Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thực trạng và điều kiện chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại bệnh viện phổi thái bình năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.2 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ðẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

THỰC TRẠNG VÀ ðIỀU KIỆN CHĂM SÓC DINH DƯỠNG
CHO BỆNH NHÂN PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
ðIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI THÁI BÌNH
NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SỸ DINH DƯỠNG

THÁI BÌNH - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ðẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

THỰC TRẠNG VÀ ðIỀU KIỆN CHĂM SÓC DINH DƯỠNG
CHO BỆNH NHÂN PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
ðIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI THÁI BÌNH
NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Dinh dưỡng
Mã số: 8720401


Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Phong Túc
PGS. TS. Ngô Thị Nhu

THÁI BÌNH - 2018


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm
ơn ñến:
Ban Giám hiệu, Phòng ðào tạo sau ðại học, Bộ môn Nội trường ðại học Y
Dược Thái Bình, Ban Giám ñốc Bệnh viện Phổi Thái Bình ñã tạo mọi ñiều kiện
thuận lợi và giúp ñỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành
nhất tới PGS. TS Vũ Phong Túc và PGS. TS Ngô Thị Nhu những người thầy
ñã chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám ñốc, Khoa Nội 1 và các bác sỹ, ñiều
dưỡng Bệnh viện Phổi Thái Bình ñã tạo ñiều kiện cho tôi trong quá trình thực
hiện ñề tài.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới tất cả bạn bè, ñồng nghiệp ñã luôn ñộng viên,
giúp ñỡ và ủng hộ tôi ñể tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập cũng
như quá trình hoàn thành luận văn của mình.
Cuối cùng với lòng biết ơn sâu sắc, con xin gửi lời cảm ơn ñặc biệt ñến Bố,
Mẹ, Chồng, Con, những người ñã luôn ở bên con trong mọi hoàn cảnh. Gia ñình
sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc và ñộng lực to lớn giúp con vững tin bước ñi trên
con ñường sự nghiệp của mình.
Thái Bình, ngày 28 tháng 5 năm 2018

Nguyễn Thị Thùy Linh



LỜI CAM ðOAN

Tôi là: Nguyễn Thị Thùy Linh, học viên khóa ñào tạo Cao học
Chuyên ngành: Dinh dưỡng, của Trường ðại học Y Dược Thái Bình xin
cam ñoan:
1. ðây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng ñẫn của
PGS. TS Vũ Phong Túc và PGS.TS Ngô Thị Nhu
2. Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác ñã ñược công
bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác trung thực và
khách quan, ñã ñược xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những ñiều cam ñoan trên.

Thái Bình, ngày 28 tháng 5 năm 2018

Nguyễn Thị Thùy Linh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

: Body- mass index (Chỉ số khối cơ thể)

COPD : Chronic obstructive pulmonary disease
(Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
GOLD

: Global Initiative for obstructive Lung disease


IL

: Interleukin

LTTP

: Lương thực thực phẩm

MUAC : Mid Upper Arm Circumference (Chu vi vòng cánh tay)
SGA

: Subject Global Assessment

SDD

: Suy dinh dưỡng

TNF-a

: Yếu tố hoại tử khối u alpha

TKNT

: Thông khí nhân tạo


MỤC LỤC
ðẶT VẤN ðỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN………………………………………………...…….3

1.1. ðại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ................................................ 3
1.2. Tình hình mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên thế giới và Việt Nam .
........................................................................................................................... 8
1.3. Thực trạng suy dinh dưỡng và công tác chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân
tại bệnh viện ............................................................................................................ 12
1.4. Phương pháp ñánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính ................................................................................................. 16
Chương 2. ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 23
2.1. ðối tượng nghiên cứu ................................................................................ 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 34
3.1. Tình trạng dinh dưỡng và ñặc ñiểm khẩu phần của bệnh nhân mắc bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính ñang ñiều trị tại bệnh viện phổi Thái Bình ................. 34
3.2. Thực trạng ñiều kiện chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính ñang ñiều trị tại bệnh viện Phổi Thái Bình ......................... 47
Chương 4. BÀN LUẬN. ………………………………………………………54
4.1. Tình trạng dinh dưỡng và ñặc ñiểm khẩu phần của bệnh nhân mắc bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính ñang ñiều trị tại Bệnh viện phổi Thái Bình................. 54
4.2. Thực trạng ñiều kiện chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính ñang ñiều trị tại bệnh viện Phổi Thái Bình………………………..67
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73
KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. ðặc ñiểm chung của ñối tượng nghiên cứu ....................................... 34
Bảng 3.2: Giá trị trung bình một số chỉ số nhân trắc của bệnh nhân................ 355
Bảng 3.3: Phân loại tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân COPD theo BMI... 366

