Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Singapore va chien luoc phat trien von dau tu nuoc ngoai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.27 KB, 8 trang )

Sự thay đổi và tăng trưởng nền kinh tế của Singapore thông
qua thay đổi các chính sách và chiến lược kinh tế
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI
I.

II.

III.

Giới thiệu những thành tựu kinh tế của Singapore trong ba thập kỷ qua, đồng thời
giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và tăng trưởng ngoạn mục của nền
kinh tế đó.
Phân tích cơ sở nền tảng nhà nước chấp nhận chiến lược công nghiệp hóa thông
qua xuất khẩu phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài và biện pháp can thiệp của họ
đối với những ảnh hưởng của hoạt động trên (mở rộng vốn đầu tư nước ngoài) đến
cơ cấu kinh tế thị trường trong nước.
Đánh giá mối quan hệ giữa sự can thiệp của chính phủ và hệ tư tưởng.

GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN






I.

Singapore đã có bước phát triển ngoạn mục trong nền kinh tế trong giai đoạn 3
thập kỷ qua dựa vào thành công trong việc áp dụng các chính sách công nghiệp
hóa và thay đổi cơ cấu thị trường lao động.
Các chính sách này đem đến hệ quả: thành công nâng cao nền kinh tế của Sing


thông qua vốn đầu tư nước ngoài, giúp họ trở thành 1 phần của cơ cấu kinh tế toàn
cầu, nhưng ngược lại các chính sách mở rộng này lại kìm hãm sự phát triển của
doanh nghiệp tại địa phương, doanh nghiệp trong nước và làm suy yếu mối quan
tâm, năng lực doanh nghiệp trong nước của họ.
Một yếu tố nữa được đề cập là những người ban hành chính sách phát triển kinh tế
ở Sing chịu sự ảnh hưởng của các hệ tư tưởng những tầng lớp ưu tú xã hội, Nho
giáo và chủ nghĩa thực dụng.

Sự thay đổi và tăng trưởng nền kinh tế trong 3 thập kỷ qua và
phân tích nguyên nhân sự tăng trưởng


Để nhận thấy được sự thay đổi diện mạo kinh tế của Sing trong ba thập kỷ qua,
các nhà nghiên cứu so sánh thu nhập bình quân đầu người ở Sing giữa năm 60 và
90 (Lấy giả cả của năm 1985 làm gốc)

Bảng 1: Tổng thu nhập bình quân thị trường giá cả vào năm 1985 (Triệu đô)
Năm
1960
1969
1979
1989
1990
1991

GDP
5,058
10,730
26,285
52,678

57,073
60,896

Tỉ suất tăng trưởng hằng năm
8.9%
9.4%
7.3%
8.3%
6.7%


 Ở bảng 1: Thu nhập bình quân đầu người ở Sing gấp đôi cách 10 năm và sự tăng
trưởng này được duy trì trong lao động bắt buộc, sự tiến bộ trong năng suất lao
động và mở rộng vốn. Trong khi đó ở bảng 2 thì chỉ ra cụ thể hơn biến đổi trong
cơ cấu kinh tế của Sing dựa trên các ngành công nghiệp trong 30 năm.
Theo ngành, giá thị trường năm 1985 (S Smillion)
Công nghiệp
Chế tạo
Tiện ích
Xây dựng
thương mại
Giao thông &
Truyền thông
Các dịch vụ
tài chính
Khác
Phí dịch vụ
ngân hàng bị
tranh chấp và
thêm

