Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 88 trang )

Đồ án tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đồ án tốt nghiệp của bản thân em. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và khách quan. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện đồ án và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả đồ án tốt nghiệp
Trần Thị Hường

GVHD: 1


Đồ án tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Thời gian làm đồ án là khoảng thời gian rất quý giá đối với em, giúp em hệ thống lại
toàn bộ kiến thức đã được học trong những năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trongTrung tâm Điạ Tin Học đã giúp em
hoàn thành đồ án tốt nghiệp đạt kết quả như ngày hôm nay.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng vì điều kiện thời gian có hạn nên đồ án
của em không thể tránh khỏi các thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp
của các thầy cô để đồ án của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Hường

GVHD: 2


Đồ án tốt nghiệp
MỤC LỤC



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Định nghĩa hệ tọa độ VN-2000
Hình 2.2 Cài đặt tham số tính chuyển
Hình 2.3 Cài đặt hệ số biến dạng múi chiếu và kinh tuyến trục
Hình 2.4 Chọn đường dẫn lưu lại cơ sở dữ liệu
Hình 2.5 Import dữ liệu
Hình 2.6 Đổi tên điểm, chiều cao ăngten
Hình 2.7 Xử lý cạnh
Hình 2.8 Xử lý cạnh nâng cao
Hình 2.9 Fix điểm gốc
Hình 2.10 Kết quả sau bình sai
Hình 2.13 Khung bản đồ địa giới hành chính
Hình 2.14 Biên tập khung bản đồ địa giới hành chính
Hình 2.15 Rải điểm
Hình 2.16 Mở file chứ điểm
Hình 2.17 Điểm được tung lên CAD
Hình 2.18 Tung điểm trên Microsation
Hình 2.19 Bản đồ địa giới hành chính nền
Hình 2.20 Chồng ghép 2 bản đồ
Hình 2.21 Kết quả sau khi Attach file
Hình 2.22 Mốc địa giới cấp xã
Hình 2.23 Tên huyện
Hình 2.24 Chọn hệ tọa độ

GVHD: 3


Đồ án tốt nghiệp
Hình 2.25 Chọn độ cao

Hình 2.26 Đặt tên lớp
Hình 2.27 Lựa chọn phương pháp load dữ liệu
Hình 2.28 Đặt công thức truy vấn Load dữ liệu
Hình 2.29 Kết quả sau khi load
Hình 3.1 Bản đồ địa chính huyện Quế Võ- tỉnh Bắc Ninh
Hình 3.2 Bản đồ địa giới hành chính huyện Quế Võ- tỉnh Bắc Ninh
Hình 3.3 Cơ sở dữ liệu huyện Quế Võ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 - Quy định về số lượng cạnh trong vòng đo độc lập hoặc tuyến phù hợp đối
với các cấp lưới GPS
Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi do GPS các cấp
Bảng 3 - Thời gian tối thiểu ca đo
Bảng 4: Ví dụ về định dạng file
Bảng 5- Hồ sơ địa giới

GVHD: 4


Đồ án tốt nghiệp

GIỚI THIỆU CHUNG
Việt Nam là một trong những quốc gia đang trên con đường phát triển mạnh mẽ đi
lên hòa nhập với cộng đồng thế giới. Nhà nước và nhân dân ta đã và đang không ngừng
xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp và hiện đại hóa hồ sơ quản lý đất đai nhằm đáp xây
dựng một bản đồ địa giới hành chính và xây dựng CSDL địa giới hành chính hiện đại nhất
phù hợp nhất theo đề án 513 của chính phủ phê duyệt.
Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ
liệu về địa giới hành chính theo đề án 513 nhằm giải quyết dứt điểm các tranh chấp đất
đai liên quan đến địa giới hành chính, đồng thời xác định rõ phạm vi quản lý theo địa giới

hành chính các cấp, đánh giá thực trạng về địa giới hành chính và hệ thống thông tin tư
liệu về hồ sơ, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp.
Khi thực hiện hiện địa hóa hồ sơ, thành lập bản đồ địa giới hành chính và xây dựng
CSDL địa giới hành chính chúng ta cần đảm bảo tính chính xác trong đo đạc, đồng thời sử
dụng phầm mềm chuyên dụng để hỗ trợ, thực hiện đúng quy định từ việc thiết kế, đo đạc
đến bàn giao kết quả.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế nói trên Em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện, hiện đại hóa
hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”. Với tinh thần làm việc nghiêm túc và nỗ lực phấn đấu
của bản thân và dưới sự hướng dẫn của các Thầy Cô trong Trung tâm Địa Tin học, nay
bản đồ án đã hoàn thành đúng thời hạn. Nhưng do hạn chế về thời gian và trình độ nên
bản đồ án tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót, Em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô giáo trong trung tâm Địa tin học cùng các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Chương 1
GVHD: 5