Bảng 3.4.Tình trạng dinh dưỡng của nhóm bệnh nhân COPD ñánh giá bằng
phương pháp SGA .......................................................................................... 377
Bảng 3.5. Tình trạng dinh dưỡng của nhóm bệnh nhân COPD ñánh giá bằng
phương pháp MNA......................................................................................... 377
Bảng 3.6: Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo chu vi vòng cánh tay ... 388
Bảng 3.7. Giá trị trung bình một số chỉ số xét nghiệm......................................... 388
Bảng 3.8.Tỷ lệ bệnh nhân giảm Albumin và protein theo nhóm tuổi .............. 389
Bảng 3.9: Mức tiêu thụ trung bình các nhóm thực phẩm bệnh nhân COPD ăn
hàng ngày ....................................................................................................... 399
Bảng 3.10: Tính cân ñối giữa các chất sinh năng lượng trong khẩu phần của
bệnh nhân COPD.................................................................................................... 40
Bảng 3.11: Giá trị năng lượng khẩu phần (Kcal/ngày) theo giới tính và nhóm
tuổi ................................................................................................................... 41
Bảng 3.12. Giá trị protein và lipid khẩu phần (g/ngày) .................................... 42
Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh nhân COPD ñạt về nhu cầu các chất sinh năng lượng
khẩu phần ......................................................................................................... 43
Bảng 3.14. Hàm lượng một số chất khoáng, vitamin trong khẩu phần .............. 43
Bảng 3.15. Tỷ lệ bệnh nhân COPD ñạt về nhu cầu các chất không sinh năng
lượng khẩu phần (n= 114) .............................................................................. 444
Bảng 3.16. Tỷ lệ (%) nhóm thực phẩm giầu ñạm có tần suất tiêu thụ thường xuyên
............................................................................................................................... 455
Bảng 3.17. Tỷ lệ (%) nhóm thực phẩm giầu ñạm thực vật có tần suất tiêu thụ
thường xuyên.................................................................................................. 466
Bảng 3.18. Tỷ lệ (%) nhóm thực phẩm giầu lipid, vitamin có tần suất tiêu thụ
thường xuyên.................................................................................................. 466
Bảng 3.19. Tỷ lệ (%)nhóm ñồ uống có tần suất tiêu thụ thường xuyên........... 477


Bảng 3.20. Tỷ lệ bệnh nhân hiện tại có sử dụng thuốc lá và rượu, bia................ 48
Bảng 3.21. Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện của tiêu hóa và hô hấp .................... 488

Bảng 3.22. Số bữa ăn, chế ñộ ăn uống của bệnh nhân....................................... 50
Bảng 3.23. Hoạt ñộng chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD tại bệnh viện
Phổi Thái Bình......................................................................................................... 52
Bảng 3.24. Phương pháp tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD .................. 53
Bảng 3.25. Ý kiến ñóng góp của cán bộ y tế về hoạt ñộng dinh dưỡng của bệnh
nhân COPD ...................................................................................................... 54


DANH MỤC BIỂU ðỒ
Biểu ñồ 3.1: Tỷ lệ bệnh nhân ñược kiểm tra cân nặng và tư vấn chế ñộ ăn khi
vào viện (n=114) .............................................................................................. 49
Biểu ñồ 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân COPD ăn theo suất ăn tại bệnh viện ................... 50
Biểu ñồ 3.3. Sự hài lòng của bệnh nhân COPD về suất ăn dinh dưỡng của bệnh viện
....................................................................................................................................... 51
Biểu ñồ 3.4. Tỷ lệ bác sỹ và ñiều dưỡng có tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân khi
vào viện............................................................................................................ 53


1

ðẶT VẤN ðỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh ñược ñặc trưng bởi
sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoặc chỉ hồi
phục một phần, sự cản trở thông khí này thường tiến triền từ từ và kèm với
ñáp ứng viêm bất thường của phổi gây nên bởi các khí hoặc các chất ñộc
hại (GOLD 2014). ðiều này ñã làm cho bệnh nhân bị giảm cân không
mong muốn, giảm khẩu phần ăn vào so với nhu cầu của cơ thể, tình trạng
này cứ kéo dài làm cho bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, lúc ñầu thì suy dinh
dưỡng nhẹ lâu dần sẽ suy dinh dưỡng nặng và dẫn ñến suy kiệt, ảnh hưởng
ñến kết quả ñiều trị và chất lượng sống của bệnh nhân.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ñến năm 1997 trên toàn thế giới ñã
có khoảng 600 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh xếp hàng
thứ tư trong các nguyên nhân gây tử vong và ñứng thứ 12 trong các nguyên
nhân gây tàn phế. Dự ñoán trong thập kỷ này số người mắc bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính sẽ tăng gấp 3-4 lần và ñến năm 2020 bệnh sẽ ñứng thứ ba
trong các nguyên nhân gây tử vong và ñứng thứ năm trong gánh nặng bệnh tật
toàn cầu [4].
Suy dinh dưỡng (SDD) là vấn ñề thường gặp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, chiếm tỷ lệ 30-60% số bệnh nhân nội trú và chiếm tỷ lệ 2040% số bệnh nhân ngoại trú. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính thiếu cân cao hơn so với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
có cân nặng bình thường, béo phì hay thừa cân [37], [55], [31].
Cung cấp chế ñộ dinh dưỡng ñủ năng lượng, hạn chế glucid làm giảm
nguy cơ giảm cân không mong muốn, phòng chống suy dinh dưỡng, cải thiện
chức năng của phổi và cơ hô hấp, rút ngắn ñược thời gian thở máy và nằm
viện, giảm chi phí nằm viện [47].


2

Bên cạnh ñó, kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính còn hạn chế. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu
ñánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhiều phương pháp khác nhau tập trung
vào ñối tượng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tại Việt Nam có rất ít
tác giả ñề cập cũng như nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cũng như ñiều kiện chăm sóc dinh dưỡng của
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính về chăm sóc dinh dưỡng.
Bệnh viện Phổi Thái Bình là bệnh viện chuyên khoa hạng II trực thuộc
Sở Y tế tỉnh Thái Bình, có nhiệm vụ khám, chữa bệnh thuộc lĩnh vực chuyên
khoa Lao và các bệnh phổi cho nhân dân trong tỉnh Thái Bình. Chưa có
nghiên cứu nào về tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn

mạn tính cũng như mô tả ñiều kiện chăm sóc dinh dưỡng thực hiện tại bệnh
viện Phổi Thái Bình.
Từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện ñề tài nghiên cứu: “Thực trạng và
ñiều kiện chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính
ñiều trị tại bệnh viện Phổi Thái Bình năm 2017”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác ñịnh tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính ñang ñiều trị tại bệnh viện phổi Thái Bình.
2. Mô tả ñiều kiện chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính ñang ñiều trị tại bệnh viện Phổi Thái Bình.


