Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Một số đề tập làm văn tham khảo học kì 1 lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.06 KB, 16 trang )

Một số đề tập làm văn tham khảo
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy cô
Mở bài
- Quyết định sự thành công của một học sinh, của một con người luôn là người thầy
thân thương.
- Nổi bật hơn cả đó chính là tình nghĩa thầy trò với truyền thống "Tôn sư trọng đạo”.
II. Thân bài
1. Miêu tả
- Vóc dáng, ngoại hình: Cao ráo, hơi gầy với trang phục đơn sơ (áo sơ mi, quần tây).
- Đôi mắt: Sâu thấm chất chứa biết bao thăng trầm của cuộc sống.
- Mái tóc: Pha sương, điểm vài sợi bạc vì phấn, vì bao tâm huyết gửi gắm đến các em
học sinh của mình.
- Gương mặt: Gầy gầy, xương xương.
- Bên cạnh đó là một chiếc cặp, chiếc xe đạp cộc cạch mỗi ngày thầy chạy đến trường.
- Ôi! Thật đáng kính trọng biết bao người thầy của tôi.
- Khi ở trên lớp, thầy đưa từng nét chữ như “rồng bay phượng múa”, điêu luyện từng
nét chữ thật đẹp. Học sinh chúng tôi ai ai cũng mê mẩn.
- Giọng thầy giảng bài nghe thật ấm áp, dịu dàng đầy trìu mến, yêu thương.
- Ở mỗi bài học mà thầy mang đến cho chúng tôi là cả một bầu nhiệt huyết với những
bài học đạo đức rất hay mà chúng tôi mong muốn được học hỏi.
2. Kể kỉ niệm em có ấn tượng sâu sắc nhất.
- Có lần, một bạn trong lớp đột nhiên gây hấn với bạn khác. Tình hình rất gay gắt và
cá lớp nhốn nháo hẳn lên.
- Thầy bước vào lớp và nhìn thấy sự việc nhưng thầy thật tâm lí khi gọi riêng hai bạn
ấy ra ngoài để thầy nói chuyện nhẹ nhàng, khuyên bảo các bạn không được như vậy nữa.
- Nhờ có thầy mà hai bạn đã giảng hòa với nhau và trở thành đôi bạn rất thân với nhau
nữa.
3. Trên cơ sở câu chuyện bộc lộ cảm nghĩ về thầy
- Bên cạnh cha mẹ thì thầy cô là người dìu dắt ta trưởng thành.
- Thầy cô dạy ta kiến thức để sau này xây dựng tương lai.
- Thầy dạy cho ta những giá trị đạo đức, đạo lí làm người.


- Bộc lộ lòng biết ơn: Tôi thật sự ngưỡng mộ và thần tượng thầy lắm.
- Mong ước của tôi là năm học sau tôi lại được thầy giảng dạy, được thầy yêu thương
và quan tâm như năm học này.
III. Kết bài
- Dẫu bây giờ tôi không còn được học thầy nữa nhưng bao kỉ niệm trong tôi về người
thầy đáng kính sẽ không bao giờ phai nhòa.
- Tôi luôn tự hứa với bản thân mình sẽ luôn phấn đấu học tốt để không phụ lòng cha
mẹ và đặc biệt là người thầy thuở nào của tôi.
1


Đề 2: Cảm nghĩ về mái trường
Mở bài
“Em yêu trường em với bao bạn thân và cô giáo hiền…”
Mỗi khi những ca từ trên vang lên là tình yêu mái trường THCS Trần Đại Nghĩa lại
dân trào lên trong lòng em. Đó là ngôi nhà thứ hai của em. Nhuwcng năm tháng học tập và
vui chơi ở mái trường này sẽ là những kí ức đẹp đẽ theo em đến suốt cuộc đời này.
Thân bài
Hằng ngày, em đi trên con đường…. rợp mát bóng cây đến với mái trường thân
yêu. Trường em tọa lạc tại An Thạnh, Thuận An.
Em yêu cánh cổng trường ( miêu tả màu sắc, chất liệu) ngày ngày chào đón em
và các bạn vào học. Sau cánh cổng ấy là cả một thế giới kì diệu của tuổi thơ chúng em. Đó
là thế giới của những tri thức khoa học mới mẻ, quý giá mà hằng thầy cô tận tình dạy bảo
chúng em. Những tri thức ấy là hành trang để chudng em bước vào đời, đi tới tương lai tốt
đẹp của mình.
Em thích nhất giờ học của cô Ngân. Em say mê, hứng thú với những kiến thức
về lịch sử quý báu mà cô đã truyền đạt cho em. Em như sống lại những tháng này hào hùng
khi quân ta đại thắng quan Nam Hán, quân Nguyên-Mông. Em tự hào là con cháu nước
Việt.
Em còn yêu cả những giờ Văn của cô….Những câu truyện ngắn xúc động giàu

