Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.04 KB, 4 trang )

BÀI 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở trUNG DU VÀ MIỀN NÚI
BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức
- Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của vùng.
- Hiểu và phân tích được các thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự nhiên,
dân cư, cơ sở vật chất – kĩ thuật của vùng.
- Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của
vùng, một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục.
- Biết được sự phát triển kinh tế của vùng có ý nghĩa quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí của vùng, nhận xét, giải thích sự phân
bố của một số ngành sản xuất nổi bật.
- Phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ liên quan đến kinh tế của vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ.
- Kĩ năng khai thác biểu đồ, tranh ảnh, atlat.
3. Thái độ
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác, giao tiếp, ứng dụng
công nghệ thông tin
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu
thống kê, sử dụng tranh ảnh, atlat
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên (GV)
- Tranh ảnh về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bảng cập nhật số liệu.
- Đồ dùng cần thiết cho hoạt động nhóm: giấy Ao, A3, bút dạ ...
- Máy tính, máy chiếu, atlat


2. Chuẩn bị của học sinh (HS)
- Tư liệu về vùng


- Atlat Việt Nam
- Phiếu học tập và phần trình bày pont
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Tình huống xuất phát
* Mục tiêu: giới thiệu được một phần nội dung bài học, tạo sự hứng thú, ham
muốn tìm hiểu đầy đủ bài học
* Hình thức học tập: cá nhân
* Phương tiện: máy tính, máy chiếu, hình ảnh
* Thời gian: 3 phút
Bước 1: GV chiếu PP trò chơi ô chữ để dẫn dắt vào bài. Mỗi học sinh mở một
hình ghép để ra được từ khóa “ Thế mạnh”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trao đổi thảo luận, nhận xét bổ xung
Bước 4: GV chốt lại vấn đề và dẫn dắt vào bài.
Như vậy các em cũng đã có nhiều hiểu biết về vấn đề sử dụng tài nguyên
thiên nhiên ở nước ta. Tuy nhiên để hiểu rõ và đầy đủ hơn nữa về vấn đề này cô
và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 14: Sử dụng và bảo vệ
tài nguyên tài nguyên thiên nhiên.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Khái quát chung
* Mục tiêu
- Hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của vùng.
- HS có khả năng hợp tác, biết phân tích vị trí địa lý, sử dụng atlat và tìm
được tư liệu từ các nguồn khác
* Hình thức: Cá nhân

* Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, atlat, tranh ảnh, giấy A3, bút dạ…
* Thời gian: 10 phút
* Các bước tiến hành
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ từ giờ học trước: Đọc phần I sách giáo khoa trang 145. Và
quan sát hình 32 trang 147 tìm hiểu những nội dung sau đây:


-

Vị trí địa lý

-

Gồm những tỉnh nào

-

Ý nghĩa của vị trí địa lý

-

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
Bước 3: HS tiến hành trao đổi thảo luận dưới hình thức một trò chơi.
GV chia lớp học làm 4 nhóm với luật chơi:
Mỗi nhóm sẽ trả lời một nội dung theo yêu cầu GV
Nội dung trả lời của nhóm sau không được trùng với nhóm trước. Nếu vi phạm
sẽ mất lượt chơi.

Thư kí của nhóm sẽ ghi lại kết quả của nhóm ( nếu được thông qua)
Kết thúc phần chơi các nhóm sẽ trao đổi kết quả cho nhóm khác để tính điểm.
(Mỗi gạch đầu dòng đúng được tính 1 điểm, mỗi câu hỏi phụ đúng tính 2 điểm).
GV cho các nhóm bốc thăm để chọn lượt chơi đầu tiên, thứ tự lượt được tính
theo chiều kim đồng hồ. Số vòng chơi cho mỗi nội dung sẽ được giới hạn
Câu hỏi phụ:
- Tại sao diện tích rừng tăng nhanh mà chất lượng rừng chưa được phục hồi
- Phân biệt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất?
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV chiếu phần kiến thức chuẩn
để HS so sánh
Sản phẩm kiến thức, kĩ năng, năng lực cần đạt
1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
a. Tài nguyên rừng
* Ý nghĩa của rừng
- Về kinh tế: nguồn sống của một bộ phận dân cư gắn với rừng (nguồn
nguyên liệu cho công nghiệp khai thác chế biến lâm sản) bảo vệ các hồ thủy
điện, thủy lợi
- Về môi trường: giữ cân bằng sinh thái (chống xói mòn đất, điều hòa
dòng chảy, giảm lũ lụt, điều hòa khí quyển...)
* Hiện trạng
- Trước 1983: Tài nguyên rừng suy giảm nghiêm trọng (tổng diện tích,
diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ)
- Sau 1983: Diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng chưa được phục


hồi (70% diện tích rừng nghèo và mới phục hồi)
* Nguyên nhân
- Tài nguyên rừng giảm: chiến tranh, khai thác bừa bãi, cháy rừng, đốt
nương làm rẫy...
- Rừng đang được phục hồi: trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác hợp lí hơn

* Biện pháp bảo vệ
- Quy hoạch, bảo vệ, phát triển từng loại rừng
+ Đối với rừng phòng hộ: Bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên
đất trống đồi trọc.
+ Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan đa dạng về sinh vật của các
vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Đối với rừng sản xuất: Duy trì và phát triển diện tích rừng và chất lượng
rừng, hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
- Triển khai Luật bảo vệ rừng, giao đất và rừng cho người dân
- Thực hiện chiến lược quốc gia về trồng rừng



×