3

Chương 1.

TỔNG QUAN
1.1. ðại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1.1. ðịnh nghĩa
- COPD là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể dự phòng và ñiều trị ñược.
Bệnh ñặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục
hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan ñến
phản ứng viêm bất thường của phổi với các hạt bụi hoặc khí ñộc hại mà trong
ñó khói thuốc lá, thuốc lào ñóng vai trò hàng ñầu. [30].
ðợt cấp COPD bao gồm hai vấn ñề: Sự khởi phát cấp tính nặng lên
của các triệu chứng và cần thiết có một sự thay ñổi trong ñiều trị so với
thường nhật trên một bệnh nhân vốn bị COPD ổn ñịnh [24], [41], [44].
- Tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các ñặc ñiểm chức phận,
cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức ñáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể,

Trong ñó, người ta chỉ sử dụng những chỉ số biến ñổi nhậy trước ảnh hưởng
của dinh dưỡng ñể ñánh giá tình trạng dinh dưỡng.
Một số phương pháp ñịnh lượng chính thường ñược sử dụng trong ñánh
giá tình trạng dinh dưỡng như:
- Nhân trắc học.
- ðiều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.
- Các thăm khám thực thể/dấu hiệu lâm sàng, ñặc biệt chú ý tới các triệu
chứng thiếu dinh dưỡng kín ñáo và rõ ràng.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng chủ yếu là hoá sinh ở dịch thể và các chất
bài tiết (máu, nước tiểu...) ñể phát hiện mức bão hoà chất dinh dưỡng
1.1.2. Sinh lí bệnh học
- Tăng bài tiết chất nhầy và giảm chức năng tế bào lông chuyển.


4

- Hạn chế dòng khí thở ra.
- Căng phế nang quá mức.
- Rối loạn trao ñổi khí.
- Sự gia tăng hoạt ñộng của trung tâm hô hấp trong COPD
- Các bất thường ở cơ hô hấp
1.1.3. Chẩn ñoán
1.1.3.1. Chẩn ñoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Theo GOLD (2014), chẩn ñoán xác ñịnh COPD dựa vào các yếu tố
sau:
- Bệnh nhân ≥40 tuổi.
- Có tiền sử tiếp xúc các yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp
xúc khói bụi.
- Có triệu chứng hô hấp mạn tính: ho khạc ñờm nhiều năm, khó thở
tăng dần, hay có nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn.

- Lâm sàng: nghe phổi có rì rào phế nang giảm, có ran rít, ran ngáy,
ran nổ. Lồng ngực căng giãn, gõ vang.
- ðo chức năng thông khí phổi là tiêu chuẩn vàng ñể chẩn ñoán xác
ñịnh: rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn với các thuốc
giãn phế quản (FEV1/FVC < 0,7).
1.1.3.2 Chẩn ñoán xác ñịnh một ñợt cấp của bệnh
Trên nền một bệnh nhân COPD, các triệu chứng tiến triển nặng lên:
- Lâm sàng:
+ Khó thở: tăng lên cả khi nghỉ ngơi là triệu chứng chính của ñợt cấp
COPD, kèm theo là: khò khè, co kéo cơ hô hấp phụ.
+ Ho mạn tính
+ Khạc ñờm nhiều và/hoặc ñờm ñục.
+ Tiền sử: Phơi nhiễm với những yếu tố nguy cơ (hút thuốc, nghề+
nghiệp, môi trường sống ô nhiễm…)


5

- Cận lâm sàng:
+ XQ phổi là một xét nghiệm thường quy cho bệnh nhân ñợt cấp
COPD nhằm phát hiện những bất thường có ý nghĩa tại phổi giúp ích cho
những can thiệp ñiều trị.
+ Khí máu: rất quan trọng ñể ñánh giá mức ñộ nặng của ñợt cấp, có
thể+ ñánh giá mức ñộ giảm ô xy máu thông qua các chỉ số: PaO2 (áp lực oxy
máu ñộng mạch), SaO2 (ñộ bão hòa oxy máu ñộng mạch); ñánh giá mức ñộ
tăng carbonic máu và nhất là mức ñộ toan hô hấp cấp dựa vào các chỉ số: pH
(ñánh giá mức ñộ toan hô hấp), PaCO2 (áp lực khí CO2 máu ñộng mạch),
SaCO2 (ñộ bão hòa CO2 máu ñộng mạch). Từ ñó góp phần quyết ñịnh chỉ
ñịnh thông khí nhân tạo.
+ Thăm dò chức năng hô hấp trong ñợt cấp: nhiều hướng dẫn quốc tế

cho rằng ñây là một thăm dò quan trọng nhưng trong ñợt cấp nặng, các hướng
dẫn ñều không coi ñây là một xét nghiệm thường quy.
+ Các xét nghiệm khác: Công thức máu, cấy máu, CT scanner ngực…
ñể xác ñịnh nguyên nhân hoặc biến chứng của ñợt cấp và tìm ra các biện pháp
hỗ trợ ñiều trị ñúng ñắn.
1.1.4. Nguyên nhân và hậu quả của suy dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh nhân COPD có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng do các nguyên nhân:
- Giảm nguồn năng lượng ñưa vào: trong giai ñoạn ñầu của bệnh,
tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân chưa bị ảnh hưởng. Khi bệnh tiến triển
các triệu chứng nặng lên như: ho khạc ñờm kéo dài, khó thở tăng lên, bắt ñầu
ảnh hưởng ñến tình trạng dinh dưỡng do bệnh nhân gặp khó khăn trong vấn
ñề ăn uống, khó thở trong khi nhai, khi nuốt. Thở miệng kéo dài dẫn ñến tình
trạng khô miệng hay lo lắng trầm cảm dần dần người bệnh giảm cảm giác
thèm ăn.