thuế
nhập khẩu

1960
839
87
267
1.244
445

% của GDP
16.9
1.7
5.4
25.1
9

1990
16.558
1.203
3.050
10.026
8.079

% của GDP
29
2.1
5.3
19.6
14.1


709

14.3

15.838

27.8

1.186
182

24
3.6

8.042
3.723

10.6
6.5

Tổng cộng

4.959

100.0

57.073

100.0


 Sự thay đổi trong chính sách, chiến lược kinh tế của Sing qua các giai đoạn
 Giai đoạn 1: Thời cai trị của Anh sau chiến tranh
 Tình trạng: Kinh tế của Sing dựa trên thương mại. Tuy nhiên do sức ép gia tăng
dân số và sức ép việc làm khiến việc mở rộng dần dần thương mại trung chuyển
không đáp ứng được nhu cầu này  Nguy cơ thất nghiệp, đồng thời nhà nước (lúc
này với vai trò trung chuyển thương mại) không còn đáng tin cậy do bất ổn.
 Sứ mệnh mới cần thay đổi hình thành, bầu chính phủ mới.
 Chiến lược: Chính phủ mới đã thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, tập trung
vào lĩnh vực sản suất lao động và sản lượng.
 Mục tiêu: Giải quyết vấn đề thất nghiệp, đẩy nền kinh tế ra khỏi thương mại
trung chuyển.
 Hành động: Sing gia nhập liên đoàn Malaysia (1959), thông qua chính sách
công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu  Thiết lập các ngành CN trong nước
phục vụ thị trường trong nước và khu vực.
 Kết quả: Mối quan hệ giữa Sing và Công đoàn Becaine căng thắng  Sing rút
khỏi liên bang trở thành quốc gia độc lập (1965)




Giai đoạn 2: Sau khi rút khỏi liên bang Malaysia
 Tình trạng: Chính sách thay thế nhập khẩu phát triển quá chậm để giải quyết
vấn đề thật nghiệp và thị trường trong nước lẫn khu vực, đồng thời hạn chế
tăng trưởng kinh tế đáng kể. Cùng đó là các rào cản thương mại của Sing và
Liên bang Malaysia sau khi Sing tách khỏi liên bang  Sing phải thay đổi
chính sách, ra ngoài để phát triển.

 Chiến lược công nghiệp hóa xuất khẩu dựa vào đầu tư nước ngoài được thông qua
 Cơ sở nền tảng: Thứ nhất, C.ty nước ngoài có tiềm lực kinh tế (vốn, công

nghệ) để phát triển kinh tế nhanh chóng, tăng cơ hội tiếp cận thị trường quốc
tế  Giải quyết được vấn đề thất nghiệp. Thứ hai, doanh nghiệp Sing chủ yếu
là thương mại và thương mại, không có kinh nghiệm đầu tư sản xuất  học hỏi
cách đầu tư sản xuất từ doanh nghiệp nước ngoài.

II.

Cơ sở tiếp nhận công nghiệp đầu tư nước ngoài và các chính
sách can thiệp ảnh hưởng
 Các chính sách kinh tế và phát triển công nghiệp
 Với thành tựu mong đợi sau khi áp dụng chiến lược xuất khẩu dựa vào đầu tư
nước ngoài, để thu hút công nghiệp hóa nhanh, giữa năm 1959 và 1979 chính phủ
thông qua 1 số chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài như:
 Pháp lệnh Pioiteer Industries One dành cho các công ty đủ điều kiện ngành tiên
phong
 Pháp lệnh 2, mở rộng công nghiệp II, giảm thuế các công ty muốn mở rộng sản
xuất các SP được chính phủ phê duyệt
 Chương trình tài chính công nghiệp nhỏ, Hỗ trợ phát triển sản phẩm Scheine,
khuyết khích kho bãi và phục vụ, khuyến khích DV tư vấn quốc tế, chính sách bảo
lãnh đầu tư: Cung cấp ưu đãi về thuế, tài chính khác cho công ty nước ngoài tham
gia hđ sản xuất, nhập khẩu công nghệ, phát triển thị trường sp các hđ nghiên cứu
phát triển.
 Đặc biệt, trong năm 1979 với 3 chính sách quan trọng:
 Chính sách sửa đổi tiền lương
 Cảnh công nghiệp khuyến khích
 Chính sách mở rộng cơ sở đào tạo và giáo dục

 Nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của Sing trên thị trường quốc tế, tái
cấu trúc nền kinh tế giá trị thấp, tập trung ngành kinh tế giá trị cao.



Ngoài ra, để thu hút đầu tư nước ngoài, chính phủ không đưa ra hạn chế nào áp đặt
quyền sở hữu nước ngoài đối với doanh nghiệp ở Sing, tự do hồi hương về vốn, lợi
nhuận và cổ tức, không hạn chế vay vốn từ công ty nước ngoài tự thị trường vốn
đầu tư hay quy định chuyển giao cong nghệ.


