Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

1 thuyet minh trạm xử lý nước thải 50m3 ngày đêm(trình BTNMT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 15 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................................1
I.

TỔNG THỂ......................................................................Error! Bookmark not defined.

1.

Tên dự án...........................................................................................................................1

2.

Địa điểm thực hiện dự án: ……………………………………………………………... .1

3.

Chủ đầu tư: ……………………………………………………………………………...1

II.

CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CÁC VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐỂ LẬP BÁO CÁO.....................1

1.

Các văn bản pháp lý..........................................................................................................1

2.

Các văn bản kỹ thuật.........................................................................................................1

III.



HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG.........................................................................................1

1.

Thông tin............................................................................................................................1

2.

Tính chất nước thải:..........................................................................................................1

IV.

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ................................................................................................2

V.

HÌNH THỨC VÀ QUY MÔ XÂY DỰNG........................................................................2

1.

Hình thức đầu tư..............................................................................................................2

2.

Quy mô xây dựng.............................................................................................................2

VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XLNT VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ...................2
1.


Các giải pháp công nghệ XLNT......................................................................................2

2.

Phân tích, đánh giá và lựa chọn công nghệ.................................................................10

VII. NỘI DUNG CÔNG VIỆC LẮP ĐẶT THIẾT BỊ.............Error! Bookmark not defined.
VIII. TIẾN ĐỘ THI CÔNG......................................................................................................11
IX. BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT THIẾT BỊ..............................................................11
1.

Các giải pháp chung về kỹ thuật thi công....................................................................11

2.

Trình tự thi công.............................................................................................................11

3.

Biện pháp thi công.........................................................................................................12

X.

SỰ CỐ, RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC..........Error! Bookmark not defined.

A. Đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sự cố xảy ra………..…………..….12
1.

Tác động đến chất lượng nước.....................................................................................12


2.

Tác động đến hệ sinh thái dưới nước..........................................................................12

3.

Kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước................................................................12

B. Những rủi ro, sự cố của thiết bị trong quá trình hoạt động……………………..….12

Thuyết minh kỹ thuật– Hệ thống XLNT


I.

TỔNG THỂ

1. Tên công trình: Trạm xử lý nước thải – Công ty TNHH Cảng Công ten nơ Quốc tế Cái
Lân
2. Địa điểm thực hiện dự án: Số 1 đường Cái Lân, Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh
3. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Cảng Công ten nơ Quốc tế Cái Lân
II.

CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CÁC VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐỂ LẬP BÁO CÁO

1. Các văn bản pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường 2014;

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về việc quy định đánh giá
tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng,có
hiệu lực từ ngày 5/8/2015.
- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định
và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Quyết định số 957/2009/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ xây dựng về việc công bố
định mức chi phí quản lý dự án và Tư vấn đầu tư XDCT;
2. Các văn bản kỹ thuật
- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- TCXDVN 7957:2008: Thoát nước và mạng lưới bên ngoài công trình – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXDVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết
kế;
- Các tiêu chuẩn và quy chuẩn quy định ban hành khác có liên quan;
III.

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

1. Thông tin điều tra và khảo sát
- Địa điểm xây dựng công trình: Số 1 đường Cái Lân, Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh
2. Tính chất nước thải:
- Lưu lượng nước thải tính toán tối đa cho dự án là 50 m3/ngày.đêm
- Nguồn thải bao gồm nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và nước thải từ
khu bảo dưỡng xe tại công trình có những tính chất , đặc điểm như bảng 1:

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải

Trang 1



Bảng 1: Đặc điểm, tính chất nước thải chưa xử lý của công trình “Trạm xử lý nước thải –
Công ty TNHH Cảng Công ten nơ Quốc tế Cái Lân”.
STT

Thông số

Đơn vị tính

Giới hạn

1

BOD5

mg/l

670

2

COD

mg/l

1260

3

TSS


mg/l

535

4

Tổng dầu mỡ

mg/l

56

(Theo kết quả phân tích nước thải tại hố gom nước thải sinh hoạt toilet và nước
thải sau máy phân ly dầu).
IV.

Nguồn tiếp nhận nước sau xử lý là nguồn không dùng cho mục đích cấp nước sinh
hoạt (nước sau xử lý được đổ ra Vịnh Cửa Lục).
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

- Trong quá trình hoạt động của dự án sẽ phát sinh nước thải. Lượng nước thải này nếu
không được xử lý triệt để sẽ gây mùi khó chịu và nồng độ nhiễm bẩn cao. Làm ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của cán bộ, công nhân viên và môi trường
xung quanh. Xuất phát từ thực tế yêu cầu cấp bách về sức khỏe, an toàn vệ sinh cho
cán bộ, công nhân viên cũng như góp phần chung tay bảo vệ môi trường chung của
cả xã hội. Đầu tư xây dựng hệ thống riêng về xử lý nước thải cho công trình là việc
làm hết sức cần thiết mang lại lợi ích lâu dài. Nhằm đảm bảo nước trước khi xả thải
luôn đạt quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia
về nước thải công nghiệp, cột B, kq = kf = 1. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm nguồn tiếp

nhận, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
V.

