Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH(chuyên đề đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.02 KB, 23 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN KIẾN
---------*****----------

CHUYÊN ĐỀ
“TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH”
Môn: TIN HỌC
Lớp 7

Người viết: Lê Thị Minh Phương
Đơn vị: Trường TH&THCS Nguyễn Kiến
Huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc

VĨNH TƯỜNG, THÁNG 12 NĂM 2018

1


2


* TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ:
- Tác giả chuyên đề: Lê Thị Minh Phương
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Nguyễn Kiến
* TÊN CHUYÊN ĐỀ: “Tính toán trên trang tính”
Chuyên đề bao gồm phần kiến thức của Chương I (từ bài 3 đến bài 4) của môn
Tin học lớp 7 trong chương trình hiện hành
* ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH: Lớp 7
* DỰ KIẾN SỐ TIẾT DẠY: 6 tiết
* DỰ KIẾN TIẾT DẠY MINH HỌA: Tiết 1


* KẾ HOẠCH BÀI HỌC:

TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết cách nhập công thức vào ô tính.
Biết cách nhập hàm và sử dụng một số hàm cơ bản
2. Kỹ năng
Viết đúng được công thức tính toán đơn giản theo các kí hiệu phép toán của bảng tính.
Viết đúng cú pháp của hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ tính, cũng
như địa chỉ các khối trong công thức.
3. Thái độ
Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
Năng lực tư duy tổng hợp
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học, phiếu học tập, bút màu, nam châm
2. Đối với học sinh
SGK, vở nghi
Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: Thường ngày khi các
em muốn tính tiền điện, tiền nước, tiền sinh hoạt hàng tháng thì các em thường
sử dụng các phép tính toán nào?

Cho bảng tổng hợp chi phí thường xuyên hằng tháng của một hộ gia đình

3


Để có số liệu tổng chi phí và chi phí trung bình hằng tháng theo từng mục
(điện, nước) nhập vào các ô tương ứng các bảng trên, em phải thực hiện điều
gì?
b. Học sinh thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp
c. Giáo viên gọi một học sinh báo cáo, các học sinh khác trao đổi và bổ sung thêm
d. Giáo viên sử dụng nội dung học sinh trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và
dẫn dắt vào nội dung bài học
Hoạt động 2: Tìm hiểu sử dụng công thức để tính toán
1. Mục tiêu
Biết cách sử dụng các phép toán trong excel
Kỹ năng
Viết đúng được công thức tính toán đơn giản theo các kí hiệu phép toán của
bảng tính.
2. Phương thức
Nêu vấn đề, thảo luận nhóm
3. Phương tiện
SGK, máy chiếu, máy tính
4. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Nội dung 1: Sử dụng công thức để 1.Sử dụng công thức để tính toán
tính toán
a.GV giao nhiệm vụ cho HS
Đọc nội dung SGK trang 25, 26 và quan
sát bảng các phép toán trang 26 và trả

lời câu hỏi
? Trong toán học chúng ta thường tính
toán các biểu thức với các phép tính
nào?
GV: Đưa ra bảng giới thiệu các kí hiệu
của các phép toán trong Excel để học
sinh dễ quan sát

4


Tương tự, các phép tính toán trong công
? Kí hiệu các phép toán trong Excel có thức cũng được thực hiện theo trình tự
gì giống và khác với kí hiệu các phép thông thường: Các phép toán trong cặp dấu
toán trong Toán học?
ngoặc đơn “(“ và “)” được thực hiện trước,
? Nêu thứ tự thực hiện các phép toán sau đó là phép nâng lên luỹ thừa, tiếp theo
trong toán học?
là các phép nhân và phép chia, cuối cùng là
Ví dụ: 5.(10+4)/2
phép cộng và phép trừ
? Thực hiện phép tính trên và cho biết
kết quả?
Lưu ý : Chỉ sử dụng dấu ngoặc đơn trong
excel. Không sử dụng dấu ngoặc
b.HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực vuông“[ ]” hay dấu ngoặc nhọn “{}”
hiện cá nhân sau đó trao đổi nhóm và
chuẩn bị báo cáo
GV: trao đổi với cả lớp về kết quả thực
hiện

c. GV tổ chức cho hs báo cáo kết quả
và thảo luận chung cả lớp
Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ, các học sinh khác
lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d. GV: chốt kiến thức, Tương tự, các
phép tính toán trong công thức cũng
được thực hiện theo trình tự thông
thường: Các phép toán trong cặp dấu
ngoặc đơn “(“ và “)” được thực hiện
trước, sau đó là phép nâng lên luỹ thừa,
tiếp theo là các phép nhân và phép chia,
cuối cùng là phép cộng và phép trừ
Lưu ý : Chỉ sử dụng dấu ngoặc đơn
trong excel. Không sử dụng dấu ngoặc
vuông “[]” hay dấu ngoặc nhọn “{}”
5