giá trị nhân văn, những câu ca dao, tục ngữ chứa đựng những lời khuyên bảo hữu ích đã
giúp em hiểu thêm về cuộc sống. Những trang sách đẹp đẽ, bí ẩn đã mang đến cho em
những trại nghiệm thực tiễn, khơi dậy trong em tình yêu nước, yêu thiên nhiên, yêu gia
đình…
Mái trường còn là thế giới của tình thầy trò, tình bạn chân thành tha thiết.( Kể
một kỉ niệm về tình thầy trò, tình bạn).
Em yêu trường em, em yêu hàng phượng vĩ đỏ rực mỗi khi hè về. Em yêu
những hàng cây xanh như những chiếc dù khủng lồ che mát cho chúng em và những giờ ra
chơi. Em yêu những buổi chào cờ đầu tuần được cất cao lời ca hùng hồn và nhìn ngắm lá
cờ tổ quốc phất phới tung bay trong nắng sớm. Trong những giây phúc hát bài Quốc ca
thiên liêng ấy em tự hào về tổ quốc về dân tộc Việt Nam quá!
Mọi thứ ở trường đều gắn bó với em nhưng em yêu nhất vẫn là lớp học 7…
của mình. Lớp học của em luôn gọn gàn, sạch sẽ trở nên xinh tươi hơn khi được đểm tô
bằng những chậu hoa trên cửa sổ. Lớp học này như nhà của em. Thầy cô như cha mẹ của
em và bạn bè như anh em thân thiết trong một nhà.
Kết bài: Mỗi khi nhìn thấy hoa phượng nở, em lại phải tạm xa ngôi trường thân yêu
của mình. Em nhớ cái bàn, cái ghế, hàng cây, thầy cô và các bạn lắm! Ôi! Mái trường thân
yêu, em sẽ nhớ mãi những kỉ niệm nơi đây.

2


Đề 3: Cảm nghĩ về một món đồ chơi em thích
Mở bài
“Tút..tút..” em tôi đang mân mê chiếc kèn đủ màu trên tay, còn tôi thì đang mãi ngắm
món đồ chơi của tôi. Tôi chẳng tài nào hiểu nổi, khi tôi lớn tồng ngồng thế này nhưng vẫn
thích đồ chơi. Đặc biệt là “Cọp” – tên của chú hổ bông mà tôi thích nhất.
Thân bài
Tôi không nhớ rõ Cọp đã ở nhà tôi được bao lâu, có thể chú bằng tuổi tôi chăng? Tôi
chỉ biết rằng dù đã cũ, nhưng Cọp vẫn là món đồ chời mà tôi thích nhất.

