Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ôn tập thi THPT quốc gia môn ngữ văn chuyên đề nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.95 KB, 5 trang )

Ôn tập thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn
chuyên đề Nghị luận xã hội (Phần 2)
Người đăng: Bảo Chi - Ngày: 07/05/2017

Với sự thay đổi cấu trúc đề thi THPT Quốc gia năm 2017, dạng câu hỏi Nghị luận xã hội
thường chiếm 20% số điểm với yêu cầu khoảng 200 từ (tương ứng khoảng 20 dòng). Do
đó, để có được một bài viết hay – ngắn gọn – cô đọng – súc tích đòi hỏi các bạn cần có
những kĩ năng cơ bản sau đây:

2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Các nội dung thường tập trung những vấn đề chính:


Hiện tượng tốt có tác động tích cực (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…)



Hiện tượng xấu có tác động tiêu cực (Bạo lực học đường, tai nạn giao thông…)



Dạng đề thi nghị luận về một mẩu tin tức báo chí.

==> Vì sự khác nhau đó nên học sinh cần nhận dạng đúng câu hổi để làm bài đúng hướng.
- Nội dung cụ thể cần đạt:
Bước 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài.




Giải thích ( nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ, so


sánh…)



Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng)



Nhờ đâu em biết những biểu hiện này? (Thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng/ qua bài giảng của cô giáo/ qua chứng kiến thực tế…có thể nêu rõ em biết
qua đài nào, báo nào )



Hiện tượng diễn ra trên quy mô nào? (Diễn ra quy mô rộng (Hay hẹp) trên địa bàn
toàn quốc/ Các tỉnh thành phố/ thôn xóm/ hay nhà trường. ( có thể nêu rõ các số
liệu về người, thiệt hại… em biết)



Mức độ diễn ra? (Diễn ra thường xuyên từng ngày từng giờ Hay hạn chế trong thời
gian ngắn?)



Đối tượng tham gia thực hiện các hành vi này? (Mọi người/ thanh thiếu niên, có thể
nêu rõ số liệu về người, vụ việc… em biết )




Hãy kể hoặc miêu tả một vài thực tế về con người vi phạm những hành vi bị cấm
em chứng kiến hoặc biết?

Bước 2: Phân tích tác hại, các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề.
- Phân tích tác dụng của vấn đề nếu là hiện tượng tích cực.
- Phân tích tác hại của vấn đề nếu là hiện tượng tiêu cực.
- Phân tích cả hai mặt tích cực và hạn chế nếu đề có cả hai mặt.


Hiện tượng làm ảnh hưởng đến đời sống Xh?



Hiện tượng làm ảnh hưởng đến con người (đặc biệt học sinh) như thế nào?

Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân.
Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng., Giải pháp khắc phục
hiện tượng tiêu cực.
- Biện pháp Chung : tuyên truyền cho mọi người có nhận thức về tác dung,tác hại/ Giáo
dục cho mọi người hiểu sâu sắc và tự tuyên truyền cho nhau/ Xây dựng hành động và
hành động thực tế ứng xử trong cuộc sống ntn cho đúng.
- Biện pháp cá nhân : tự học tập nâng cao nhận thức về cuộc sống/ tìm hiểu sâu sắc về
vấn đề và kêu gọi bè bạn và cộng đồng tham gia/ xây dựng những hành động đúng trước
(vấn đề đó) trong cuộc sống/ phê phán hành vi xấu, học tập tấm gương tốt.


Ví dụ minh họa: Biển đảo và hành động của thế hệ trẻ Việt Nam.
Nội dung cần đạt
Bước 1: Miêu tả vấn đề được đề cập
- Bờ biển dài (3260 km), có thềm lục địa rộng lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Với hơn 3000

hòn đảo lớn nhỏ.
Bước 2: Phân tích vấn đề - Nêu giá trị của biển đảo đối với nước ta
- Về kinh tế:


Nguồn tài nguyên khoáng sản biển nước ta vô cùng lớn với nhiều loại có trữ lượng
lớn: dầu khí (3-4 tỉ tấn), than, cát thủy tinh…



Nguồn hải sản phong phú đa dạng và có trữ lượng lên tới khoảng 3-4 triệu tấn. Đây
là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển kinh tế biển.



