Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn kỹ nang sống: ky năng sủ dụng kéo an toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 18 trang )

UBND QUẬN TÂN PHÚ
TRƯỜNG MẦM NON
HOAANH ĐÀO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Phú, ngày 08 tháng 10 năm 2017.

ĐƠN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Xét sáng kiến đơn vị Trường Mầm non Hoa Anh Đào.

1. Tên sáng kiến: Giáo dục kĩ năng trong sinh hoạt thường ngày cho trẻ 4-5 tuổi
qua hoạt động “Sử dụng kéo an toàn khi di chuyển”.
2. Tác giả sáng kiến:
- Họ tên: Nguyễn Thị Tố Quyên
- Cơ quan, đơn vị: Trường Mầm non Hoa Anh Đào
- Địa chỉ: 18 Thống Nhất, phường Tân Thành, quận Tân Phú
- Điện thoại: 0838425842

Email:

3. Thời gian báo cáo sáng kiến: Tháng 12/2017

Tác giả sáng kiến

Nguyễn Thị Tố Quyên


UBND QUẬN TÂN PHÚ
TRƯỜNG MẦM NON
HOAANH ĐÀO



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Phú, ngày 25 tháng 12 năm 2017.

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Xét sáng kiến đơn vị Trường Mầm non Hoa Anh Đào

Tôi là tác giả:
Số
TT

Họ và tên

Chức vụ, Đơn vị

Chức

công tác

danh

Tỷ lệ đóng góp
tạo ra sáng kiến
(%)

Giáo viên
Trường Mầm non
Hoa Anh Đào
1


Bà: Nguyễn Thị Tố Quyên

18 Thống Nhất,

Giáo viên

/

phường Tân
Thành,quận Tân
Phú.
Đề nghị công nhận sáng kiến: Giáo dục kĩ năng trong sinh hoạt thường ngày
cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động “Sử dụng kéo an toàn khi di chuyển”.
Đã áp dụng tại: lớp Mẫu giáo 4-5 tuồi (Chồi 6) trường Mầm non Hoa Anh
Đào.Từ tháng 9/2017 đến cuối học kỳ I năm học 2017 – 2018
Hiệu quả chính:
- Trẻ có kĩ năng sử dụng kéo an toàn trong sinh hoạt thường ngày
- Trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động.
- Trẻ có nhiều cơ hội tham gia phát biểu ý kiến cá nhân của mình, chia sẻ và
hợp tác cùng bạn.


- Kĩ năng cầm kéo khi di chuyển: 93%
- Kĩ năng đưa kéo cho người đối diện: 85%
- Kĩ năng lấy và cất kéo: 93%
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Đơn vị áp dụng

Trường Mầm non Hoa Anh Đào

Người yêu cầu công nhận

Nguyễn Thị Tố Quyên


UBND QUẬN TÂN PHÚ
TRƯỜNG MẦM NON
HOAANH ĐÀO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Phú, ngày 25 tháng 12 năm 2017.

BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Giáo dục kĩ năng trong sinh hoạt thường ngày cho trẻ 4-5
tuổi qua hoạt động “Sử dụng kéo an toàn khi di chuyển”.
2. Các vấn đề tồn tại trước khi thực hiện sáng kiến:
Trong cuộc sống có rất nhiều kỹ năng sống khác nhau: Kĩ năng trong sinh
hoạt thường ngày, kĩ năng khi ăn uống, kĩ năng đi ra ngoài, kĩ năng giao tiếp… nếu
ta đưa tất cả các kĩ năng sống đó vào dạy trẻ cùng một lúc thì sẽ không có hiệu
quả. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên cần lựa chọn các kĩ năng sống sao cho phù
hợp với từng lứa tuổi, để dạy trẻ đạt hiệu quả cao.
Giáo dục kĩ năng trong sinh hoạt thường ngày cho trẻ là rất quan trọng, giúp
trẻ làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình, nhưng điều quan trọng hơn
nữa là việc trẻ sẽ vận dụng những kĩ năng đó như thế nào trong cuộc sống.Việc áp
dụng một cách linh hoạt các kĩ năng trong sinh hoạt cần thiết vào cuộc sống sẽ
giúp cho trẻ có những nền tảng vững chắc trong việc tạo dựng tư thế chủ động