Đồ án tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Để đảm bảo tính thống nhất của bản đồ địa giới hành chính đã có với bản đồ địa giới
của thời kì hiện tại của các xã trong một huyện hoặc các huyện trong một tỉnh; cập nhật,
bổ sung thực hiện theo đề án chính phủ phê duyệt nhằm đảm bảo việc quy hoạch cũng
như phân bố lại địa giới hành chính giữa các xã, huyện và cả nước.
Giúp các cơ quan chức năng trong quản lý hành chính, thực các hiện nhiệm vụ và
các công tác quản lý khác.
1.2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

a. Mục đích

- Hoàn thiện hồ sơ địa chính giữa các xã trong huyện Quế Võ nhằm thống kê diện
tích đất đai từng khu vực trong các xã của huyện, xác lập quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng đất trên từng lô đất cụ thể của nhà nước và mọi công dân.
- Là công cụ giúp nhà nước thực thi các nhiệm vụ, công việc có liên quan đến đất đai:
thu thuế, giải quyết tranh chấp, quy hoạch đất đai, đền bù…
- Cung cấp các thông tin về đất đai và cơ sở pháp lý cho hoạt động dân sự như : thừa
kế, chuyển nhượng, cho, tặng, thế chấp, kinh doanh bất động sản…
- Thống kê, thu thập các mốc địa giới hành chính, các điểm đã có sẵn đồng thời bổ
sung thêm các mốc các điểm mới để hoàn thiện quá trình cấp giấy quyền sử dụng đất đối
với các xã.
- Thành lập lại bản đồ địa giới hành chính phù hợp với các văn bản quy định của nhà
nước.
- Cung cấp cho người đọc về thủy văn, dáng đất, kinh tế - xã hội, giao thông và ranh
giới khu vực thực hiện đề tài.

GVHD: 6


Đồ án tốt nghiệp
- Xây dựng CSDL như một công cụ trực quan nhất phản ánh các đặc trưng hành
chính của một lãnh thổ như ranh giới hành chính, hệ thống các điểm dân cư các cấp, hệ
thống hạ tầng cơ sở giao thông qua việc trình diễn dữ liệu bằng ngôn ngữ bản đồ.Xây
dựng CSDL địa giới hành chính giúp cho việc phân cấp quản lý, phân cấp sử dụng được
dễ dàng và tiện dụng.
b. Đối tượng

- Đối tượng thực hiện trên khu vực huyện Quế Võ thuộc tỉnh Bắc Ninh nhằm phân
chia lại, cập nhật, giải quyết các tranh chấp còn tồn tại về ranh giới giữa các xã trong

huyện Quế Võ thành lập lại bản đồ địa giới hành chính theo quy định của đề án của Thủ
Tướng chính phủ.
- Tất cả phải thực hiện đo đạc lại diện tích của 22 xã để xác định rõ, cập nhật, xác
định lại diện tích, ranh giới rõ ràng giữu các xã, dân cư, giao thông, quy hoạch đất đai
bằng thông tư mới của Thủ tướng chính phủ.
c. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thực hiện trên địa bàn huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.
1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
a. Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu
Phương pháp này là dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ
những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết.
b. Phương pháp thu thập số liệu từ những thực nghiệm
Trong phương pháp này, số liệu được thực hiện bằng cách quan sát, theo dõi, đo đạc
qua các thí nghiệm. Các thí nghiệm trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, vật lý, hóa học, kỹ
thuật, nông nghiệp, kể cả xã hội thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm, nhà lưới,

GVHD: 7


Đồ án tốt nghiệp
ngoài đồng và cộng đồng xã hội. Để thu thập số liệu, các nhà nghiên cứu khoa học thường
đặt ra các biến để quan sát và đo đạc (thu thập số liệu). Các nghiệm thức trong thí nghiệm
(có những mức độ khác nhau) thường được lặp lại để làm giảm sai số trong thu thập số
liệu.
1.3.2. Phương pháp chọn lọc
- Dựa vào mục đích nghiên cứu, tầm quan trọng của đề án, thời gian tiến hành đề án và
các kinh phí dành cho đề án mà ta chọn những tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Các thông tư, nghị định được sử dụng trong đồ án:
- Quyết định phê duyệt dự án: “ Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới
hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” được thủ tướng chính phủ
phê duyệt.
+ Luật Tổ chức chính phủ
+ Căn cứ vào luật đất đai
1.3.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những
bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát triển ra
từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối
tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố
bộ phận ấy.
Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiều
hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó. Vậy muốn hiểu
được bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.
Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua
hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