HÌNH THỨC VÀ QUY MÔ XÂY DỰNG

1.Hình thức đầu tư
- Đầu tư xây dựng, lắp đặt mới thiết bị xử lý nước thải theo công nghệ JOKASOU.
2. Quy mô xây dựng
- Đầu tư xây dựng và lắp đặt mới hệ thống XLNT có công suất xử lý: 50 m3/ngày.đêm
- Yêu cầu nước sau xử lý: Nước thải sau xử lý luôn đạt QCVN 40-2011/BTNMT Cột B, kq =
kf = 1 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý nước thải công nghiệp. (theo tài liệu báo
cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Cảng Công Ten Nơ Quốc tế Cái Lân)
VI.
1.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XLNT VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ

Các giải pháp công nghệ XLNT
- Hiện nay, công nghệ vi sinh được áp dụng rất phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới.
đây cũng là giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải khu
chế biến, nước thải y tế…bằng vi sinh vật để xử lý các chất gây ô nhiễm trong nước
thải. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số công nghệ xử lý với những đặc điểm và
mức độ áp dụng tại Việt Nam và thế giới như sau:
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải

Trang 2


Bảng 2: Một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
TT


Công nghệ

Đặc điểm
công nghệ

Mức độ áp dụng

1

Công nghệ màng vi
sinh dính bám với công
nghệ lọc nhỏ giọt

Xử lý hóa
lý + vi sinh

- Áp dụng trong các công trình xử lý nước thải
quy mô nhỏ. Hiện nay ít sử dụng do hiệu quả
xử lý không ổn định và phát sinh mùi rất lớn.

2

Công nghệ bùn hoạt
tính

Xử lý hóa
lý + vi sinh

- Được áp dụng phổ biến trong các công trình

xử lý nước thải đã được xây dựng tại Việt Nam
với nhiều quy mô công suất.

3

Công nghệ giá thể vi
sinh bám trong các tháp
lọc sinh học cao tải

Xử lý hóa
lý + vi sinh

- Ít được áp dụng tại Việt Nam.
- Hiệu quả xử lý thường không ổn định.

Hiện đang là hướng đi mới, đạt hiệu quả cao
trong việc xử lý nước thải ở Việt Nam.
Ưu điểm:
- Giảm vốn đầu tư
4

Xử lý bằng
vi sinh tự
sinh

Công nghệ xử lý
JOKASOU

- Thời gian thi công nhanh
- Xử lý triệt để, chi phí thấp. Nước thải

sau xử lý đạt cột B theo QCVN
40:2011/BTNMT
- Đơn giản, dễ lắp đặt, vận hành.
- Tiết kiệm chi phí điện và hóa chất khi vận
hành
- Tiết kiệm diện tích đất sử dụng.

 Phương án 1: Xử lý sinh học bằng màng vi sinh dính bám với công nghệ lọc nhỏ giọt
a) Sơ đồ công nghệ:
Nước thải đầu
vào

Song chắn
rác

Ngăn thu
nước thải

Bể điều hòa
lưu lượng và
xử lý sơ bộ

Hóa chất
Khử trùng

Cống thoát
nước đường QL

Bể khử
trùng


Ngăn lắng
thứ cấp

Bùn thải

Bể lọc sinh
học nhỏ giọt
Không khí
Bể nén bùn

b) Thuyết minh công nghệ:
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải

Trang 3


Nước thải được thu gom từ hệ thống cống thoát, qua song chắn rác nhằm cản các vật
lớn đi qua có thể gây tắc nghẽn đường ống, các hệ thống lọc khác nhau, làm giảm hiệu
quả và làm phức tạp thêm quá trình xử lý tiếp theo. Rác bị song chắn rác giữ lại sẽ được
vớt thủ công và chuyển tới khu vực tập kết thích hợp.
Nước từ ngăn thu được bơm tới bể điều hòa và xử lý sơ bộ nhằm điều hòa thành phần
chất bẩn và lưu lượng nước thải, đồng thời tại đây thực hiện quá trình xử lý sơ bộ bằng
quá trình sục khí lợi dụng các vi sinh vật có sẵn trong nước thải oxi hóa 1 phần hợp chất
hữu cơ thành chất ổn định bông cặn dễ lắng.
Tiếp đó nước thải được đưa sang bể lọc sinh học nhỏ giọt. Trong bể lọc sinh học,
nước thải được tưới đều xuống lớp vật liệu lọc thường là các loại đá cục, cuội, than cục
có kích thước không lớn hơn 30mm, với chiều cao vật liệu lọc từ 1,5 đến 2m. Trên lớp
vật liệu lọc sẽ hình thành một lớp màng vi sinh vật. Tại đây nước thải được làm sạch dựa
vào khả năng của các vi sinh vật sử dụng những chất hữu cơ chứa trong nước thải làm