 Chính sách này giúp tăng trưởng nền kinh tế và tái cấu trúc mô hình công nghiệp từ
thâm dụng lao động sang thâm canh vốn. Tuy nhiên, những chính sách này đồng thời
cũng làm cho nền kinh tế phụ thuộc vào đầu tư đa quốc gia và mối quan hệ của Sing đối
với các nước tham gia đầu tư.
 Các cơ quan chính phủ, tuyên bố và sự kiện trong kinh tế
 Cơ sở ban hành chính sách phát triển của Sing dựa vào: Cơ quan chính phủ (ban
hành, thông qua chính sách) và các ban điều hành (Thực thi, thực hiện chính sách).
 Các ban điều hành này không chịu trách nhiệm trước Quốc hội
 Các bộ trưởng trong các ban điều hành có vai trò tương đương với giám đốc trong
doanh nghiệp tư nhân
 Vai trò của các ban luật định, ban điều hành: phản ứng nhanh chóng thay đổi tình
huống kinh tế, xã hội, đối phó các vấn đề phù hợp với chính sách của chính phủ.
(Thực hiện chính sách và phản ánh lại tính hiệu quả, hạn chế của chính sách, linh
hoạt thay đổi để phù hợp với kinh tế xã hội từng khu vực)
 Ban điều hành quan trọng nhất là ban Phát triển kinh tế (EDB) (1961): Tạo điều
kiện thuận lợi phát triển công nghiệp Sing bằng cách thúc đẩy đầu tư mới
 Vai trò ban phát triển kinh tế EDB: Lên kế hoạch dự án phát triển và thiết lập bộ
máy cần thiết cho việc triển khai mời đầu tư nước ngoài làm tăng tính khả thi dự
án; phát triển, điều phối cơ sở hạ tằng; cung cấp chương trình đào tạo cho người
lao động nâng cao kỹ năng; phê duyệt, quản lý các khoản vay cho các nhà đầu tư
thành công; hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp phát triển sp công nghệ cao;…
 Cùng với ban phát triển nhà ở, công ty cổ phần thị trấn Jurong (ủy ban điều hành)
phát triển các khu cộng nghiệp bên cạnh khu nhà ở tập thể để các công ty sản suất

luôn có nguồn cung lao động sẵn sàng.
 Tác động từ EDB: Số lượng đầu tư nước ngoài tăng vọt trong sản xuất, thúc đẩy
phát triển kinh tế
 Các hệ quả chính sách mở rộng vốn đầu tư nước ngoài đem lại
 Thúc đẩy công nghiệp phần lớn ưu tiên đầu tư nước ngoài (Mặc dù chính sách của
chính phủ vẫn ủng hộ đầu tư các doanh nghiệp tại địa phương, tuy nhiên do hiệu
quả của các doanh nghiệp này không bằng các doanh nghiệp vôn đầu tư nước
ngoài)
 Việc cung cấp cơ sở hạ tầng công nghiệp như dịch vụ của Jurong làm suy yếu
doanh nghiệp nhỏ tại địa phương (do việc khai hoang đất tạo các khu công nghiệp
khiến doanh nghiệp nhỏ không thể di chuyển đến khu công nghiệp mới vì tiền
thuê, tiện ích, chi phí cao)
 Doanh nghiệp nhỏ thiếu điều kiện để được hỗ trợ từ BPTKT (Đặc biệt là thuế)
 Các nhà đầu tư nước ngoài có đặc quyền được hỗ trợ và hướng dẫn trực tiếp từ
chính phủ, riêng doanh nghiệp nhỏ địa phương thì bị bỏ qua.
 Sự thành công trong kinh tế Sing là sự suy tàn của chính người dân tại địa phương


 Các chính sách khác
 Về phía cung, chính phủ tác động đến giáo dục và đào tạo công nhân được định
hướng đào tạo kỹ thuật và kỹ năng ngay từ khi cấp trung học cơ sở với nhiều loại
nghề và mức độ kỹ năng thực hành nghề (Ban hướng nghiệp và Đào tạo nghề
được thành lập) và mời các công ty nước ngoài đạo tạo công nhân địa phương cho
các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều vốn.
 Chính phủ can thiệp vào 2 lĩnh vực của thị trường lao động: Quyền thương lượng
lao động và chính sách tiền lương (mức lương và số tiền lương) để giải quyết vấn
đề bất ổn lao động và mức lương thấp gây cản trở thị trường lao động ở Sing:
 Hành động trong thương lượng lao động: Thông qua đạo luật Việc làm và
Đạo luật Quan hệ Công nghiệp, đăng ký và bãi bỏ các công đoàn, điều khoản,
điều kiện làm việc và mối quan hệ giữa quản lý và công đoàn dưới sự kiểm

soát của chính phủ. (Hoạt động của công đoàn sẽ được quản lý và giám sát của
chính phủ)  điều hành bởi Đại hội Công đoàn Quốc gia – liên kết với đảng
cầm quyền được lãnh đạo bởi bộ trưởng chính phủ và được điều hành bởi các
quan chức chỉnh phủ.
 Hành động trong chính sách tiền lương: Hội đồng tiền lương quốc gia đưa
ra các hướng dẫn hằng năm, khuyến nghị điều chỉnh định kỳ, đảm bảo việc
tăng lương, duy trì tăng trưởng kinh tế (dựa trên mức năng suất, chi phí sinh
hoạt, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Sing)