GVHD: 8


Đồ án tốt nghiệp
Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải:
+ Xác định tiêu thức để phân chia
+ Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu
+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.
Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ,
đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho
nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản

than sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ
sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong
nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ sự
phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía
cạnh định lượng khác nhau.
Với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật do tính chính xác quy định mặt phân tích
định lượng có vai trò khá quyết định kết quả nghiên cứu. Qúa trình tổng hợp, định tính ở
đây hoặc giả là những phán đoán, dự báo thiên tai, chỉ đạo cả quá trình nghiên cứu, hoặc
giả là những kết luận rút ra từ phân tích định lượng. Trong các ngành khoa học xã hộinhân văn, sự hạn chế độ chính xác trong phân tích định lượng làm cho kết quả nghiên cứu
lệ thuộc rất nhiền vào tổng hợp, định tính. Song chính đặc điểm này dễ làm cho kết quả
nghiên cứu bị sai lệch do những sai lầm chủ quan dụng ý chí.
1.4 Mục tiêu nghiên cứu và tính chất mới của đề tài

1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Quy trình thành lập bản đồ địa giới hành chính theo đề án mới

GVHD: 9


Đồ án tốt nghiệp
Thành lập bản đồ địa giới hành chính thời điểm hiện tại dựa vào bản đồ địa giới
hành chính đã có sẵn qua các thời kì, bổ sung thêm nhưng cái đã mất và thiếu sót để hoàn
thiện bản đồ địa giới hành chính tuân thủ theo các thông tư hiện hành của nhà nước.
- Phân cấp quản lý dữ liệu địa giới hành chính
Xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính, cập nhật tất cả các mốc, điểm địa
giới hành chính cũ và thêm mới để hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa chính.
1.4.2. Tính chất mới của đề tài
- Ứng dụng công nghệ mới trong đo đạc, xác định lại địa giới hành chính
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính dưới dạng số
1.5 Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài


1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Nắm được quy trình thành lập bản đồ địa giới hành chính
- Nắm được quy trình thành lập cơ sở dữ liệu địa giới hành chính dạng số
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Dựa vào những điểm ranh giới đã có, thực hiện đo đạc lại xác định lại ranh giới
của các xã tránh tình trạng tranh chấp đất đai. Bổ sung thêm một số điểm ranh giới để đạt
được độ chính xác nhất trong quá trình thành lập bản đồ địa giới hành chính và xây dựng
cơ sở dữ liệu.
Kết quả nghiên cứu là sản phẩm của đề án 513 áp dụng trong huyện Quế Võ – Bắc
Ninh.

Chương 2
GVHD: 10


Đồ án tốt nghiệp
QUY TRÌNH HOÀN THIỆN, HIỆN ĐẠI HÓA HỒ SƠ, BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI
HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH
CHÍNH
2.1 Yêu cầu, nhiệm vụ
a. Yêu cầu

- Giải quyết dứt điểm các tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các
cấp do lịch sử để lại và những phát sinh mới từ những sai sót trong quá trình lập Bộ hồ sơ,
bản đồ địa giới hành chính các cấp thực hiện theo Chỉ thị số 364-CT ngày 06 tháng 11
năm 1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải
quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã.
- Xác định rõ phạm vi quản lý theo địa giới hành chính các cấp đối với các bãi bồi
cửa sông, các đảo, đá bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển

Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng về địa giới hành chính và hệ thống thông tin, tư liệu về hồ sơ,
bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp làm cơ sở xác định các giải pháp về
kinh tế, kỹ thuật và công nghệ tổ chức triển khai thực hiện Dự án.
- Đảm bảo chuyển giao, áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến về đo đạc, bản đồ và
xử lý thông tin, dữ liệu trong công tác xây dựng, hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ
địa chính , xác định tọa độ vị trí mốc địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa
giới hành chính các cấp.
b. Nhiệm vụ

- Thu thập, phân tích các tài liệu lịch sử, khoa học, pháp lý và khảo sát, đánh giá
hiện trạng các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp; hiện
trạng khai thác, quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối
tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định , Nghị

GVHD: 11


Đồ án tốt nghiệp
quyết của Chính phủ về điều chỉnh địa giới, chia tách, sáp nhập, thành lập mới đơn vị
hành chính và hồ sơ, bản đồ địa giói hành chính các cấp; tài liệu, bản đồ, hiệp ước phân
định biên giới lãnh thổ quốc gia giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng. Xây dựng và
báo cáo tổng quan về tình hình trên, đề xuất phương án xác định phạm vi quản lý giữa các
địa phương có liên quan.
Tổ chức hội thảo khoa học, chuyên môn và các hội nghị hiệp thương, xây dựng
phương án xác định địa giới hành chính giữu các địa phương tại khu vực tranh chấp;
phạm vi quản lý các bãi bồi , cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng
địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình cấp
có thẩm quyền xem xét, quyết đinh.
- Xác định địa giới hành chính trên đất liền và ranh giới quản lý hành chính trên