nguồn dinh dưỡng để sống và biến đổi chất, giải phóng các chất vô cơ vô hại. Bể được
cấp khí tự nhiên, qua cửa thu khí xung quanh thành bể.
Nước ra khỏi bể lọc sinh học được đưa sang bể lắng thứ cấp. Tại đây các bông cặn
cuốn theo dòng nước xuống sẽ xuống đáy còn phần nước trong được chảy sang bể khử
trùng để diệt trừ vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Chất khử trùng thường dùng là Clo được đưa
từ hệ thống cấp dung dịch khử trùng vào bể khử trùng nhờ bộ châm Clo định lượng.
Nước sau khi đã xử lý đạt tiêu chuẩn được thải ra môi trường. Phần bùn tạo ra ở đáy bể
xử lý sơ bộ và bể lắng được xả định kỳ nhờ hệ thống bơm hút bùn về bể nén bùn. Bùn
lắng tại bể nén bùn định kỳ sẽ được hút và vận chuyển về nơi xử lý thích hợp.
 Phương án 2: Xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính
a) Sơ đồ công nghệ:
Nước thải đầu vào

Song
chắn rác

Hóa chất

Không khí

Bể điều hòa

Bể lắng I

Máy thổi khí

Khử trùng

Cống thoát nước
chung


Bể khử trùng

Bể lắng II

Bể Aeroten
Bùn thải

Bể nén bùn

b) Thuyết minh công nghệ:
Nước thải từ hệ thống cống thu gom đầu tiên sẽ chảy qua song chắn rác để loại bỏ rác
và các tạp chất có kích thước lớn rồi chảy vào bể điều hòa. Bể điều hòa có chức năng điều
hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong nước thải. Tại đây, nước thải được khuấy trộn và
làm thoáng sơ bộ nhờ hệ thống sục khí, sau đó được bơm vào bể lắng I (Bể lắng sơ cấp) để
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải

Trang 4


tách các bông cặn bẩn, chất rắn có khả năng lắng trong nước thải. Phần nước trong phía
trên sẽ chảy sang bể Aeroten. Tại bể này các vi sinh vật hiếu khí tồn tại trong lớp bùn hoạt
tính lơ lửng được duy trì sẽ oxi hóa các chất bẩn, hợp chất hữu cơ trong nước thải thành khí
CO2, nước sinh khối vi sinh vật. Môi trường hiếu khí trong bể đạt được nhờ sử dụng hệ
thống phân phối khí nhằm duy trì hỗn hợp lỏng trong bể luôn ở chế độ khuấy trộn hoàn
toàn. Sau một thời gian hỗn hợp sinh khối được đưa sang bể lắng II (Bể lắng thứ cấp). Tại
bể lắng II, bùn được lắng xuống tách ra khỏi nước đã xử lý, một phần bùn lắng sẽ được
bơm tuần hoàn trở lại bể aeroten để duy trì nồng độ bùn hoạt tính trong bể.
Phần nước trong của bể lắng II sẽ chảy vào bể khử trùng để diệt trừ những vi khuẩn
gây bệnh. Chất khử trùng là Clo được đưa từ hệ thống cấp dung dịch khử trùng vào bể

khử trùng nhờ bơm định lượng. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011, cột B
sẽ cho phép thải ra môi trường.
Vi sinh vật có trong lớp bùn hoạt tính tham gia vào quá trình xử lý gồm những thành
viên của nhóm: Pseudomonas, Zoogloea, Achronaobacter, Flavobacterium, Nocadia,
Mycobacterium và 2 loại vi khuẩn nitrat hóa là Nitrosomonas và Nitrobacter.
Phần bùn tạo ra ở bể lắng I và II được xả định kỳ nhờ áp lực thủy tĩnh, hoặc hệ thống
bơm hút bùn để đưa về bể nén bùn. Tại bể này, bùn được làm giảm thể tích và tự phân
hủy, diệt trừ các mầm mống gây bệnh như trứng giun sán và các vi sinh vật ký sinh khác.
Phần nước tách ra từ bể chứa bùn được dẫn quay trở lại bể điều hòa. Bùn đã được nén
giảm thể tích định kỳ được xe hầm cầu của công ty vệ sinh đến hút mang đi. Lượng bùn
này đảm bảo không gây hại, có thể sử dụng trong quá trình xử lý rác thải làm phân bón
hoặc phơi khô trong sân phơi tập trung sau đó dùng để cải tạo đất.
 Phương án 3: Xử lý sinh học bằng giá thể vi sinh trong các tháp lọc sinh học cao tải
a) Sơ đồ công nghệ:

Rọ chắn
rác

Bể hợp khối

Ngăn điều hòa, xử
lý sơ bộ

Ngăn thu
nước thải
Không khí

Ngăn khử trùng

Ngăn bùn


Máy thổi khí

Bể lắng cuối

Tháp lọc sinh
học cao tải

Bùn thải

Thuyết minh công nghệ:
Nước thải đầu vào từ hệ thống cống thu gom đầu tiên sẽ chảy qua rọ chắn rác để loại
bỏ rác và các tạp chất có kích thước lớn rồi chảy vào bể điều hòa. Rọ chắn rác là công
đoạn xử lý đầu tiên rất cần thiết, nó cho phép: loại bỏ rác, nilon, các vật có kích thước
lớn; đảm bảo cho độ bền của máy móc, thiết bị.
Từ ngăn thu nước thải được bơm sang ngăn điều hòa xử lý hiếu khí sơ bộ. Tại đây
nước thải được trộn với chế phẩm vi sinh DW97 với nồng độ 2-3mg/l, bằng phương pháp
sục khí lợi dụng những vi sinh vật có sẵn trong nước thải duy trì ở trạng thái lơ lửng, oxi
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải

Trang 5


hóa hợp chất hữu cơ thành những chất ổn định thuận lợi cho các giai đoạn xử lý tiếp theo.
Môi trường hiếu khí trong bể đạt được do sử dung máy thổi khí loại chìm cung cấp.
Tiếp theo nước thải được bơm lên thiết bị xử lý hợp khối dạng tháp lọc sinh học cao tải có
đệm vi sinh (đệm vi sinh được chế tạo từ vật liệu nhựa có độ rỗng và bề mặt riêng lớn). Tại
đây nhờ các chủng vi sinh vật hiếu khí có trong các bông bùn hoạt tính cũng như bám dính
trên lớp vật liệu lọc mà thành phần các chất hữu cơ (BOD), Nitơ trong nước thải sẽ được loại
bỏ. Khí được cấp vào thiết bị bằng các máy thổi khí cạn đặt trong gian máy.

Sau đó, nước thải cùng bùn hoạt hóa chuyển qua bể lắng cuối để tách bùn hoạt hóa và
cặn lơ lửng hữu cơ khác. Phần nước trong sẽ được chảy sang bể khử trùng. Dung dịch
khử trùng Hypochloride Natri hoặc Canxi (NaOCl hoặc Ca(OCl) 2) (nồng độ 3-5gCl2/m³
nước thải) sẽ được châm vào bể khử trùng nhờ hệ thống bơm định lượng. Cuối cùng nước
được xử lý đạt cột B – QCVN 40/2011 được thải ra cống thoát nước chung của khu vực.
Phần bùn, cặn lắng ở ngăn lắng và tháp lọc sinh học được máy bơm bùn bơm về bể
chứa bùn. Tại đây dưới tác dụng của vi khuẩn yếm khí, bùn cặn sẽ được phân hủy thành khí
Metan (CH4), H2S và bã bùn. Bùn lắng định kỳ sẽ được hút đưa về nơi xử lý thích hợp.
 Phương án 4: Xử lý nước thải bằng công nghệ JOKASOU
a) Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Modul XLNT
Hình 1: Mô hình cấu tạo điển hình bể xử lý JOKASOU

Khoang 6
Khoang 5

Khoang 2

Khoang 3

Khoang 4

Khoang1

Trong đó:
Khoang 1: Khoang xử lý yếm (kỵ) khí số 1
Khoang 2: Khoang xử lý yếm (kỵ) khí số 2
Khoang 3: Khoang xử lý hiếu khí số 1
Khoang 4: Khoang xử lý hiếu khí số 2
Khoang 5: Khoang lắng tự nhiên
Khoang 6: Khoang khử trùng bằng clo viên nén


Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải

Trang 6


Hình 2: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của thiết bị JOKASOU
Nước thải
sinh hoạt

Hố ga thoát
nước

Máy thổi khí
Hố gom

Bể lọc
dầu

Ngăn yếm
khí 1

Ngăn yếm
khí 2

Ngăn hiếu
khí 1

Ngăn hiếu
khí 2


Ngăn lắng lọc
và khử trùng

Ngăn 1

Ngăn 2

Ngăn 3

Ngăn 4

Ngăn 5&6

Hồi lưu nước
Thiết bị XLNT

b) Thuyết minh công nghệ
Nguyên lý hoạt động:
Toàn bộ nước thải của của công trình được gom trực tiếp vào bể xử lý. Cấu tạo bể xử
lý thông thường gồm 6 ngăn bao gồm ngăn yếm khí 1 và 2 (có các giá thể vi sinh yếm khí
bám vào), ngăn hiếu khí 3 và 4 (có các giá thể vi vinh hiếu khí bám vào, trong quá trình
hoạt động có sục khí), ngăn lắng tự nhiên 5 và khử trùng 6. Trong đó khoang 1 có dung
tích lớn nhất có tác dụng chứa nước thải và điều hòa, ngăn thứ 6 được thiết kế nằm trong
ngăn 5 để tiết kiệm diện tích. Các khoang này được ngăn cách với nhau bởi các vách
ngăn lần lượt là 1.2, 2.3, 3.4, và 4.5.
Mô tả vắn tắt các hình vẽ:
Hình 3: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị xử lý nước thải theo sáng chế

Hình 4: Đồ thị nguyên lý cắt đỉnh xả thải của thiết bị xử lý nước thải theo sáng chế


Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải

Trang 7


Trong đó:
Đồ thị mô tả hai kỳ xả thải lớn nhất và nhỏ nhất liên tiếp trong ngày (24 giờ).
t : Thời gian được tính từ 0 đến 24 giờ trong một ngày ;
Q : Lưu lượng nước thải sau xử lý được thải ra môi trường trước khi cắt đỉnh xả thải;
Q’: Lưu lượng nước thải sau xử lý được thải ra môi trường sau khi cắt đỉnh xả thải;
MAX; MIN: Giá trị tại thời điểm xả thải lớn nhất và nhỏ nhất.
Mô tả chi tiết thiết bị: Thiết bị xử lý nước thải sẽ được mô tả chi tiết dưới đây có tham
khảo hình 1 và hình 3.
Khoang số 1 và số 2: Chức năng là khoang xử lý yếm khí (kỵ khí). các giá thể 1c và
2c để các vi sinh vật kỵ khí bám vào.
Nước thải đi vào khoang kỵ khí 1 qua đường ống dẫn 1.e. Một đầu đón nhận nước
thải từ phía ngoài vào, một đầu xả vào trong bể được đặt ngập sâu 5-10cm, đầu trên được
đậy bằng nút bịt kín. Khoang kỵ khí 1 có tác dụng lưu chứa toàn bộ nước thải chưa xử lý
và có tác dụng điều hòa, phân phối đều trên bề mặt vùng các vi sinh vật bám vào giá thể
1.c. Nước thải đi qua vùng này sẽ bị vi sinh phân hủy. Tại đây các phản ứng sinh hóa đã
xảy ra với tốc độ rất cao. Nước thải được đi xuống đáy khoang 1 rồi theo ống dẫn 1.f (có
đầu dưới của ống được đặt sát ngay sàn của vùng đệm 1.d tức là cách đáy bể 200300mm) chảy vào bề mặt vùng đệm khoang 2. Ở khoang 2, quá trình xử lý xảy ra giống
như ở khoang 1.
Khoang số 3 và số 4: Chức năng là khoang xử lý hiếu khí. Bên trong có các giá thể 3c
và 4c để các vi sinh vật hiếu khí bám vào.
Nước thải sau khi được xử lý kỵ khí lần hai ở khoang 2 lại chảy theo ống dẫn 2.f chảy
tràn trên bề mặt vùng đệm vi sinh khoang xử lý hiếu khí 3. Khoang 3 có các giá thể chứa
các vi sinh vật hiếu khí 3c. Tại đây, không khí được đi từ ống dẫn khí (không được thể
hiện trên hình vẽ) nằm sát sàn đỡ giá thể vi sinh hiếu khí 3.d thổi lên, trong khi nước thải

đi từ trên xuống đáy khoang. Nguyên lý ngược chiều này đã giúp nâng cao quá trình oxy
hóa và hiệu quả rất cao trong quá trình phản ứng sinh hóa. Vùng đệm vi sinh được cung
cấp nguồn oxy dồi dào và tại khoang này bắt đầu thực hiện quá trình nitrat hóa để loại
amoni, nitrit ra khỏi thành phần của nước song song với nitrat hóa là các quá trình phốt
phát hóa để loại bỏ phốt pho ở dạng hợp chất độc hại. Ống thổi khi được bố trí phù hợp
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải

Trang 8


với việc tạo ra các dòng chuyển động để luôn luân chuyển khối đệm trong vùng theo định
hướng.
Tiếp theo, nước thải được dẫn sang khoang hiếu khí mềm 4 qua ống dẫn đứng 3f.
Khoang 4 này về cơ bản giống khoang hiếu khí 3 nhưng nó được tạo ra một làn khí đều
và không đủ mạnh như khoang 3. Các quá trình xử lý thiếu khí triệt để tiếp tục hoạt động
để loại toàn bộ các thành phần gốc nitrat (NO3 -- ) ra khỏi nước thải. Nhà vận hành sẽ điều
chỉnh sự làm việc nhịp nhàng các khoang để sinh ra phản ứng phản Nitrat. Phản ứng phản
Nitrat sẽ tạo thành Nitơ (N2) dạng phân tử và được thải ra môi trường.
Các vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí được sử dụng trong thiết bị là những loại thông
thường được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xử lý nước thải.
Khoang 5 và khoang 6: Chức năng lắng tự nhiên và khử trùng.
Nước thải sau khi được xử lý hiếu khí trong khoang 4 sẽ được dẫn sang khoang lắng.
Nước đi xuống dưới tận đáy nhờ các ống dẫn đứng 4f và 5f. Tại khoang 5 này, nước thải
được làm lắng tự nhiên để loại bỏ các thành phần không tan trong nước. Sau khi được
làm lắng, nước thải từ khoang 5 tràn vào khoang 6, tại đây nước thải sẽ được khử trùng
bằng ôzon (nếu là nước thải y tế) hoặc bằng Clo (nếu là nước thải sinh hoạt). Để khử
trùng bằng Clo có thể dùng ống chứa Clo dạng viên nén. Nồng độ Clo có thể điều chỉnh
dễ dàng nhờ vào bộ điều chỉnh của ống và dùng giá đỡ.
Nước thải sau khi được xử lý ở khoang 6 sẽ rất trong và hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn
QCVN 40-2011/BTNMT Cột B, kq = kf = 1 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý nước thải

