Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Bai giang lich su NN VS PL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.15 KB, 43 trang )

Đại học Luật Hà Nội
Lớp: K14CCQ (2015 - 2018)

BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Thời lượng: 45 tiết

Mục lục

Ngày 05/10/2017
Giảng viên: cô Phương
Tài liệu:
-

Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - ĐH Luật Hà Nội
Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam - ĐH Luật Hà Nội
Lịch triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú

Chương 1: Những vấn đề chung về lịch sử nhà nước và pháp luật
1. Quan niệm về lịch sử nhà nước và pháp luật
- Lịch sử là gì?
Lịch sử là những giá trị trong quá khứ, tồn tại ở hiện tại và hướng tới tương lai. Nói đến lịch sử là nói đến
lịch sử của cộng đồng người, dòng họ, thể chế, ngành khoa học, và của cả vũ trụ.
- Nhà nước là gì?
Bản chất của nhà nước là sự tập trung quyền lực: cấu trúc quyền lực gồm:
+ quyền lực về chính trị
+ quyền lực về kinh tế
+ quyền lực về quân sự
+ quyền lực về pháp luật
- Pháp luật là gì?
Là những quy tắc xử xự chung, thể hiện qua các quy phạm PL.
- Lịch sử nhà nước và PL là môn học, là ngành khoa học nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của nhà


nước và PL trong quá trình lịch sử thế giới và Việt Nam.
2. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
- Địa Trung Hải (là giao của khu vực châu Á, nam châu Âu, và bắc Phi): là 1 trong những trung tâm của văn
minh chính trị, pháp lý sớm nhất của nhân loại, vì:
+ hình thành bộ máy quyền lực nhà nước sớm nhất
+ có các bộ luật cổ xưa nhất
- Các nền văn minh cổ đại điển hình:
+ nền văn minh Hy Lạp
+ nền văn minh La Mã: chính thể cộng hòa, luật La Mã (đặc biệt là luật dân sự La Mã). Ở thời kỳ đỉnh cao,
La Mã đã biến Địa Trung Hải thành "cái ao nhà mình"
+ Lưỡng Hà: nền văn minh giữa 2 dòng sông
+ Ai Cập: nền văn minh Ai Cập là "tặng phẩm của sông Nile" (tương tự với nền văn minh Ấn Độ là tặng
phẩm của sông Hằng và sông Ấn, Trung Quốc là tặng phẩm của sông Hoàng Hà và sông Trường Giang)
1


+ nền văn minh Trung Hoa và nền văn minh Ấn Độ: 2 nền văn minh cùng "gối" lên dãy Hilamaya (nóc nhà
thế giới)
- Mỗi nền văn minh đều có các đặc điểm riêng, nhưng có thể chia làm 2:
+ các nền văn minh phương đông: từ Địa Trung Hải đi về phía đông (đại diện là Lưỡng Hà, Trung Quốc và
Ấn Độ)
+ các nền văn minh phương tây: từ Địa Trung Hải đi về phía tây (đại diện là Hy Lạp và La Mã). Khái niệm
phương Tây về sau được mở rộng sang cả châu Mỹ, châu Đại dương (Úc), và các quốc gia chịu ảnh hưởng
- Chú ý: phân biệt mô hình NNPL phương đông và phương tây
- Về các bộ luật cổ xưa:
+ bộ luật Hammurabi vùng Lưỡng Hà (vùng trung đông, gồm Iran, Iraq, Syria)
+ luật La Mã, luật dân sự La Mã
+ luật Manou của Ấn Độ
+ các bộ luật cổ của Trung Quốc
- Chú ý: bộ luật Hammurabi và luật La Mã được coi là 2 thành tựu pháp lý căn bản của nhân loại. Trong 1

nhận xét của các học giả thế giới, nếu như luật La Mã, luật dân sự La Mã là luật của nhân dân, thì luật
Hammurabi là luật của thương gia.
Câu hỏi: tại sao dậu duệ của những người đã sinh ra bộ luật Hammurabi ngày nay lại chìm trong khói lửa của
chiến tranh, còn hậu duệ của những người đã sinh ra luật La Mã lại trở thành các cường quốc và chinh phục
khắp thế giới?
Ý kiến: Một trong những lý do (có thể) là luật La Mã được kế thừa và phát triển liên tục, trong khi luật
Hammurabi bị chìm vào quên lãng (đã 4 nghìn năm bị lãng quên).
- Trong quá trình phát triển của NN và PL thế giới, vùng Địa Trung Hải được coi là 1 trung tâm của văn minh
chính trị, pháp lý của nhân loại. Cùng với Địa Trung Hải, còn có vùng Tây Á, Đông Bắc Á, và ngày nay các
nhà khoa học đã thừa nhận vùng Đông Nam Á.
- Trong sự phân kỳ của lịch sử NNPL thế giới, môn học lịch sử NN PL có thể được chia làm 4 giai đoạn lớn:
+ giai đoạn cổ đại: từ quá trình hình thành nhà nước (khoảng thế kỷ 3 TCN) đến khi đế quốc La Mã chia làm
Đông La Mã và Tây La Mã (năm 476, khoảng thế kỷ 5 sau CN)
+ giai đoạn trung đại: thế kỷ 5 (từ năm 476) đến thế kỷ 15 (hành trình phương tây đi sang phương đông bằng
đường biển, qua Đại Tây Dương) và đến thế kỷ 17 (đến khoảng 1640)
+ giai đoạn cận - hiện đại: thế kỷ 17 (cách mạng tư sản Anh 1640-1642), đến các cuộc cách mạng tư sản trên
toàn thế giới (cách mạng tư sản Nhật 1868) và đến năm 1945 (sự sụp đổ của chủ nghĩa phát-xít)
+ giai đoạn đương đại: từ 1945 đến nay
3. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
- VN là 1 quốc gia ở Đông Nam Á, giữa 2 trung tâm chính trị, văn hóa, pháp lý là Trung Hoa và Ấn Độ
(thường gọi là bán đảo Trung Ấn). Trong quá trình phát triển, VN chịu ảnh hưởng khá lớn từ 2 trung tâm này,
nhất là từ Trung Hoa.
- VN được hình thành từ 3 vương quốc:
+ nước Văn Lang - Âu Lạc: từ Hà Tĩnh trở về bắc (truyền thuyết về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân,
Âu Cơ, các vua Hùng, An Dương Vương, Thục Phán)
+ nước Chăm-pa: từ Quảng Bình vào đến Bình Thuận
+ (một phần) đế quốc Phù Nam: từ Đồng Nai về phía nam
- Gắn liền với khu vực châu Á, nhất là Đông Nam Á, trong đó VN chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung
Hoa và nền văn minh Ấn Độ:
+ từ bắc trung bộ trở về bắc: chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Quốc

+ từ trung trung bộ trở về nam: chịu ảnh hưởng nhiều của Ấn Độ
2


- Phân kỳ của lịch sử nhà nước và PL:
+ giai đoạn cổ đại: từ quá trình hình thành đến thế kỷ 10
+ giai đoạn trung đại: gắn liền với thời phong kiến của VN: từ thế kỷ 10 (năm 938 Ngô Quyền với chiến
thắng Bạch Đằng dành độc lập, năm 968 nhà Đinh lập ra Đại Cồ Việt) đến thế kỷ 19 (năm 1838 bị thực dân
Pháp xâm lược, năm 1884 mất nước vào thực dân Pháp)
+ giai đoạn cận đại: từ 1884 đến 1945
+ giai đoạn hiện đại: từ 1945 đến nay
- Nghiên cứu 2 bộ luật:
+ Quốc triều hình luật của triều Lê
+ Hoàng việt luật của triều Nguyễn
Là 2 thành tựu quan trọng nhất của lịch sử PL VN, trong đó Quốc triều hình luật được coi là 1 trong những
bộ luật đặc biệt tiến bộ của thế giới.
- Pháp luật tố tụng: Quốc triều khám tụng điều lệ từ thế kỷ 16 (triều Lê), với bộ luật tố tụng này đã ghi danh
VN là 1 trong những quốc gia có bộ luật tố tụng đầu tiên trên phạm vi toàn thế giới
- Đến năm 2009, Viện Hán Nôm đã dịch thuật 1 số văn bản PL và thành tựu PL tố tụng VN còn được thể hiện
ngay từ thế kỷ 15, đặc biệt trong triều vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức. (tức là đã đi trước các nước
phương Tây vài trăm năm)
------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày 06/10/2017
Giảng viên: cô Phương

Chương 2: Nhà nước và pháp luật thời kỳ cổ đại
(Còn gọi là Nhà nước và PL chiếm hữu nô lệ)

I. Khái quát chung
- Đặc trưng của thời kỳ cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ (nhà nước chiếm nô): lý do là đất đai rất rộng, con
người rất ít, sức lao động của con người là thứ tài sản quý giá.

Nô lệ thời cổ đại còn bị coi dưới cả súc vật, 1 thư tịch cổ viết "... đổi 5 nô lệ khỏe mạnh lấy 1 con ngựa". Chủ
nô có toàn quyền đối với nô lệ, kể cả quyền đánh, giết nô lệ.
- Đặc trưng của nền kinh tế chiếm hữu nô lệ:
+ đã chuyển sang nền kinh tế sản xuất (khác với thời kỳ nguyên thủy là kinh tế hái - lượm, săn bắn, phụ
thuộc vào thiên nhiên)
+ đã xuất hiện công cụ lao động bằng đồng, sắt
+ đã xác lập chế độ sở hữu công và chế độ sở hữu tư ==> xuất hiện quan hệ PL về công - tư
+ đã xuất hiện các quy định về thuế
+ đã lưu hành chế độ tiền tệ trong thương mại
- Mô hình nhà nước:
+ hầu hết các nước phương đông là quân chủ chuyên chế
+ các nước phương tây thời cổ đại (chủ yếu nghiên cứu Hy Lạp, La Mã) là mô hình nhà nước cộng hòa quý
tộc chủ nô (Spart), và cộng hòa dân chủ chủ nô (Athens). Chuyển sang thời kỳ đế quốc La Mã là chế độ độc
tài, nổi bật là 2 nền độc tài Xi-la và Xê-da (còn gọi là thời quân chủ chuyên chế)
- Về pháp luật thời cổ đại:
+ ra đời PL thành văn đầu tiên: bộ luật Hamurabi ban hành từ khoảng 1790-1750 TCN

3


(sau này, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra những bộ luật còn cổ xưa hơn cả luật Hammurabi, cũng ở vùng
Lưỡng Hà, như luật của thành Nippua, luật của người Sumer, luật của tộc người Do Thái, ...)
Bộ luật Hammurabi được khắc trên 1 tấm đá hoa cương lớn, được cho là đi trước thời đại hàng nghìn năm,
thậm chí còn tiến bộ hơn Luật 12 bảng, Luật La Mã. Những quy định đặc sắc của Hammurabi về kinh tế thị
trường, về giá trị đồng tiền, ... vẫn còn giá trị đến ngày nay
+ thành tựu PL của La Mã: luật La Mã được xây dựng trong hàng nghìn năm, có những thành tựu nổi bật như
Luật 12 bảng, Luật dân sự La Mã (đặt nền móng căn bản cho luật dân sự trên phạm vi toàn cầu và nó còn có
giá trị cho đến tận ngày nay).
Luật dân sự La Mã được xây dựng cùng với đế quốc La Mã trong khoảng từ thế kỷ 5 TCN đến thế kỷ 5
sau CN, đồng thời nó là những quy phạm PL điều chỉnh những quan hệ sở hữu, hợp đồng, và thừa kế của châu

