Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đôi nét về hồ gươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.29 KB, 3 trang )

BÀI THU HOẠCH NGOẠI KHÓA

Trong tâm thức của người Việt, nhắc đến Hồ Gươm là nhắc đến tháp
Rùa, cầu Thê Húc và cả đền Ngọc Sơn. Trải qua bao thăng trầm của thời
gian, đền Ngọc Sơn Hà Nội vẫn là điển hình về không gian, kiến trúc, là
hình ảnh đáng tự hào của người dân đất kinh kỳ xưa và nay.Sẽ là thiếu
xót nếu như đã đến Hồ Gươm lại không vào thăm đền Ngọc Sơn bởi đây
không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mà còn chứa đựng nhiều giá trị
lịch sử. Ngôi đền có lịch sử khá lâu đời và đặc biệt. Khởi nguyên, khi
vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên ngôi đền đã có tại đây là
Ngọc Tượng, đến đời nhà Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Thời Trần, ngôi đền
để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống
Nguyên-Mông. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ.
Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng
cung Thụy Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện
với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời nhà Lê, cung
Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín
Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn.
Bài ký "Đền Ngọc Sơn đế quân" được soạn năm 1843 vào lúc nhân dịp
sửa đền Quan đế thành chùa Ngọc Sơn có viết: "...Hồ Tả Vọng tên cũ
gọi hồ Hoàn Kiếm là một danh thắng đất Kinh kỳ xưa. Phía bắc mặt hồ,
một gò đất nổi lên rộng khoảng ba bốn sào, tương truyền là chỗ đài câu
cá thời cuối Lê. Trước đây, ông Tín Trai làng Nhị Khê nhân có đền Quan
Đế tại đấy bèn mở rộng sửa sang thêm gọi là chùa Ngọc Sơn...".
Ít năm sau chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam
Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy
phòng hai bên, đặt tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền
Ngọc Sơn. Theo bài ký "Sửa lại miếu Văn Xương", thì "...Hiện nay đền
thờ mới đã hoàn thành, phía trước kề bờ nước, làm đình Trấn Ba, ngụ ý
là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Bên tả, phía đông cầu Thê
Húc, dựng Đài Nghiên. Lại về phía đông trên núi Độc Tôn, xây Tháp


Bút, tượng trưng cho nền văn vật..."


Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu
sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây
đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.
Đền Ngọc Sơn Xưa kia, đây vốn là ngôi đền thờ Quan đế để trấn áp cái
ác, sau được đổi thành chùa thờ Phật, cuối cùng lại được tu sửa thành
ngôi đền như ngày nay.
Kiến trúc của đền Ngọc Sơn thể hiện khá rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo
qua nghìn năm văn hiến..
Đó là một điển hình về không gian và kiến trúc tuyệt tác. Được xây dựng
theo kiến trúc hình chữ Tam, tuy không phải là một công trình kiến trúc
có lịch sử dài song đền Ngọc Sơn là một điển hình về sự kết hợp giữa
cảnh quan tự nhiên và kiến trúc do con người xây dựng. Sự kết hợp giữa
đền và hồ đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất,
gợi nên cảm giác chan hòa giữa con người và thiên nhiên.
Đền Ngọc Sơn Hà Nội chủ yếu thờ thần Văn Xương Đế Quân (chủ quản
văn chương, khoa cử) và thờ Trần Hưng Đạo vị anh hùng dân tộc có
công lãnh đạo quân dân đánh thắng quân Nguyên thế kỷ XIII.. Ngoài ra,
nơi đây cũng thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường. Qua đó
thể hiện rõ quan niệm “tam giáo đồng nguyên” của người Việt với ý
nghĩa rộng hơn là tinh thần đoàn kết, hòa hợp tôn giáo.
Sự dung hòa của Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo không chỉ thể hiện rõ
ở việc thờ cúng mà cả trong kiến trúc, xây dựng, hệ thống câu đối, hoành
phi, vật bài trí ở đền Ngọc Sơn.
Nói đến diện mạo đền Ngọc Sơn ngày nay không thể không nhắc đến
công lao của danh nhân văn hóa Nguyễn Văn Siêu. Năm 1864, ông chủ
trì việc sửa sang cảnh trí trong đền, đồng thời cho xây Đài Nghiên và
Tháp Bút.

. Tháp Bút có hình bút lông, trên thân tháp tạc 3 chứ “Tả Thanh Thiên”
nghĩa là “viết lên trời xanh”. Còn Đài Nghiên được đặt trên cửa cuốn tạc
đá hình 3 con ếch há miệng khắc nguyên tảng đội nửa quả đào như đang
cùng kề, cùng nói điều hân hoan sau những ngày ngậm miệng. Cả Đài
Nghiên và Tháp Bút đều thể hiện tinh thần Nho giáo: trọng văn chương,


anh tài một cách sâu sắc. Điều này góp phần tạo nên vẻ đẹp thơ mộng,
thanh bình, yên ả cho Hồ Gươm, Đài Nghiên, Tháp Bút và trở thành một
biểu tượng chói lọi, là niềm tự hào cũng như lý tưởng mà những người
“cầm bút” luôn hướng theo Một trong những điểm nhấn kiến trúc của
đền Ngọc Sơn là cầu Thê Húc màu sơn như dải lụa mềm mại vắt qua làn
nước xanh đặc trưng của Hồ Gươm, tạo nên vẻ đẹp hài hòa, bắt mắt. Cầu
Thê Húc được xây dựng thêm trong lần tu sửa năm 1865. Tên gọi “Thê
Húc” nghĩa là “giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời”.
Phía nam đền Ngọc Sơn là trấn Ba Đình (cũng được xây dựng cùng thời
với cầu Thê Húc) là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Vào thời
bấy giờ, việc xây dựng trấn Ba Đình mang ngụ ý: chắn những làn sóng
văn hóa độc hại vào nước Nam.
Đền Ngọc Sơn giữa hồ trong xanh giống như nơi hội tụ linh khí giữa trời
đất, là nơi linh thiêng nên xưa kia các sĩ tử Bắc Hà thường đến đây để
cầu xin việc học hành.
Trải qua bao thăng trầm bể dâu của thời gian, quần thể di tích đền Ngọc
Sơn Hà Nội vẫn luôn là biểu tượng cổ kính, đại diện cho nền văn vật
nghìn năm và là niềm tự hào to lớn của người dân thủ đô cũng như cả
nước.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×