6

- Tăng nhu cầu năng lượng tiêu hao: Bệnh nhân COPD luôn ñòi
hỏi cơ hô hấp làm việc gắng sức dẫn ñến tăng nhu cầu năng lượng tiêu hao từ
15- 20% so với tiêu hao năng lượng lúc nghỉ. Tác dụng phụ của một số thuốc
giãn phế quản gây khô miệng, tăng chuyển hóa, tăng tiêu thụ năng lượng.
- Yếu tố viêm: viêm hệ thống dẫn ñến hậu quả nghiêm trọng và trở
thành tâm ñiểm chính của nghiên cứu nguồn gốc suy mòn trong COPD. Nồng
ñộ các cytokine tiền viêm ñã ñược chứng minh là có liên quan chặt chẽ ñến
việc giảm cân không mong muốn. Các kết quả của nghiên cứu lâm sàng và
thực nghiệm cho thấy rằng sự giải phóng các chất trung gian gây viêm có thể
ñóng góp vào làm tăng chuyển hóa, tăng tiêu thụ năng lượng khiến cơ thể
không ñáp ứng ñủ lượng calo, cùng với tiêu thụ năng lượng khi nghỉ (REE)

tăng ở bệnh nhân COPD dẫn ñến sự thay ñổi dinh dưỡng. Cytokine ñược công
nhận là yếu tố viêm hệ thống ñược ñặc trưng bởi sự sản xuất các yếu tố gây
viêm như interleukin-6, interleukin-8 và yếu tố hoại tử khối u -alpha (TNF- a)
ñược sản xuất từ các ñại thực bào. TNF-alpha ức chế lipoprotein lipase gây
chán ăn, sốt, ñồng thời nó thúc ñẩy sự hình thành của các cytokine khác như
interleukin (IL) -1β làm tăng tiêu hao năng lượng, phân giải protein qua hoạt
hóa con ñường Ubiquitin -proteasome (UPP) phụ thuộc ATP. Con ñường
UPP này diễn ra như sau: protein trong các mô cơ thể ñược ñánh dấu ñể giáng
hóa bằng sự gắn kết ñồng trị với các phân tử ubiquitin. Các protein ñánh dấu
sẽ bị phá hủy một cách chọn lọc trong các cấu trúc ñược gọi là proteasome
Các yếu tố viêm cũng sinh ra leptin. Leptin ñược phát hiện như một
yếu tố ñiều chỉnh sự thèm ăn và nhu cầu năng lượng tiêu hao, ñược tiết kịp
thời ñể ñáp ứng với tiêu hóa, ngăn chặn sự thèm ăn và tiêu hao năng lượng.
Thực nghiệm ñã chỉ ra rằng các cytokin gây viêm như IL-1 và TNF-a gây
tăng tiết leptin. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng leptin gây ra một hiệu ứng


7

viêm, do dó sự thay ñổi nồng ñộ leptin có ảnh hưởng ñến tình trạng nhiễm
trùng.
Thay ñổi trong chuyển hóa leptin cũng có thể ñược tham gia vào sự
phát triển của những thay ñổi dinh dưỡng ở bệnh nhân ñợt cấp COPD nặng.
Leptin là một tín hiệu cho thay ñổi mô não và ngoại vi cũng như ñiều chỉnh
lượng calo, tiêu hao năng lượng cơ bản và trọng lượng cơ thể. Các kết quả của
một vài nghiên cứu ñã ñược tiến hành về vấn ñề này cho thấy tình trạng viêm
có thể làm thay ñổi sự trao ñổi chất leptin ở bệnh nhân ñợt cấp COPD nặng.
- Tình trạng thiếu oxy: bệnh nhân luôn trong tình trạng thiếu oxy,
ñặc biệt là trong giai ñoạn cấp của bệnh. Một số nghiên cứu chỉ ra cho thấy
rằng thiếu oxy có thể kích thích việc sản xuất các chất trung gian viêm và

tham gia vào làm thay ñổi chuyển hóa dinh dưỡng ở các bệnh nhân COPD.
Bệnh nhân suy dinh dưỡng sẽ khó thở dữ dội hơn, chất lượng cuộc
sống thấp và khả năng tập thể dục cũng thấp hơn.
Chỉ số khối cơ thấp và giảm cân là yếu tố nguy cơ phải nhập viện của
bệnh nhân COPD, ñôi khi nó cũng là dấu hiệu của một tiên lượng xấu trong
các ñợt cấp của bệnh và có thể là yếu tố quyết ñịnh sự cần thiết phải thở máy.
Bệnh nhân suy dinh dưỡng làm cho tỉ lệ nằm viện cao, thời gian nằm viện kéo
dài hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn.
* Hậu quả của SDD ở bệnh nhân COPD ảnh hưởng tới nhiều cơ quan
và mức ñộ khác nhau:
Trên hệ hô hấp: làm giảm tính ñàn hồi của phổi và chức năng hô
hấp, giảm khối lượng cơ hô hấp, thay ñổi cơ chế miễn dịch tại phổi và kiểm
soát hơi thở [40].
Thiếu vi chất dinh dưỡng làm gia tăng mức ñộ nghiêm trọng của
COPD, thiếu protein và sắt có thể dẫn ñến nồng ñộ hemoglobin thấp, giảm
khả năng vận chuyển oxy, góp phần làm tăng mức ñộ nặng của ñợt cấp