Âu trong thời kỳ phong kiến.
+ bên cạnh những bộ luật điển hình đó, còn có các luật, bộ luật của các quốc gia khác như luật Manou của
Ấn Độ (luật Manou chịu ảnh hưởng rất lớn từ tôn giáo của Ấn Độ), ở Trung Quốc có Đỉnh Hình, Trúc Hình,
Cửu chương luật
- Đặc trưng cơ bản của phương đông là phương thức sản xuất Á châu: gắn liền với các dòng sông, kinh tế
nông nghiệp là động lực cho các ngành kinh tế khác, nhà nước tập quyền, chính quyền cha truyền con nối,
bảo thủ trì trệ.
VD: khi có sáng chế, phát minh thì người phương đông thường giữ kín (coi là bí mật, làm của riêng)
VD: con đường đi đến địa vị chính trị và quyền lực ở phương đông là thần quyền, vương quyền, pháp trị
VD: con đường “quan chức” ở phương đông là: nhà nghèo => học giỏi => thành danh => có quyền => có
tiền
- Đặc trưng cơ bản của phương tây là mô hình nhà nước dân chủ, chính quyền phổ thông đầu phiếu, kinh tế
phát triển đồng đều cả nông - công - thương, trong đó kinh tế thương mại là động lực cho các ngành kinh tế
khác, nhà nước có xu hướng phân quyền.
VD: khi có sáng chế, phát minh thì người phương tây đăng ký và bán ngay, để thu lợi nhuận luôn và cộng
đồng được hưởng lợi ngay lập tức.
VD: con đường đi đến địa vị chính trị và quyền lực ở phương tây là dựa vào tài sản, tài chính
VD: con đường “quan chức” ở phương tây là: có tiền => có quyền
------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày 07/10/2017
Giảng viên: cô Phương
(tiếp bài trước)
- Trong thời cổ đại và trung đại, tất cả các bộ luật đều là tổng luật, tức là bao gồm cả hình sự, dân sự, thương
mại, hôn nhân gia đình, ...
Trong đó pháp luật về hình sự được hình thành sớm nhất. Tại sao? Vì lòng tham của con người là vô cùng
==> xâm hại đến tài sản, lợi ích của người khác ==> để xã hội được bình yên, cần phải có hình phạt dành cho
kẻ trộm, cướp
- Trong thời cổ đại và trung đại, thần quyền chi phối nhà nước và PL. Nhà nước La Mã không bị thần quyền
chi phối, nhưng sau khi nhà nước La Mã sụp đổ, cả châu Âu lại bị thần quyền cai trị, gọi là giai đoạn "đêm
trường trung cổ"
- Quy luật phát triển không đồng đều trên phạm vi thế giới: nhà nước và PL ở các quốc gia, khu vực có sự

phát triển không đồng đều, khác nhau về thời gian, quy mô, và loại hình nhà nước - PL. Ví dụ, về thời gian,
việc phân chia thành cổ đại, trung đại, hiện đại có sự khác nhau, nhất là ở phương tây và phương đông
- Ở thời kỳ cổ đại, đặc trưng của phương đông là phương thức sản xuất Á châu, chế độ nô lệ không điển hình.
Còn ở phương tây là chế độ chiếm nô điển hình.
4


- Trong quá trình hình thành và phát triển, tính liên minh khu vực và thế giới của nhà nước và pháp luật luôn
luôn có sự ảnh hưởng và tương tác với nhau, nói cách khác là sự lan tỏa ảnh hưởng lẫn nhau của nền văn minh
chính trị, pháp lý giữa các khu vực.
Tuy nhiên, cũng có những giá trị văn minh chính trị, pháp lý đã biến mất theo thời gian. Nguyên nhân là
không được kế thừa, phát triển, hoặc do chiến tranh nên cộng đồng đó đã bị xóa bỏ, hoặc bị đồng hóa. VD bộ
luật Hammurabi đã biến mất khỏi xã hội vùng Lưỡng Hà (khác với luật La Mã được kế thừa và phát triển), hay
như những nền văn minh châu Mỹ như Maya, Otex, ...
* Nội dung thảo luận:
(1) So sánh cơ sở hình thành, phát triển và hình thức chính thể của nhà nước - PL ở phương đông và phương
tây thời kỳ cổ đại.
+ cơ sở: kinh tế, xã hội, tư tưởng chính trị - pháp lý
+ hình thức chính thể, và hình thức cấu trúc
(2) Nhà nước và PL Việt Nam thời kỳ cổ đại (thế kỷ 7 TCN đến thế kỷ 10) (năm 696 TCN đến 938)
Năm 696: do căn cứ vào sử Trung Quốc có chép "... đến thời Trang Vương nhà Chu, ở bộ Giao Linh có
người lạ, dùng ảo thuật chinh phục được các bộ lạc, tự xưng là Lạc Vương (tức Hùng Vương) đóng đô ở Văn
Lang, hiệu nước là Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự đường lối ..." ==> tức là tương ứng
với thời Trang Vương nhà Chu thì hình thành nhà nước Văn Lang.
Năm 938: năm Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán giành độc lập
==> chú ý: thời kỳ cổ đại của VN chậm hơn so với thế giới (thế giới đến thế kỷ 5 là hết thời cổ đại)
+ đặc thù trong quá trình ra đời nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
+ đặc điểm về nhà nước, PL thời kỳ bắc thuộc
(3) Cơ sở và quá trình hình thành, phát triển của nhà nước PL quân chủ phong kiến VN.
+ cơ sở: kinh tế, xã hội, tư tưởng chính trị PL

+ quá trình hình thành và phát triển

II. Khái lược quá trình hình thành và phát triển nhà nước PL cổ đại
1. Từ thời kỳ thị tộc bộ lạc sang thời kỳ hình thành nhà nước
- Thời kỳ nguyên thủy: kinh tế, xã hội, chính trị phụ thuộc vào tự nhiên
- Thị tộc bộ lạc:
+ kinh tế phân công lao động mang tính tự nhiên: trồng trọt, chăn nuôi, nông nghiệp, thủ công nghiệp,
thương nghiệp, chế tác công cụ lao động sắt, đồng
+ sau 3 lần phân công lao động: xã hội được chia thành lao động quản lý, tôn giáo, thương nhân, nô tỳ
+ xã hội huyết thống: có cả chế độ mẫu hệ, phụ hệ
+ chính trị: hình thành quyền lực của thủ lĩnh quân sự
- Đặc trưng:
+ kinh tế lao động tập thể, sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm
+ xã hội bình đẳng theo huyết thống, chuyển từ mẫu hệ sang phụ hệ, gia đình xác định vợ chồng, con theo họ
cha
+ chính trị: hình thành quyền lực, xã hội thị tộc, bao tộc bộ lạc và liên minh bộ lạc
- Tư liệu về thời kỳ này chủ yếu thông qua khảo cổ học, truyền thuyết, và thư tịch cổ
2. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước và PL thời cổ đại
- Thời gian: không đồng đều. Phương đông hình thành sớm nhưng kéo dài, ở phương tây phát triển trong
khoảng 1000 năm (từ thế kỷ 5 TCN đến thế kỷ 15 sau CN)
5


- Đặc điểm:
+ luật pháp không bình đẳng
+ quyền lực dựa vào kinh tế, quân sự, chính trị, xã hội
+ xuất hiện tư hữu, đối kháng giai cấp và hình thành nhà nước quản lý: điều hòa mâu thuẫn xã hội, tạo lập
trật tự công cộng là nhu cầu tự nhiên của sự phát triển xã hội.
- Đặc trưng về sự chuyển giao quyền lực ở phương đông là theo huyết thống và đẳng cấp, cha truyền con nối.
Còn đặc trưng về sự chuyển giao quyền lực ở phương tây là theo bầu phiếu, dựa trên nền tảng kinh tế và quân

sự.
- Đặc trưng về kinh tế ở phương đông là phương thức sản xuất Á châu, nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.
Còn đặc trưng kinh tế của phương tây là chế độ chiếm nô điển hình.
Ở phương đông cũng có nô lệ nhưng không điển hình: ở Trung Quốc là nô lệ gia trưởng, Ấn Độ có chế độ
chiếm nô, Ai Cập cũng có chế độ nô lệ.
- Với VN, nền kinh tế thời cổ đại cũng là nông nghiệp điển hình. Tuy nhiên VN thời cổ đại không có chế độ nô
lệ mà chỉ có chế độ nô tỳ.
Nô tỳ là người phục vụ trong gia đình, họ không bị coi là "súc vật" như nô lệ, không bị coi là công cụ lao
động, mà nô tỳ vẫn được coi là con người.
- Ở một số khu vực khác, vẫn còn duy trì chế độ thổ dân thị tộc, bộ lạc, chưa xuất hiện nhà nước và PL. VD ở
Mông Cổ đến tận thế kỷ 12 vẫn còn các bộ tộc sống du mục, hoặc nền văn minh Maya ở Nam Mỹ, thổ dân
châu Úc, người Tây Tạng, thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ.
Người Tây Nguyên ở VN vẫn là thổ dân đến tận thế kỷ 17 (các triều đình phong kiến gọi là "man vách đá")

III. Cơ sở hình thành và phát triển nhà nước và pháp luật
1. Cơ sở kinh tế
- Cơ cấu nền kinh tế: là nền kinh tế sản xuất, công cụ lao động bằng đồng, sắt, đã có sự phân công lao động, đã
có luật thuế, và lưu thông tiền tệ.
+ phương đông: nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo
+ phương tây: cân đối nông nghiệp - thủ công nghiệp - thương nghiệp, trong đó thiên về thủ công nghiệp và
thương nghiệp trên bộ và mậu dịch vùng Địa Trung Hải.
Nguyên nhân: do các điều kiện về tự nhiên, khí hậu, dân cư
- Quan hệ sở hữu:
+ sở hữu công, sở hữu tư được nhà nước và PL bảo vệ,
+ được điều chỉnh trong giao dịch dân sự,
+ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu bị xử phạt rất nặng,
+ tài sản có giá trị được thừa kế
- Trình độ và tính chất:
+ nền kinh tế sản xuất đã xuất hiện kinh tế hàng hóa ở quy mô nội địa và giao lưu khu vực,
+ công cụ lao động đồng, sắt

+ nông nghiệp thâm canh
+ thủ công nghiệp, thương nghiệp - thông thương khu vực
- Phương đông: sở hữu công nhà nước đóng vai trò chủ đạo, sở hữu tư bị kiểm soát, kiềm chế bởi nhà nước
quân chủ, phát triển chậm chạp, không triệt để, không điển hình
Theo Mác-Ăngghen: "Việc không có chế độ sở hữu tư nhân là chìa khóa để hiểu toàn bộ phương đông".
Lý do: vì nền kinh tế phương đông chủ yếu là nông nghiệp, mà muốn sản xuất nông nghiệp cần chinh phục
thiên nhiên (như trị thủy, thủy lợi, ...), mà muốn chinh phục thiên nhân cần sức mạnh của cả cộng đồng ==>
quyền lực công cộng ==> quyền lực của người thủ lĩnh đứng đầu, không chỉ chiếm hữu quyền lực về quân sự
6


và còn chiếm hữu cả quyền lực về kinh tế ==> thủ lĩnh luôn hướng đến sở hữu công (tức là sở hữu thuộc về
thủ lĩnh) mà coi nhẹ sở hữu tư.
- Phương tây: chế độ sở hữu tư nhân điển hình và triệt để với việc chú trọng quyền năng chiếm hữu (ngay tình,
không ngay tình, hợp pháp, bất hợp pháp và quyền định đoạt (mua bán, cầm cố, thuê mướn, thừa kế). Luật dân
sự La Mã điều chỉnh quan hệ sở hữu, hợp đồng, thừa kế và các chế tài khi vi phạm.
Lý do: vì nền kinh tế phương tây là sự cân bằng của nông nghiệp - thủ công nghiệp - thương nghiệp, mà thủ
công nghiệp và thương nghiệp chỉ phụ thuộc vào cá nhân ==> quyền sở hữu cá nhân được coi trọng
Chú ý: vấn đề sở hữu công - tư là vấn đề nền tảng của quan hệ dân sự, là vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng
đến PL của 1 nhà nước
2. Cơ sở xã hội
- Gia đình là cơ sở xã hội đầu tiên của con người.
- Bốn mối quan hệ xã hội của con người:
+ quan hệ với cha mẹ đẻ: qua gen di truyền
+ quan hệ với các thành viên trong gia đình: qua sự nuôi dưỡng, giáo dục
+ quan hệ khi đi học: đồng môn
+ quan hệ khi đi làm: đồng nghiệp
- Các cấu trúc xã hội:
+ Cấu trúc xã hội đầu tiên là gia đình.
+ Cấu trúc xã hội thứ 2 là hàng xóm, láng giềng: làng xã, trường lớp (đơn vị hành chính cơ sở).