GV: Nhận xét đánh giá kết quả thực hiện
của học sinh
Nội dung 2: Bài tập
a. GV: Yêu cầu HS Hãy viết các biểu
thức sau dưới dạng phép toán trong
excel
a. 5(12-7+5):2
b. 8-(20-15)4+22
c. (13+2)3+33-5
d. 2(7-15)2:(4-32)
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực

hiện cá nhân
GV: trao đổi với cả lớp về kết quả thực
hiện
c. GV tổ chức cho hs báo cáo kết quả
và thảo luận chung cả lớp
Gọi một HS đại diện báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ, các học sinh khác
nhận xét và bổ sung, thảo luận thêm.
d. GV: chốt kiến thứcnhận xét đánh giá
kết quả thực hiện của học sinh
Hoạt động 3: Nhập công thức
1. Mục tiêu
Biết cách nhập công thức vào ô tính.
Kỹ năng
Viết đúng được công thức tính toán đơn giản theo các kí hiệu phép toán của
bảng tính.
2.Phương thức
Nêu vấn đề, hình thức cá nhân hoặc thảo luận nhóm
3.Phương tiện
SGK, máy chiếu, máy tính
4.Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
a, Giáo viên giao nhiệm vụ cho học
sinh
Em hãy quan sát cách nhập công thức
GV: Tiến hành nhập công thức:

Nội dung
2. Nhập công thức
Các bước nhập công thức vào ô tính

- Chọn ô cần nhập công thức
- Gõ dấu =

6


=(18+3)/7+(4-2)^2*5
Để nhập công thức có mấy bước ? Hãy
kể tên các bước
việc quan trọng nhất trong nhập công
thức là gì?
Nhập nội dung (8+4)/2 vào một ô tính.
Chú ý nội dung trên thanh công thức và
dữ liệu trong ô, cho nhận xét?
b. HS thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện
cá nhân sau đó trao đổi nhóm và chuẩn
bị báo cáo
Trong quá trình thực hiện GV quan sát
và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù
hợp với đối tượng HS
c. GV tổ chức cho hs báo cáo kết quả
và thảo luận chung cả lớp
Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ, các học sinh khác
lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d. GV: chốt kiến thức
Để nhập công thức vào ô tính ta thực
hiện các bướcgg
- Chọn ô cần nhập công thức
- Gõ dấu =

- Nhập công thức
- Nhấn Enter hoặc nháy chuột vào dấu
trên thanh công thức

- Nhập công thức
- Nhấn Enter hoặc nháy chuột vào dấu
trên thanh công thức
Nếu chọn 1 ô không có công thức và quan
sát thanh công thức, em sẽ thấy nội dung
trên thanh công thức giống với dữ liệu
trong ô.
Nếu trong ô có công thức thì trên thanh
công thức sẽ hiển thị công thức của phép
toán và trong ô tính sẽ hiển thị kết quả của
phép toán.

Nếu chọn 1 ô không có công thức và
quan sát thanh công thức, em sẽ thấy nội
dung trên thanh công thức giống với dữ
liệu trong ô.
Nếu trong ô có công thức thì trên thanh
công thức sẽ hiển thị công thức của phép
toán và trong ô tính sẽ hiển thị kết quả
của phép toán.
GV: Nhận xét đánh giá kết quả thực hiện
của học sinh