sáng tạo của một đứa trẻ năng động. Đó cũng là cách giúp trẻ đối đầu và tìm cách
vượt qua những áp lực tâm lý về công việc, học tập cũng như các mối quan hệ
phức tạp khác trong cuộc sống. Điều này nghe tưởng như phức tạp đối với trẻ
nhưng thật ra rất đơn giản, thực tế, rất nhiều bé không biết vận dụng kĩ năng để tự
phục vụ cho mình trong sinh hoạt thường ngày. Đó là kĩ năng đơn giản như cách
rửa tay, lau mặt, cách đánh răng, cách mặc áo cài khuy, cách mặc áo chui đầu, cách
gấp quần áo… kĩ năng khó hơn như mang giày, thắt buộc dây giầy, cắm hoa, trồng
cây… kĩ năng đòi hỏi sự khéo léo như sử dụng dao, nĩa, cách sử dụng kéo an toàn


khi di chuyển… Chúng không chỉ giúp bé khéo léo mà còn góp phần “dạy” trẻ biết
yêu thiên nhiên, biết chia sẻ, rèn luyện tính kiên trì, làm việc có chủ đích.
Thực tế trong các hoạt động tại trường Mầm non, đa số trẻ đều có kĩ năng
cầm kéo cắt khá tốt nhưng cách trẻ cầm kéo khi mang đi, cách cất kéo sau khi sử
dụng xong, cách trẻ cầm kéo khi đưa cho bạn, đưa cho cô chưa đảm bảo an toàn
cho trẻ và cho người khác. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Giáo
dục kĩ năng trong sinh hoạt thường ngày cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động sử
dụng kéo an toàn khi di chuyển”.
3. Nội dung cơ bản của sáng kiến
Các hoạt động thường ngày đều có tác dụng giúp trẻ trải nghiệm, cung cấp
kinh nghiệm cho trẻ. Qua đó người giáo viên nắm bắt được kĩ năng trong sinh hoạt
của cá nhân từng trẻ như thế nào? Làm sao để hình thành thói quen “Sử dụng kéo
an toàn khi di chuyển” cho trẻ thông qua các hoạt động thường ngày? Chúng ta
cùng tìm hiểu các nội dung sau:
 Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, luyện tập “kĩ thuật động não ”
Giáo viên muốn trẻ trải nghiệm phải tổ chức tình huống như thật (logic) hiệu
quả. Thông qua các tình huống, trẻ tự suy nghĩ tìm cách giải quyết tình huống. Tôi
không nói lý thuyết quá nhiều mà cho trẻ cơ hội thực hành, điều này giúp trẻ nhớ
lâu hơn.
Ví dụ: Trong tình huống lớp được tặng một hộp quà. Hộp quà được cột bằng

những sợi dây thật là chắc. Cô hỏi trẻ: “Có cách nào để các bạn có thể xem được
bên trong hộp quà là gì không ?”. Trẻ sẽ suy nghĩ, nói lên nhiều cách để có thể mở
được hộp quà (tháo dây ra, mở bằng tay, dùng kéo cắt..). Tôi thống nhất cùng trẻ
lựa chọn cách dùng kéo cắt dây buộc là hay nhất. Cô nhờ một trẻ đi lấy kéo dùm
cô. Trẻ lấy kéo cô quan sát nhắc nhở cách trẻ đi lấy kéo, cách trẻ cầm kéo đem lại
đưa cô. Từ đó cô giúp đỡ, điều chỉnh hành vi cho trẻ kịp thời. “Con cầm kéo như
thế nào? Nếu con cầm như vậy thì điều gì có thể xảy ra? Theo con mình nên cầm
kéo ra sao?” (Khuyến khích trẻ trả lời các câu hỏi của Cô)


Lớp được chú bảo vệ tặng quà.

Trẻ sẽ suy nghĩ, nói lên cách để có
thể mở được hộp quà
Tôi tạo tình huống bên trong hộp quà lại có nhiều phần quà nhỏ khác cũng
cũng được cột chặt dây. Trẻ tiếp tục có cơ hội đi lấy kéo (cô quan sát, giúp đỡ khi
cần thiết.). Khi đã cắt xong các dây gói quà, khám phá món quà bên trong. Tôi cho
trẻ đi cất đồ dùng, cất kéo….Tôi tiếp tục quan sát trẻ. Đa số trẻ cầm kéo khi di
chuyển chưa đảm bảo an toàn (trẻ chưa đóng lưỡi kéo trước khi di chuyển, còn
cầm ở cán kéo khi di chuyển, khi di chuyển con chạy…). Tôi nhắc trực tiếp trẻ
thực hiện chưa đúng, để trẻ có thể kịp thời sửa sai và điều chỉnh hành vi của mình.