+ Cấu trúc xã hội thứ 3 là phân tầng xã hội: giai cấp, đẳng cấp, tôn giáo. Ở phương đông là vua + quan lại và
dân chúng. Ở phương tây là chủ nô + nô lệ
Ở VN: có Lạc Vương là vua (Hùng Vương), lạc hầu và lạc tướng là quan lại, lạc dân là thần dân.
- Gia đình: phụ hệ, xác định quan hệ vợ chồng, con cái và trách nhiệm dân sự. Người đàn ông có vị thế trong
gia đình và xã hội ==> bất bình đẳng
- Đơn vị hành chính cơ sở: hình thành các địa bàn tụ cư phân chia theo địa giới hành chính lãnh thổ ở phương
tây, công xã nông thôn ở phương đông
- Phân tầng xã hội, giai cấp, đẳng cấp:
+ phương đông: tộc người bắc Phi, Tây Á - Summer, Akkad, Aryan, Hoa Hạ ==> quý tộc, bình dân (là lực
lượng lao động chính), và nô lệ.
Quý tộc, tăng lữ, vua quan, chủ nô, nông dân, nô lệ gia đình gia trưởng. VD: ở Ai Cập thì nô lệ là của các
Faraon, ở Ấn Độ có chế độ đẳng cấp Varma, ở Trung Quốc là chế độ vương hầu, sỹ - nông - công - thương, ở
VN là chế độ Lạc vương - Lạc hầu, Lạc tướng - Lạc dân
+ phương tây: nam châu Âu, Attic, Dorian-Spart, Periet, Latin ==> chủ nô (là công dân), bình dân (là công
dân), nô lệ (lao động chính).
Tại La Mã, Athens và Spart, chủ nô quý tộc (sở hữu ruộng đất) và chủ nô công thương ngày càng giữ vai
trò quan trọng trong nhà nước và xã hội
Chủ nô quân sự - kỵ sỹ lập chế độ độc tài Xilla, độc tại Ceasar ==> đế chế La Mã mở rộng ảnh hưởng ra
toàn khu vực Địa Trung Hải và châu Âu.
* Vai trò và thân phận của nô lệ Rô-ma:
- Là lực lượng lao động chính trong các ngành kinh tế:
+ nô lệ nông nghiệp: canh tác, làm đất, gieo trồng, thu hoạch
+ nô lệ thời kỳ trước công nguyên: lao động trong các xưởng thủ công như làm đồ da, gốm, quần áo, trang
sức, sản xuất vũ khí, khai thác hầm mỏ, luyện kim
+ nô lệ thương nghiệp: khuân vác, bốc xếp hàng hóa, chèo thuyền
+ nô lệ phục dịch gia đình chủ nô: nấu bếp, giữ ngựa, gác cổng, hầu hạ phục dịch
7


+ nô lệ là thư ký: quản lý, kế toán, gia sư, nhạc công, vũ nữ

+ nô lệ là đấu sỹ: tại các đấu trường La Mã
- Thân phận thấp kém, là "công cụ lao động biết nói", là tài sản của chủ nô, có quyền mua bán, chuyển
nhượng, thừa kế, bóc lột, đánh đập, thậm chí giết chết. Nô lệ không có quyền tài sản, hôn nhân, dân sự, không
có quyền ra tòa khi phạm tội. Nô lệ không có quyền con người. Con của nữ nô lệ sinh ra là tài sản của chủ nô.
- Nguồn nô lệ: tù binh, gán nợ, cướp biển, bắt cóc, nữ nô lệ sinh ra, trẻ lang thang, mồ côi vô thừa nhận ==>
hình thành các chợ nô lệ
- Chính sức lao động của nô lệ đã tạo nên sự phồn thịnh cho đế chế Rô-ma. Tuy nhiên cũng tạo nên sự mâu
thuẫn gay gắt trong xã hội giữa giai cấp chủ nô và gia cấp nô lệ (ở phương đông cũng có nô lệ nhưng mâu
thuẫn không gay gắt như ở phương tây).
3. Cơ sở tư tưởng
- Phương đông: thần quyền kết hợp vương quyền
VD: Ai Cập có Pharaon và thần Ra (thần mặt trời) và đa thần vạn vật; Ấn Độ có đạo Brahman (thần sáng
tạo), thần Vishum (thần bảo vệ), thần Shiva (thần hủy diệt), đẳng cấp Varna; Trung Quốc có thiên mệnh - thiên
tử; Lương Hà có các vị thần Trời (Anu), các thần đất (Anunac), thần muôn loài vạn vật (Enlin), thần Maduc
(thần bảo vệ Babylon), thần Er (thần nước), thần Samat (thần mặt trời, ánh sáng và công lý xét xử)
Quyền lực của vua đại diện cho thần linh và tôn giáo.
Trung quốc có các trường phái tư tưởng lớn: Ngo gia (Khổng tử), Pháp gia (Hàn phi tử), Mặc gia (Mặc tử),
Đạo gia (Lão tử)
- Phương tây: xuất hiện tư tưởng dân chủ, nhân quyền, phân quyền
+ Socrat: quyền tự do biểu đạt ý tưởng
+ Heraclit: con người là ngọn lửa vĩnh cửu
+ Platon: nhà nước đại đồng, dân chủ, bình quyền
+ Aristot: các loại nhà nước, đưa ra các nền tảng của dân chủ dựa trên lý trí (chứ không phải dân chủ dựa trên
số đông): Aristot cho rằng nếu trao quyền dân chủ cho số nghèo nàn, dốt nát thì xã hội sẽ bị tiêu diệt. Phân
quyền thành lập pháp, hành pháp, tư pháp
+ tại La Mã: nền cộng hòa đã có các quy định PL về quyền công dân, bầu phiếu của Hội nghị công dân, Hội
đồng quan án ==> là nền cộng hòa điển hình đầu tiên của nhân loại

IV. Một số nhà nước điển hình
1. Nhà nước phương đông cổ đại

- Đặc trưng là nhà nước quân chủ thần quyền - tập quyền chuyên chế, gồm:
+ Ai Cập
+ Lưỡng Hà
+ Ấn Độ
+ Trung Quốc
+ Đông Nam Á và Việt Nam
2. Nhà nước phương tây cổ đại
- Đặc trưng là cộng hòa chủ nô và quân chủ chuyên chế, gồm:
+ Hy Lạp:
 Spart: cộng hòa quý tộc chủ nô
 Athens: cộng hòa dân chủ chủ nô
+ La Mã: cộng hòa quý tộc chủ nô
 Độc tài Xilla và Cesar (100 - 44 TCN)
8


 Đế chế La Mã: bành trướng lãnh thổ sang Tây Âu, Tây Á, Bắc Phi ==> đế chế La Mã đã biến "Địa
Trung Hải thành cái ao nhà mình"
- So sánh các nhà nước cổ đại ở phương đông:

Nguyên
nhân và
cách thức
xác lập

Chính
thể

Ai Cập
(5000 năm)

Trị thủy
Chiến tranh
Kế truyền: cha truyền
con nối

Quân chủ chuyên chế

Cơ cấu tổ Pharaon
chức bộ Quan lại
máy nhà
Tướng lĩnh
nước
Trung ương
Địa phương
Đánh giá Kim tự tháp

ảnh (bành trướng quyền
hưởng
lực tối cao)

Lưỡng Hà
(5000 năm)
+ Trị thủy
+ Chiến tranh
+ Cải cách: đây là 1
trong những cách thức
xác lập quyền lực rất
tiến bộ (tránh được sự
đổ máu của chiến tranh)
+ Kế truyền

Quân chủ chuyên chế

Ấn Độ
(4000 năm)
Trị thủy
Tôn giáo
Kế truyền

Trung Quốc
(4000 năm)
Trị thủy
Chiến tranh
Cải cách
Kế truyền

Quân chủ chuyên chế
Thần quyền

Patusi

Brahma
Vua

Trung ương
Địa phương

Trung ương
Địa phương

Quân chủ chuyên

chế
(thần quyền không
điển hình)
+ Thiên tử (Hoàng
đế)
+ Chư hầu (vương
hầu)
+ Vương, Công,
Khanh, Đại phu,
Học sỹ, ...

Tiến bộ về nhà nước và
PL:
triều
đại
Hammurabi với quan
niệm: trách nhiệm của
hoàng đến là "mang
công lý soi rọi đến tận
dân đen"
- So sánh các nhà nước cổ đại ở phương tây:

Nguyên
nhân và
cách thức
xác lập

Chính
thể
Cơ cấu tổ

chức bộ
máy nhà
nước
Đánh giá
Ảnh
hưởng

Spact
(thế kỷ 8 TCN)
Kinh tế
Chính trị
Quân sự
Bầu phiếu
Cải cách
Cộng hòa
Quý tộc
Chủ nô
Hai vua

Thần quyền

Athen
(thế kỷ 8-thế kỷ 6 TCN)
Kinh tế
Chính trị
Quân sự: chống xâm lược
Bầu phiếu
Cải cách
Cộng hòa
Dân chủ

Chủ nô
Hội đồng nguyên lão

La Mã
(thế kỷ 6 TCN)
Kinh tế
Chính trị
Độc tài

9


V. Pháp luật thời cổ đại
1. Những thành tựu lập pháp cơ bản
- Hình thức: xây dựng bộ luật pháp điển (khoảng 2000 năm TCN)
- Nội dung: đều là các bộ tổng luật, điều chỉnh các lĩnh vực luật công-tư, chế độ sở hữu, hợp đồng, thừa kế,
thương mại, thuế, tiền tệ; về tội phạm, hình phạt, luật về quan tòa, xử án, thi hành án; luật về danh dự và lời thề
- Hiệu lực: phạm vi quốc gia, cộng đồng, dân tộc
- Giá trị: đặt nền móng cho hệ thống PL thế giới
- Một số bộ luật quan trọng:
+ Bộ luật Hammurabi (1792-1750 TCN) - Lưỡng Hà: hướng tới công lý
+ Luật Manou (thiên niên kỷ 1 TCN) - Ấn Độ
+ pháp luật Trung Quốc (thế kỷ 5 - năm 221 TCN)
+ luật La Mã (thế kỷ 5 TCN - năm 476 - năm 1453)
2. Bộ luật Hammurabi (1792 - 1750 TCN) - Lưỡng Hà
a. Khái quát về bộ luật
- Ra đời khoảng thế kỷ 18 TCN, là 1 trong những bộ luật sớm nhất trên thế giới
- Kế thừa thành tựu các bộ luật của người Summer, Nippua,...
- Hoàng đế Hammurabi tổ chức biên soạn, khắc trên tấm đá hoa cương
- Hình thức: 282 điều, cấu trúc gồm 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận

- Là bộ luật tổng hợp các lĩnh vực: nhà nước, nhà vua, kiện tụng, dân tự do, nô lệ, mua bán, dân sự, hôn nhân,
gia đình, hình sự, chữa bệnh, ...
- Mục tiêu của bộ luật Hammurabi là hướng tới nền công lý và nhà vua hướng tới đem lại sự bình yên cho
công dân: “để cho hòa bình ngự trị mọi người trên thế gian và dùng trí tuệ của nhà vua để che chở cho họ”
==> đây là tư tưởng rất tiến bộ
b. Một số chế định cơ bản
- Chế định dân sự
- Chế định hình sự
- Chế định tố tụng
c. Đặc trưng và giá trị của bộ luật
- Trình độ lập pháp cao so với PL đương thời. So với luật Manou, luật La Mã có nội dung tiến bộ, đặc sắc hơn.
Đã đạt trình độ pháp điển hóa trên cả kỹ thuật lập pháp, hình thức, và nội dung
- Điều chỉnh luật tư là chủ yếu, luật tư phát triển hơn luật công
- Là bộ luật thương gia: phát triển kinh tế hàng hóa...
- Nhiều quy định tiến bộ vượt thời đại, hướng đến công lý, hòa bình, hạnh phúc và bình yên cho muôn dân.
Nhà vua tự nhận trách nhiệm trước dân chúng và thần linh.
3. Bộ luật Manou (thiên niên kỷ 1 TCN) – Ấn Độ
a. Khái quát về bộ luật
- Là 1 trong những bộ luật cổ nhất của phương đông
- Kết hợp tôn giáo, chính trị, PL, đẳng cấp, tòa án, quân đội, kết hợp thần linh và pháp quyền
- Đến đầu công nguyên, bộ luật gồm 12 chương, 2685 điều
b. Một số nội dung cơ bản
- Chương 1: Thần Brahman tạo lập thế giới, cư dân và nguồn sống
10


- Chương 2, 3, 4, 5, 9: Kinh Vệ Đà, nhà vua, cúng thần, đẳng cấp, thức ăn và tiết hạnh của người phụ nữ. Hôn
nhân và gia đình
- Chương 6, 10, 12: Nghiên cứu kinh Vệ Đà để nâng cao kiến thức, đức hạnh, trừ Sudra
- Chương 7, 8: Vua và xét xử

- Chương 11: Vi phạm các điều cấm và xử phạt
c. Đặc trưng và giá trị của bộ luật
- Đề cao quyền lực tôn giáo, chính trị, quân sự, quyền sở hữu tối cao của nhà nước Quân chủ chuyên chế
- Các loại hợp đồng mua bán, cầm cố vay nợ
- Pháp luật hôn nhân, gia đình đẳng cấp
- Phản ánh kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng, tôn giáo, tâm linh Ấn Độ cổ đại
4. Pháp luật Trung Quốc cổ đại (thế kỷ - năm 221 TCN)
a. Thành tựu lập pháp
- Tư tưởng chính trị, pháp lý tiến bộ: Nho gia, Pháp gia, Mặc gia, Đạo gia
- Đề cao pháp trị và hình phạt nghiên khắc (điển hình là triểu đại nhà Tần)
- Bộ Đỉnh hình (năm 535 TCN, được khắc trên đỉnh bằng đồng), Trúc hình (năm 501 TCN, được ghi trên trúc),
Pháp kinh (năm 424 – 387 TCN) của Lý Khôi thời chiến quốc
b. Nội dung cơ bản
- Đạo pháp: tội trộm
- Tặc pháp: tội cướp
- Tủ pháp (tư pháp): xét xử
- Bộ pháp: truy bắt
- Tạp pháp: các luật về cờ bạc, vay mượn, vượt thành
- Bối pháp: định nghĩa và nguyên tắc pháp luật
c. Đặc trưng và giá trị
- Đặt nền móng cho hệ thống PL đề cao pháp trị của Trung Quốc, ảnh hưởng nhiều đến PL nhiều quốc gia
trong khu vực (Nhật, Hàn, VN)
- Kết hợp Lễ và Hình
- Đặt Ngũ hình cổ điển và thủ tục Ngũ thính “Minh đức thận phạt” trong tố tụng
- Đặt nền móng cho quá trình thống nhất quyền lực của nhà nước Trung Hoa
5. Luật La Mã (thế kỷ TCN - năm 476 – năm 1453)
a. Khái quát về luật La Mã
- Luật La Mã được xây dựng trong hàng nghìn năm (điển hình là Luật 12 bảng, bộ tổng luật Justinian) là cội
nguồn của PL phong kiến châu Âu, của PL tư sản và PL đương đại về lĩnh vực dân sự
- Xác lập nguyên tắc công lý, công bằng, định nghĩa, khái niệm, quy phạm PL thực định, tôn trọng luật tự

nhiên và quyền tài sản
- Phân loại PL (quyền đối vật và quyền đối nhân), hệ thống hóa PL, pháp điển hóa PL, coi trọng sáng kiến PL
của các quan tòa
b. Một số chế định cơ bản
- Luật dân sự:
+ luật về người: cá nhân, gia đình, hôn nhân, năng lực hành vi dân sự
Chú ý: Luật La Mã đề cao người có tài sản, dù đó là phụ nữ thì người phụ nữ có tài sản có địa vị cao hơn
hẳn địa vị của phụ nữ không có tài sản
+ quyền đối vật: quyền sở hữu, chiếm hữu, quyền dụng ích ...
11


+ quyền đối nhân: quyền đối với vật của người khác
+ nghĩa vụ dân sự: phân loại nghĩa vụ đơn chiều, đa chiều, liên đới ...
+ hợp đồng và giao dịch dân sự
+ hành vi trái PL và đường lối xử lý
- Luật tố tụng:
+ phân loại tố tụng: theo nghi thức tuyên thệ: thông lệ tòa xử án theo sự chỉ dẫn của quan chấp chính hành
pháp, tư pháp; thẩm phán xét xử độc lập và chuyên nghiệp
+ quy định quy trình: khởi kiện ==> thụ lý ==> nghị án ==> thi hành án
c. Đặc trưng và giá trị của Luật La Mã
- Nhiều tư tưởng, nội dung của luật La Mã vẫn còn có giá trị đến tận ngày nay
Câu hỏi: So sánh cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước và PL phương đông và phương tây thời cổ đại
(thiên niên kỷ 3 TCN – thế kỷ )
Trả lời:
a. Những điểm giống nhau cơ bản:
- Cơ sở kinh tế:
+ đã chuyển sang nền kinh tế sản xuất
+ công cụ lao động bằng đồng, sắt
+ phân công lao động quản lý, lao động trí tuệ

+ sở hữu công – tư
+ quan hệ bóc lột, thu thuế, lưu thông tiền tệ
- Cơ sở xã hội:
+ gia đình phụ hệ, xác định vợ chồng
+ nô lệ, nô tỳ là tài sản của chủ
+ cấu trúc xã hội theo địa cư, lãnh thổ
+ phân công xã hội theo giai cấp, đẳng cấp, tầng lớp
- Cơ sở tư tưởng chính trị, PL: hình thành những quan điểm, tư tưởng cơ bản về nhà nước và PL: Lưỡng Hà –
vua Hammurabi, Ấn Độ - thần linh và PL đẳng cấp, Trung Quốc – Nho, Pháp, Đạo, Mặc gia
Phương tây xuất hiện quan điểm về nhà nước và PL, coi trọng người cầm quyền, bảo vệ con người và tài sản,
quan điểm về chiến tranh và cải cách
b. Những điểm khác nhau cơ bản
Phương đông
Cơ sở kinh tế:
Cơ cấu

Tính chất

Quan hệ sở hữu

- Nông nghiệp chủ đạo
- Trị thủy, thủy lợi
- Tự cấp, tự túc
- Kinh tế hàng hóa nội thương, bị nhà
nước kiểm soát
- Sở hữu công: nhà nước, vua, công xã
(gọi là sở hữu “kép – chồng”)
- Tư hữu đất đai chậm phát triển và bị
kiềm chế bởi nhà nước
- Sở hữu công cụ lao động, tư liệu sinh


Phương tây
- Thiên về thủ công nghiệp và thương nghiệp
=> chủ nô công thương
- Mậu dịch biển
- Kinh tế hoàng hóa
- Phát triển mậu dịch: trên bộ và trên biển
Địa Trung Hải
- Sở hữu công – tư thuộc quyền chủ nô, quý
tộc và nguyên thủ
- Sở hữu tư là thiêng liêng

12


hoạt và vũ khí
Cơ sở xã hội:
Cơ cấu

Quan hệ

- Quý tộc, vua quan, tăng lữ
- Chủ nô đẳng cấp, gia trưởng
- Thành viên công xã nông thôn: là lực
lượng lao động chính
- Chế độ nô lệ không điển hình
Phân biệt giai cấp, đẳng cấp

- Chủ nô: quý tộc công thương
- Bình dân, công dân

- Chế độ nô lệ điển hình: là lực lượng lao
động chính trong xã hội
- Mâu thuẫn gay gắt giữa chủ nô với nô lệ
Đối kháng giai cấp

VI. Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời cổ đại
1. Tổng quan về nhà nước và PL VN thời cổ đại
- VN được hình thành trên lãnh thổ của 3 nhà nước:
+ Văn Lang - Âu Lạc (696 - 681 TCN): liên minh bộ lạc, văn hóa Đông Sơn
+ Chăm Pa (thiên niên kỷ 1 TCN): giành độc lập 190 - 192: văn hóa Sa Huỳnh
+ Phù Nam (thiên niên kỷ 1 TCN): thương mại phát triển rất mạnh và là 1 đế quốc khu vực - văn hóa Ốc Eo
Trong đó Văn Lang – Âu Lạc là dòng chủ đạo, chi phối quá trình phát triển của nước VN trong tiến trình lịch
sử
- Trong thời bắc thuộc:
+ chủ yếu Văn Lang – Âu Lạc bị bắc thuộc
+ Chăm Pa và Phù Nam là nhà nước độc lập, tự chủ
2. Nhà nước và pháp luật Văn Lang – Âu Lạc
a. Quá trình ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc (696 – 179 TCN)
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp chủ đạo, thủ công nghiệp có luyện kim (là thành tựu nổi bật của nhà nước Văn
Lang), nghề thủ công (dệt, mây tre đan,...), đánh cá, ...
- Cơ sở xã hội: quý tộc, lạc dân, nô tỳ
- Cơ sở tư tưởng: đoàn kết dân tộc, độc lập, yêu nước, thờ cúng tổ tiên
- Những yếu tố thúc đẩy nhà nước ra đời: trị thủy, chống ngoại xâm
b. Pháp luật Văn Lang - Âu Lạc
- Chủ yếu là Tập quán pháp: điều chỉnh tất cả các mối quan hệ: chính trị, làng xã (kẻ chiềng chạ, công xã nông
thôn), kinh tế, hôn nhân, tố tụng xét xử
- Pháp lệnh khẩu truyền: pháp luật truyền miệng từ thủ lĩnh tới lạc dân
- Chưa có PL thành văn: vì thời kỳ này có ngôn ngữ nhưng chưa có chữ viết
* Đặc thù về kinh tế, xã hội, con đường hình thành, tổ chức nhà nước VN là dựa trên cơ sở Kẻ chiềng chạ Làng Việt (cấu trúc làng rất bền vững, bảo lưu được văn hóa Việt qua hàng ngàn năm)
3. Nhà nước và pháp luật VN thời bắc thuộc (179 TCN – 905 – 938)

a. Đặc điểm
- Đặc điểm chung: thời bắc thuộc có 2 hệ thống chính quyền, 2 hệ thống PL song song cùng và đan xen tồn tại
- Văn Lang – Âu Lạc: chính quyền đô hộ Hán, Đường đóng vai trò chủ đạo, còn có chính quyền thời Hai Bà
Trưng, chính quyền Lý Nam Đế, chính quyền Khúc Hạo – Dương Đình Nghệ
- Chiêm Thành (Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chăm Pa) bộ tộc Cau Dừa là vùng tranh chấp quyết liệt, đấu tranh
giành độc lập tại quận Nhật Nam, Tỷ Ảnh, Hải Âm, Lâm Ấp (190 – 192)
- Phù Nam là vương quốc độc lập, phát triển mạnh về thương mại, và là 1 đế quốc trong khu vực Đông Nam Á
b. Tổ chức nhà nước thời bắc thuộc
13