7



Hoạt động 4:Tìm hiểu cách sử dụng địa chỉ trong công thức
1. Mục tiêu
Biết cách sử dụng địa chỉ của ô tính trong công thức.
Kỹ năng:
Viết đúng được công thức tính toán đơn giản theo các kí hiệu phép toán của
bảng tính.
Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc.
2. Phương thức
Nêu và giải quyết vấnđề. Vấnđáp, gợi mở, trực quan
3. Phương tiện
SGK, máy chiếu, máy tính
4.Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
a, GV giao nhiệm vụ cho HS
Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK
Trong ô A1 có dữ liệu số 12, ô B1 có
dữ liệu số 8
? Để tính trung bình cộng của 2 số này,
em sẽ nhập công thức nào vào ô C1 ?
? Nếu dữ liệu trong ô A1 sửa lại là 22
thì kết quả tính trong ô C1 có còn đúng
không?
?Để vẫn có kết quả đúng em phải thực
hiện điều gì? em làm thế nào?
Nếu thay đổi công thức trong ô C1 như
sau:= (A1+B1)/2 thì em có nhận xét gì
về kết quả trong ô C1
? Mỗi khi nội dung trong các ô A1 và
B1 thay đổi thì nội dung trong ô C1
như thế nào?

Giả sử em cần tính tổng giá trị trong
các ô C2 và D4, sau đó nhân với giá trị
trong ô B2. Em sẽ nhập công thức như
thế nào trong ô E1 ?
HS: = (C2+D4)*B2
? Việc nhập công thức có chứa địa chỉ
có tương tự như nhập các công thức
thông thường không?

Nội dung
3. Sử dụng địa chỉ trong công thức
* Việc nhập công thức có chứa địa chỉ hoàn
toàn tương tự như nhập các công thức thông
thường
Để nhập địa chỉ ô hay khối trong công thức
em có thể sử dụng chuột

8


b. HS thực hiện nhiệm vụ học sinh
thực hiện cá nhân và chuẩn bị báo cáo.
GV trao đổi với cả lớp về kết quả thực
hiện
c. GV tổ chức cho học sinh báo
cáoGọi một nhóm đại diện báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ, các học sinh
khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận
thêm.
d. GV: chốt kiến thức

Nhận xét đánh giá kết quả thực hiện
của học sinh

Hoạt động 5: Thực hành bảng điểm của em
1. Mục tiêu
Biết nhập và sử dụng công thức trên trang tính
Kỹ năng: Nhập được công thức vào bảng tính cho kết quả đúng.
2. Phương thức
Nêu và giải quyết vấn đề,vấn đáp, gợi mở, trực quan
Luyện tập thực hành
3. Phương tiện
SGK, máy chiếu, máy tính
4. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 1:Nhắc lại lý thuyết
a, GV: giao nhiệm vụ cho học sinh
? Các phép toán trong công thức được
thực hiện theo trình tự nào?
? Nêu các bước nhập công thức vào ô
tính?
? Nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ
trong công thức
b.HS thực hiện nhiệm vụ Hs thực hiện
cá nhân và chuẩn bị báo cáo GV
c. GV tổ chức cho học sinh báo cáoGọi
một hs đại diện báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ, các học sinh khác lắng
nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d.GV: Nhận xét và chốt kiến thức
Các phép toán được hiện theo trình tự:


Nội dung
Các phép toán được hiện theo trình tự: các
phép toán trong cặp dấu ngoặc đơn “(“ và
“)” được thực hiện trước, sau đó là phép
nâng lên luỹ thừa, tiếp theo là các phép
nhân và phép chia, cuối cùng là phép cộng
và phép trừ.
- Bước 1: Chọn ô cần nhập công thức.
- Bước 2: Gõ dấu =
- Bước 3: Nhập công thức
- Bước 4: Nhấn Enter.
Khi sử dụng địa chỉ của ô trong công thức
tính toán thì kết quả tính toán sẽ tự động
cập nhật dữ liệu mà ta không phải tính toán
lại.

9


các phép toán trong cặp dấu ngoặc đơn
“(“ và “)” được thực hiện trước, sau đó
là phép nâng lên luỹ thừa, tiếp theo là
các phép nhân và phép chia, cuối cùng là
phép cộng và phép trừ.
- Bước 1: Chọn ô cần nhập công thức.
- Bước 2: Gõ dấu =
- Bước 3: Nhập công thức
- Bước 4: Nhấn Enter.
Khi sử dụng địa chỉ của ô trong công

thức tính toán thì kết quả tính toán sẽ tự
động cập nhật dữ liệu mà ta không phải
tính toán lại.
GV:Nhận xét đánh giá kết quả thực hiện
của học sinh
Nội dung 2:Thực hành
Nội dung
Bài tập 1 (SGK-30) Nhập công thức
Bài tập 1 (SGK-30) Nhập công thức
a. GV: giao nhiệm vụ cho học
sinhChiếu đề bài

b.HS: Thực hiện nhiệm vụ. HS thực
hiện thực hành theo nhóm và chuẩn bị
báo cáo giáo viên
GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc (nếu
có) của HS
c.GV tổ chức cho HS báo cáo kếtquả
gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ. Các học sinh khác
lắng nghe và đối chiếu kết quả của mình
và nhận xét
d.GV nhận xét đưa ra đáp án
HS: Quan sát và đối chiếu kết quả