biển theo kết quả hiệp thương thảo thuận giữa các địa phương hoặc theo các quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chuyển vẽ đường địa giới hành chính lên bộ bản đồ nền Hệ tọa độ quốc gia VN
2000, đối soát tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực tế quản lý
địa giới hành chính cuả các địa phương; kiểm tra, rà soát hệ thống mốc địa giới hành
chính trên bản đồ và thực địa, thống kê tình trạng mất, hỏng các mốc địa giới hành chính.
- Đúc mốc, cắm bổ sung các mốc địa giới hành chính theo Hệ tọa độ quốc gia VN2000 bằng công nghê định vị GPS.
- Chuyển vẽ, cập nhật bổ sung đường địa giới hành chính, vị trí các mốc địa giới và
các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính lên bản đồ địa giới hành chính.
- Khảo sát thực địa , đối chiếu hiện trạng quản lý địa giới hành chính với hồ sơ,
bản đồ địa giới hành chính. Lập báo cáo đánh giá tổng quan về tính thống nhất giữa hồ sơ,
bản đồ địa giới hành chính về thực tế quản lý địa giới hành chính các cấp, đề xuất phương
án cập nhật bổ sung khép kín đường địa giới hành chính đến biên giới quốc gia và chuyển
vẽ đường biên giới quốc gia vào bản đồ địa giới hành chính.

GVHD: 12


Đồ án tốt nghiệp
- Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp xã tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:
10.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
- Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện tỷ lệ 1:10.000,
1:25.000 và 1:50.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
Riêng đối với huyện đỏa Hoàng Sa và Trường Sa sử dụng bản đồ tỷ lệ 1:250.000 như là
sơ đồ thuyết minh.
- Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và
1:10.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
- Tổ chức để Ủy ban nhân dân các cấp ký, đóng dấu xác nhận pháp lý bộ hồ sơ,
bản đồ địa giới hành chính các cấp theo quy định.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật để xây dựng cơ sở dự liệu về địa giới hành chính.

- Xây dựng phầm mền ứng dụng để quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu về địa giới
hành chính.
-Cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính được cập nhật từ hồ sơ, bản đồ địa giới hành
chính các cấp đã được hoàn thiện, hiện đại hóa đạt bốn tính chất: Đầy đủ, chính xác, phát
lý và thống nhất.
- Cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính có cơ sở dữ liệu không gian là dữ liệu nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 ở dạng mở để cập nhật, bổ sung các
thông tin cần thiết về địa giới hành chính các cấp.
- Tích hợp dữ liệu về địa giới hành chính với dữ liệu không gian , xử lý các tồn tại
phát sinh trong quá trình tích hợp dữ liệu địa giới hành chính với dữ liệu không gian và
cập nhật vào cơ sở dữ liệu.
- Tập huấn, chuyển giao công ngheeh quản lý , khai thác sử dụng phần mền cơ sở
dữ liệu về địa giới hành chính đến các Bộ, ngành Trung ương có liên quan và các cấp
chính quyền địa phương.

GVHD: 13


Đồ án tốt nghiệp
- Kiểm tra nghiệm thu hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp theo quy định của
Dự án.
=> Trên đây là mục tiêu tổng quát của Đề án 513 áp dụng trên cả nước, tuy nhiên
trong đồ án chúng ta chỉ thực hiện cho khu vực huyện Quế Võ- tỉnh Bắc Ninh.
2.2 Quy trình thực hiện
2.2.1 Thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu hiện có
- Thu thập toàn bộ các văn bản pháp luật của chính phủ về công tác địa giới hành
chính.
- Thông tư số : 25/2014/TT-BTNMT : Quy định về bản đồ địa chính.
- Thông tư số : 48/2014/TT-BTNMT : Quy định kỹ thuật về xác định đường địa
giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

- Thông tư số 513 : Về việc phê duyệt dự án “ Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản
đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”.
- Toàn bộ các tư liệu về địa giới hành chính hiện có tại khu vực:
+ Bản đồ địa giới hiện có
+ Điểm tọa độ địa chính quốc gia tại khu vực
+ Các mốc địa giới trong khu vực hiện còn
+ Toàn bộ biên bản bàn giao, quản lý mốc giới

2.2.2 Thiết kế lưới, ước tính độ chính xác, lập lịch đo, lập kế hoạch đo đạc
a. Thiết kế lưới
 Nguyên tắc thiết kế lưới

GVHD: 14


Đồ án tốt nghiệp
Lưới khống chế trắc địa: là một hệ thống các điểm được xác định tọa độ (x, y) và
độ cao (H) với một độ chính xác cần thiết, các điểm này được đánh dấu trên mặt đất bằng
tiêu và mốc.
Lưới khống chế trắc địa thường được xây dựng theo nguyên tắc: Từ toàn thể đến
cục bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp, đủ mật độ điểm phủ trùm toàn khu đo,
bảo đảm độ chính xác. Theo nguyên tắc này thì lưới khống chế tọa độ được phát triển
thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn tương ứng với một cấp hạng lưới có chỉ tiêu kỹ thuật
và yêu cầu độ chính xác khác nhau.
Lưới tọa độ đo bằng công nghệ GNSS có thể bố trí dưới dạng lưới tam giác dày
đăc, chuỗi tam giác, lưới đa giác.
 Thành lập lưới GPS