Chú Cọp ấy chỉ cao chừng hơn một mét. Hồi tôi còn nhỏ, tôi luôn thích so sánh chiều
cao với Cọp. Lúc ấy, Cọp dường như cao bằng tôi, nhưng bây giờ chú thấp hơn tôi rất
nhiều. Tôi thích nhất là bộ lông ngắn, nhưng rất mềm mại của Cọp. Nền lông màu trắng
cùng với nhiều vằn xen kẽ, trong thật bắt mắt. Cọp có đôi tai hình tròn ngộ nghĩnh. Đôi mắt
tròn xoe màu nâu đen long lanh như hạt nhãn. Nhưng tôi luôn cảm thấy tiếc khi nhìn vào
đôi mắt ấy. Nó vốn dĩ là một hạt nhãn long lanh, thế mà tôi lại phá hỏng nên mẹ đã thay vào
đó chiếc cúc áo. Vì vậy mà tôi thương Cọp vô cùng. Yêu nhất là chiếc mũi màu hồng hồng,
mềm mềm của chú. Chú còn có chiếc đuôi ngắn ngủn trong như đang lắc lư vậy.
Kể kỉ niệm sâu sắc với món đồ chơi đó.
Tôi mếm Cọp đến nỗi mỗi khi đi ngủ mà không có Cọp kế bên tôi gần như không thể
ngủ được. Những lúc như vậy tôi càng nhớ đến cái ấm áp mềm mại mà Cọp mang lại cho
tôi trong những giấc ngủ của tôi. Nhiều khi đi du lich tôi muốn mang chú theo cùng nhưng
chú to quá khiến tôi đành ngậm ngùi bỏ lại. Bây giờ trong chú cũ kĩ lắm rồi, mẹ muốn tôi
mua một chú gấu bông mới để mẹ vứt Cọp đi. Nhưng tôi nghĩ chắc chẳng có chú gấu nào
hoàn hảo như Cọp. Tôi lo sợ mẹ sẽ vứt Cọp đi. Thật may mắn khi mẹ hiểu ý tôi nên chẳng
vứt Cọp. Thật may mắn khi cọp vẫn còn nằm trong căn phòng nhỏ của tôi.
Kết bài
Tôi yêu Cọp lắm! Quý hơn bất cứ món đồ chơi nào mà tôi từng có. Nếu một ngày
không được ôm Cọp khi ngủ, không được nhìn thấy khuôn mặt lem luốc đáng yêu của Cọp
nữa tôi sẽ buồn lắm. Ước gì Cọp thân yêu sẽ mãi bên tôi!
Đề 4. Cảm nghĩ về mẹ
Ai sinh ra trên đời này cũng có mẹ, và tôi cũng thế… Tuổi thơ của tôi là những tháng
ngày hạnh phúc và vui vẻ, tôi được sống trong một gia đình có ba có mẹ; tôi luôn được
nâng niu và che trở như một cô công chúa nhỏ. Hàng ngày, tôi được sự dìu dắt của cha; sự
chăm sóc của mẹ; tuổi thơ cứ như thế êm đềm trôi qua. Trong trí nhớ của tôi, mẹ luôn là
người bên tôi trong những sự kiện quan trọng nhất của cuộc đời. Công ơn sinh thành và
những lời dạy dỗ của mẹ tôi không bao giờ quên và những lời dạy của mẹ sẽ luôn bên tôi
trong mọi hành trình mà tôi đến.
Tôi còn nhớ rất rõ hình ảnh mẹ dắt tay tôi đến trường mẫu giáo, ở nơi đó gặp toàn
người lạ lẫm: bạn bè mới, cô giáo cũng là người xa lạ; tôi đã khóc rất nhiều,làm loạn tất cả