công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
Điều chỉnh cắt đỉnh xả thải
Để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, có thể điều chỉnh các van trên các ống phụ 1k,
2k, 3k, và 4k để cắt đỉnh xả thải, nhờ đó điều chỉnh lưu lượng nước được xử lý trở nên
đồng đều hơn ngay cả trong trường hợp lưu lượng nước thải thất thường hoặc trong điều
kiện ngập úng.
Khi nước thải được xả với lưu lượng cực đại hoặc khi có ngập úng, nước thải sẽ choán
dần hết các giếng tích trữ được tạo ra trong các khoang 1, 2, 3, 4 và 5 đến các mức nước cực
đaị tương ứng là 1b, 2b, 3b, 4b và 5b. Lượng nước thải được tích trữ trong các giếng này là
rất lớn. Quá trình xử lý nước ngay tại thời điểm đỉnh xả này vẫn diễn ra bình thường mà
không có sự gia tăng đột ngột, vì thế chất lượng nước được xử lý vẫn được đảm bảo.
Khi qua đỉnh xả thải, lưu lượng nước thải giảm đột ngột đến giá trị cực tiểu. Tuy
nhiên, thiết bị vẫn hoạt động bình thường là nhờ các ống dẫn phụ có các van 1k, 2k, 3k,
4k. Nhờ các ống phụ này mà nước thải chứa trong các giếng tích trữ được xử lý dần cho
đến khi mực nước trong các khoang hạ thấp xuống đến các mức 1a, 2a, 3a, 4a và 5a. Như
vậy, thiết bị vẫn hoạt động liên tục ngay cả khi lưu lượng nước thải là cực tiểu, thậm chí
không có xả thải. Vì vậy, chất lượng nước thải được xử lý đồng đều ngay cả khi lưu
lượng nước thải thất thường hoặc khi bị ngập úng.
Hình 4: là đồ thị biểu thị hiệu quả của việc cắt xả đỉnh của thiết bị theo sáng chế,
trong đó đường cong bằng nét đứt 1 biểu thị lưu lượng nước thải ở đầu vào với các giá trị
Qmax là lưu lượng xả đỉnh, Qmin là lưu lượng xả cực tiểu. Sự chênh lệch giữa hai giá trị
này (Qmax – Qmin) là rất lớn. Việc cắt xả đỉnh về bản chất là lấy phần đỉnh A bù vào
phần cực tiểu A’ dẫn đến việc là lưu lượng nước thải ở đầu ra thay đổi theo đường nét liền
(2). Như vậy, sự chênh lệch giữa các lưu lượng nước thải sau xử lý xả ra nguồn tiếp nhận
Q’max và Q’min được giảm đi đáng kể.
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải

Trang 9



Thiết bị sử dụng điện duy nhất, được sử dụng trong thiết bị là máy thổi khí để cấp khí
cho các khoang xử lý hiếu khí 3 và 4. Vì vậy điện năng tiêu thụ là rất ít.
2.

Phân tích, đánh giá và lựa chọn công nghệ
Bảng 3: Phân tích đánh giá ưu nhược điểm
Các phương án

Ưu điểm

Phương án 1 với công nghệ - Tiết kiệm được năng
Xử lý sinh học bằng màng lượng (điện năng) nhờ việc
vi sinh dính bám với công cấp khí tự nhiên
nghệ màng lọc.

Nhược điểm
- Công suất thấp.
- Gây mất mỹ quan
- Gây mùi, thu hút ruồi
muỗi
- Khó vận hành, bảo trì.

- Công suất lớn
- Có khả năng chịu dao
động lớn và thời gian hồi
phục ngắn.

- Thời gian lưu lâu nên bể
xử lý cần lớn.


Phương án 3 Xử lý sinh
học bằng giá thể vi sinh
trong các tháp lọc sinh học
cao tải

- Công suất lớn

- Tốn năng lượng

Phương án 4 Xử lý bằng
công nghệ JOKASOU

- Dễ dàng tăng công suất
khi quy mô thay đổi. Do
Thiết bị là Modul hợp khối
có thể nối ghép với nhau.
- Nhỏ gọn, mỹ quan cao
- Linh động theo các vị trí
địa hình của công trình, do
dễ dàng đặt ngầm dưới đất,
vỉa hè, đất công cộng.
- Thi công nhanh, đáp ứng
được tiến độ công trình
- Hiệu quả xử lý triệt để
chất gây ô nhiễm , đặc biệt
không gây mùi khó chịu.
- Dễ vận hành, bảo trì bảo
dưỡng.
- Chi phí vận hành thấp,
hoạt động ổn định cao.

- Tuổi thọ công trình cao

Phương án 2 Xử lý sinh
học bằng bùn hoạt tính

- Gây mùi.
- Tốn năng lượng (điện)

- Chi phí đầu tư ban đầu
cao
- Khó vận hành, bảo trì và
bảo dưỡng.