• Trước khi thiết kế mạng lưới GPS cần phải thu thập các tài liệu sau:
- Bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ đã có trong khu vực xây dựng công trình;

- Tài liệu về lưới khống chế mặt bằng và độ cao đã có trong khu đo, kèm theo báo
cáo tổng kết về kỹ thuật thành lập lưới;


Nguyên tắc chọn điểm lưới:
- Các vật cản xung quanh điểm đo có góc cao không quá để tránh cản tín hiệu
GPS.
- Không quá gần các bề mặt phản xạ như cấu kiện kim loại, các hàng rào, mặt

nước... vì chúng có thể gây hiện tượng đa đường dẫn.
- Không quá gần các thiết bị điện (như trạm phát sóng, đường dây cao áp...) có thể
gây nhiễu tín hiệu.

GVHD: 15


Đồ án tốt nghiệp


Khi thiết kế lưới, để tận dụng các tư liệu trắc địa, bản đồ đã có, nên sử dụng hệ tọa
độ đã có của khu đo. Các điểm khống chế đã có nếu phù hợp với yêu cầu của điểm



lưới GPS thì tận dụng các mốc của chúng.
Lưới GPS phải được tạo thành một hoặc nhiều vòng đo độc lập, tuyến phù hợp. Số
lượng cạnh trong vòng đo độc lập, tuyến phù hợp trong các cấp lưới GPS phải tuân
theo quy định nêu trong bảng 1.

Bảng 1 - Quy định về số lượng cạnh trong vòng đo độc lập hoặc tuyến phù hợp đối với

các cấp lưới GPS

Cấp hạng

II

III

IV

1

2

≤6

≤8

≤ 10

≤ 10

≤ 10

Số cạnh trong vòng đo độc lập
hoặc tuyến phù hợp


Để tính tọa độ các điểm GPS trong hệ tọa độ mặt đất cần phải có số liệu khởi tính
trong hệ tọa độ mặt đất và đo nối với một số điểm khống chế địa phương. Đối với

các công trình lớn, số điểm đo nối cần phải lớn hơn 3, đối với các công trình nhỏ,

số điểm đo nối từ 2÷3
• Để tính độ cao thường của các điểm GPS cần dẫn độ cao tới các điểm GPS theo
quy định sau:
- Để đo nối độ cao cần phải dùng phương pháp thuỷ chuẩn hình học có độ chính
xác từ hạng IV trở lên hoặc dùng phương pháp đo cao khác có độ chính xác tương
đương.
- Độ cao thường của các điểm GPS, sau khi tính toán và phân tích, nếu phù hợp với
yêu cầu về độ chính xác có thể dùng để đo vẽ bản đồ và các dạng trắc địa công
trình nói chung (yêu cầu độ chính xác không cao).

GVHD: 16


Đồ án tốt nghiệp
b. Ước tính độ chính xác
 Cơ sở lý thuyết

Có 2 phương pháp ước tính độ chính xác lưới là ước tính gần đúng và ước tính chặt
chẽ. Cả hai phương pháp ước tính đều có thể dựa trên cơ sở bình sai điều kiện hoặc bình
sai gián tiếp. Ngày nay các máy tính điện tử được sử dụng rất rộng rãi nên thường ước
tính độ chính xác của lưới theo phương pháp chặt chẽ dựa trên cơ sở của bài toán bình sai
gián tiếp. Lưới GPS ứng dụng trong trắc địa công trình thường cần phải ước tính độ chính
xác vị trí mặt bằng điểm lưới. Trong trường hợp này, phương pháp ước tính dựa trên cơ
sở bình sai gián tiếp lại càng có lợi, vì trong phương pháp bình sai này thường chọn tọa
độ điểm là ẩn số.
Vì vậy ta chọn phương pháp ước tính chặt chẽ dựa trên cơ sở bài toán bình sai gián
tiếp.
 Mục đích ước tính độ chính xác:


- Đánh giá khả năng đảm bảo độ chính xác yêu cầu xây dựng lưới.
- Xác định được độ chính xác yêu cầu đo đạc các đại lượng đo trong lưới.
 Quy trình ước tính:

Để ước tính lưới GNSS ta coi trị đo của máy là trị đo cạnh và trị đo phương vị
Bước 1: Lập hệ phương trình số hiệu chỉnh
Phương trình có dạng: V= A.X + L
Trong đó:

A: ma trận hệ phương trình sai số
X: ma trận ẩn số
L: ma trận số hạng tự do

Phương trình số hiệu chỉnh phương vị :
= .δ - .δ– .δ+ .δ +

GVHD: 17


Đồ án tốt nghiệp
Bước 2: Tính trọng số
P là ma trận đường chéo chỉnh có thành phần trên đường chéo chính
theo công thức : = tương ứng lấy với độ chính xác dự kiến ở trên.
+ Với m là sai số đo cạnh:
= ( D tính bằng kilomet )
Trong đó:

a, b lấy theo catalog của máy
D là khoảng cách giữa 2 điểm đo


+ Với m là sai số đo phương vị: (m lấy theo catalog của máy)
Trong đó
=-==-== arctan Bước 3: Lập hệ phương trình chuẩn: RX + B = 0
.P.A.X + .P.L = 0
Bước 4: Nghịch đảo R
Q= (
Bước 5: Đánh giá độ chính xác
Tính sai số trung phương vị trí điểm :
=.
=.
=
Tính SSTP của hàm số :
= =
= =
Tính sai số trung phương vị trí tương hỗ:
=

GVHD: 18

tính


Đồ án tốt nghiệp
Sau khi đã ước tính xong, đối chiếu với yêu cầu độ chính xác cụ thể ở Thông tư số
48/2014/TT-BTNMT xem kết quả ước tính lưới có đạt không.
- Nếu lưới không đạt độ chính xác thì tiến hành thiết kế lại và ước tính lại lưới.
- Nếu kết quả ước tính đạt chúng ta tiến hành lựa chọn thiết bị máy móc và phương
án đo đạc.
 Yêu cầu độ chính xác đo đạc trong xây dựng bản đồ đại giới hành chính


Tọa độ, độ cao của mốc địa giới hành chính cấp xã được đo trực tiếp ở thực địa
bằng các thiết bị đo đạc thông dụng như máy thu GPS, máy toàn đạc điện tử. Các điểm
khống chế tọa độ, độ cao dùng để khởi tính là các điểm tọa độ, độ cao nhà nước có trong
khu vực đo. Trường hợp sử dụng công nghệ GPS, tùy theo khoảng cách từ các điểm
khống chế đến mốc địa giới hành chính cần xác định tọa độ mà chọn thời gian quan trắc
cho phù hợp nhưng không được ít hơn 60 phút.
Quy trình tính toán bình sai xác định tọa độ, độ cao mốc địa giới hành chính được
thực hiện như quy trình tính toán bình sai lưới khống chế tọa độ các cấp. Tọa độ các mốc
địa giới hành chính cấp xã được tính toán bình sai trong hệ VN-2000, múi chiếu 3° phù
hợp với kinh tuyến trục của bản đồ địa hình được sử dụng làm nền để thành lập bản đồ địa
hình được sử dụng làm nền để thành lập bản đồ địa giới hành chính cấp xã khu vực đó.
Sai số trung phương tọa độ, độ cao mốc địa giới hành chính cấp xã sau bình sai
không được phép vượt quá 0.3m đối với mặt phẳng và 0.5m đối với độ cao. Ở khu vực ẩn
khuất, khó khăn các sai số này được phép năng lên 0.5m đối với mặt phẳng và 0.7m đối
với độ cao.
Từ yêu cầu độ chính xác thành lập bản đồ địa giới hành chính chúng ta sẽ quyết
định loại máy đo phù hợp nhất.
c. Lập lịch đo

- Sau khi thiết kế đồ hình lưới chúng ta sẽ tiến hành thiết kế ca đo

GVHD: 19


Đồ án tốt nghiệp
- Thiết kế ca đo là khâu quan trọng để thi công lưới đạt được các yêu cầu kinh tếkỹ thuật. Với số lượng điểm đã xác định (bao gồm các điểm cần xác định và các điểm
khởi tính) và tùy thuộc vào số lượng máy thu GPS sử dụng, chúng ta sẽ có phương án tạo
các ca đo phù hợp. Có thể thiết kế ca đo trên sơ đồ (hay bản đồ) đã có vị trí sơ bộ của các
mốc.

