Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Rèn luyện kỹ năng mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.09 KB, 5 trang )

Rèn luyện kỹ năng mở bài và kết bài
trong bài văn nghị luận
Người đăng: Lê Hoà - Ngày: 04/12/2017

Để làm tốt bài viết văn nghị luận chúng ta cần có những kỹ năng về mở bài , kết bài. Mở bài
và kết bài đúng cách, ấn tượng se khiến bài viết của chúng ta hấp dẫn hơn, thuyết phục hơn.
Tech12h, sẽ cùng các bạn thực hành viết mở bài và kết bài thông qua việc hướng dẫn soạn
bài chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo!

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Mở bài
Tìm hiểu cách mở bài


Đề tài được trình bày: Giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong Vợ nhặt của
Kim Lân



Cách mở bài: mở bài gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo ra sự hấp dẫn…

Phân tích cách mở bài
Đoán định đề tài:


Mở bài 1: Quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.




Mở bài 2: Nét đặc sắc của tư tưởng, nghệ thuật bài thơ Tống biệt hành của Thâm


Tâm



Mở bài 3: Những khám phá độc đáo, sâu sắc của Nam Cao về đề tài người nông
dân trong tác phẩm Chí Phèo.

Cả 3 cách mở bài đều gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo được ấn tượng, sự lôi cuốn, hấp dẫn
người đọc hướng tới đề tài.
Yêu cầu phần mở bài


Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài.



Hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với
vấn đề được trình bày trong văn bản.

1. Tìm hiểu các phần mở bài sau đây và cho biết phần mở bài nào phù hợp với yêu
cầu trình bày vấn đề nghị luận. giải thích văn tắt lý do lựa chọn phù hợp của anh chị.
Đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim
Lân)


Mở bài (1) là mở bài chưa đạt yêu cầu: nêu những thông tin thừa, không nêu rõ vấn
đề cần trình bày trong bài viết.




Mở bài (2) Câu đầu tiên đưa thông tin không chính xác. Tuy nhiên, giới thiệu được
đề tài và định hướng được nội dung bài làm.



Mở bài (3) Đã đầy đủ thông tin và cách đặt vấn đề hay, hợp lý.

2. Đọc các phần mở bài và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.


Những mở bài trên đều đạt yêu cầu.



Ở mở bài (1) người viết nêu vấn đề bằng cách sử dụng một số tiền đề sẳn có.



Ở mở bài(2) người viết nêu vấn đề bằng cách so sánh, đối chiếu đối tượng đang
được trình bày trong văn bản với một đối tượng khác dựa trên một đặc điểm tương
đồng nổi bật để từ đó nhấn mạnh vào đối tượng cần trình bày.



Ở mở bài (3) người viết nêu vấn đề cũng bằng so sánh, liên tưởng đối tượng cần
trình bày với một số đối tượng khác có đặc điểm tương đồng nhưng chủ yếu nhấn
mạnh vào sự khác biệt

3. Phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu: Mở bài không phải là phần nêu tóm tắt toàn bộ nội
dung sẽ trình bày trong văn bản mà điều kiện quan trọng nhất là phải thông báo được một



cách ngắn gọn và chính xác về vấn đề nghị luận, gợi cho người đọc hứng thú với vấn đề sẽ
trình bày trong văn bản.

II. Kết bài
Tìm hiểu các kết bài


Đề tài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông
Đà (Nguyễn Tuân).



Cách kết bài hai phù hợp hơn với yêu cầu trình bày đề tài: Đánh giá khái quát về ý
nghĩa của hình tượng nhân vật ông lái đò, đồng thời gợi suy nghĩ, liên tưởng sâu
sắc cho người đọc.

Phân tích các kết bài


Kết bài 1: Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam
đem tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập.



Kết bài 2: ấn tượng đẹp đẽ, không bao giờ phai nhoà về hình ảnh một phố huyện
nghèo trong câu chuyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Cả hai kết bài đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của người đọc.

Yêu cầu của phần kết bà


Thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của
người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề.



Gợi lên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.

1. Tìm hiểu các kết bài và cho biết cái kết bài nào phù hợp hơn với đề nghị luận. giải
thích sự lựa chọn.
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông
Đà của Nguyễn Tuân.
Đọc 2 ngữ liệu viết về kết bài của đề bài trên trong SGK và nhận xét.


Kết bài (1) Nội dung tổng hợp một cách chung chung, chưa khái quát nổi bật hình
tượng ông lái đò cũng như nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà văn. Thiếu
phương tiện liên kết với phần thân bài.