8

COPD. Thiếu vitamin ảnh hưởng ñến tổng hợp collagen - thành phần quan
trọng của mô liên kết tại mô phổi [40].
Tại tế bào: nhiều chức năng cơ thể có thể tổn hại do thiếu các chất,
thiếu magne, calci, phospho, kali, giảm protein và phospholipid góp phần vào
sự tổn thương phế nang. Áp lực keo tại mao mạch phế nang giảm do thiếu
protein, albumin, thiếu ñiện giải, glycoprotein dễ gây phù phổi [40].
Thay ñổi trên hệ thống miễn dịch: bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng phổi,
suy dinh dưỡng làm teo các mô bạch huyết chủ yếu ảnh hưởng ñến miễn dịch
qua trung gian tế bào, giảm số lượng bạch cầu lympho T hỗ trợ (do giảm hoạt
ñộng của IL1), giảm sản xuất lymphokine, monokine, tăng yếu tố hoại tử khối

u gây chán ăn, teo cơ bắp, chuyển hóa chất béo thay ñổi gây ức chế
lipoprotein lipase tại mô dẫn ñến hiện tượng sốt.
Bệnh nhân suy dinh dưỡng sẽ bị thay ñổi hình thái, chức năng, sức
bền cơ hô hấp và phổi: giảm hiệu suất hô hấp khi gắng sức, suy hô hấp cấp
tính, khó thở dữ dội hơn, chất lượng cuộc sống thấp và khả năng tập thể
dục cũng thấp hơn [33], [40]. Suy dinh dưỡng là yếu tố nguy cơ phải nhập
viện của bệnh nhân COPD, nó cũng là một dấu hiệu làm cho tiên lượng xấu
hơn trong các ñợt cấp của bệnh và có thể là yếu tố quyết ñịnh cho sự cần
thiết phải hỗ trợ thở máy. Nhóm bệnh nhân suy dinh dưỡng có tỷ lệ nhập
viện cao hơn, thời gian nằm viện kéo dài hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn
nhóm bệnh nhân có cân nặng bình thường [41].
1.2. Tình hình mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên thế giới và
Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong năm 1990, COPD là nguyên
nhân gây tử vong xếp hàng thứ 6 với 2,2 triệu người chết. Tính ñến năm 1997
có khoảng 600 triệu người mắc COPD và là nguyên nhân tử vong thứ 4. Theo


9

dự ñoán của WHO số người mắc bệnh sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này, gây ra
2,9 triệu người chết mỗi năm và ước tính ñến năm 2020, COPD sẽ là nguyên
nhân gây tử vong ñứng hàng thứ 3 trên toàn thế giới [30], [37], [39], [50].
Theo GOLD (2001) năm 1990, chỉ số lưu hành COPD trên toàn thế
giới là 9,34/1000 người ñối với nam và 7,33/1000 người ñối với nữ. Chỉ số
lưu hành của COPD cao nhất ở các nước sử dụng nhiều thuốc lá; tỷ lệ mắc
COPD ở nam nhiều hơn ở nữ.
Theo GOLD (2004), COPD là nguyên nhân hàng ñầu về bệnh tật và tử
vong trên toàn thế giới, một gánh nặng về kinh tế xã hội rất lớn và ñang tăng

lên từng ngày. Tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong của COPD cũng rất khác nhau ở
các nước trên thế giới, thay ñổi từng vùng, nó liên quan rất nhiều ñến tình
hình hút thuốc lá trong cộng ñồng. Theo GOLD (2006) có khoảng 1/4 người
lớn trên 40 tuổi có thể có hạn chế luồng khí thở và ñược phân loại vào giai
ñoạn I (COPD nhẹ). Tuỳ theo từng nước tỷ lệ tử vong từ 10 - 500/100.000 dân
với khoảng 6% nam và 2- 4% nữ vì COPD [33].
Nghiên cứu BOLD (2007) tiến hành tại 12 thành phố khác nhau trên
thế giới, nghiên cứu tiến hành trên 9.425 ñối tượng trên 50 tuổi, các ñối tượng
nghiên cứu trả lời bộ câu hỏi ñể phát hiện các triệu chứng hô hấp mạn tính,
tình trạng phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ, và tiêu chuẩn chẩn ñoán xác
ñịnh COPD dựa theo tiêu chuẩn của GOLD, kết quả nhận thấy tỷ lệ nữ mắc
COPD cao nhất ở Cape Town- Nam Phi với 16,7%, và thấp nhất ở Quảng
Châu- Trung Quốc với 5,1%, tỷ lệ nam mắc cao nhất ở Cape Town- Nam Phi
với 22,2% và thấp nhất ở Reykjavik- Iceland với 8,5%.
Theo Mannino.DM và cộng sự, tại Mỹ một khảo sát có tính quốc gia
trên mẫu ñại diện ở những người > 25 tuổi, dựa vào dấu hiệu rối loạn thông
khí tắc nghẽn cho thấy tỷ lệ mắc là 8,8% [32].