Để tính số ca đo ta sẽ áp dụng theo công thức sau:
n = (m.S)/r
Trong đó:
S là tổng số điểm trong lưới
r là số máy thu sử dụng để đo
m là số lần đặt máy lặp trung bình tại điểm
- Để thiết kế các ca đo cần có sơ đồ vị trí các mốc lưới, gồm cả mốc mới (cần xác
định) và mốc khởi tính (mốc gốc). Căn cứ vào số lượng máy thu để thiết kế các ca đo theo
trình tự, từ ngoài vào trong và phải đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật.
- Sau khi đã thiết kế ca đo xong thì chúng ta sẽ tiến hành đo đạc lưới ngoài thực
địa. Sau khi đo đạc lưới ngoài thực địa sau đó chúng ta sẽ tiến hành trút số liệu vào máy
tính để sử dụng các phần mền để tiến hành bình sai lưới bằng phần mền DP Survey 2.9.
Sau khi sử lý số liệu GPS bằng phần mền DP Survey 2.9 chúng ta tiến hành biên tập báo
cáo 7 bảng biểu theo mẫu của Bộ TN&MT quy định.
d. Lập kế hoạch đo

- Dựa vào số lượng máy, thời gian đo đạc, phương tiện vận chuyển và hệ thống
giao thông từ đó chúng ta quyết định phương án di chuyển, đo đạc và nghỉ ngơi.
-Trước khi tiến hành đo cần sử dụng phần mềm PLAN hoặc QUICK PLAN để lập
lịch đo và cần lập bảng dự báo các vệ tinh có thể quan sát được. Trong bảng có: Số hiệu
vệ tinh, độ cao vệ tinh và góc phương vị, thời gian quan sát tốt nhất để quan sát nhóm vệ
tinh tốt nhất, hệ số suy giảm độ chính xác vị trí không gian 3 chiều, SV ≥ 6. Khi xung
quanh điểm đo có nhiều địa vật che chắn phải lập lịch đo theo điều kiện che chắn thực tế
tại các điểm đo.

GVHD: 20


Đồ án tốt nghiệp
-Tọa độ dùng để lập bảng dự báo cho các vệ tinh là độ kinh, độ vĩ trung bình của

khu đo. Thời gian dự báo nên dùng thời gian trung bình khi đo ngắm. Khi khu đo lớn thời
gian đo kéo dài thì cần lập bảng dự báo cho từng phân khu với thời gian đo khác nhau và
dùng lịch vệ tinh quảng bá có tuổi không quá 20 ngày.
-Căn cứ vào số lượng máy thu, đồ hình lưới GPS đã thiết kế và bảng dự báo vệ
tinh. Lập bảng điều độ đo ngắm với nội dung: Thời gian đo, số liệu trạm đo, tên trạm đo,
số liệu máy thu…
- Độ dài ca đo không ít hơn 30 phút, với điều kiện số vệ tinh quan sát không ít hơn
6 và PDOP không lớn hơn 5. Thời gian đo có thể kéo dài thêm đối với cạnh dài hoặc điều
kiện thu tín hiệu tại điểm đo không tốt. Thời gian tối thiểu của ca đo nên tham khảo số
liệu ở bảng 5
Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi do GPS các cấp
Cấp hạng

Hạng

Hạng

Hạng

Cấp

Cấp

Phương pháp đo

I

III

IV


1

2

≥ 15

≥ 15

≥ 15

≥ 15

≥ 15

vệ Đo tĩnh
tinh quan trắc
tĩnh nhanh
dùng được

≥4

≥4

≥4

≥4

≥4


≥5

≥5

≥5

≥5

Số lần đo lặp Đo tĩnh,
trung bình tại
tĩnh nhanh
trạm

≥2

≥2

≥ 1.6

≥ 1.6

≥ 1.6

≥2

≥ 1.6

≥ 1.6

≥ 1.6


Thời gian quan Đo tĩnh

≥ 90

≥ 60

≥ 45

≥ 45

≥ 45

≥ 20

≥ 15

≥ 15

≥ 15

Hạng mục

Đo tĩnh
Góc cao của vệ
tinh (0)
Số

tĩnh nhanh


lượng

trắc: Độ dài thời

GVHD: 21

tĩnh nhanh


Đồ án tốt nghiệp
gian thu tín hiệu
ngắn nhất (phút)
Tần suất thu tín Đo tĩnh

10

10

10

10

10

hiệu (s)

÷60

÷60


÷60

÷60

÷60

GVHD: 22

tĩnh nhanh


Đồ án tốt nghiệp
Bảng 3 - Thời gian tối thiểu ca đo
Độ dài cạnh đo [km]

Độ dài thời gian ca đo [phút]

0-1

20-30

1-5

30-60

5-10

60-90

10-20


90-120

2.2.3 Tổ chức đo đạc
 Địa hình khu vực đo đạc và triển khai

Từ thực tế địa hình, tình trạng giao thông của khu vực mà quy định cách thức di
chuyển cho phù hợp.
 Tiến hành đo ngắm

Công tác đo ngắm bằng phương pháp GPS bao gồm các thao tác : Khởi động máy
thu GPS tại trạm đo và quy định thu tín hiệu và bộ nhớ của máy.
-Nên sử dụng ít nhất ba máy thu GPS một tần số hoặc hai tần số có tham số độ
chính xác a= 5mm, b= 2ppm và cố định tâm quang học để đo lưới GPS.
-Định tâm quang học của máy thu GPS cần lưới kiểm nghiệm trước khi sử dụng,
bảo đảm sai số định tâm 1mm.
-Tổ đo phải nghiêm chỉnh tuân theo thời gian quy định trong bảng điều độ công
tác, đảm bảo quan trắc đồng bộ cùng một nhóm các vệ tinh. Khi có sự thay đổi so với
bảng điều độ phải được sự đồng ý của người phụ trách. Tổ đo không được tùy tiện thay
đổi kế hoạch đo ngắm.
-Các dây dẫn nối từ ăngten đến máy thu và các thiết bị phụ trợ được kiểm tra
không có sai sót, mới được tiến hành thu tín hiệu.