10


Bài tập 2 (SGK-30) Mở trang tính mới
và nhập các dữ liệu như hình

a, GV: giao nhiệm vụ cho học sinh
Chiếu đề bài
Bài tập 2 (SGK-30) Mở trang tính mới và
nhập các dữ liệu như hình dưới đây:

b.HS: Thực hiện nhiệm vụ HS thực
hiện theo nhóm và chuẩn bị báo cáo giáo
viên
GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc (nếu
có) của HS
c.GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả,
gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ. Các học sinh khác
lắng nghe và đối chiếu kết quả của mình
và nhận xét
d.GV nhận xét và chiếu kết quả cho
học sinh đối chiếu
11


Nội dung 3: Bài tập 3 SGK
a.GV giao nhiệm vụ cho học sinh Yêu
cầu HS đọc BT3/31
Bài tập 3 SGK-31
? Với số tiền gửi là 500.000đồng và lãi + Công thức: E3:
xuất 0.3% thì tháng đầu tiên em sẽ có
=B2*0.3% + B2
bao nhiêu tiền trong sổ tiết kiệm?
? Vậy công thức nhập vào ô E3, E4 như + Công thức E4:
thế nào?

= E3*0.3% + E3
? Lợi ích của việc sử dụng địa chỉ trong
ô tính
Kết quả:
? Vậy làm sao để khi thay đổi số tiền gửi
ban đầu và lãi xuất thì chúng ta không
cần phải nhập lại công thức
Yêu cầu HS nhập dữ liệu giống trong
bảng tính của BT3, sau đó nhập công
thức tính để tính được số tiền trong sổ.
b.HS: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực
hiện trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo
giáo viên
GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc (nếu
có) của HS
c.GV tổ chức cho học sinh báo cáo kết
quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một
nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ. HS khác lắng nghe bổ xung
và thảo luận thêm
d.GV chốt lại và chiếu đáp án nhận xét
đánh giá kết quả thực hiện của học sinh

12


Bài tập 4: SGK-31*Thực hành lập bảng
tính và sử dụng công thức
a.GV giao nhiệm vụ cho học sinh
GV: Yêu cầu HS mở bảng tính mới

- Yêu cầu HS nhập dữ liệu vào trong
trang tính
- Hướng dẫn HS tính điểm tổng kết
trong cột G theo từng môn học
Chú ý Điểm tổng kết là trung bình cộng
của các điểm kiểm tra sau khi đã nhân hệ
số.
- Hướng dẫn cách nhân hệ số cho HS
nắm được cách tính
HS: Thực hành nhập dữ liệu và công
thức tính điểm trung bình
b. HS: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực
hiện trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo
giáo viên
GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc (nếu
có) của HS
c.GV tổ chức cho học sinh báo cáo kết
quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một
nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ. HS khác lắng nghe bổ xung
và thảo luận thêm
d.GV chốt lại và chiếu đáp án nhận xét
đánh giá kết quả thực hiện của học sinh

Bài tập 4 SGK-31
Thực hành lập bảng tính và sử dụng công
thức.
+ Nhập dữ liệu như hình 1.26 SGK
+ Lập công thức:
+ Lưu bảng tính với tên Bảng điểm của

em và thoát khỏi chương trình
Đáp án: Điểm tổng kết lần lượt như sau:

13


Hoạt động 6: Tìm hiểu khái niệm về hàm và cách sử dụng
hàmtrong chương trình bảng tính
1. Mục tiêu
Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN
Kỹ năng:Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa
chỉ tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
2. Phương thức
Nêu và giải quyết vấnđề, vấnđáp, gợi mở, trực quan
3. Phương tiện
SGK, máy chiếu, máy tính
4. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm về
hàm trong chương trình bảng tính
a. GV giao nhiệm vụ cho học sinh
? Để tính trung bình cộng của 3 số: 3, 10
và 2 em lập công thức nào?
?Chương trình bảng tính có hàm gì giúp
em tính trung bình cộng của ba số trên
Bằng cách sử dụng hàm em hãy tính
trung bình cộng của ba số trên
?Ta có thể sử dụng địa chỉ của ô tính
trong hàm được không
Nếu được em hãy tính trung bình cộng