10

Tại Châu Âu: những nghiên cứu hiện nay cho thấy tỷ lệ mắc COPD là
khoảng 9% ở người trưởng thành, chủ yếu ở người hút thuốc lá [32]. Theo
WHO COPD gây nên tử vong ở 4.1% nam và 2.4% nữ ở châu Âu trong năm
1997 và tỷ lệ tử vong ở nữ ñã tăng lên từ năm 1980- 1990 trong các nước
vùng Bắc Âu.
Ở Anh: 15-20% nam trên 40 tuổi và 10% nữ trên 45 tuổi có ho và khạc
ñờm mạn tính, và khoảng 4% nam và 3% nữ ñược chẩn ñoán COPD. COPD
là nguyên nhân tử vong xếp thứ 5 ở Anh và xứ Wales [32], [52].
Ở các nước khu vực ðông Nam Châu Á, tần xuất mắc COPD ước tính

từ 6- 8% dân số. Tại Nhật bản, theo Bộ Y tế tỷ lệ mắc COPD năm 1996 là
0.3% thấp hơn nhiều so với nghiên cứu về dịch tễ có tính chất quốc gia
(NICE); Fukuchi Y. và cộng sự (2004) sử dụng tiêu chuẩn GOLD (2003)
nghiên cứu trên 2343 người ≥40 tuổi, nhận thấy tỷ lệ các ñối tượng có rối loạn
thông khí tắc nghẽn là 8,6% trong ñó nam: 16,4% và nữ: 5,0% [56].
Ở Trung Quốc: Thông báo một tỷ lệ ñáng kể số người mắc COPD so
với các nước khác cùng khu vực 26,2/1000 nam và 23,7/1000 nữ [54]. Theo
Ran PX và cộng sự (2005), tỷ lệ mắc COPD ở Trung Quốc là 8,2%, tỷ lệ
mắc bệnh ở nam: 12,4% và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ: 5,1% [48]. Theo ñánh giá
của hội lồng ngực ðài Loan thì có tới 16% dân số ðài Loan lứa tuổi >40
tuổi mắc bệnh này [47].
Một nghiên cứu về COPD tại 12 nước thuộc vùng Châu Á Thái Bình
Dương với mục ñích ước tính tỷ lệ COPD ở những ñối tượng từ 30 tuổi trở
lên dựa vào mức ñộ phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ gây bệnh nhận thấy tỷ
lệ mắc COPD rất khác nhau giữa các nước, trong ñó thấp nhất là 3,5% ở
Hồng Kông và Singapore, cao nhất ở Việt Nam với tỷ lệ 6,7% .


11

1.2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam trong vài năm gần ñây ñã có một số công trình nghiên
cứu về dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong cộng ñồng. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Quỳnh Loan (2002), nghiên cứu trên 2001 dân cư phường
Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội nhận thấy tỷ lệ mắc COPD ở
những người ≥35 tuổi là 1,57%; trong ñó tỷ lệ mắc ở nam giới là 2,37%; và
ở nữ giới là 0,36%; tỷ lệ viêm phế quản mạn tính ñơn thuần là 3,9%, yếu tố
nguy cơ gây COPD rõ rệt là hút thuốc lá [15].
Ngô Quý Châu và cộng sự nghiên cứu dịch tễ học COPD ở thành phố
Hà Nội trên 2.583 người tuổi ≥40 thuộc nội thành thành phố Hà Nội. Kết quả

cho thấy tỷ lệ mắc COPD chung cho hai giới là 2,0%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam
giới là 3,4% và ở nữ giới là 0,7%. ðối tượng hút thuốc có tỷ lệ mắc COPD
cao hơn hẳn, tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm mắc bệnh là 66,7% [2]. Ngô Quý
Châu và cộng sự nghiên cứu trên 2.976 ñối tượng dân cư tuổi ≥40 thuộc ngoại
thành thành phố Hải Phòng nhận thấy tỷ lệ mắc COPD chung cho hai giới là
5,65%, trong ñó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 7,91% và ở nữ giới là 3,63%.
Tỷ lệ mắc viêm phế quản mạn tính ñơn thuần là 14,4%. ðối tượng hút thuốc
có tỷ lệ mắc COPD cao hơn hẳn, tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm mắc bệnh là
72,7% [3].
Nghiên cứu của khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai (2006) cho kết quả là
tỷ lệ mắc COPD trong dân cư một số tỉnh, thành phố phía Bắc là 5,1%, trong
ñó tỷ lệ mắc ở nam giới là 6,7%, ở nữ giới là 3,3%.
Nghiên cứu của Chu Thị Hạnh (2007) về tỷ lệ mắc COPD tại ñối tượng
công nhân các nhà máy công nghiệp cho thấy tỷ lệ mắc COPD là 3% trong ñó
tỷ lệ mắc ở nam giới là 4,5% và ở nữ giới là 0,7% [7].


12

1.3. Thực trạng suy dinh dưỡng và công tác chăm sóc dinh dưỡng cho
bệnh nhân tại bệnh viện
1.3.1. Thực trạng suy dinh dưỡng trong bệnh viện
Suy dinh dưỡng là một hiện tượng phổ biến của bệnh nhân nằm viện và
ñược mô tả trong nhiều nghiên cứu dẫn ñến tăng biến chứng ñối với bệnh, kéo
dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong, tăng chi phí y tế. Theo Hiệp hội
dinh dưỡng lâm sàng và chuyển hóa Châu Âu, tỷ lệ suy dinh dưỡng chiếm 2060% người nằm viện.
Tại các nước phát triển, khi suy dinh dưỡng cộng ñồng không còn là
vẫn ñề cần quan tâm thì SDD trong bệnh viện vẫn chiếm tỷ lệ cao. Nghiên
cứu tại Canada cho thấy 31% người bệnh nhập viện có nguy cơ suy dinh
dưỡng cao, 14% có nguy cơ trung bình.