GVHD: 23


Đồ án tốt nghiệp
-Trước khi mở máy cho một ca đo chiều cao ăngten bằng thước chuyên dung đọc
số đến 1mm, ghi tên trạm máy, ngày tháng năm, số hiệu ca đo, chiều cao ăng ten.
+ Đo chiều cao ăng ten từ mặt mốc đến tâm

+ Đo chiều cao ăng ten từ mặt mốc đến viềm ăngten
-Khi cân bằng máy đưa logo mang về hướng Bắc ( sai số ≤ 10°)
- Sau khi tắt máy, đo lại chiều cao ăngten để kiểm tra, chênh lệch chiều cao
- Ăngten giữa 2 lần đo không được vượt qúa 2mm và lấy trung bình ghi vào sổ đo.
- Nếu như chênh lệch vượt quá hạn sai cho phép, thì phải tìm hiểu nguyên nhân, đề
xuất ý kiến xử lý và ghi vào cột ghi chú trong sổ đo.
-Sau khi máy thu bắt đầu ghi nhận số liệu, người đo có thể sử dụng các chức năng
của bàn phím, chọn menu, tìm thông tin trạm đo, số vệ tinh thu được tín hiệu, số hiệu vệ
tinh, tỷ số nhiễu tín hiệu, kết quả định vị tức thời, tình trạng ghi, giữ số liệu (đối với máy
thu có bàn phím điều khiển), ngoài ra người nhận cũng cần phải ghi số liệu ra ngoài sổ đo
để so sánh với giá trị trong máy đo.
-Khi máy thu đang ghi kết quả, thông thường người đo ghi lần lượt các nội dụng
theo quy định trong sổ đo. Khi thời gian đo quá 60 phút thì cứ 30 phút lại ghi một lần.
-Trong quá trình đo của một ca đo không được tiến hành các thao tác sau: tắt máy
thu và khởi động lại; tiến hành tự đo thử (trừ khi phát hiện có sự cố; thay đổi góc cao của
vệ tinh; thay đổi rần xuất thu tín hiệu; thay đổi vị tró ăngten; ấn phím đóng và xóa thông
tin.
-Trong thời gian đo người đo không được rời máy, thường xuyên theo dõi tình
trạng làm việc của máy thu, theo dõi nguồn điện, tình hình vệ tinh và ghi số liệu; đồng
thời đề phòng máy bị chấn động làm chuyển dịch, đề phòng người và vật thể khác gần
ăngten che chắn tín hiệu vệ tinh.

GVHD: 24


Đồ án tốt nghiệp
-Trong khi máy thu đang làm việc không được dùng bộ đàm hoặc điện thoại di
động ở gần máy thu. Khi có sấm chớp, mưa to phải tắt máy, ngừng đo và thu ăngten đề
phòng sét đánh, trường hợp mưa nhỏ có thể che ô hoặc bọc bằng túi nilong tránh máy
móc bị ướt.

-Trong khi đo phải đảm bảo máy thu hoạt động bình thường ghi số liệu chính xác.
Sau mỗi ngày đo nên kịp thời trút số liệu vào đĩa cứng, đĩa mềm của máy tính để tránh
mất số liệu.
2.2.4 Xử lý số liệu đo đạc
Hiện nay có rất nhiều phầm mềm xử lý số liệu đo GPS tuy nhiên trong đồ án
hướng dẫn sử dụng phần mền Compass để xử lý số liệu đo GPS và DP Survey để biên tập
7 bảng.
Phần mềm Compass là phần mềm xử lý số liệu GPS do Trung Quốc sản xuất, được
cài đặt và sử dụng trên môi trường hệ điều hành Window có giao diện bằng Tiếng Anh.
Các bước xử lý số liệu đo GPS:
Bước 1: Định nghĩa hệ tọa độ VN2000
Tạo hệ VN 2000:
Trên thanh menu vào: Tools  Coordinate System Manager  Add

Hình 2.1 Định nghĩa hệ tọa độ VN-2000
Xuất hiện bảng Modify Datum chọn tab Datum Convent. Tại đây nhập tên hệ tọa
độ và chọn elipsoid (VN-2000, WGS 84).
Chuyển sang tab Datum Convert :

GVHD: 25


×