- Tổ chức chính quyền đô hộ nhà Hán (năm 111 TCN – năm 220) và Tổ chức chính quyền đô hộ nhà Hán (năm
918 – năm 938):
+ người Hán cai trị chỉ tổ chức bộ máy đô hộ đến cấp huyện (chia Giao Chỉ thành 9 quận, dưới quận có các
huyện), còn từ cấp xã trở xuống do người Việt tự quản
+ hệ quả:
 thu nguồn lợi tài chính, thuế, nhân công phục vụ cho chính quốc
 tổ chức hành chính, quan chế phong kiến Trung Quốc ảnh hưởng lâu dài trong lịch sử nhà nước và PL
VN (bị Hán hóa phần nào)
- Mục tiêu của chính quyền đô hộ là Hán hóa người Việt. Tuy nhiên đến thế kỷ 10 thì người Hán tại VN bị
đồng hóa ngược bởi văn hóa Việt.
c. Pháp luật thời bắc thuộc
- Tập quán pháp: sử dụng ở làng, xã, điều chỉnh các quan hệ xã hội tự trị, tự quản của người Việt
- PL Hán, Đường: Cửu chương luật, Bắc Tề luật, Đường luật (624 – 737 – 905)
Các chế định:
+ PL về hành chính
+ tài chính, thuế
+ hình sự, các hình phạt
Ví dụ: Ngũ hình, thập ác, bát nghị, 6 điều cấm của quan chức, phép lưỡng thuế, Tô – Dung – Điệu
- Đặc điểm:

+ có 2 hệ thống chính quyền và PL song cùng và đan xen tồn tại.
+ quá trình Hán hóa song cùng với Việt hóa, đến thế kỷ 10 thì đã khẳng định sự thắng thế của Việt hóa:
người Chăm-pa và người Việt đã giành được độc lập và xây dựng đất nước.
4. Các chính quyền VN độc lập, tự chủ thời bắc thuộc
- Chính quyền Hai Bà Trưng (năm 40 – 42): giành chính quyền, bãi bỏ thuế, giương cao ý thức dân tộc
- Nhà nước Vạn Xuân (544 – 603): xây dựng và bảo vệ chính quyền độc lập
- Chính quyền Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ (905 – 931)
- Chính quyền tự trị, tự quản cấp hương, xã của người Việt
* Hệ quả: người Việt và Chăm-pa giành lại độc lập, đảo ngược Hán hóa thành Việt hóa.
------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày 10/10/2017
Giảng viên: cô Phương

Thảo luận về nhà nước và PL cổ đại
- Nhà nước và PL thời cổ đại: thời gian hình thành, phạm vi, quy mô
- Cơ sở hình thành phát triển của nhà nước và PL cổ đại: phương đông, phương tây (3 cơ sở: kinh tế, xã hội, tư
tưởng chính trị - pháp lý)
- Hình thức, bản chất và chức năng của nhà nước và PL thời cổ đại: đi sâu vào hình thức
- Các thành tựu PL thời cổ đại
- Nhà nước và PL Việt Nam thời cổ đại: giai đoạn Văn Lang - Âu Lạc, giai đoạn bắc thuộc
Câu hỏi: Vì sao phương đông có thời kỳ cổ đại (và cả thời kỳ phong kiến sau này) phát triển rực rỡ nhất thế
giới, nhưng sau đó lại lụi tàn mà không phát triển được như phương tây?
Câu hỏi: Vì sao châu Âu chìm trong "đêm dài trung cổ" nhưng đến thế kỷ 16, 17 lại đột ngột thay đổi và phát
triển rực rỡ và bành trướng ra toàn thế giới?
14


==> cần nghiên cứu xem đâu là động lực cho phương tây phát triển "đột phá" ?
1. Cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật thời kỳ cổ đại
- Một trong những nguyên tắc của PL hình sự cổ đại là "trả thù ngang bằng", điển hình là luật Hammurabi,
các luật ở phương đông, trong đó quy định: giết người thì đền mạng, nếu xây nhà mà để nhà đổ làm chết con

nhà hàng xóm thì con của chủ nhà sẽ bị giết, làm mù mắt người khác thì phải bị móc mắt, làm cụt tay người
khác thì bị chặt tay, ...
- Cơ sở hình thành phát triển nhà nước và PL ở phương đông và phương tây:
Phương đông
- Nền kinh tế gắn với các dòng sông ==> cần có trị
thủy, thủy lợi ==> nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo
- Thủ công nghiệp: dệt, gốm, thủy tinh, mây tre
đan, ... để phục vụ cho đời sống dân cư
- Thương nghiệp: vì kinh tế tự cung tự cấp ==> buôn
bán ít phát triển
Sở hữu công được coi trọng, sở hữu tư bị xem nhẹ
Nhà nước tập quyền huyết thống: cha truyền con nối
==> các triều đại dần lụi tàn
Độc quyền về chính trị dẫn đến độc quyền về kinh tế
==> không lựa chọn được người tài

Phương tây
Thời gian: thế kỷ 3 TCN đến năm 476
- Nền kinh tế phát triển đồng đều nông nghiệp - thủ
công nghiệp - thương nghiệp, trong đó thương
nghiệp đóng vai trò chủ đạo

Sở hữu tư nhân được coi trọng ==> quyền công dân
được coi trọng ==> các hội nghị công dân
Không chấp nhận tính huyết thống, bầu cử để lựa
chọn người tài
Nền tảng xã hội dân chủ, phổ thông bầu phiếu để lựa
chọn người tài làm lãnh đạo

2. Tóm lược lịch sử nhà nước Việt Nam

- Thời Hồng Bàng:
+ các bộ tộc Việt (gọi là Bách Việt): lãnh thổ từ phía nam sông Dương Tử của Trung Quốc, trải dài về nam
đến địa bàn Thanh Hóa ngày nay
+ các chủng tộc này không cùng sắc tộc
- Nhà nước Văn Lang:
+ là nhà nước của bộ tộc Lạc Việt ở đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam
- Nhà nước Âu Lạc:
+ Thục Phán chiếm Văn Lang, sáp nhập vào nước mình, có lãnh thổ từ phía nam sông Trường Giang của
Trung Quốc kéo dài xuống đến dãy Hoành Sơn (thuộc Hà Tĩnh ngày nay)
- Thời bắc thuộc:
+ nhà Triệu (nước Nam Việt): 207 - 111 TCN
+ năm 111 TCN nhà Triệu mất nước về tay nhà Hán. Nhà Hán chia nước Nam Việt thành 6 quận, trong đó có
Giao Chỉ sau này là bắc VN
+ thỉnh thoảng đánh chiếm Chiêm Thành, đánh được đến đèo Hải Vân, tuy nhiên không giữ được lâu vì sau
đó Chiêm Thành đều lấy lại được
+ quận Giao Chỉ: gồm 10 huyện
+ năm 40, thái thú Giao Chỉ là Tô Định ==> khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại Đông Hán. Khởi nghĩa thành
công nhanh chóng và đã xác lập được chính quyền của người Việt. Tuy nhiên đến năm 43 bị nhà Hán đàn áp.
- Thời phong kiến tự chủ:
+ Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ của ... năm 905: VN bắt đầu thời kỳ độc lập tự chủ, đất nước chia làm
12 châu, trong đó có châu Giao
+ Năm 938 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, VN chính thức bước vào kỷ nguyên độc lập, tuy nhiên
đất nước chỉ còn 8 châu
15


+ Năm 968 Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Sau đó
Lý Thái Tổ đặt lại tên là Đại Việt (năm 1054). Lãnh thổ đất nước bao gồm bắc bộ và Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh (tương đương nhà nước Văn Lang)
+ Sáp nhập vùng Tây Bắc: năm 1014 nước Đại Lý đánh chiếm Đại Việt, nhưng bị đánh bại và bị sáp nhập

vào Đại Việt, chính là khu vực Hà Giang ngày nay.
+ Nam tiến: năm 1069 nhà Lý đánh thắng Chiêm Thành, sáp nhập vùng Quảng Bình, và 1 phần Quảng Trị
vào Đại Việt. Năm 1306 nhà Trần gả công chúa Hueyèn Trân cho vua Chiêm Thành, đổi lấy Quảng Trị và
Thừa Thiên
+ Thời Nguyễn ở đàng trong: liên tục mở rộng lãnh thổ xuống phía nam
+ Năm 1816 vua Gia Long chính thức cắm cờ ở Hoàng Sa, Trường Sa
+ Năm 1830 vua Minh Mạng sáp nhập vùng Tây Nguyên vào lãnh thổ, đánh chiếm một phần nước Lào và
toàn bộ nước Campuchia ==> thời vua Minh Mạng lãnh thổ VN rộng nhất trong lịch sử
3. Về cơ sở kinh tế của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
* Lưu ý: về cơ sở kinh tế của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, căn cứ nghiên cứu lịch sử là 3 tư liệu: truyền
thuyết, thư tịch cổ, tư liệu khảo cổ học
- Truyền thuyết:
+ nhà nước Văn Lang (các đời vua Hùng):
 Truyền thuyết bánh chưng, bánh dày ==> phản ánh kinh tế nông nghiệp, đặc trưng là trồng lúa (đã có
lúa tẻ và lúa nếp)
 Truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung ==> phản ánh nghề đánh cá, đàn ông mặc khố
 Sự tích Mai An Tiêm về dưa hấu ==> phản ánh trồng hoa màu, buôn bán hàng hóa
==> đặc trưng kinh tế nông nghiệp gắn với các dòng sông
+ truyền thuyết về Thục Phán - An Dương Vương, có vũ khí bằng kim loại (mũi tên, mũi giáo, rìu), có công
cụ lao động (lưỡi cày Cổ Loa) ==> đã có nghề thủ công, nghề luyện kim (đồng, sắt) ==> nền kinh tế đã có
đồng, sắt gắn với kinh tế nông nghiệp
- Thư tịch cổ: được ghi chép trong các thư tịch của Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt là các tài liệu về cư dân
Việt Cổ trong cuốn Giao Châu ngoại vực ký: Giao Châu bộ gồm 9 quận, trong đó VN có 3 quận là Giao Chỉ
(đồng bằng sông Hồng), Cửu Chân (châu Hoan, châu Ái, là vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay),
Nhật Nam (vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ngày nay), Giao Châu bộ còn bao gồm cả đảo Hải
Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, và một phần Vân Nam. Các tài liệu lịch sử sau này của VN cũng lấy tư liệu từ
bộ Giao Châu ngoại vực ký này. Trong đó có các ghi chép về nhà nước Văn Lang - Âu Lạc như:
+ "... ngày xưa Giao Chỉ khi chưa chia thành quận, huyện, ruộng đất có ruộng lạc, ruộng đó theo nước thủy
triều lên, xuống, dân khẩn ruộng đó làm ăn nên gọi là dân lạc ..." ==> người Việt cổ chủ yếu trồng lạc, gọi là
lúa ==> gọi là lạc dân (người trồng lúa) ==> Lạc Việt là người Việt trồng lúa. Hình tượng con chim lạc chính

là 1 loại chim nếu bay đến sẽ báo hiệu 1 năm được mùa lúa
+ về kỷ Hồng Bàng: "... dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ ấu làm chiếu, lấy nước cốt
gạo ngâm làm rượu, lấy câu hoa lan làm thức ăn, lấy cây bông làm tơ, lấy cá làm mắm, lấy rễ cây rừng làm
muối, lấy ống tre ngà thổi cơm, bắc cây làm nhà để tránh hổ báo, cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú, đẻ
con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì gõ trống làm lệnh ..." (cây hoa lan có thể là cây rau muống)
==>





chưa phát triển nghề dệt,
đã biết dệt chiếu, trồng lúa nếp, sản xuất rượu, làm nước nắm, xây nhà sàn ;
đàn ông Việt cổ: cắt tóc, xăm mình, ở trần đóng khố
phụ nữ Việt cổ: mặc váy ngắn đến đầu gối, khi có lễ hội thì mặc váy dài đến gót chân