của 2 số trong các ô A1 và A5
Em hãy nêu khái niệm về hàm
b.HS: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực
hiện trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo
giáo viên
GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc (nếu
có) của HS
c.GV tổ chức cho học sinh báo cáo kết
quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một
HS đại diện báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ. HS khác lắng nghe bổ xung và
thảo luận thêm
d. GV: chốt kiến thức,
* Hàm là công thức được định nghĩa từ
trước. Hàm được sử dụng để thực hiện
tính toán theo công thức với các giá trị
dữ liệu cụ thể

Nội dung
1. Hàm trong chương trình bảng tính
* Hàm là công thức được định nghĩa từ
trước. Hàm được sử dụng để thực hiện
tính toán theo công thức với các giá trị dữ
liệu cụ thể
Giống như công thức, có thể sử dụng địa
chỉ của các ô tính trong các hàm. Khi đó
giá trị của hàm sẽ được tính với các giá trị
dữ liệu trong các ô tính có địa chỉ tương
ứng.
Ví dụ 1: Tính trung bình cộng của ba số

3, 10 và 2
Sử dụng hàm AVERAGE:
=AVERAGE(3,10,2)
Ví dụ 2: Tính trung bình cộng của 2 số
trong các ô A1 và A5
=AVERAGE(A1, A5)

14


Giống như công thức, có thể sử dụng địa
chỉ của các ô tính trong các hàm. Khi đó
giá trị của hàm sẽ được tính với các giá
trị dữ liệu trong các ô tính có địa chỉ
tương ứng.
Ví dụ 1: Tính trung bình cộng của ba số
3, 10 và 2
Sử dụng hàm AVERAGE:
=AVERAGE(3,10,2)
Ví dụ 2: Tính trung bình cộng của 2 số
trong các ô A1 và A5
=AVERAGE(A1, A5)
Nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của
học sinh
Nội dung 2: Tìm hiểu cách sử dụng
hàm
a. GV giao nhiệm vụ cho học sinh
GV: Thực hiện nhập các hàm trong các
ví dụ trên vào chương trình bảng tính
Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu

hỏi
? Việc nhập hàm vào một ô tính giống
hay khác với nhập công thức đã học?
? Số lượng biến của mỗi hàm là bao
nhiêu ?
? Thế nào là đối số của hàm ?
? Nêu các bước nhập hàm?
HS: Trả lời

2. Cách sử dụng hàm

Nhập hàm vào chương trình bảng tính
hoàn toàn giống như nhập công thức
Khi sử dụng hàm em cần biết cách viết,
tức Cú pháp của hàm. Mỗi hàm có một cú
pháp riêng nhưng chúng có một số điểm
chung:
+ Mỗi hàm có 2 phần: tên hàm và các
biến của hàm. Tên hàm không phân biệt
chữ hoa và chữ thường. Các biến được
liệt kê trong cặp dấu ngoặc đơn và cách
nhau bởi dấu phẩy
+ Giữa tên hàm và dấu mở ngoặc đơn
? Nếu không gõ dấu bằng thì có thể nhập không được có dấu cách hay bất kì kí tự
được hàm không ? tại sao?
nào khác.
b.HS Thực hiện nhiệm vụ: HS thực
hiện trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo
giáo viên
GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc (nếu

có) của HS
c.GV tổ chức cho học sinh báo cáo kết
quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một
HS đại diện báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ. HS khác lắng nghe bổ xung và

Số lượng biến tùy thuộc vào từng hàm cụ
thể
Thứ tự liệt kê các biến trong hàm là quan
trọng tuy nhiên một số hàm cho phép các
biến có thể được liệt kê theo một thứ tự
bất kì
Khi tính giá trị của hàm, ta cho mỗi biến
một giá trị dữ liệu cụ thể, có thể là dữ liệu

15


thảo luận thêm
số, địa chỉ ô hoặc khối hay các kiểu dữ
d. GV: chốt kiến thức, nhận xét đánh liệu khác do cú pháp của hàm quy định.
giá kết quả thực hiện của học sinh
Nếu không gõ dấu bằng thì không thể
nhập được hàm vì máy tính sẽ hiểu đó là
dãy kí tự được nhập vào trong ô tính và
không hiển thị kết quả tính toán.
GV: Giới thiệu cách sử dụng nút lệnh để GV nhấn mạnh: Khi nhập hàm vào một ô
nhập hàm
tính, giống như với công thức, dấu = ở
đầu là kí tự bắt buộc.