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải

Trang 10


 Kết luận:
Dựa vào bảng phân tích ưu nhược điểm trên, Công ty TNHH Cảng Công ten nơ Quốc
tế Cái Lân lựa chọn công nghệ xử lý nước thải theo phương án 4, phương án xử lý nước
thải bằng thiết bị xử lý JOKASOU đáp ứng đầy đủ các tính năng của một hệ thống xử lý
nước thải tiên tiến, phù hợp với các yêu cầu tiêu chuẩn đặt ra, mang lại hiệu quả kinh tế,
môi trường và xà hội.
Kính mong Bộ TN&MT và Tổng Cục Môi Trường xem xét và chấp thuận cho chúng
tôi được thành lập hệ thống xử lý nước thải riêng cho CICT theo công nghệ JOKASOU.
VII.

NỘI DUNG CÔNG VIỆC LẮP ĐẶT THIẾT BỊ


Lắp đặt thiết bị xử lý nước thải có công suất 50m 3, có vỏ bể làm bằng Composite).
bao gồm các công tác: Các công tác lắp đặt gồm:
- Lắp đặt lõi thiết bị XLNT:
+ Lắp đặt hệ thống ống dẫn gồm: ống dẫn nước thải, ống phân phối khí, ống hồi lưu
nước, ống thông hơi;
+ Lắp đặt sàn giá thể inox, đệm vi sinh (vật mang vi sinh);
- Vận chuyển và cẩu thiết bị vào vị trí lắp đặt;
- Cắt bê tông tìm ống cấp, cắt bê tông đấu nối ống thoát nước từ bể tới hố ga gần nhất,
hoàn trả mặt bằng.
- Lắp đặt hệ thống bên ngoài thiết bị bao gồm:
+ Hệ thống ống cấp khí từ máy thổi khí đến các ngăn xử lý
+ Hệ thống ống cấp nước sạch từ đầu chờ đến các ngăn xử lý
- Lắp đặt tủ điện, máy thổi khí;
- Đấu nối nguồn điện với tủ điện;
- Kích hoạt vi sinh, vận hành, bảo trì và chuyển giao công nghệ xử lý nước thải.
VIII.

TIẾN ĐỘ THI CÔNG

-Tiến độ chung lắp đặt và cải tạo hệ thống xử lý nước thải được thực hiện như sau:
-Điều tra, khảo sát hiện trạng thi công công trình: 5 ngày;
-Lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công: 5 ngày;
-Thi công, lắp đặt lõi thiết bị xử lý nước thải: 30 ngày.
-Vận hành thử nghiệm và bàn giao: 30 ngày.
IX.

BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

1. Các giải pháp chung về kỹ thuật thi công
Trên cơ sở các chỉ dẫn kỹ thuật và bản vẽ thi công của công trình cùng thực tế hiện

trường, chúng tôi chọn biện pháp thi công thủ công kết hợp các máy móc cơ giới đảm
bảo thi công kinh tế nhất, nhanh nhất, an toàn nhất.
2. Trình tự thi công
Căn cứ vào thiết kế khối lượng công việc, đặc điểm công trình, tổng tiến độ thi công công
trình và khảo sát khu vực xây dựng, chúng tôi sẽ tiến hành công việc theo trình tự sau:
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải

Trang 11


-

Chuẩn bị mặt bằng thi công.

-

Huy động nhân lực thi công.

-

Lắp đặt thiết bị xử lý nước thải.

-

Hoàn thiện hệ thống.

-

Bàn giao đưa công trình vào sử dụng.


3. Biện pháp thi công
a) Trên hiện trường
Sau khi nhận bàn giao mặt bằng công trình tiến hành xác định, định vị công trình,
chuẩn bị mặt bằng thi công...
b) Bố trí lực lượng xây lắp và phương tiện máy móc thi công
- Với mục tiêu thi công đảm bảo về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo tiến độ,
an toàn lao động và hiệu quả cao.
-

Các thiết bị máy móc được tập kết trước khi tiến hành thi công.

c) Biện pháp đấu nối thiết bị với các đường ống ra vào
-

Sau khi lắp đặt thiết bị hoàn chỉnh vào vị trí đã lựa chọn, tiến hành đấu nối:

-

Đấu nối đường ống dẫn nước thải đến bể xử lý;

- Đấu nối đường thoát nước sau xử lý của thiết bị với ống dẫn nước ra hố ga thoát
nước chung của công trình;
d) Biện pháp đấu nối điện
Khi thiết bị được đấu nối hoàn chỉnh tiến hành đấu nối điện từ nguồn cấp riêng
vào những thiết bị sử dụng điện của bể xử lý.
e) Vệ sinh môi trường
Đảm bảo vệ sinh môi trường trong suốt quá trình thi công, công tác thu dọn vật
liệu dư thừa là công tác hoàn thiện cuối sau khi đã hoàn thành các công tác trước đó.
f) An toàn lao động và phòng chống cháy nổ
Trong quá trình thi công luôn đảm bảo an toàn lao động, an toàn trên công trường

và luôn tuân thủ theo quy định hiện hành (có trang bị các trang thiết bị và dụng cụ
phòng chống cháy nổ theo Nghị định 35/2003/NĐ - CP ngày 04/4/2003 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số Luật phòng cháy - chữa cháy).
X.