+ Lĩnh Nam chích quái (của Trần Thế Pháp đời nhà Trần) chép: "...thời Hồng Bàng lấy lưỡi cày, lấy nước
cấy, lấy lúa nếp, lúa tẻ làm lương thực... " ==> đã có lưỡi cày, đã biết trồng lúa nếp, lúa tẻ
16


+ Thủy Kinh chú có chép: "...lúa ở trong kỷ chín hai mùa, ruộng gọi là bạch điền..." ==> đã biết trồng lúa 2
vụ / năm
+ Sử ký Tư Mã Thiên, phần An Nam chí lược chép: "...cư dân Lạc Việt trồng lúa nước, đã biết dựa vào thủy
triều để cày cấy, họ biết làm thủy lợi một cách tập trung, dẫn nước tưới vào ruộng dựa vào thủy triều, giữ
nước để bảo vệ cây trồng..." ==> đã biệt làm thủy lợi
+ về phong tục của người Việt cổ: "... lúc ấy dân sống ở rừng và trên núi, thường bị giang long làm hại, vua
bảo người đời lấy mực xăm vào mình theo hình long quân, theo dáng thủy quái ..." ==> tục xăm mình
+ về phong tục hôn nhân: lấy gói muối, giết trâu ăn mừng, nấu cơ nếp để cả làng cùng ăn
==> kinh tế chủ yếu là trồng lúa nước, phương thức canh tác là lợi dụng các con nước, về sở hữu: thời Văn

Lang - Âu Lạc chưa có chế độ sở hữu đất đai, chỉ có sở hữu về công cụ lao động, vật dụng sinh hoạt, vũ khí
- Khảo cổ học:
+ di chỉ ở Thủy Nguyên, Hải Phòng: phát hiện nhiều mộ cổ có chứa vũ khí, vật dụng, đồ trang sức, nhưng
với số lượng không nhiều (không nhiều như các mộ ở Ai Cập, Trung Quốc) ==> kinh tế tiểu tư hữu, của cải vật
chất không nhiều
* Về xã hội: thời Văn Lang - Âu Lạc chưa hình thành giai cấp đối kháng, chỉ có các tầng lớp nô tỳ, lạc dân,
quý tộc và lạc vương ==> cấu trúc sơ sài, chưa hình thành nhà nước (một số tài liệu coi Văn Lang - Âu Lạc đã
hình thành nhà nước)
4. Việt Nam thời bắc thuộc
- Hai hệ thống chính quyền song song và đan xen tồn tại:
+ chính quyền đô hộ: chỉ đến cấp huyện
+ chính quyền của người Việt: từ cấp xã trở xuống do người Việt tự quản
- Chính quyền của người Chăm-pa và người Phù Nam độc lập
- Đan xen có chính quyền Hai Bà Trưng (năm 40-42), chính quyền Lý Nam Đế (năm 544 - 603), chính quyền
dòng họ Khúc và họ Dương (905-930). Các chính quyền họ Khúc và họ Dương này tuy bản chất là chính
quyền độc lập tự chủ đầu tiên của người Việt, nhưng nếu xét theo góc độ PL và chủ quyền thì đây vẫn là các
chính quyền thuộc triều đình phong kiến Trung Quốc, những người đứng đầu tự xưng là Tiết độ sứ, vốn là 1
chức danh của Trung Quốc.
- Năm 938 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, kết thúc thời kỳ bắc thuộc.
- Cơ cấu hành chính thời bắc thuộc:
+ cấu trúc hành chính theo các đơn vị hành chính lãnh thổ từng bước du nhập vào Âu Lạc, điển hình là mô
hình hành chính nhà Hán và mô hình hành chính nhà Đường
+ mô hình hành chính nhà Hán: tổ chức theo 3 cấp: Giao Châu bộ ==> Quận ==> Huyện
 Đứng đầu Giao Châu bộ là Thứ sử, đứng đầu Quận là Thái thú, đứng đầu Huyện là Huyện lệnh
 VN có 3 quận là Giao Chỉ (đồng bằng sông Hồng), Cửu Châu (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh), Nhật
Nam (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế)
+ dưới cấp Huyện có các làng của người Việt, gọi là Kẻ chiềng chạ
+ sử sách Trung Quốc ghi chép: "...chính quyền đô hộ ở VN không này nào được yên..."
+ mô hình hành chính nhà Đường: chia nhỏ đơn vị hành chính và tách 1 số vùng (thuộc Trung Quốc ngày
nay, như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, đảo Hải Nam) ra khỏi Âu Lạc.

 Tổ chức theo 5 cấp: Phủ ==> Châu ==> Huyện ==> Hương ==> Làng (gọi là cấp Xã)
 Đứng đầu Phủ là Tiết độ sứ, đứng đầu Châu là Thứ sử, đứng đầu Huyện là Huyện lệnh, đứng đầu
Hương là Hương trưởng, đứng đầu Làng là Xã trưởng
 Chính quyền đô hộ nà Đường cũng chỉ cai trị đến cấp Huyện, từ cấp Hương trở xuống vẫn do người
Việt tự quản
17


 Căn cứ vào số hộ (gia đình) để chia là Đại Hương (trên 300 hộ) và Tiểu Hương (từ 150 đến 300 hộ),
Đại Xã (trên 30 hộ) và Tiểu Xã (từ 10 đến 30 hộ)
 Quản lý theo hộ gia đình là cách quản lý cơ bản của Trung Quốc (vẫn còn đến ngày nay, ảnh hưởng
đến cả VN)
------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày 12/10/2017
Giảng viên: cô Phương

Chương 3: Nhà nước và pháp luật thời kỳ trung đại
(Còn gọi là Nhà nước và PL phong kiến)

I. Khái lược quá trình hình thành và phát triển
1. Quá trình hình thành
- Thời kỳ phong kiến ở phương đông hình thành sớm và tồn tại lâu dài hàng nghìn năm. Một trong những quốc
gia điển hình là Trung Quốc, có thời kỳ phong kiến từ năm 221 TCN đến thế kỷ 20 và kéo dài đến tận năm
1945 (hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi). Các quốc gia phương đông khác cũng đều có chế độ phong kiến kéo
dài đến dai dẳng. Thậm chí ngày nay ở một số nước trung đông dù là cộng hòa nhưng bản chất vẫn là chuyên
chế.
==> chế độ cha truyền con nối trong thời phong kiến ở phương đông: giúp nhà nước bền vững, nhưng cũng
tạo ra sự trì trệ
- Ở phương tây, thời kỳ phong kiến bắt đầu từ năm 476 (đế quốc La Mã chia thành Đông La Mã và Tây La
Mã), đến 1453 (Đông La Mã sụp đổ), 1492 (phát hiện ra châu Mỹ), đến 1642 (cách mạng tư sản Anh)
- Ở các châu lục khác: quá trình hình thành nhà nước và PL không đồng đều, đến tận thế kỷ 17, 18 ở một quốc

gia vẫn còn thời kỳ bộ lạc, thổ dân (như Úc, Tây Tạng, Mông Cổ, vùng Tây Nguyên ở VN)
- Thời kỳ phong kiến ở VN bắt đầu từ năm 968 (thành lập Đại Cồ Việt) cho đến năm 1884 (bị thực dân Pháp
đặt ách thống trị, nhưng vẫn dựa vào triều đình Huế để cai trị), kéo dài đến 1945 (vua Bảo Đại thoái vị)
2. Các đặc điểm kinh tế, xã hội
- Trong thời cổ đại thì người ít, đất nhiều ==> chiến tranh chủ yếu tranh giành nô lệ
Đến thời phong kiến thì người nhiều, đất ít ==> chiến tranh chủ yếu tranh giành đất đai
- Phong kiến = Phong hầu + kiến địa (chiếm đất và bóc lột sức lao động thông qua đất đai)
==> tư liệu sản xuất quan trọng nhất thời phong kiến là ruộng đất. Công cụ sản xuất không thay đổi nhiều so
với thời chiếm hữu nô lệ.
- Đến thời kỳ phong kiến, nô lệ hầu hết đã được giải phóng, trở thành nông nô, tư nô (nông nô làm việc trong
các điền trang của quý tộc, ở VN cũng có tư nô thời nhà Lý, nhà Trần với tầng lớp quý tộc), công nô (nông nô
làm việc cho nhà nước). Tuy nhiên chế độ nô tỳ vẫn được PL bảo vệ.
Chú ý: riêng ở Hoa Kỳ thời gian này vẫn chưa giải phóng nô lệ người da đen.
- Đặc trưng kinh tế:
+ vẫn coi trọng sản xuất nông nghiệp
+ chế độ sở hữu công - tư, địa tô là thuế quan trọng nhất, chế độ tiền tệ được duy trì
- Chế độ phong kiến ở phương đông không điển hình như ở phương tây: tức là ở phương đông không có sự
chiếm hữu đất đai và bóc lột dựa trên địa tô rõ ràng ở phương tây. Mà ở phương đông thời kỳ phong kiến vẫn
có đặc trưng phương thức sản xuất Á châu, gắn liền với kinh tế nông nghiệp, và quyền lực nhà nước kiềm chế
công thương.