Trẻ cất kéo vào ống
Khi tất cả trẻ đã dọn dep hết đồ
dùng và đi cất kéo. Tôi quan sát thấy: Có bé cầm kéo đưa mũi kéo lên trên khi đi,
có trẻ cầm kéo vừa đi vừa chạy, có trẻ vừa cho tay vào lổ kéo vừa đi…Tất cả
những hành động đó đều rất nguy hiểm. Nên tôi đã hướng dẫn lại cho trẻ cách cầm
kéo an toàn khi di chuyển: “Đóng lưỡi kéo lại trước khi di chuyển. Khi di chuyển
các con nên cầm kéo sát vào người. Luôn luôn đi chậm và cẩn thận khi đang cầm

kéo.”

Hướng dẫn trẻ cách sử dụng kéo an toan khi di chuyển


Để quan sát xem trẻ, nắm được trẻ nào đã biết cách cầm kéo đúng khi di
chuyển, trẻ đã biết cách cất kéo vào ống đựng kéo chưa? Tôi tiếp tục tổ chức cho
trẻ đi cất kéo theo màu. Khi đó trẻ sẽ hào hứng hơn trong việc luyện tập và tôi
cũng rất dễ dàng trong việc kiểm tra xem bé nào đã biết cách cầm kéo đúng khi di
chuyển. Từ đó tôi có biện pháp khen ngợi và động viên kip thời đến những trẻ làm
tốt, luyên tập thêm cho những trẻ làm chưa tốt.

Kiểm tra
cách cầm kéo của trẻ khi di chuyển
- Giáo viên cần thu hút trẻ vào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với cô,
cùng với các bạn trong lớp như: chơi đóng vai, chơi ngoài trời, cùng làm chung
một việc nào đó, cùng chăm sóc cây, cùng sửa chữa sách… Cô tạo ra nhiều cơ hội,
tình huống để trẻ được sử dụng kéo. Qua đó cô quan sát, giúp đỡ và điều chỉnh kịp
thời hành vi cho trẻ.
Ví dụ: Trong hoạt động trong phòng thư viện. Cô đưa ra hoạt động “ Phân
loại các loại sách”. Trẻ sẽ đi lấy kéo, cắt và dán kí hiệu để phân loại sách. Trong
lúc lấy kéo về bàn có trẻ vừa cầm kéo vừa giỡn với bạn. Tôi nhẹ nhàng nhắc trẻ


không nên vừa cầm kéo vừa giỡn. Tôi hỏi trẻ: “Tại sao con không nên chạy giỡn
khi đang cầm kéo? Tôi giải thích cho trẻ tại sao không nên chạy giỡn khi đang cầm
kéo. Và nhắc nhở trẻ cẩn thận hơn ở lần sau.

Trẻ hứng thú, tích cực tham gia
vào hoạt động “phân loại sách”


Trẻ cầm kéo
đưa bạn


- Áp dụng linh hoạt các tình huống hợp lý, tạo điều kiện cho trẻ được luyện
tâp, trải nghiệm cách sử dung kéo thường xuyên, giúp trẻ hình thành kĩ năng, thói
quen trong việc sử dụng kéo an toàn khi di chuyển.
Ví dụ: Để chuẩn bị cho buổi tham quan Doanh trại Bộ đôi nhân ngày 22/12,
Tôi tổ chức cho trẻ cắt dán hoa, làm thiệp tặng các chú bộ đội.Từ đó trẻ thích thú
,tích cực tham gia hoạt động cùng nhau, qua đó tôi có thể kiểm tra được cách trẻ
cầm kéo, cách trẻ cất kéo, cách trẻ đưa kéo cho bạn…cô có thể trực tiếp kiểm tra
trẻ cũng như tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, thực hành.