- Chọn ô cần nhập
- Gõ dấu =
- Gõ hàm theo đúng cú pháp của nó
- Nhấn Enter
Hoạt động 7: Một số hàm thông dụng
1. Mục tiêu
Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN
Kỹ năng:Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ
tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
2. Phương thức
Nêu và giải quyết vấnđề, vấnđáp, gợi mở, trực quan
3. Phương tiện
SGK, máy chiếu, máy tính
4. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 1: Tìm hiểu cách sử dụng
hàm tính tổng
a, GV giao nhiệm vụ cho học sinh
? Hàm tính tổng có tên là gì
?Nêu công dụng của hàm tính tổng
?Hàm tính tổng được nhập vào ô tính
như thế nào
Yêu cầu HS tính tổng của 3 số 15, 24,
45
Yêu cầu HS thực hiện ví dụ 2 SGK
b.HS Thực hiện nhiệm vụ: HS thực
hiện trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo

Nội dung
3. Một số hàm thông dụng

a. Hàm tính tổng
Tên hàm: Hàm SUM
*cú pháp: = Sum(a,b,c…)
Trong đó các biến a, b, c được đặt cách nhau
bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô
tính hay địa chỉ khối có dữ liệu số cần tính.

16


giáo viên
GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc (nếu
có) của HS
c.GV tổ chức cho học sinh báo cáo
kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi
một HS đại diện báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ. HS khác lắng nghe bổ
xung và thảo luận thêm
d. GV: chốt kiến thức
Hàm tính tổng
Tên hàm: Hàm SUM
*cú pháp: = Sum(a,b,c…)
Trong đó các biến a, b, c được đặt cách
nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ
của các ô tính hay địa chỉ khối có dữ
liệu số cần tính.
GV: Nhận xét đánh giá kết quả thực
hiện của học sinh
Nội dung 2:Tìm hiểu cách sử dụng
hàm tính trung bình cộng

a, GV giao nhiệm vụ cho học sinh
? Hàm tính trung bình cộng có tên là gì
?Nêu công dụng của hàm tính trung
bình cộng
?Hàm tính trung bình cộng được nhập
vào ô tính như thế nào
Yêu cầu HS tính trung bình cộng của 3
số 15, 24, 45
Yêu cầu HS thực hiện ví dụ 2 SGK
b.HS Thực hiện nhiệm vụ: HS thực
hiện trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo
giáo viên
GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc (nếu
có) của HS
c.GV tổ chức cho học sinh báo cáo
kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi
một HS đại diện báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ. HS khác lắng nghe bổ
xung và thảo luận thêm
d. GV: chốt kiến thức
Tên hàm: AVERAGE
Cú pháp:

b. Hàm tính trung bình cộng
Tên hàm: AVERAGE
Cú pháp:
= AVERAGE(a,b,c)
Trong đó các biến a, b, c được đặt cách nhau
bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô
tính hay địa chỉ khối có dữ liệu số cần tính.


17


= AVERAGE(a,b,c)
Trong đó các biến a, b, c được đặt cách
nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ
của các ô tính hay địa chỉ khối có dữ
liệu số cần tính.
GV: Nhận xét đánh giá kết quả thực
hiện của học sinh
Nội dung 3: Tìm hiểu cách sử dụng
hàm xác định giá trị lớn nhất
a, GV giao nhiệm vụ cho học sinh
? Hàm xác định giá trị lớn nhất có tên
là gì
?Nêu công dụng của hàm xác định giá
trị lớn nhất
?Hàm xác định giá trị lớn nhất được
nhập vào ô tính như thế nào
Yêu cầu HS xác định giá trị lớn nhất
của 6 số 47, 5, 64, 4, 13, 56
Yêu cầu HS thực hiện ví dụ 2 SGK
b.HS Thực hiện nhiệm vụ: HS thực
hiện trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo
giáo viên
GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc (nếu
có) của HS
c.GV tổ chức cho học sinh báo cáo
kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi

một HS đại diện báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ. HS khác lắng nghe bổ
xung và thảo luận thêm
d. GV: chốt kiến thức
Tên hàm: MAX
Cú pháp:
=MAX(a,b,c...)
Trong đó các biến a, b, c được đặt cách
nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ
của các ô tính hay địa chỉ khối có dữ
liệu số cần tính.
GV: Nhận xét đánh giá kết quả thực
hiện của học sinh
Nội dung 3: Tìm hiểu cách sử dụng
hàm xác định giá trị nhỏ nhất
a. GV giao nhiệm vụ cho học sinh

c. Hàm xác định giá trị lớn nhất
Tên hàm: MAX
Cú pháp:
=MAX(a,b,c...)
Trong đó các biến a, b, c được đặt cách nhau
bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô
tính hay địa chỉ khối có dữ liệu số cần tính.

d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất
18


? Hàm xác định giá trị nhỏ nhất có tên

là gì
?Nêu công dụng của hàm xác định giá
trị nhỏ nhất
?Hàm xác định giá trị nhỏ nhất được
nhập vào ô tính như thế nào
Yêu cầu HS xác định giá trị nhỏ nhất
của 6 số 47, 5, 64, 4, 13, 56
Yêu cầu HS thực hiện ví dụ 2 SGK
b.HS Thực hiện nhiệm vụ: HS thực
hiện trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo
giáo viên
GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc (nếu
có) của HS
c.GV tổ chức cho học sinh báo cáo
kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi
một HS đại diện báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ. HS khác lắng nghe bổ
xung và thảo luận thêm
d. GV: chốt kiến thức
Tên Hàm: MIN
Cú pháp:
=Min(a,b,c..)
Trong đó a,b,c là các dữ liệu số hay địa
chỉ của các ô tính hoặc địa chỉ khối có
dữ liệu số cần tính
GV: Nhận xét đánh giá kết quả thực
hiện của học sinh

Tên Hàm: MIN
Cú pháp:

=Min(a,b,c..)
Trong đó a,b,c là các dữ liệu số hay địa chỉ
của các ô tính hoặc địa chỉ khối có dữ liệu
số cần tính

Hoạt động 8: Thực hành
1. Mục tiêu
Sử dụng được hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN trong tính toán đơn giản
Kỹ năng: Rèn luyện việc nhập công thức. Thực hiện được việc nhập hàm vào ô tính
2. Phương thức
Luyện tập thực hành, vấn đáp, gợi mở Trực quan
3. Phương tiện
SGK, máy chiếu, máy tính
4. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 1: Sử dụng công thức

Nội dung
Bài tập 1. Lập trang tính và sử dụng công

19


a. GV giao nhiệm vụ cho học sinh
Yêu cầu HS khởi động Excel và thực
hành nhập dữ liệu như nội dung a
? Dùng công thức nào để tính điểm
trung bình của các bạn lớp em ?
? Tính điểm trung bình của cả lớp vào
trong ô dưới cùng của cột điểm trung

bình ta sử dụng công thức nào?
? Làm thế nào để lưu bảng tính với tên
Bảng_điểm_lớp_em
b.HS Thực hiện nhiệm vụ: HS thực
hiện trao đổi nhóm và chuẩn bị báo
cáo giáo viên
GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc
(nếu có) của HS
c.GV tổ chức cho học sinh báo cáo
kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi
một HS đại diện báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ. HS khác lắng nghe bổ
xung và thảo luận thêm
d. GV: chốt kiến thức, nhận xét đánh
giá kết quả thực hiện của học sinh
Nội dung 2: Nhập dữ liệu, sử dụng
công thức hoặc hàm để tính toán
a. GV giao nhiệm vụ cho học sinh
Yêu cầu học sinh Mở bảng tính So
theo doi the luc đã được lưu trong bài
thực hành 2 và tính chiều cao trung
bình, cân nặng trung bình của các bạn
trong lớp em
? Có những cách nào để tính chiều cao
trung bình và cân nặng trung bình?
b.HS Thực hiện nhiệm vụ: HS thực
hiện trao đổi nhóm và chuẩn bị báo
cáo giáo viên
GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc
(nếu có) của HS

c.GV tổ chức cho học sinh báo cáo
kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi
một HS đại diện báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ. HS khác lắng nghe bổ
xung và thảo luận thêm

thức

Bài tập2:
Mở bảng tính So theo doi the luc đã được lưu
trong bài thực hành 2 và tính chiều cao trung
bình, cân nặng trung bình của các bạn trong
lớp em. Lưu trang tính.