18


- Trong chế độ phong kiến ở phương đông, quyền lực tối cao tập trung vào nhà vua, nền dân chủ ở phương
đông hầu như không "bén rễ và phát triển" được. Đối lập hẳn với phương tây. Các học giả đánh giá "...trồng
cây dân chủ ở phương đông rất khó khăn ...". VN cũng như vậy.
- Đặc trưng của thời kỳ phong kiến VN cũng là phương thức sản xuất Á châu, chế độ quân chủ chuyên chế.
- Phong kiến ở phương tây: đặc trưng là quyền lực được chia cho các lãnh chúa (chúa đất), nhà vua là cũng là 1
lãnh chúa lớn nhất. Về địa tô có 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn địa tô lao dịch: Các lãnh chúa xây dựng lâu đài, nuôi quân đội riêng để bảo vệ lãnh địa. Lực
lượng lao động chính là nông nô, đất đai được lãnh chúa chia cho nông nô để sản xuất, ngoài việc lao động
(cày cấy) để sản xuất nuôi sống bản thân, còn phải lao động cho lãnh chúa (cày cấy trên ruộng của lãnh chúa,
để đổi lấy việc được lãnh chúa bảo vệ)
+ Giai đoạn địa tô hiện vật: việc yêu cầu nông nô phải lao động cho lãnh chúa trở nên phức tạp ==> lãnh
chúa nghĩ ra cách thức gọi là địa tô hiện vật, theo đó thì nông nô không phải lao động cho lãnh chúa mà hàng
năm phải nộp 1 sản lượng nhất định cho lãnh chúa. Đây là bước tiến lớn, nâng cao hiệu quả lao động của nông
nô.
+ Giai đoạn địa tô tiền: dần dần các lãnh chúa nhận thấy việc lưu trữ sản vật của nông nô cũng phức tạp ==>
nghĩ ra cách yêu cầu nông nô bán sản vật để nộp địa tô bằng tiền.
Thời kỳ đầu của triều đại phong kiến phương tây, nhà vua đầy quyền lực. Sau đó quyền lực dần chuyển cho
các lãnh chúa. Các lãnh chúa lại chuyển giao quyền lực cho con, cháu mình ==> qua nhiều đời thì mối quan hệ
quyền lực giữa nhà vua và các lãnh chúa càng ít đi ==> dân chúng chỉ biết đến lãnh chúa, nhà vua ít có vai trò.
- Phong kiến ở phương đông: đặc trưng là tập quyền, mọi quyền lực dồn hết lên nhà vua (gọi là quân chủ
chuyên chế), toàn bộ đất đai là của nhà vua, người dân được chia đất để sản xuất, nhưng quyền của người dân
đối với đất đai nằm trong quyền của nhà vua (gọi là "sở hữu kép", hay "sở hữu chồng").
==> kết luận: thời phong kiến, "ở phương tây, đất nào cũng có chủ, còn ở phương đông thì đất nào cũng của
vua".
- Điểm độc đáo trong thời phong kiến ở phương tây là các thành phố tự quản: khi nhà nước La Mã sụp đổ, thì
những trung tâm buôn bán lớn trở thành các thành phố, trong đó có bộ máy quản lý riêng ==> là tiền đề cho
hình thành giai cấp tư sản sau này.
- Ngoài ra còn có nhà nước tôn giáo, như ở miền trung nước Ý.
* Tóm lại, nhà nước phương tây thời phong kiến có sự phân chia quyền lực cho nhiều thế lực (lãnh chúa, thành
phố tự quản, thành phố tôn giáo), còn ở phương đông thì quyền lực vẫn tập trung vào nhà vua (chế độ quân
chủ bền vững)
* Tại VN, thời kỳ thực dân - phong kiến từ 1884 đến 1945: 2 bộ máy, 2 hệ thống PL cũng song song tồn tại:
+ hệ thống chính quyền của triều đình Huế, PL của nhà Nguyễn
+ hệ thống quản lý của người Pháp: có Khâm sứ đại thần người Pháp bên cạnh vua, tại mỗi miền có Thống
sứ quản lý chung toàn miền (Thống sứ bắc kỳ, Thông sứ trung kỳ, Thống sứ nam kỳ), ngoài ra còn có Toàn
quyền Đông Dương quản lý cả VN, Lào, Campuchia; cấp tỉnh có Công sứ là người Pháp; ngoài ra còn có các

quản đốc các hầm mỏ, nhà máy, các kỹ sư người Pháp
+ người Việt cũng được tuyển dụng để làm việc cho Pháp, gọi là công chức
+ quân đội hoàn toàn đặt dưới sự điều khiển của Pháp
+ tòa án cũng có tòa án của triều Nguyễn, và tòa án Pháp
+ về mối quan hệ: thì chính quyền Pháp có quyền quyết định trong chính phủ VN, tòa án Pháp có quyền
chung thẩm tất cả các vụ án nếu được đệ đơn.
* Vấn đề sở hữu trong lịch sử VN
+ trước thời nhà Hồ, các quý tộc của VN được sở hữu tư về đất đai, hình thành các điền trang của quý tộc,
điển hình là các điền trang quý tộc thời Lý, Trần
+ đến thời Hồ Quý Ly bắt đầu ban hành chính sách hạn điền: hạn chế sở hữu đất đai tư nhân ở quy mô lớn
19


+ các triểu đại sau đó tiếp tục chính sách hạn điền, tập trung quyền sở hữu đất đai về nhà vua
+ hệ quả của chính sách hạn điền: sản xuất chỉ ở quy mô nhỏ, không có các "ông chủ lớn", chỉ có các tiểu tư
sản ==> dẫn đến tư duy tiểu nông ==> kìm hãm VN phát triển
+ vấn đề hạn điền còn thể hiện trong việc quy định về chia thừa kế
+ vấn đề quân điền: bình quân đất chia cho người nghèo. Người lính được chia đất nhiều hơn.
+ chế độ lộc điền: chia đất cho các quan
==> tóm lại, kể từ thế kỷ 15 (từ triều nhà Hồ), các nhà nước VN luôn tìm cách kiềm chế chế độ tư hữu đất đai
3. Các thành tựu về pháp luật
- Các bộ luật thành văn của Trung Quốc:
+ bộ Pháp kinh của Lý Khôi thời Chiến Quốc (ra đời năm 445 TCN),
+ bộ Đỉnh hình, Trúc hình,
+ bộ Cửu chương luật của Tiêu Hà thời nhà Hán,
+ bộ Bắc Tề luật
+ bộ Đường luật thời nhà Đường: được coi là bộ luật tiến bộ nhất trong lịch sử lập pháp Trung Quốc (có ảnh
hưởng lớn tới VN, ảnh hưởng tới bộ Quốc triều hình luật của nhà Lê ở VN)
+ bộ luật nhà Tống
+ bộ luật nhà Nguyên

+ bộ Đại Minh luật nhà Minh
+ bộ Thanh luật nhà Thanh
- Bộ luật Bách pháp của Nhật Bản
- Bộ luật về nô lệ của Campuchia
- Luật Phật giáo của Lào: cấm sát sinh, không uống rượu
- Luật Hồi giáo
- Luật của người Do Thái
- Luật lãnh địa phong kiến của các lãnh chúa châu Âu
- Luật La Mã
- Luật giáo hội Cơ đốc giáo
- PL Việt Nam:
+ Quốc triều hình luật thời Lê
+ Quốc triều khám tụng điều lệ
+ Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn

II. Cơ sở hình thành và phát triển nhà nước và PL phong kiến
1. Cơ sở kinh tế
a. Cơ cấu nền kinh tế
- Ở phương đông: nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, có sự kết hợp với thủ công nghiệp, thương nghiệp
- Ở phương tây: lãnh địa phong kiến đóng kín, kinh tế đa dạng, phong phú, có nhiều loại hình kinh tế:
+ kinh tế của lãnh địa,
+ kinh tế của các thành thị tây âu
+ kinh tế của nhà vua
+ kinh tế của hiệp hội nhà thờ: các con chiên phải nộp thuế cho giáo hội
b. Trình độ và tính chất
20


- Đóng kín, tự cung tự cấp, kinh tế hàng hóa kém phát triển
- Trung Quốc: hình thành “con đường tơ lụa” từ phương đông sang phương tây là 1 điểm nhấn của thương mại

thế giới thời phong kiến
- Thương mại tương đối phát triển trong khu vực thế giới Hồi giáo: các nước Ả Rập
==> tóm lại, nền kinh tế thời phong kiến là “phong hầu, kiến địa” ở phương đông, và “lãnh địa, lãnh chúa” ở
phương tây.
c. Chế độ sở hữu
- Ở phương đông:
+ quyền sở hữu tối cao thuộc về nhà vua
+ sở hữu công của nhà nước đóng vai trò chủ đạo
+ sở hữu tư bị sự kiểm soát, kiềm chế của nhà nước quân chủ, phát triển chậm chạp, không triệt để, không
điển hình
Theo Enghen: “Việc không có chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất là chìa khóa để hiểu toàn bộ phương
đông”
- Ở phương tây:
+ sở hữu tư điển hình, coi trọng cả quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt (mua bán, cầm cố, thuê mướn,
thừa kế)
+ luật dân sự La Mã vẫn có giá trị ở phương tây thời phong kiến để điều chỉnh các quan hệ: sở hữu, hợp
đồng, thừa kế và các chế tài khi vi phạm
+ luật Salic của vương quốc Francs
+ luật sở hữu của vùng lãnh địa
+ luật sở hữu của thành thị phong kiến
+ luật sở hữu của giáo hội Thiên chúa
- Hệ quả:
+ ở phương đông, nền kinh tế bị độc quyền bởi nhà vua và nhà nước
+ ở phương tây, có các loại kinh kinh tế phong phú, đa dạng tôn trọng các loại hình sở hữu ==> không độc
quyền của nhà vua, tuy nhiên lại có sự độc quyền của lãnh chúa trong phạm vi lãnh địa của mình
- So với nền kinh tế công – thương thời Hy Lạp – La Mã thì kinh tế tây âu phong kiến kém phát triển hơn về
công thương. Lý do là vì sự độc quyền của lãnh chúa trong đất của mình ==> hạn chế trao đổi mua bán, hàng
hóa.
- Tuy nhiên, các thành tựu phong kiến vẫn được các thị dân xây dựng, phát triển và tồn tại, và đây là những
nền gốc của giai cấp tư sản, của kinh tế tư bản, của kinh tế thị trường

2. Cơ sở xã hội
- Gia đình: gia trưởng, đẳng cấp, quý tộc dòng họ
- Đơn vị hành chính cơ sở: công xã nông thôn, địa giới hành chính cơ sở, lãnh địa phong kiến (làng, xã,
phường, địa hạt)
- Phân tầng xã hội, gia cấp, đẳng cấp:
+ phương đông: địa chủ - nông dân, vua – quý tộc, quan lại. Gia đình gia trưởng, địa cư làng xã, công xã
nông thôn, xuất hiện các thành thị phong kiến, phân tầng giai cấp địa chủ - nông dân (sỹ - nông – công –
thương)
+ phương tây: vua – quý tộc – kỵ sỹ; tăng lữ - con chiên; lãnh chúa phong kiến – nông nô (phân loại theo địa
vị, tôn giáo, lứa tuổi, nghề nghiệp ...)
- Vai trò và thân phận của nông nô, nông dân trong thời phong kiến:
+ là lực lượng lao động chính trong các ngành kinh tế:
21


 nông nghiệp: canh tác, làm đất, gieo trồng, thu hoạch
 thủ công nghiệp: các xưởng thủ công (đồ da, gốm, quần áo, trang sức, ...), khai thác hầm mỏ, luyện
kim
 thương nghiệp: khuân vác, bốc xếp hàng hóa, chèo thuyền
 nô tỳ: nấu bếp, giữ ngựa, gác cổng, chăm sóc, quét dọn, hầu hạ
+ có thân phận thấp kém, nô tỳ là tài sản của chủ, chủ có quyền mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, bóc lột,
đánh đập. Nô tỳ bị hạn chế quyền con người, con của nữ nô tỳ sinh ra là tài sản của chủ
3. Cơ sở tư tưởng
- Phương đông: thần quyền kết hợp với vương quyền, quyền lực của vua đại diện cho quốc gia, dân tộc, và tôn
giáo. VD ở Trung Quốc thì Vua là thiên mệnh - thiên tử, kết hợp với Nho - Pháp - Mặc - Đạo gia. Ở các nước
Hồi giáo thì đây là giai đoạn rất phát triển của luật Hồi giáo cùng với sự bành trướng của Hồi giáo ra toàn thế
giới.
- Phương tây: tư tưởng thần quyền tối cao, thần quyền chi phối vương quyền, độc lập với vương quyền và thị
dân
+ chiến tranh tôn giáo: Thiên chúa giáo và Hồi giáo