3


mọi thứ lên và còn đòi về làm cô giáo luống cuống, không biết phải xử sự thế nào. Mẹ ôm
lấy tôi, dỗ tôi nín và nói là mẹ ở đây thôi không có đi đâu hết, thế là tôi mới bịn rịn theo cô
giáo vô lớp học. Mẹ đứng đó cho tới khi tôi không còn sợ nữa và đã quen hơn thì mới an
tâm ra về.
Còn nhớ những lúc trái gió trở trời, chân tôi nhức không thể nào mà chịu được, mẹ ân
cần xoa bóp cho tới khi tôi được cảm thấy thoải mái mới thôi. Lại nhớ về những lần tôi
bướng bỉnh, hay gây gổ với bạn bè mà còn cãi lại mẹ, những lúc đó mẹ buồn lắm, mẹ không
nói gì mà chỉ lẳng lặng đi chỗ khác lau nước mắt vì buồn tôi qua, xong mọi chuyện lại cười
nói vui vẻ và kiếm gì đó cho tôi ăn… Những lúc đó tôi buồn lắm, hối hận lắm vì thà rằng
mẹ cứ đánh mắng tôi, la lối tôi thì tôi sẽ lại bướng bỉnh và cứng đầu để thỏa mãn sự ương
ngạnh của mình. Và tôi khóc, khóc nhiều lắm, cái miệng lí nhí nói lời xin lỗi mẹ và tự hứa
với lòng mình rằng sẽ không để mẹ buồn vì mình nữa. Mẹ cười ôm tôi vào lòng và chấp
nhận những thiếu sót của con mẹ một cách nhân hậu và hiền từ. Còn nhiều và còn nhiều
những kỉ niệm khác nữa mà tôi không thể nào nhớ hết được, chỉ biết là mẹ luôn nhân từ,
chậm giận, giàu tình thương và luôn yêu thương tôi trước sau không hề thay đôi.
Bây giờ tôi đã là học sinh lớp 7, đã khôn lớn và hiểu biết hơn xưa. Thời gian của tôi
bây giờ là ở trên trường lớp và đi gặp bạn bè nhiều hơn, tôi không còn giành nhiều thời gian
ở với mẹ như trước. Hôm nay là ngày nghỉ, được dịp ở nhà phụ mẹ nấu cơm tôi mới có thời
gian trò chuyện và quan sát mẹ kĩ hơn. Mẹ già đi nhiều quá, phải chăng mẹ già đi để đổi sự
khôn lớn và trưởng thành hơn của tôi. Đôi tay mẹ gầy hẳn và chai sạn những vết sần do
công việc đồng áng vất vả. Làn da mẹ không còn được hồng hào và trắng trẻo như khi xưa
nữa mà đã hiện lên những dấu hiệu của tuổi tác, những nếp nhăn nhỏ và những dấu chân
chim cũng đang dần ngự trị trên khuôn mặt vẫn mang đầy phúc hậu của mẹ tôi. Thật đau
lòng khi bấy lâu nay tôi chỉ biết nghĩ tới mình mà không dành nhiều thời gian cho mẹ, tôi
chỉ nhờ mẹ cho ý kiến những lúc tôi cần và còn lại thì dành hết thời gian cho công việc cá
nhân, cho đám bạn và cho việc học hành mà vô tình quên mất người vẫn luôn âm thầm theo
dõi và lo lắng từng miếng ăn giấc ngủ hằng ngày cho mình. Tôi tự hứa với lòng mình là kể

từ nay về sau, tôi sẽ cố gắng học hành thật tốt không phụ sự mong chờ của mẹ và mỗi khi
có thời gian rảnh thì sẽ giành thời gian cho người mẹ yêu dấu của mình. Với mẹ thì chỉ cần
một lời quan tâm, thăm hỏi của những đứa con mình bé bỏng và chúng tôi khôn lớn, học
hành thật tốt là mẹ đã vui vẻ rồi. Niềm vui của mẹ thật đơn sơ nhỏ bé!
Bao lần xem trên ti vi, thấy các bạn nhỏ mồ côi không cha, không mẹ, không có họ
hàng thân thiết, nơi ăn chốn ở và không có nơi nương tựa. Các bạn ấy phải đi bán những
thanh kẹo cao su, những tấm vé số… để kiếm ăn sống qua ngày. Tội nghiệp các bạn nhỏ ấy
làm sao! Bây giờ tôi mới biết mình thật may mắn. Tôi có cha mẹ và có cả một gia đình êm
ấm, hạnh phúc trong vòng tay che chở của cha mẹ. Tôi muốn nói thật nhiều với mẹ: “Mẹ ơi,
con yêu mẹ nhiều lắm!” Đúng là: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ”.

