Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Lý thuyết trò chơi kỹ năng điều hành và làm việc nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.11 KB, 2 trang )

Thuyết trò chơi: Chính sách như một sự lựa chọn có lý
trí trong tình huống cạnh tranh
Lý thuyết trò chơi là nghiên cứu các quyết định trong các tình huống mà có sự tham gia
hai hoặc nhiều người tham gia lý trí có những sự lựa chọn để thực hiện và kết quả phụ
thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người. Nó được áp dụng trong các lĩnh vực hoạch định
chính sách trong đó không có sự lựa chọn "tốt nhất" hoàn toàn độc lập mà người ta có thể
tạo ra trong đó các kết quả "tốt nhất" phụ thuộc vào những gì người khác làm.
Ý tưởng về "trò chơi" là những người ra quyết định có lý trí tham gia vào các lựa chọn
phụ thuộc lẫn nhau. "Người chơi" phải điều chỉnh hành vi của họ để phản ánh không chỉ
mong muốn và khả năng của riêng họ mà còn là kỳ vọng của họ về những gì người khác
sẽ làm. Có thể ý nghĩa của một "trò chơi" là có yếu tố may rủi, cho thấy lý thuyết trò chơi
không thực sự thích hợp cho các tình huống xung đột nghiêm trọng. Nhưng điều ngược
lại có lẽ đúng rằng: lý thuyết trò chơi có thể được áp dụng cho các quyết định về chiến
tranh và hòa bình, sử dụng vũ khí hạt nhân, quốc tế ngoại giao, thương lượng và xây
dựng liên minh trong Quốc hội hoặc Liên Hiệp Quốc và một loạt các tình huống chính trị
quan trọng khác. "Người chơi" có thể là một cá nhân, một nhóm, hoặc một chính phủ
quốc gia-thực sự, bất cứ ai với các mục tiêu được xác định tốt, những người có khả năng
hành động có lý trí.
Các nhà thuyết gia tự gán những giá trị con số vào phần thưởng phạt. Nếu Tài xế A vẫn
giữ nguyên hướng giải quyết và tài xế B cũng giữ nguyên hướng giải quyết đó, kết quả có
thể được tính điểm là -10 cho cả 2, người đã phá hỏng những chiếc xe của họ. Nhưng
nếu tài xế A lựa chọn hướng giải quyết cũ và người B thay đổi thái độ/hành vi, và sau đó
tài xế A có thể nhận được +5 (“có dũng khí”) và tài xế B -5 (“mất danh dự”). Nếu tài xế
A thay đổi thái độ/hành vi nhưng B vẫn giữ nguyên lối cũ, kết quả sẽ đổi ngược lại.
Nhưng nếu cả hai cùng thay đổi, thì mỗi bên sẽ bị mất danh dự một tí (-1), nhưng không
nhiều như một trong 2 trường hợp cả hai giữ nguyên hướng giải quyết cũ.
(Giải thích theo bạn Hậu hiểu: Ví dụ trên trong một cuộc va chạm giao thông giữa 2 tài
xế A và B. Nếu A và B đều muốn chọn hướng giải quyết là làm cho ra lẽ, kết quả thua
thiệt có khả năng xảy ra là cả 2 (tức -10 both A & B); Nếu A cố chấp, nhưng B chấp
nhận thỏa hiệp, kết quả A sẽ thắng thế, tuy nhiên B sẽ bị thua thiệt (tức A +5, B-5) và
ngược lại. Còn lại, nếu cả 2 A và B đều chọn hướng giải quyết là thay đổi cách cư xử,


thỏa hiệp thì thiệt hại cả 2 sẽ ngang nhau, tuy nhiên mức thiệt hại hay thiệt thòi sẽ không
lớn như 2 hướng trên.)
Lựa chọn của tài xế A
Quá
trình

Sự thay
đổi,


diễn
chuyển
biến lưu hướng
lại
Quá
A: -10
trình
diễn
biến lưu B: -10
lại

Lựa
chọn
của tài
Sự thay A: +5
xế B
đổi,
chuyển
B: -5
hướng


A: -5
B: +5
A: -1
B: -1

Hình 2-7: Bảng ma trận về Thuyết trò chơi nhận định rằng nhà hoạch định chính sách
hoặc “người chơi” điều chỉnh hành vi cư xử của mình để phản ánh không chỉ phản ánh sở
thích ưu tiên của họa mà còn là sự lựa chọn có khả năng của đối thủ.



×