Nằm trên các tuyến đường hàng không và hàng hải huyết mạch. Đó là điều kiện
thuận lợi để nước ta hội nhập với kinh tế thế giới.

- Về quân sự: Vùng biển nước ta là biên giới phía Đông và là cửa ngõ của châu Á. Là nơi
có thể tiếp cận làm bàn đạp tấn công châu Á của các thế lực thù địch. Ví dụ cụ thể: trong
lịch sử có 10/11 cuộc chiến tranh xâm lược nước ta được bắt đầu từ hướng biển.
- Tinh thần: Các truyền thuyết từ biển mang giá trị lịch sử , tâm linh to lớn như truyền thuyết
Lạc Long Quân và Âu Cơ. Hay những chiến thắng trong lịch sử: Bạch Đằng, Cồn Cỏ… và
còn có con đường huyết mạch huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển. Đó là nguồn động lực,
cổ vũ, nâng đỡ sức mạnh tinh thần cho nhân dân Việt Nam.
Bước 3: Thực trạng của ván đề
- Nêu qua về việc nhận định chủ quyền biển đảo Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa
- Hành động xâm hại chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc: vụ dàn khoan HD –
981, xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa, bắt ngư dân Việt Nam và tấn

công tàu của Việt Nam trên chính vùng biển của Việt Nam, chính sách đường lưỡi bò…
- Nhấn mạnh hành vi xâm phạm nghiêm trọng của Trung Quốc qua việc nêu ra việc vi
phạm các thỏa thuận đã kí kết: Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn
đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc (10/2011); Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
biển Đông (DOC).


Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá và hướng giải quyết vấn đề
- Bày tỏ thái độ


Nêu ra sự phẫn nộ của nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân thế giới nói chung
về hành vi xâm phạm nghiêm trọng của Trung Quốc.



Nhấn mạnh, bảo vệ chủ quyền biển đảo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân. Trong đó, thanh niên là lực lượng vô cùng quan trọng. Thế hệ trẻ hiện
nay cần thể hiện lòng yêu nước đúng cách.

- Hướng giải quyết vấn đề


Cần nghiên cứu và nhân thức một cách sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng của chủ
quyền biển đảo.



Nắm vững lịch sử Việt Nam, đặc biệt là lịch sử và địa lí liên quan đến chủ quyền
biển đảo và lịch sử về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.




Tìm hiểu các chính sách ngoại giao của Đảng và nhà nước ta về biển đảo.



Tìm hiểu nội dung của luật pháp về biển đảo theo công ước Liên Hợp Quốc về Luật
biển năm 1982.



Hưởng ứng và tích cực tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiên thông
tin đại chúng để khẳng định chủ quyền biển đảo.



Lên án một cách mạnh mẽ cũng như tham gia góp phần ngăn chặn các hành vi
xâm phạm chủ quyền biển đảonước ta.



Không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành con người Việt Nam mới với
đủ các phẩm chất tốt đẹp, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh



Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho việc trực tiếp tham gia vào công cuộc giữ gìn biển đảo
quê hương.




Tránh trường hợp vô tình tiếp tay cho kẻ địch thông qua việc tham gia các cuộc biểu
tình, bãi công…

Như vậy, để bài văn Nghị luận xã hội đạt kết quả tốt, ngoài việc đọc và sưu tầm những tài
liệu, kiến thức về các vấn đề xã hội đang diễn ra nóng hổi (như vấn đề ô nhiễm môi trường,
tai nạn giao thông, xâm hại tình dục trẻ em, thực phẩm bẩn tràn lan...) hoặc hiểu biết về
các tư tưởng đạo lí (sự ích kỉ, vô cảm, lòng dũng cảm, ham học hỏi...) chúng ta cần nắm
vững cấu trúc trình bày một bài văn. Khi chấm bài hiện nay, giáo viên thường tập trung vào
việc thí sinh có đảm bảo cấu trúc bài làm, cách thức trình bày và sự sáng tạo trong mỗi bài
văn. Biết được điều này, chúng ta cần khắc phục và phát huy những hạn chế và thế mạnh
của mình.




×