Trẻ mạnh dạn trao
đổi với bạn

Trẻ vui thích đi lấy kéo để “cắt hoa” tặng chú bộ đội


Trẻ cất kéo đúng nơi qui định.
- Đối với những trẻ nhút nhát, chưa tự tin khi cầm kéo tôi thường quan tâm,
gọi trẻ trả lời nhiều hơn, khen ngợi động viên khích lệ trẻ kịp thời để giúp trẻ tự tin
với bản thân hơn. Bên cạnh những lời nói khích lệ, nêu gương, khuyến khích
những hành vi, lời nói tốt của trẻ, Tôi luôn nhẹ nhàng, khéo léo khi giáo dục dục kĩ
năng trong sinh hoạt thường ngày cho trẻ, không nên hạ thấp khả năng của trẻ,
không dọa nạt hay bắt trẻ phải làm những việc quá sức của trẻ.
Ví dụ: Trong hoạt động “ Cắt dán hàng rào” Bạn Phương nhút nhát, không
chịu đi lấy kéo về bàn cắt dán. Tôi động viên nhờ trẻ đi lấy dùm bạn Ngọc. Khi trẻ
đi lấy kéo tôi khen ngợi trẻ giúp trẻ tự tin hơn.Trẻ đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi

đưa kéo và biết cách cầm kéo đưa cho bạn (trẻ cầm ở mũi kéo và đưa phần cán kéo
cho bạn cầm). Trẻ thực hiện xong tôi động viên khen ngợi trẻ trước lớp.
+ Mình làm như thế nào?
+ Tại sao mình lại đưa phần cán kéo cho bạn?
+ Hôm nay con cầm kéo rất giỏi? Cả lớp mình vỗ tay khen bạn Phương nào.


Động viên, hướng dẫn trẻ cách cầm kéo
khi mang đi
Bên cạnh đó, để tạo thành thói quen, kỹ năng, kỹ xảo trong việc sử dụng kéo
an toàn, cụ thể là cách cầm kéo khi di chuyển trong các sinh hoạt thường ngày còn
có sự phối hợp với Cha mẹ học sinh của lớp.
- Như chúng ta đã biết môi trường tiếp xúc với trẻ chủ yếu là nhà trường và
gia đình.Vì vậy việc phối hợp giữa gia đình và giáo viên trong việc giáo dục kĩ
năng sử dụng kéo an toàn trong khi di chuyển là một việc làm hết sức cần thiết. Vì
vậy, ngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về giáo dục kĩ năng trong sinh
hoạt thường ngày cho trẻ tôi đã giới thiệu đến cha mẹ trẻ bộ sách giáo dục kĩ trong
sinh hoat thường ngày để giúp cha mẹ trẻ có nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động
giáo dục kĩ năng cho trẻ. Qua đó cha mẹ trẻ thấy được giáo dục kĩ năng trong sinh
hoạt thường ngày: cách sử dụng kéo an toàn trong khi di chuyển là như thế nào và
có biện hỗ trợ cho trẻ tại gia đình.

Giới thiệu bộ sách giáo
dục kĩ năng sống đến
cha mẹ học sinh

- Tôi trao đổi với cha mẹ trẻ về cách trò chuyên, cách khai thác những kinh
nghiệm có sẵn của trẻ.Từ đó cha mẹ trẻ hướng dẫn trẻ cách thực hiện, cách sử kéo



an toàn khi di chuyển đúng cho trẻ. Qua bản tin của lớp tôi gởi đên cha mẹ trẻ
những thông điệp ngắn gọn xúc tích làm cơ sở để CMHS hướng dẫn trẻ tại nhà.
CMHS cần sử dụng lời nói rõ ràng, câu hỏi gợi mở phối hợp cùng các cử chỉ, điệu
bộ phù hợp nhằm khuyến khích trẻ thực hiện.

Tuyên truyền với CMHS qua Bản tin của lớp
- Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dạy trẻ tính tự
lập từ bé.Tôi tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ giúp tôi dễ dàng
nắm bắt tình hình của trẻ.Tôi mạnh dạn gởi đến cha mẹ học sinh “Phiêu khảo sát”
về nôi dung thực hiện kĩ năng sử dụng kéo an toàn khi di chuyền của bé tại nhà. Từ
đó tôi có biện pháp giáo dục và rèn luyện thêm cho từng trẻ.