Kết bài (2): Khá tiêu biểu, cần học tập. Phần kết bài này đã đưa ra nhận định khái
quát, mở rộng và nâng cao được đề tài. Có phương tiện liên kết rõ ràng với phần
thân bài.


2. Những phần kết sau đây đã nêu được nội dung gì của văn bản và có khả năng
tác động đến người đọc như thế nào? Tại sao?



Kết bài (1), người viết đã nêu nhận định tổng quát và khẳng định ý nghĩa vấn đề đã
trình bày: Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập ... đồng thời liên
hệ và mở rộng để làm rõ hơn khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề: Toàn thể dân
tộc .... độc lập ấy.



Kết bài (2), người viết đã nêu nhận định tổng quát bằng đoạn văn trước phần kết. Vì
thế trong phần kết chỉ cần nhấn mạnh, khẳng định lại bằng một câu văn ngắn
gọn: Hai đứa trẻđã thực hiện được điều này, đồng thời liên hệ, mở rộng và nêu nhận
định khái quát: Hơn thế nữa ...diệu kì.

Trong cả hai kết bài, người viết đều dùng các phương tiện liên kết để biểu thị quan hệ chặt
chẽ giữa kết bài và các phần trước đó của văn bản, dùng những dấu hiệu đánh dấu việc
kết thúc quá trình bày vấn đề: Vì những lẽ trên .... Hơn thế nữa ..., Bây giờ và mãi mãi sau
này
3. Chọn đáp án C- Thông báo việc trình bày vấn đề đã hoàn thành, nêu đánh giá khái
quát và gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Luyện tập
Bài tập 1: Trang 116 sgk ngữ văn 12 tập 2
So sánh sự giống và khác nhau của hai phần mở sau đây trong bài văn nghị luận về tác
phẩm Ông già và biển cả với đề bài: "Cảm nhận về số phận của con người qua hình tượng
Ông lão đánh cá Xan -ti -a- gô trong tác phẩm Ông già và biển cả của nhà văn Ơ. Hê -minh
-uê."
(1)
Ông già và biển cả (1952) là tác phẩm thể hiện rõ nét bút pháp và quan niệm nghệ thuật

của Ơ. Hê -minh -uê. Trong truyện ngắn này, tác giả đã khắc họa hình tượng Con người đối
mặt với Đại dương. Cuộc quyết đấu của ông lão đánh cá Xan -ti -a -gô trước biển ới khát
vọng lớn lao, chiến thắng phi thường và cả nỗi mất mát đau đớn là một biểu tượng đầy sức
gợi mở và ám ảnh
(2)
Ôi! biết bao thuyền viên thuyền trưởng


Buổi ra đi vui sướng đường xa
Bi kịch của con người trước biển cả cũng là bi kịch của khát vọng quá lớn và những thất bại
không thể tránh khỏi trên hành trình tìm kiếm những giá trị của tồn tại. Nhưng vì sao hành
trình ấy vẫn thôi thúc con người? Và con người ấy vẫn ra đi theo tiếng gọi của biển cả bí
ẩn?Vì sao hành trình ấy vẫn tiếp nổi không ngừng trong suốt lịch sử của loài người như một
khúc bi ca bất tận, như một bản giao hưởng diễm tuyệt? Liệu số phận của con người trong
Ông già và biển cả của Ơ. Hê - minh -uê có phải là một phần của bản giao hưởng bi tráng
đó.
=> Xem hướng dẫn giải
Bài tập 2: Trang 116 sgk ngữ văn 12 tập 2
Tại sao phần mở bài, kết bài sau chưa đạt yêu cầu? Anh chị hãy viết lại để cho nó hay hơn,
phù hợp hơn.
=> Xem hướng dẫn giải
Bài tập 3: Trang 117 sgk ngữ văn 12 tập 2
Anh (chị) hãy viết một số mở bài và kết bài khác nhau cho cùng một bài văn theo một trong
những đề bài sau:
Đề 1: Suy nghĩ của anh chị về hình tượng "sóng" và khát vọng tình yêu trong bài thơ sóng
của Xuân Quỳnh
Đề 2: Anh chị hiểu thế nào về tình yêu và khát vọng đối với tự do trong bài thơ Tự do trong
bài Tự do của nhà thơ P.Ê -luy -a.
Đề 3: Hãu lý giải nguyên nhân và ý nghĩa cả hành động quyết liệt: Mị cắt dây trói cho A Phủ
và cùng A Phủ trốn khỏi nhà thống lý Pá Tra.

=> Xem hướng dẫn giải



×