Bên cạnh việc ảnh hưởng đến cơ cấu công nghiệp và thị trường lao động, chính
phủ cũng kiểm soát các khía cạnh khác của nền kinh tế



Về mặt thị trường tiền tệ, chính phủ đã thông báo về tài chính thông qua Cơ quan
tiền tệ Singapore (MAS). MAS điều chỉnh thị trường tài chính và quản lý cung
tiền trong nước thông qua sự can thiệp tỷ giá.
Chính phủ sở hữu đất đai lớn ở Singapore (sở hữu 75%); và thông qua URA kiểm
soát mọi phát triển bất động sản bao gồm phát triển tư nhân



 Ngoài các tổ chức trên chính phủ sở hữu các doanh nghiệp kinh doanh liên doanh
ngoài lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội




Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp nhà nước đã bắt đầu đầu tư trực

tiếp vào các ngành công nghiệp công nghệ cao ở nước ngoài. Các doanh nghiệp
nhà nước đang trở thành công ty đa quốc gia và đang mua vào các công ty quá
mức. Chiến lược này là một phần của chính sách tái cơ cấu công nghiệp nhằm
chuyển hướng sự phụ thuộc của Singapore vào việc thâm canh các ngành công
nghiệp thâm dụng vốn và nhập khẩu bí quyết công nghệ
Sự kiểm soát của chính phủ Singapore đối với nền kinh tế được thực hiện thông
qua quyền sở hữu thiểu số cũng như phần lớn quyền sở hữu của các công ty tư
nhân chiến lược của cả nguồn gốc trong và ngoài nước


 Chính phủ Singapore đóng một vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá
đất nước. Cách tiếp cận can thiệp của chính phủ có thể nhìn thấy trong mọi khía cạnh
của nền kinh tế. Nó sở hữu và điều tiết như kiểm soát lao động kiểm soát tất cả phát
triển bất động sản bao gồm phát triển tư nhân


Hành động nắm quyền của Đảng dân chủ khi đó đã khiến cho Singapore có nguy
cơ cao phải đối mặt với thất nghiệp và một tương lai bất định trong nền thương
mại phát triển. Thêm vào đó, những cuộc nổi dậy chống phân biệt chủng tộc và áp
bức bóc lột lao động được sự ủng hộ của những Đảng phái đối lập. Vấn đề đáng lo
ngại ở đây là vấn đề sống còn sau đó của 1 chính phủ mới

Giải quyết vấn đề:
- Để giải quyết những vấn đề trên, chính phủ mới dược bầu ra để dẫn đầu đảng dân chủ
dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Lý Quang Diệu, tham gia vào quá trình công nghiệp hóa
để cung cấp việc làm và đa dạng hóa nền kinh tế, bắt đầu xây dựng nhà ở tập thể
- Lãnh đạo Singapore kêu gọi đầu tư nước ngoài đặc biệt là những công ty đa quốc gia,
đó không chỉ là phương pháp lấp đầy khoảng trống nguồn vốn trong nước mà còn là cách
nhanh chóng tiếp cận với nền công nghệ nước ngoài, kết nối thị trường,…


III.

Đánh giá mối quan hệ giữa sự can thiệp của chính phủ và hệ tư tưởng

+ Việc chính phủ trực tiếp tham gia vào sản xuất hàng hóa và dịch vụ có những lý do
sau:
1) Chính phủ muốn có được nguồn vốn cam kết để làm hài lòng những nhà đầu tư,
đặc biệt là trong giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hóa
2) Một số doanh nghiệp nhà nước được thành lập để ngăn chặn tình trạng độc quyền
sả xuất, như là dầu khí và bán sản phẩm
3) Mốt số doanh nghiệp nhà nước khác được thành lập do một nhu cầu về dịch vụ
như Hãng hàng không Singapore,
 Những yếu tố, lý do này phản ánh sự độc quyền của chính phủ trong những chính sách
can thiệp, hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ.