Nghiên cứu của Pirlich tại ðức cho thấy 22% bệnh nhân nằm viện bị
suy dinh dưỡng.
Tại Argentina tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện là 47%,
trong ñó suy dinh dưỡng nặng chiếm 12%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh
nhân nằm viện tại Brazil là 56,5%, trong ñó suy dinh dưỡng nặng là 17,4%,
suy dinh dưỡng trung bình là 39,1%.
Kết quả nghiên cứu tại Tây Ban Nha cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng gặp
ở khoảng 50% số người bệnh ngoại khoa.
Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm qua ñã có nhiều nghiên cứu khảo
sát tình trạng dinh dưỡng tại nhiều bệnh viện, tỷ lệ suy dinh dưỡng của người
bệnh tại bệnh viện dao ñộng khác nhau tùy theo từng loại bệnh lý, phụ thuộc
vào các ngưỡng giá trị của các công cụ ñánh giá. Theo các nghiên cứu từ năm
2010 ñến 2016 tại các bệnh viện tuyến tỉnh và một số bệnh viện tuyến Trung
ương như Bạch Mai, Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ suy dinh
dưỡng của người bệnh nằm viện khoảng 40- 50% theo thang ñánh giá SGA.


13

Một số trường hợp bệnh lý nặng như người bệnh phẫu thuật gan mật tụy,
người bệnh ăn qua sonde dạ dày, tỷ lệ suy dinh dưỡng có thể chiếm tới 70%.
Nghiên cứu của Nguyễn ðỗ Huy và Vũ Thị Bích Ngọc cho thấy trên
183 bệnh nhân tại Bệnh viện ña khoa Tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ bệnh nhân thiếu
dinh dưỡng trong bệnh viện ða khoa tỉnh Bắc Giang nếu ñánh giá bằng
phương pháp nhân trắc (BMI) là 27,7%, nếu ñánh giá bằng phương pháp SGA
tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ SDD và SDD là 47,0%. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy
cơ về SDD ñều có xu hướng tăng lên theo thời gian nằm viện khi ñánh giá
TTDD bằng nhân trắc hay ñánh giá bằng SGA [10].
Nghiên cứu của Nguyễn ðỗ Huy và Nguyễn Nhật Minh trên 267 bệnh
nhân tại Bệnh viện ña khoa tỉnh ðiện Biên, kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân

thiếu dinh dưỡng trong bệnh viện ða khoa tỉnh ðiện Biên nếu ñánh giá bằng
phương pháp nhân trắc (BMI) là 18,6%, nếu ñánh giá bằng phương pháp SGA
tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ SDD và SDD là 33,4% [9].
Một nghiên cứu trên 360 bệnh nhân ñiều trị nội trú tại hai khoa Nội
trường ðại học Y dược Huế cho kết quả tỷ lệ người bệnh có nguy cơ suy dinh
dưỡng là 38,1%, tỷ lệ suy dinh dưỡng là 24,2%.
Suy dinh dưỡng ở người bệnh còn làm thay ñổi hình thái, chức năng,
sức bền cơ hô hấp và phổi: giảm hiệu suất hô hấp khi gắng sức, suy hô hấp
cấp tính, khó thở dữ dội hơn, chất lượng cuộc sống thấp và khả năng tập thể
dục cũng thấp hơn [33], [40].
Nghiên cứu của Soler, J.J. và cộng sự cho thấy tình trạng suy dinh
dưỡng giảm chất lượng cuộc sống, làm tăng tỉ lệ nằm viện, kéo dài thời
gian thở máy, thời gian nằm viện kéo dài hơn và góp phần làm tăng tỉ lệ tử
vong cao hơn [22].
Theo Lee H và cộng sự cho thấy suy dinh dưỡng có liên quan ñến tình
trạng bệnh và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ñợt cấp COPD [36].
Nghiên cứu của Yazdanpanah L và cộng sự cho thấy mối liên quan
giữa tình trạng giảm cân và BMI với khởi phát ñợt cấp, số lần nhập viện, tỉ lệ


14

hỗ trợ thông khí nhân tạo, góp phần làm tăng tỉ lệ tử vong của bệnh nhân
COPD [51].
Nghiên cứu của Cai B và cộng sự cho kết quả ño chức năng phổi
giảm ñáng kể và thể tích thở tăng lên ñáng kể trong nhóm có chế ñộ ăn giàu
chất béo và thấp chất carbonhydrate [30].
Nghiên cứu của Malone AM chỉ ra các chức năng hô hấp gặp bất lợi
với lượng cao carbohydrate trong nuôi dưỡng tĩnh mạch và giải thích một chế
ñộ ăn ñường ruột với lượng carbohydrate thấp giúp giảm viêm ở bệnh nhân

bệnh phổi cấp tính và mạn tính [37].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Quang Minh và cộng sự
(2011) ñánh giá tình trạng dinh dưỡng (BMI) và thể tích tối ña giây (FEV1)
của bệnh nhân COPD tại phòng khám bệnh viện Thống Nhất cho kết quả
nhóm thiếu cân chiếm 35,65%; nhóm béo phì chiếm 5,42%; nhóm FEV1 <
50% có BMI là 18,42 ± 4,32; nhóm FEV1 ≥ 50% có BMI là 23,16 ± 2,36. ðề
tài này kết luận tình trạng dinh dưỡng càng thấp thì tình trạng tắc nghẽn dòng
khí càng nặng.
Nghiên cứu của Nguyễn ðức Long, Lê Diễm Tuyết cho kết quả:
67,7% bệnh nhân COPD có BMI <18,5; theo phương pháp SGA có 89,6%
bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng; 39,5% bệnh nhân có chu vi vòng cánh
tay thấp hơn bình thường [16].
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân ñợt cấp bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính tại bệnh viện Bạch Mai của ðinh Thị Phương Thảo (2015)
cho thấy bệnh nhân ñợt cấp COPD có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao: theo chỉ số
BMI chiếm 69,3%; Theo chỉ số SGA chiếm 92%; 48,1% bệnh nhân có chu vi
vòng cánh tay ở ngưỡng SDD [23].
Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh cho kết quả bệnh nhân ñợt cấp
COPD thở máy có suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao theo chỉ số BMI chiếm