“Phiêu khảo sát” về nôi dung thực
hiện kĩ năng sử dụng kéo an toàn khi di
chuyền của bé tại nhà

Ví dụ: Khi trẻ ở nhà, trẻ phụ mẹ gói quà trang trí Noel. Trẻ biết lấy giúp mẹ
kéo, biết cách cầm kéo khi đi và cất kéo dùm mẹ.


Bé lấy kéo giúp mẹ
Trẻ gói quà cùng mẹ
 Hiệu quả của sáng kiến
• Đối với giáo viên:
- Giáo viên mạnh dạn và tự tin giáo duc kĩ năng trong sinh hoạt thường ngày
cho trẻ.
- Giáo viên có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình giáo dục kĩ
năng trong sinh hoạt thường ngày cho trẻ qua cách sử dụng kéo an toàn khi di
chuyển.
- Giúp giáo viên hoàn thành tốt công tác giảng dạy và có kết quả khả quan

trên trẻ.
• Đối với trẻ:
- Trẻ có kĩ năng sử dụng kéo an toàn trong sinh hoạt thường ngày.
- Trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động.
- Trẻ có nhiều cơ hội tham gia phát biểu ý kiến cá nhân của mình, chia sẻ và
hợp tác cùng bạn.


 Kết quả áp dụng:
- Áp dụng chính thức ở lớp Mẫu giáo 4- 5 tuổi (Chồi 6) Trường mầm non
Hoa Anh Đào từ tháng 9/2017 đến cuối học kỳ I năm học 2017 – 2018, với kết quả
như sau:
• Giáo viên:
- Đầu năm:
+ Chưa có nhiều sáng tạo trong tổ chức hoạt động để hướng dẫn trẻ cách
“Sử dụng kéo an toàn khi di chuyển”.
+ Chưa linh hoạt trong xử lý tình huống, chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ
được trải nghiệm, luyện tập.
- Cuối học kì I:
+ Giáo viên mạnh dạn và tự tin khi tổ chức các hoạt động “Sử dụng kéo an
toàn khi di chuyển” cho trẻ.
+ Giáo viên có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong xử lý tình huống,
tạo được nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, luyện tập cách sử dụng kéo an toàn
khi di chuyển.
• Đối với trẻ:
- Kĩ năng cầm kéo khi di chuyển:
+ Đầu năm học 2017-2018: 4/13 trẻ, tỉ lệ đạt 31%
+ Cuối học kì I: 12/13 trẻ,tỉ lệ đạt 93%
- Kĩ năng đưa kéo cho người đối diện:
+ Đầu năm học 2017-2018: 5/13 trẻ, tỉ lệ đạt 39%

+ Cuối học kì I: 11/13 Tỷ lệ đạt 85%
- Kĩ năng lấy và cất kéo:
+ Đầu năm học 2017-2018: 5/13 trẻ, tỉ lệ đạt 39%
+ Cuối học kì I: 12/13 trẻ, tỉ lệ đạt 93%
4. Các đơn vị có thể áp dụng sáng kiến:


Bản thân đã thực hiện chuyên đề "Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ trong trường mầm non" cho 57 đơn vi trường mầm non trong Quận
học tập (4 Trường Mầm non Công lâp, 16 Mầm non Tư thục, 37 Nhóm lớp
ngoài công lập). Nội dung sáng kiến rất đơn giản, thiết thực. Sáng kiến này có
thể áp dụng trong 57 đơn vị trường mầm non trên địa bàn Quận.
5. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
 Chỉ có hiệu quả trong phạm vi Đơn vị áp dụng
 Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi quận Tân Phú.

Đơn vị áp dụng

Tân Phú, ngày 25 tháng 12 năm 2017

Trường Mầm non Hoa Anh Đào

Người yêu cầu công nhận

Nguyễn Thị Tố Quyên


- Trẻ có kĩ năng sử dụng kéo an toàn trong sinh hoạt thường ngày
- Trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động.
- Trẻ có nhiều cơ hội tham gia phát biểu ý kiến cá nhân của mình, chia sẻ và

hợp tác cùng bạn.
- Kĩ năng cầm kéo khi di chuyển:
- Đầu năm 2017-2018:
- Cuối học kì I: 90%
- Kĩ năng đưa kéo cho người đối diện:


- Đầu năm 2017-2018:
- Cuối học kì I: 80%
- Kĩ năng lấy và cất kéo:
- Đầu năm học 2017-2018:
- Cuối học kì I: 95%



×