+ tư tưởng của Thomas D'aquin: nói đến các loại luật vĩnh cửu, luật tự nhiên, luật lý tính, luật lương tâm
+ tư tưởng của thị dân: tiến bộ, chống tà giáo
+ tư tưởng của Machiavelli: về quân vương trong cai trị

III. Một số nhà nước phong kiến điển hình ở phương đông và phương tây
1. Nhà nước phong kiến phương đông
- Đặc trưng chung của các nhà nước phong kiến phương đông là Quân chủ thần quyền - tập quyền chuyên chế
- Trung Quốc: đời nhà Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh
Câu hỏi: Chứng minh nguyên tắc tôn quân quyền (nguyên tắc đề cao quyền lực của quân vương) là nguyên
tắc căn bản trong tổ chức quyền lực của nhà nước phong kiến Trung Quốc (căn cứ vào tổ chức của nhà Tần Hán - Đường)
- Ấn Độ, Nhật Bản, Ả Rập hồi giáo
- Đông Nam Á
- Việt Nam: đời nhà Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Lê - Trịnh - Nguyễn
2. Nhà nước phong kiến phương tây
- Vương quốc Fran (Pháp)
- Tộc Gierman (Đức)
------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày 13/10/2017
Giảng viên: cô Phương
(tiếp bài trước)
* So sánh nhà nước phong kiến phương đông và phương tây:
Cơ sở kinh tế

Cơ sở xã hội

Phong kiến phương đông
- Nhà nước Quân chủ chuyên chế giữ
độc quyền về kinh tế
- Phương thức sản xuất Á châu
- Quan hệ gia trưởng


Phong kiến phương tây
- Nền kinh tế phát triển đa dạng, phong phú
- Bị đóng kín trong phạm vi lãnh địa của quý
tộc, thành phố tự quản ==> thụt lùi về
thương nghiệp (so với thời kỳ trước)
Đa tầng:
22


Cơ sở tư tưởng
chính trị - PL

- Phân tầng:
+ Vua, quan, dân, nô tỳ
+ địa chủ - nông dân
- Thần quyền kết hợp với vương quyền
- Trung Quốc: Nho giáo
- Ả Rập: Hồi giáo
- Ấn Độ: Hindu, Phật giáo
- Việt Nam: Phật giáo, Nho giáo, Đạo
gia, Pháp gia, Cơ đốc giáo

+ vua, lãnh chúa, kỵ sỹ
+ giáo hội, giáo hoàng, linh mục, con chiên
+ thị dân
- Thần quyền tối cao, chi phối vương quyền
- Thần quyền: Cơ đốc giáo
- Chiến tranh tôn giáo: hồi giáo, thiên chúa
giáo
- Tư tưởng của Thomas'aquin


* So sánh nhà nước phong kiến Việt Nam và Trung Quốc:
Cơ sở kinh tế

Cơ sở xã hội
Cơ sở tư tưởng
chính trị - PL

Phong kiến Việt Nam
- Nông nghiệp là trọng tâm
- Công hữu là chủ đạo
- Tiểu tư hữu (tiểu địa chủ)
Vua, quan, dân, nô tỳ
- Dân tộc độc lập
- Phật giáo, Nho giáo, Đạo gia, Pháp
gia, Cơ đốc giáo

Phong kiến Trung Quốc
- Nông nghiệp là trọng tâm
- Công hữu là chủ đạo
- Tư hữu (trung và đại địa chủ)
Thiên tử, Vương hầu, quan, dân, nô tỳ
- Dân tộc Trung Hoa là trung tâm thế giới
- Bành trướng lãnh thổ
- Nho giao, Pháp gia

IV. Pháp luật thời phong kiến
1. Pháp luật phong kiến phương tây
2. Pháp luật phong kiến phương đông
- Điển hình là các Bộ luật triều Minh, Thanh ở Trung Quốc, gồm 6 bộ:

+ bộ lại: quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy quan lại
+ bộ hộ: quy định về thuế, ruộng đất, tài chính công
+ bộ lễ: về khoa cử, ngoại giao, nghi lễ
+ bộ bình: về quân sự, an ninh
+ bộ hình: về tội phạm
+ bộ công: về xây dựng các công trình nhà nước
3. Pháp luật phong kiến Việt Nam
------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày 14/10/2017
Giảng viên: cô Phương
* Chú ý ôn tập Nhà nước và Pháp luật Việt Nam
Chương 1: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
1. Cơ sở kinh tế
- Nông nghiệp là chủ yếu
- Sở hữu đất đai là sở hữu công (công xã, làng), chưa có chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất
2. Cơ sở xã hội
- Chia làm 3 tầng lớp:
23


+ quý tộc: lạc vương, lạc hầu
+ lạc dân: người trồng lúa
+ nô tỳ
3. Tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
- Mô hình nhà nước thời kỳ sơ khai.
4. Pháp luật Văn Lang - Âu Lạc
- Tập quán pháp là chủ yếu: điều chỉnh tất cả các mối quan hệ: chính trị, làng xã (kẻ chiềng chạ, công xã nông
thôn), kinh tế, hôn nhân, tố tụng xét xử
- Pháp lệnh khẩu truyền
- Chưa có PL thành văn
Chương 2: Việt Nam thời kỳ bắc thuộc

- Hai hệ thống chính quyền, hai hệ thống PL cùng song song tồn tại
+ chính quyền đô hộ: đến cấp huyện
+ chính quyền cơ sở làng xã: do người Việt tự quản
+ các nhà nước độc lập: Chăm-pa, Phù Nam
+ đan xen là các chính quyền tự chủ Hai Bà Trưng, Lý Bí, họ Khúc, họ Dương
Chương 3: Khái quát về nhà nước và PL VN trong tiến trình lịch sử
- Cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước và PL phong kiến VN:
+ Cơ sở kinh tế
+ Cơ sở xã hội
+ Cơ sở tư tưởng, chính trị, pháp lý
Câu hỏi:
+ Trình bày chế độ sở hữu nhà nước, làng xã và tư nhân trong lịch sử nhà nước VN.
+ Nhà nước phong kiến VN và TQ đều thiết lập và tồn tại dựa trên chế độ sở hữu tư nhân lớn về ruộng đất.
Đúng hay Sai
==> sai, vì sở hữu tư nhân về ruộng đất ở VN chỉ ở mức vừa và nhỏ (trung nông và tiểu nông)

V. Nhà nước và pháp luật quân chủ phong kiến Việt Nam (thế kỷ 10 - 19)
1. Khái lược quá trình hình thành và phát triển
- Các mốc thời gian:
+ 938: Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, giành độc lập dân tộc
+ 968: Đinh Tiên Hoàng thành lập nước Đại Cồ Việt
+ 1858: thực dân Pháp xâm lược
+ 1884: thực dân Pháp đặt ách cai trị
+ 1945: vị vua cuối cùng thoái vị
- Mô hình: 5 mô hình
- Loại hình: đa phần là quân chủ chuyên chế, có giai đoạn quân chủ hạn chế
- Pháp luật:
+ tập quán pháp
+ tiền lệ pháp
+ văn bản quy phạm PL: bộ luật, hội điển, văn bản quy phạm PL đơn hành


24


2. Cơ sở hình thành và phát triển nhà nước và PL phong kiến VN
a. Cơ sở kinh tế
- Cơ cấu
- Tính chất và trình độ
- Thuế, tiền tệ:
+ thuế trực thu, thuế gián thu
+ thuế địa tô, thuế lao dịch, thuế sản phẩm, thuế quân điền
+ nộp thuế bằng tiền
- Chế độ sở hữu:
+ sở hữu công: sở hữu của Vua, sở hữu của nhà nước, sở hữu của làng xã ==> tài sản công
+ sở hữu tư: sở hữu của hộ gia đình, sở hữu của thành viên gia đình ==> tài sản tư, gắn với làng xã
+ ngoài ra còn có sở hữu của chùa
+ Vua có thẩm quyền tối cao, bao trùm lên các hình thức sở hữu
 Vua có thẩm quyền cải cách chế độ sở hữu
 Thời nhà Lê: chế độ quân điền, lộc điền
 Thời Lê - Trịnh: ban hành chế độ Tô Dung Điệu: (đây là chế độ thuế rất quan trọng trong lịch sử VN)
Tô là thuế ruộng, Dung là thuế thân đánh vào người đàn ông, Điệu là thuế sản phẩm thủ công. Phép
thuế Tô Dung Điệu đã được nhà Đường (TQ) quy định, đến thời Lê-Trịnh thì được 1 viên quan dưới
phủ chúa Trịnh là Nguyễn Công Hãn nghiên cứu, cải cách cho phù hợp với điều kiện VN.
• Thời Lý, Trần sở hữu tư về ruộng đất phát triển rất mạnh, hình thành những điền trang tư lớn của
quý tộc, địa chủ ==> quyền lực phân tán
• Đến thời nhà Hồ thì áp dụng chính sách hạn điền nhằm tập trung quyền lực vào chính quyền TW
• Đến thời nhà Lê vẫn tiếp tục chính sách hạn điền, trong Quốc triều hình luật còn quy định “ai tố
cáo việc lấy đất công làm đất tư thì sẽ được thưởng”
• Đến thời Lê mạt, do tham nhũng tràn lan nên sở hữu đất tư lại bùng phát và không thể ngăn chặn
• Đến thời Lê-Trịnh, chúa Trịnh buộc phải ra lệnh “cấm tố cáo việc thẩm lậu ruộng đất công” và đưa

ra cải cách luật thuế: không ngăn chặn quá trình tư hóa đất đai, mà quy định tất cả ruộng đất công
tư đều phải chịu thuế (các thời trước đó thì ruộng đất công không phải nộp thuế)
• Thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, việc tư nhân sở hữu đất đai còn phổ biến hơn nữa, được chính
quyền chúa Nguyễn bảo hộ, chúa Nguyễn cho phép người khẩn hoang ruộng đất được sở hữu
không bị hạn chế số lượng, và được thừa kế cho đời sau, thống kê cho thấy 90% ruộng đất Đàng
Trong là của tư nhân, chỉ có 10% là cả nhà nước (nếu ở Đàng Ngoài chỉ có tiểu địa chủ, trung địa
chủ thì ở Đàng Trong có những đại địa chủ với đất đai rất rộng lớn) ==> là 1 trong những nguyên
nhân khiến cho người Đàng Trong luôn ủng hộ chúa Nguyễn (nhất là khi bị nhà Tây Sơn đánh)
• Đến triều Nguyễn, với quá trình thống nhất đất nước, phép thuế có nhiều thay đổi, triều Nguyễn tôn
trọng những hệ quả của quá khứ, nên chính sách thuế có sự khác biệt giữa Bắc, Trung, Nam. Ở
miền Bắc thuế ruộng công cao hơn thuế ruộng tư. Ở miền Trung thuế được giảm nhẹ. Ở miền Nam
thuế ruộng tư cao hơn thuế ruộng công.
b. Cơ sở xã hội
- Cấu trúc gia đình:
+ theo nội tộc
+ mô hình gia đình 3 thế hệ
+ quản lý dân cư căn cứ vào hộ gia đình, quy định người đại diện là chủ hộ gia đình (thường là đàn ông)
+ các mối quan hệ trong gia đình có sự gắn kết rất bền vững
+ trong mọi mối quan hệ PL, nhà nước luôn coi gia đình là nền tảng
- Làng xã:
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×