15

73,7%; Theo chỉ số SGA chiếm 96,6%. Khẩu phần thực tế trước can thiệp
thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị theo bệnh nhiễm khuẩn của Bộ Y Tế
Việt Nam và bệnh COPD của Mỹ. Chỉ số prealbumin<20g/l chiếm
60,2%%; Albumin <35g/l chiếm 87,3% [21].
1.3.2. Thực trạng công tác chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân tại
bệnh viện
Hiện nay, vấn ñề dinh dưỡng trong bệnh viện vẫn chưa ñược quan tâm

ñúng mức. Thông tin về tình hình dinh dưỡng của bệnh nhân mới nhập viện
nói chung và theo từng khoa phòng nói riêng còn rất hạn chế.
Kết quả nghiên cứu của Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho thấy tổ chức
dinh dưỡng tiết chế hiện nay chưa ñược hoàn thiện ở nhiều bệnh viện. Cơ sở
vật chất và phương tiện phục vụ dinh dưỡng còn thiếu thốn. Công tác tư vấn,
giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng bị hạn chế do nhiều bệnh viện không có
phòng tư vấn dinh dưỡng riêng, chưa có góc tư vấn dinh dưỡng ở các khoa và
thiếu dụng cụ, mô hình ñể tư vấn cho người bệnh. Nhiều nhiệm vụ chuyên
môn chăm sóc về dinh dưỡng chưa ñược thực hiện ñầy ñủ theo quy ñịnh.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Khang, Nguyễn ðỗ Huy (2009) về thực
trạng hiểu biết và thực hành dinh dưỡng của người chăm sóc bệnh nhân trong
bệnh viện tại Bệnh viện ña khoa tỉnh Hải Dương cho thấy tỷ lệ bệnh nhân
ñược tư vấn dinh dưỡng trong thời gian nằm viện là rất thấp (26,5%), tỷ lệ
mua thức ăn của căng tin bệnh viện ñạt 10,9%. Có tới 90,7% thấy sự cần thiết
của Khoa dinh dưỡng trong bệnh viện, nếu có Khoa Dinh dưỡng thì 40,4%
lựa chọn thức ăn cho bệnh nhân từ Khoa Dinh dưỡng bệnh viện [13].
Một nghiên cứu về tình hình quản lý bữa ăn và tư vấn dinh dưỡng cho
người cao tuổi tại Viện Lão khoa Trung ương năm 2013 cho thấy 75% người
bệnh ñã ăn ở cửa hàng bên ngoài bệnh viện, 21% ăn gia ñình nấu ăn, chỉ có
4% số người bệnh ñã ăn trong bệnh viện, 68,5% không có cảm giác ngon


16

miệng, 80% người bệnh không thể ăn hết suất ăn và 63% người bệnh bị hạn
chế chế ñộ ăn uống khi ăn trong bệnh viện. Tỷ lệ tư vấn dinh dưỡng tại bệnh
viện là 26,5% và chủ yếu là do bác sỹ (64,2%). Nguồn thông tin người bệnh
dựa vào ñể lựa chọn chế ñộ ăn uống là cán bộ y tế chiếm 50,0%.
Nghiên cứu thực trạng chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ñiều trị tại
các khoa hệ nội tại bệnh viện ða khoa tỉnh Thái Bình cho thấy có 41% bệnh

nhân cần có chế ñộ ăn kiêng và có 41,9% bệnh nhân cần có chế ñộ ăn bồi
dưỡng, nhưng chỉ có 69,4% bệnh nhân ñược các nhân viên y tế tư vấn về chế
ñộ dinh dưỡng, trong ñó có 14,5% số bệnh nhân ñược hướng dẫn chế ñộ ăn
ñặc thù theo bệnh. ðánh giá mức ñộ cần thiết hướng dẫn chế ñộ dinh dưỡng
có 76,7% bệnh nhân cho rằng rất cần thiết, nhưng chỉ có 45,2% bệnh nhân
ñược nhận sự hướng dẫn một cách ñầy ñủ, ñặc biệt có 18,5% bệnh nhân cho
rằng rất khó thực hiện.
1.4. Phương pháp ñánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính
Có nhiều quan ñiểm tranh cãi giữa mối quan hệ nhân quả chính xác
giữa suy dinh dưỡng và bệnh COPD. Vì suy dinh dưỡng có thể là hậu quả của
mức ñộ nghiêm trọng của bệnh, hiệu quả của việc hỗ trợ dinh dưỡng cũng ñã
ñược tranh cãi. Tư duy truyền thống có xu hướng coi giảm cân là hậu quả của
COPD. Có những phân tích như vậy kết luận rằng hỗ trợ dinh dưỡng có tác
ñộng ñáng kể việc cải thiện các biện pháp nhân trắc học, chẳng hạn như trọng
lượng và khối lượng cơ bắp.
Trong thực tế 25% ñến 40% bệnh nhân CODP ñều có tình trạng suy
dinh dưỡng. Trọng lượng cơ thể thấp và khối lượng chất béo thấp (FFM) ñã
ñược công nhận là yếu tố không thuận lợi ở bệnh nhân COPD.
Không có xét nghiệm duy nhất nào chẩn ñoán xác ñịnh tình trạng
dinh dưỡng, nhưng chỉ số khối cơ thể, chế ñộ ăn uống, phương pháp nhân trắc


×