4


Đề 5. Biểu cảm về hoa phượng
Hẳn mọi người cũng biết mỗi khi mặt trời bắt đầu chiếu những tia nắng chói trang
xuống mặt đất, tiếng ve vang lên gọi hè thì cũng là lúc hoa phượng nở rực trời. Hoa phượng
rất gần gũi và thân quen với tuổi học trò, nó gắn liền với những kỉ niệm vui buồn của học
trò chúng em
Hầu như trong trường nào cũng trồng một vài cây phượng. Trường của tôi cây phượng
được trồng ở giữa sân, dịu hiền với chiếc mũ bông đỏ thắm màu hoa. Thân cây cao to khoác
nên mình chiếc áo nâu xù xì,mốc meo màu thời gian. Thời gian trôi, thấm thoắt mà cũng
đến mùa thi,tôi nhớ khi trên vòm cây kia ve râm ran tiếng hát là phượng bắt đầu lấp ló
những bóng lửa hồng. Phượng ra hoa. Hoa phượng có năm cánh,nở đồng loạt, từng cánh
son mềm mịn như nhung kết thành từng bông, từng chùm,từng tán lớn xòe ra như muôn
ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Giữa những cánh bướm thắm là nhị hoa dài phủ phấn
vàng e lệ.
Trong khung trời trong xanh không gợn mây trôi hoa phượng hồng thắm nổi bật lên
kiêu sa mà dễ thương đến lạ. tôi nhớ lại mùi hương hoa phượng không nồng nàn như hồng
nhung mà mang một mùi riêng rất riêng chỉ thoảng nhẹ trong gió làm lắng đọng bao tâm

hồn học trò…
Vào những ngày hè nắng như đổ lửa, phượng dang những cánh tay khẳng khiu mộc
mạc chở che cho chúng tôi. Vẳng đâu đây bên tai tôi vẫn là những tiếng cười đùa vui vẻ của
bạn học sinh cấp. Tôi nhớ những mùa hoa phượng rơi, phượng thả từng cánh son của mình
xuống sân trường tạo thành một cơn mưa mang sắc đỏ của hoa phượng.Từng cánh phượng
hồng rơi nhè nhẹ như ánh lên những tia nắng hè đếm từng giây phút xa bạn học sinh. Ba
tháng hè dài đằng đẵng, không tiếng thầy giảng, không tiếng chuyện trò, không tiếng trống
trường, phượng trống vắng. Hẳn là hoa phượng đang buồn đang khóc!
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi có rất nhiều kỉ niệm với cây phượng. Nhớ
lắm những giờ ra chơi,lũ học trò quây quần bên gốc phượng. Nhớ lắm ngày chia tay,
“những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng”, chở cả tiếng cười giòn tan trong nắng,chở cả nỗi
nhớ, nỗi buồn sầu chia li. Nhớ lắm cánh phượng mong manh ép chặt trong trang lưu bút,
lưu giữ lại một thời hồn nhiên, mơ mộng của tôi. Nhớ lắm những chiều tan trường, mái tóc
tôi bay bay trong gió, đùa giỡn với lá phượng vấn vương trên tóc.
Mỗi khi nhìn phượng rơi mà lòng em lại chênh vênh một nỗi buồn nôn nao khó tả, đó
là dấu hiệu báo với chúng tôi rằng, chúng tôi sắp xa trường, xa bạn rồi. Cánh phượng mỏng
nhưng màu hoa thì đỏ thắm, không phai nhạt, cũng giống như tình cảm học trò với thầy cô,
với bè bạn thân yêu không bao giờ phai nhạt.
Đề 6. Cảm nghĩ bài thơ Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó
tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong
buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.
5


Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Nguyên tắc như sau:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thành:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)
Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên
phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị
tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang
lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người
đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.
Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua
một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về
chủ quyền đất nước:
Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi nước Nam vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân
Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật
đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân ta phải gian khổ đấu tranh bao đời chống giặc ngoại
xâm mới giành lại được.
Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Đại Việt đã nhiều lần
khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói
hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không
chấp nhận.
Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xưng danh là nước Nam với chủ ý gạt
bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện vẫn tồn tịa trong đầu óc lũ cướp nước bấy
lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế)
cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xưng là thiên tử
(con trời), coi thường vua các nước chư hầu gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam

vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất
nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân
ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do
đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.

6


Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải "dấy
binh hỏi tội". Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội...
nhằm chuẩn bị cho cuộc xâm lược của kẻ thù ngay bên đất chúng. Cho nên Lí Thường Kiệt
nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết
giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần
chúng.
Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ
sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia
cho vua Nam có riêng bờ cõi.
Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên
trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do thiên định nên thiêng liêng và bất khả xâm
phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm
gái trị.
Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? (Giặc dữ cớ sao phạm đến
đây?) là câu hỏi nghiêm khắc đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam
không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc ( rõ ràng, minh bạch) trên
sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại
dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa bực tức vừa khinh bỉ của tác giả. Bực tức
vì tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời?
Khinh bỉ vì coi chúng là nghịchlỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng. Gọi chúng là
nghịch lỗ tức là tác giả đã dặt dân tộc Việt Nam vào tư thế chủ nhà và tin rằng có đủ sức
mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập.

Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ
thuật đối lập giữa cai phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự
phân chia minh bạch ở sách trời.
Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhát định phải tan vỡ), ý
thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất
yếu của quân ta.
Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích
danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ
dưới hàm ý coi thường, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y
như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không
chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy,
quân ta đau phải dễ đánh bại nhưng vì hàng động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ
bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh
quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút.
Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư có nghĩa là :
Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là
điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm phạm tới điều thiêng liêng nhất của
đạo trời và lòng người.
7


Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước
Nam đã được tác giả khẳng định bằng tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.
Bài Thơ Thần ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể.
Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế
gay go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần
quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng
tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng liêng, máu sôi lên và
khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.
Tính chân lí của bài thơ có giá trị vinhc hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập

của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó
hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm
lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến
đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.
Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép
chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự
bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.
Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan tham vọng xâm
lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần
thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí
Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt
Nam.
Đề 7. Cảm nghĩ bài thơ Bánh trôi nước
Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút
cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác.
Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua
cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ
như vậy:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thế hiện vẻ
đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà
vẫn giữ trọn phẩm giá của mình.
Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên
tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước - loại bánh dân gian xưa cho là tinh
khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa
chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp
(trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm, nổi), số

8


phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên
một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng
trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người - người phụ nữ. Người con gái hình thể
đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu hiền hoà.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng
cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả.
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình,
cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ
chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn
bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi
ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng
minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp:
trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.
Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã
hội nhào nặn xô đẩy:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Dù cuộc đời có phũ phàng, bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của
mình.
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói
được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính
là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc
được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.
Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ
Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối

lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.
Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.
Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế
nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ
trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng
trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để
giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu
cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống
còn đối với họ.
Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam
tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm
phục, trân trọng.

9


Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương
đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu.
Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và
giá trị nhân phẩm của mình.
Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là
tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xã hội xưa và khẳng định phẩm
giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của
chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm
Đề 8. Cảm nghĩ bài thơ Bạn đến chơi nhà
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần
(đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyến chỉ sử
dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần
luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là
phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ

khả năng sáng tạo của nhà thơ.
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”
Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi chân tình của hai người bạn thân lâu
lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên kaho khát có
bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế mà khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực
sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể
hiện sựu gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng
ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó : Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới
chơi nhà, thật là quý hóa ! Vậy mà... thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác thông cảm mà
vui lòng đại xá cho !
Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo Chiêm mất đằng
chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn cũ tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ ; bởi thói
đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý
giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình.
Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nahf phải có nước có trầu tiếp
khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm, mời rượu. Ở
chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra ? Cái
hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.”
Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới
tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý : "Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu
không đi được", liệu có mất lòng nhau ? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà
đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn cả nhưng ngặt nỗi:
“Ao sâu, sóng cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
10


Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”
Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn : Cá thì nhiều đấy,

nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì
đều chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp
sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa
đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu
vậy. Nhưng giở đến trầu thì trầu đã hết tự bao giờ:
“Đầu trò tiếp khách trầu không có”
Xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự
loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn
quê mùa.
Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ
toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được
thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp
đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất, còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới
thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ
quan chăng ?!
Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và
cái nghèo ấy dễ gì che giấu được ! Bạn biêt ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn
tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng ! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của
Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ
gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy ! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh,
thâm thúy của bậc đại Nho.
“Bác đến chơi đây ta với ta” là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta
nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng ; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả
những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm
thiết thnah cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm
xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu
đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa ! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta
cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần
gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ với khách làm một. Những điều câu nệ,
khách khí đã bị xóa nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân trành bao trùm tất cả. Tình bạn

ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì
mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau, được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ
mong.
Câu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữu tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý
nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều.Nguyễn
Khuyến dùng cả hai nghĩa : ta với ta tuy hai nhưng là một. Từ với gắn hai từ ta lại. Bạn và
nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa thành một. Quả là không gì có thể
đánh đổi được tình bạn thủy chung giữa hai ta.
11


Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh
nông thôn bình dị, tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp ; mặt ao lăn tăn
gợn sóng, tiếng gà xao xác trưa hè... là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu
lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu
vàng tươi hoa mướp... loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người.
Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra lại có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn
mang đậm nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực
đầy đầy sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội.
Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng
nói hàng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ nét tài
hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa
hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tranh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình
người.
Đề 9. Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh khuya
Bài thơ Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh
thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua. Bác Hồ vẫn
giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những giây phút thanh thản
để thưởng thức vẻ đẹp cua thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành

nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ - chiến sĩ là Bác.
Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp
lạ kì của một đêm trăng rừng:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lặng chìm đi
để bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối
làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3⁄4 ngắt ở từ “trong”
sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh
thật đẹp:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá,
lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi
in lên mặt đất đẫm sương:
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây,
bóng hoa hòa quyện, lung linh. Sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc
của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng
chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm

12


thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa... Tất cả giao hòa nhịp
nhàng, tạo nên tinh điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của
Bác trước thời cuộc:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh

khuya như “vẽ”. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của
Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng
đẹp như đêm nay?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi
trong tâm hồn Bác trước cái đẹp.
Còn lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước
nhà.
Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh
đẹp. Còn ở câu dưới, Bác chưa ngủ vì nghĩ đến trác nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách
mạng đang hai vai gánh vác việc nước nhà.
Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào. Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi
niềm lo cho dân, cho nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của
Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời
nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo
lắng, tưởng chừng như phi loogic nhưng thực ra điều này lại gắn bó khăng khít với nhau.
Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình
nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn,
nặng nề.
Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối
trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại
độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã
khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước, cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm,
như hoa này không thể nào rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm
xúc thật sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm
nét sâu lắng của hồn người.
Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính
hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức
trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của đại dân tộc ta. Bài thơ là
một dẫn chứng sinh động chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ
Hồ Chí Minh.
Đề 10. Cảm nhận bài thơ Rằm tháng giêng

“Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm
kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: “Nguyên tiêu”, “Báo Tiệp”, “Thu dạ”,…
13


Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên
đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi
động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác Hồ xuất hiện trên báo “Cứu quốc”
như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ
này. Nguyên tắc bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.
Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc
và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tụ đêm nguyên tiêu lịch sử.
Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa
tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa
xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất
nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu
xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ
“xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật
sông, nước và bầu trời.
“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.
(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)
“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi.
Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống
mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng.
Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự
hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp,

một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.
Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết.
Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có
“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng
trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn
hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến… Thiên nhiên
trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ
điển.
Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:
“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.
Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì
đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm
quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa
trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa,
14


trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ
xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm
xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang
thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa,
mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc
quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một
trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói
sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên tiêu” mang
phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm
cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.
Con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh
trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để

giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê
hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu
tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính
vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài
của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.
“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi.
Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông
xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên
tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, nhà thơ không có
rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài
thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ,
đạo đức của Hồ Chí Minh.
Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với
muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm
tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu
đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng
tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong
thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.
“Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy
ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận
Phát biểu cảm nghĩ về 2 nhân vật Thành và Thuỷ trong truyện ngắn "Cuộc chia tay
của những con búp bê"của Khánh Hoài.
Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý
nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai
anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn
nhạy cảm và trong sáng.
15



Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô
tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn,
giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có
thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh
em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai
trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em
gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi
cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ
trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao
thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem
chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết
chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng
và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn
quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người
quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai
em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi
biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt
với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là
sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở
trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy
còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những
người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng
đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian
dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có
thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm
nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn
nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn
vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là
chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi
mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt

thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh
linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn
tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được
hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm
động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí
quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không
có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại
phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được

16



×