+ Với nguồn tài nguyên thiên nhiên không có sẵn, chính phủ phải tạo ra sức hấp dẫn thu
hút sự chú ý nguồn đầu tư quốc tế. Sự hấp dẫn đó được tạo ra từ những chính sách thực
dụng, bao gồm những điều sau đây:
1) Một lực lượng được đào tạo và kỷ luật tốt
2) Chính phủ luôn chào đón nguồn đầu tư quốc tế
3) Cơ sở hạ tầng tốt để đáp ứng đủ mọi hình thức đầu tư
4) Một loạt các ưu đãi về thuế



Lý giải vì sao Singapore có thể thực hiện các chính sách các luật một cách thuận
lợi qua quan niệm Nho giáo:
 Phần lớn người Singapore có nguồn gốc từ Trung Quốc, và tư tưởng Nho giáo
ăn sâu vào tư tưởng của người Trung Quốc. Trong tư tưởng Nho giáo, họ đề

cao các giá trị: Sự tôn trọng tôn ti trật tự trong gia đình, sự vâng lời, tuân thủ,
sự trung thành  Hệ thống phân tầng chính trị - xã hội từ đó được xem như
một gia đình lớn có mối quan hệ cha mẹ - con cái (Tức chính phủ và nhân
dân). Nhân dân sẽ trông chờ, phụ thuộc, tuân theo theo sự hướng dẫn, định
hướng của chính phủ và chính phủ cũng có trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc
cho nhân dân.
 Ở đây, quan điểm Nho giáo không được xét dưới góc độ hành vi xã hội cá
nhân mà được xem như một tập hợp văn hóa có trật tự, thể chế theo từng cấp
độ xã hội, từ đó nhìn ra được hành vi văn hóa (vi mô)
 Đồng thời, trong quan niệm của nhiều người Đông Á, họ coi sự tồn tại của đất
nước họ là một vấn đề thực sự. Chính nhận thức này có thể ảnh hưởng trực
tiếp và gián tiếp trong việc mọi người tiếp nhận và tuân thủ chính sách quốc
gia.

KẾT LUẬN


Thực tế, chính phủ Sing không có định hướng bác bỏ những chính sách thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế dựa vào khoản đầu tư nước ngoài mà thay vào đó, họ thực hiện
chiến lược “tư nhân hóa” thúc đẩy tinh thần chủ nghĩa tư bản phúc lợi.

Chủ nghĩa tư bản phúc lợi là chủ nghĩa tư bản bao gồm các chính sách phúc lợi xã hội.
[1] Chủ nghĩa tư bản phúc lợi cũng là thực tế của các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ


phúc lợi cho nhân viên của họ. Chủ nghĩa tư bản phúc lợi theo nghĩa thứ hai này, hay chủ
nghĩa công nghiệp, tập trung vào các ngành công nghiệp sử dụng lao động lành nghề






2 yếu tố cần quan trọng cần giải quyết để thúc đẩy chiến lược:
Một là, chính phủ không sẵn sàng hoặc không thể chi trả chi phí các dịch phụ xã
hội – cái mà không ngừng tăng lên.
Hai là, chủ nghĩa tư bản phúc lợi sẽ hình hành tầng lớp công nhân mới, nâng cao
năng suất và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên song song đó, chiến lược tư nhân hóa
gặp sự phản đối từ công ty nước ngoài lẫn địa phương vì họ không muốn gánh vác
chi phí cung cấp các dịch vụ xã hội cho người lao động.

Trong quan niệm của nhà sử dụng lao động và người lao động, tư nhân hóa là những người
lao động làm việc ở công ty nước ngoài sẽ được nhận được nhiều lợi ích hơn những người
làm việc cho công ty nhỏ hơn, nghèo hơn (thông thường là các doanh nghiệp địa phương) do
các công ty nước ngoài có điều kiện chi trả các dịch vụ xã hội cho người lao động.  Gây ra
bất bình đẳng trong lao động, ảnh hưởng đến sự trung thành của công nhân ở tại các doanh
nghiệp nhỏ tại địa phương một khi họ muốn tìm cơ hội làm việc tốt hơn. (Lý giải ý thứ 2 ở

trên)



Thực tế, tư nhân hóa ở Sing có nghĩa là sự can thiệp của chính phủ trong việc quản
lý công ty, quyết định sản xuất và việc làm sẽ lớn hơn.
Chính phủ thành lập Hội đồng năng suất quốc gia để phù hợp, tăng cường công
nghệ, kỹ năng trong thị trường lao động. Với chính sách tư nhân hóa, chính phủ sẽ
phân phối, kiểm soát nơi mọi người nên làm việc, tạo điều kiện công nhân an tâm
làm việc tại chính nơi làm việc của họ, dù là doanh nghiệp công ty nước ngoài hay
tại địa phương.




×