Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ông già và biển cả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.68 KB, 3 trang )

Ông già và biển cả
Người đăng: Lê Hoà - Ngày: 11/12/2017

Hình ảnh ông lão đánh cá đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là biểu
tượng đẹp về vẻ đẹp của mơ ước và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ
thành hiện thực. Sự chuyển hóa tứ bức tranh với những nét trần trụi và chân thực, giản dị
sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn -đó chính là phong cách của Hê-minh -uê. Tech12h, xin
tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo!

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả


Hê minh uê (1899- 1961), là một người trí thức được sinh ra tại Hoa Kì. Ông đã làm
rất nhiều nghề khi bước chân ra khỏi trường đại học ông đã làm nghề phóng viên.



Ông là một người rất tài năng, số lượng đề tài về văn thơ của ông rất lớn: truyện
thuyết, tiểu thuyết, hồi kí …



Ông là một nhà văn mĩ vĩ đại nhất ở thế kỉ XX, và nhiều giải thưởng cao quý khác
như giải Noben ở Mĩ…



Truyện ngắn của Hê-minh-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc
đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là "viết một áng văn xuôi đơn giản và trung
thực về con người".



2. Tác phẩm




Được xuất bản đầu tiên trên tạp chí Đời sống.



Tác phẩm gây được tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-minh-uê được trao giải Nôben.



Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "tảng băng trôi": dung lượng câu chữ ít
nhưng "khoảng trống" được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng
các lớp nghĩa cho văn bản (tác giả nói rằng tác phẩm lẽ ra dài cả 1000 trang nhưng
ông đã rút xuống chỉ còn bấy nhiêu thôi).



Đoạn trích nằm ở cuối truyện.



Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó,
người đọc cảm nhận được nhiều tầng nghĩa, đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong
việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng
của hình tượng con cá kiếm.


3. Tóm tắt đoạn trích: Suốt tám mươi tư ngày liền, ông già Xan-ti-a-gô không kiếm được
con cá nào. Mọi người dân trong làng chài ấy xem lão đã “đi đứt” vì gặp vận rủi. Vào ngày
thứ tám mươi lăm, ông lão chèo thuyền ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa.
Thế rồi, một con cá lớn tính khí kì quặc mắc mồi. Đây là một con cá kiếm khổng lồ mà ông
hằng mong ước. Khi mặt trời mọc vào ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Sau cuộc
vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm, Xan-ti-a gô giết được con cá. Con cá dài hơn
chiếc thuyền của lão. Lão nghĩ nó sẽ mang lại vận may cho mình. Nhưng lúc ông già quay
vào bờ, từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá kiếm. Ông lão phải đơn độc
chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập. Khi ông già mệt rã rời quay vào bờ thì con cá kiếm
chỉ còn trơ lại bộ xương.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Hướng dẫn học bài
Câu 1: Trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên
những đặc điểm gì về cuộc đấu tranh của ông lão và con cá kiếm.
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 2: Trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Chứng minh
rằng những chi tiết này gợi lên một sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể?
=> Xem hướng dẫn giải


Câu 3: Trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
Hãy phát hiện thêm một lớp ý nghĩa mới: Phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đối tượng bằng
giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình? Hãy tìm một
chi tiết chứng tỏ cảm nhận khác lạ ở đây. Từ đó nhận xét mối quan hệ giữa ông lão đánh
cá và con cá kiếm.
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 4: Trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2

So sánh hình anh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho
anh chị suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như là một biểu tượng?
=> Xem hướng dẫn giải

Luyện tập
Bài tập 1: trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ nào trực tiếp nói lên
hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm nữa không? Sự dụng loại ngôn từ này
có tác dụng gì khi nói lên mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm?
=> Xem hướng dẫn giải
Bài tập 2: trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
Tên tác phẩm (nguyên văn tiếng Anh: The old man and the sea) trong các bản dịch ở Việt
Nam đều được bổ sung là Ông già và biển cả nếu dịch đúng nguyên văn chỉ là ông già và
biển. Anh (chị) thích cách dịch nào hơn?
=> Xem hướng dẫn giải



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×