn
Mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức, đoàn thể các cơ quan, doanh nghiệp,
cán bộ, công nhân, viên chức phải giữ gìn vệ sinh nơi ở, nơi công cộng,
không gây rối và làm mất trật tự, không lấn chiếm vỉa hè, lề đường, đất
công. Không treo dán, viết vẽ quảng cáo, rao vặt tuỳ tiện nơi công cộng, ăn
mặc sạch sẽ, lịch sự khi ra đường. Nhà ở, nơi làm việc, nhà vệ sinh ngăn
nắp, gọn gàng sạch sẽ. Bảo vệ cây xanh nơi công cộng và khuyên khích
mọi nhà, mọi cơ quan trồng cây xanh, xây dựng vườn hoa cây cảnh. Bảo vệ
di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng và khu bảo tồn thiên nhiên.
Không sử dụng văn hóa phẩm cấm lưu hành, không tham gia vào các hoạt
động dịch vụ văn hóa trái vời quy định của pháp luật. Tích cực phòng
chống tệ nạn xã hội như mệ tín dị đoan, mại dâm, cờ bạc, nghiện hút, rượu
chè, tham nhũng, trộm cắp.


16

Thứ năm: Xây dựng các thiết chế văn hoá – thể thao và nâng cao chất
lượng các hoạt động văn hoá – thể thao cơ sở
Các hoạt động văn hóa được tổ chức ở các các thiết chế văn hóa. Ngày

nay do nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của người dân càng cao đòi
hỏi chúng ta phải đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa như: Trung tâm thể
dục thể thao, nhà văn hóa, các rạp hát, rạp chiếu phim, các đội văn nghệ,
đội thông tin lưu động, công viên, khu vui chơi giải trí, phòng đọc sách, thư
viện... trên tinh thần xã hội hóa, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân [17].
Như vậy, nội dung xây dựng đời sống văn hoá là sự tác động có suy
tính của con người trên các lĩnh vực kinh tế, tư tưởng, nếp sống, kỷ cương,
luật pháp, môi trường văn hóa, các thiết chế văn hoá và các hoạt động văn
hóa của con người để đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của cá nhân
và cộng đồng trong xã hội.
Trải qua 18 năm thực hiện Phong trào Toàn dân xây dựng đời sống
văn hóa, đời sống văn hóa của nhân dân đã có những thay đổi, chuyển biến
tích cực, nhiều giá trị văn hoá truyền thống được phát huy, nhiều chuẩn
mực văn hóa mới được hình thành, sản phẩm văn hóa, văn nghệ ngày càng
phong phú, thông tin đại chúng có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều
phong trào, hoạt động văn hoá đạt được những kết quả cụ thể, phát huy
được truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng xã hội, nhiều di
sản văn hóa được bảo tồn. Công tác quản lý nhà nước về xây đựng đời sống
văn hóa được tăng cường. Tuy nhiên, các kết quả đã đạt được trong lĩnh
vực xây đựng đời sống văn hóa so với lĩnh vực văn hóa khác thì chưa
tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người ở cơ sở.
Trong luận văn Thạc sĩ Quản lý Văn hóa về đề tài “xây dựng đời sống
văn hóa trong học sinh, sinh viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam”
của tác giả Đặng Anh Tuấn bảo vệ năm 2017 tại Trường ĐHSP Nghệ thuật


17

Trung ương [55], nội dung xây dựng đời sống văn hóa được tác giả đề cập
đến với các nội dung sau:

1. Việc tiếp thu và triển khai các văn bản chỉ đạo về xây dựng đời
sống văn hóa
2. Xây dựng nếp sống văn hóa
3. Các thiết chế văn hóa
4. Các phong trào thể thao, văn hóa, văn nghệ và sinh hoạt chính trị khoa học
5. Công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh các vi phạm
6. Vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên với xây dựng đời sống
văn hóa
Tác giả Lê Đắc Huy đã đưa ra các nội dung xây dựng đời sống văn
hóa trong luận văn Thạc sĩ chuyên ngành văn hóa về đề tài “Xây dựng đời
sống văn hóa cho học viên học viện An ninh nhân dân” bảo vệ năm 2014
tại trường ĐH văn hóa Hà Nội với các nội dung như sau [28]:
1. Công tác xây dựng đời sống văn hóa cho học viên của học viện
2. Tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cho học viên
3. Kết quả xây dựng đời sống văn hóa cho học viên học viện
Tùy vào vị trí địa lí, đặc thù đối tượng nghiên cứu mà các tác giả đưa
ra các nội dung xây dựng đời sống văn hóa khác nhau để nghiên cứu. Vì
vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Xây dựng đời sống văn hoá trong
sinh viên Trường ĐHSP TDTT Hà Nội”, tác giả đã xác định các nội dung
chủ yếu để xây dựng đời sống văn hoá trong sinh viên, bao gồm 5 nội dụng
sẽ được triển khai trong mục 2.2 của chương 2:
1. Xây dựng nếp sống văn hóa trong sinh viên;
2. Xây dựng và nâng cao hoạt động của các thiết chế văn hóa
3. Tổ chức các phong trào thể thao, văn hoá, văn nghệ và nghiên
cứu khoa học


×