20


d. GV: chốt kiến thức, nhận xét đánh
giá kết quả thực hiện của học sinh
Nội dung 3: Sử dụng hàm Average, Bài tập 3 SGK-31
Max, Min
Sử dụng hàm AVERAGE, MAX, MIN
a. GV giao nhiệm vụ cho học sinh
Hãy sử dụng hàm thích hợp để tính
lại các kết quả đã tính trong Bài tập 1
và so sánh với cách tính bằng công
thức.
Sử dụng hàm AVERAGE để tính
điểm trung bình từng môn học của cả
lớp trong hàng trống phía cuối bảng.

Hãy sử dụng hàm MAX, MIN để xác
định điểm trung bình cao nhất và điểm
trung bình thấp nhất.
b.HS Thực hiện nhiệm vụ: HS thực
hiện trao đổi nhóm và chuẩn bị báo
cáo giáo viên
GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc
(nếu có) của HS
c.GV tổ chức cho học sinh báo cáo
kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi
một HS đại diện báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ. HS khác lắng nghe bổ
xung và thảo luận thêm
d. GV: chốt kiến thức, nhận xét đánh
giá kết quả thực hiện của học sinh
Nội dung 4: Lập trang tính và sử dụng
hàm SUM
Bài tập 4 SGK-40
a. GV giao nhiệm vụ cho học sinh
Lập trang tính và sử dụng hàm SUM
GV: Chiếu đề bài SGK-40
.
GV: Yêu cầu HS thực hiện nhập dữ
liệu trên máy tính cá nhân
? Bài này sử dụng những hàm nào để
tính toán?
b.HS Thực hiện nhiệm vụ: HS thực
hiện trao đổi nhóm và chuẩn bị báo
cáo giáo viên
GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc

(nếu có) của HS
21


c.GV tổ chức cho học sinh báo cáo
kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi
một HS đại diện báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ. HS khác lắng nghe bổ
xung và thảo luận thêm
d. GV: chốt kiến thức, nhận xét đánh
giá kết quả thực hiện của học sinh

Hoạt động 9: Luyện tập
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình
thành
2.Phương thức
Hoạt động cá nhân
2.Tổ chức hoạt động
a. GV giao nhiệm vụ cho học sinh
GV: Chiếu bài tập
Bài tập 1: Nhập vào các ô dữ liệu tương ứng như sau:
A1
15

B2
E26

C1
3


H2
12.5

H3
28,5

Trong các công thức sau, công thức nào sẽ thực hiện được ? Nếu thực hiện được thì
kết quả hiện ra là gì ?Công thức nào bị chương trình báo lỗi?
Ô
Công thức
Thực hiện được
Kết quả
Báo lỗi
B1
= A1/5
B4
= B2/10+1
B5
= 25+10
A5
= B5- 5
D1
=12/(B1-C1)
G1
= H2 + H3
Bài Tập 2: Cho các ô và nội dung nhập vào tương ứng như sau:
Địa chỉ ô A1 A5 B2
C1
D3

Nội dung 2
7
= A1+A5 = (12+7)/A1 = (B2+1)/10
nhập vào
a, Hãy cho biết kết quả gì sẽ được hiển thị trong các ô trên
22

D4
= (9+5)/A1


b, Thay giá trị tại A1 thành 7. Kết quả ở các ô trên sẽ thay đổi thế nào?
Bài Tập 3: Giả sử có một công việc được trả công theo giờ, mỗi giờ 10 000 đồng
Xét 2 công thức cho kết quả như nhau trong ô B5:
Công thức 1: = 10000*5;
Công thức 2: = B1*B2;
Cả hai công thức cùng cho kết quả là 50000, nhưng một trong hai công thức có ích
hơn công thức còn lại. Em có thể cho biết đó là công thức nào và tại sao ?

Bài tập 4
Cho bảng tính sau:

- Hãy lập công thức tính Tổng điểm các môn học Vào cột kết quả
- Tính điểm trung bình của Môn Toán, Lý, Hóa vào Dòng Trung bình.
- Cho biết điểm thấp nhấp và cao nhất của môn Toán
b. HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, trường hợp hết thời gian giáo viên hướng dẫn
học sinh học ở nhà
c. GV kiểm tra kết quả thực hiện của học sinh: Điều chỉnh kịp thời những vướng
mắc của HS trong quá trình thực hiện

=================//================

23



×