SỰ CỐ, RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

A. Đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sự cố xảy ra:
Trong giai đoạn hoạt động của thiết bị xử lý nước thải gặp sự cố, nước thải chưa đạt
tiêu chuẩn xả thải ra Vịnh Cửa Lục sẽ gây ảnh hưởng đến yếu tố môi trường như sau:
1. Tác động đến chất lượng nước
Nước thải chưa đạt tiêu chuẩn đã xả ra nguồn tiếp nhận cũng là nguyên nhân gây
nên ô nhiễm các chất hữu cơ dễ phân hủy, nito, phosphate,… và ô nhiễm dầu (tuy khả
năng xảy ra ô nhiễm dầu rất nhỏ nhưng cũng có kiểm soát và ứng phó với sự cố này
được trình bày trong phần 3.1 sau đây). Chất hữu cơ tồn đọng trong nước thải sẽ làm

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải

Trang 12


giảm giá trị oxy hòa tan DO và tang giá trị dinh dưỡng của nước. Do đó chất lượng nước
bị suy giảm.
2. Tác động đến hệ sinh thái dưới nước
Do chất lượng nước bị suy giảm kéo theo sự suy giảm của hệ sinh thái dưới nước,
đặc biệt là hệ cá, hệ sinh vật dưới nước do các chất có hại (dầu mỡ), chất ô nhiễm làm
phân hủy oxy và nguồn dinh dưỡng trong nước.
Kiểm soát được nguồn gây ô nhiễm nước sẽ tránh được các tác động đến hệ sinh thái
dưới nước.
3. Kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

3.1. Phân loại và thoát nước riêng cho từng loại nước thải:
Hệ thống nước thải sẽ được thiết kế theo hai tuyến riêng như sau:
Tuyến thứ 1: Dành riêng cho thoát nước mưa và các loại nước thải quy ươc sạch. Nước
mưa sẽ chảy theo độ dốc trên bãi đến hệ thống rãnh thu, qua các ga có song chắn rác rồi
đổ ra Vịnh Cửa Lục.
Tuyến thứ 2: Dành cho việc thoát nước thải nhiễm bẩn từ các công trình trong khu vực
dự án. Toàn bộ nước thải được dẫn về bể xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt yêu cầu
theo QCVN 40:2011/BTNMT (cột B, kq = kf = 1) – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
nước thải công nghiệp, sau đó theo hệ thống thoát nước đổ ra nguồn tiếp nhận là Vịnh
Cửa Lục.
3.2. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó khi sự cố xảy ra
Khi thiết bị xử lý nước thải gặp sự cố, lượng nước thải không đạt tiêu chuẩn sẽ
được bơm ngược lại bể tách dầu và ngăn số 1 của thiết bị XLNT. Ngăn 1 có chức năng xử
lý yếm khí và điều hòa.
Nước thải chưa được xử lý sẽ được lưu lại bể điều hòa để đợi khắc phục thiết bị xử
lý nước thải sẽ được bơm về thiết bị xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B, kq = kf =
1) – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi xả ra nguồn tiếp
nhận.
Phần nước thải nhiễm dầu từ khu vực bảo dưỡng xe sẽ được tập trung tạo bể tách
dẫu mỡ, sau đó nước thải sau tác dầu được dẫn về bể lọc dầu (đặt trước bể xử lý nước
thải) nhằm xử lý triệt để dầu trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
B. Những rủi ro, sự cố của thiết bị trong quá trình hoạt động:
- Những rủi ro, sự cố
1. Tắc đường ống dẫn nước, vật liệu lọc.
2. Tắc đường ống dẫn khí hoặc nguồn cấp khí không đều.
3. Váng ngăn lắng
4. Máy thổi khí không hoạt động (do mất điện hoặc sự cố máy).
- Biện pháp khắc phục:
1. Áp dụng cho sự cố 1:
+ Tiến hành phụt rửa vật liệu lọc bằng cách dùng nước hoặc khí áp lực cao phụt rửa (rửa

ngược) cho các cặn bã ra khỏi vật liệu lọc và ống dẫn.
+ Nhắc người sử dụng không cho chất cấm thải rắn hoặc rác vào bể xử lý.
2. Áp dụng cho sự cố 2:
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải

Trang 13


+ Điều chỉnh van kiểm soát cấp khí
+ Kiểm tra sự rò rỉ từ ống cấp khí
+ Kiểm tra máy thổi khí vận hành đúng quy trình
+ Xịt rửa ống sục khí

3. Áp dụng cho sự cố 3:
+ Vớt váng ra ngoài, thuê xe chuyên chở và xử lý váng khi vớt ra hoặc làm phân bón cho cây.
+ Kiểm tra định mức tái tuần hoàn là phù hợp.
+ Kích hoạt vi sinh, vi sinh hoạt động ổn định thì hiện tượng này sẽ ngừng.

4. Áp dụng cho sự cố 4:
+ Kiểm tra rắc cắm, đảm bảo giắc cắm điện được cắm chặt vào dòng điện áp.
+ Kiểm tra để chắc chắn áp tô mát không ngắt.
+ Gửi máy tới hệ thống bảo hành, bảo dưỡng của hãng máy thổi khí sử dụng.

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải

Trang 14




×