Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kinh nghiệm Vai trò của Tổng phụ trách Đội trong trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.63 KB, 10 trang )

SKKN: Vai trò của TPTĐ trong trường học

Đinh Văn Nhu

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng
lực của người công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”. Chính vì vậy, trong giáo dục hiện hành, bên cạnh các hoạt động dạy học trên
lớp thì nhà trường Tiểu học luôn coi trọng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đây là môi
trường giúp HS hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện và một trong
những hoạt động được chú ý nhiều nhất đó là công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu
nhi.
Tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản
Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách. Nội dung này khẳng định
thiếu nhi Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình, có tính quần chúng và tính
cách mạng, đi theo con đường của Đảng và Bác kính yêu đã chọn.
Tổng phụ trách Đội (TPTĐ) là người được Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh phân công phụ trách công tác Đội. Chính vậy TPTĐ có vai trò quan trọng,
quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chức Đội. Đứng trước thực tế đó đòi hỏi
người giáo viên Tổng phụ trách Đội phải phấn đấu không ngừng để hoạt động Đội trở
thành môi trường lành mạnh có tác dụng giáo dục sâu rộng đến học sinh. Tổng phụ
trách Đội phải có trình độ, năng lực tổ chức lãnh đạo giỏi, phải có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, có phương pháp công tác khoa học và nghệ thuật để tiếp cận đối
tượng động viên các lực lượng khác cùng tham gia vào việc chăm sóc giáo dục trẻ
em.
Tổng phụ trách còn được thể hiện qua các mối quan hệ: Là nhân vật trung tâm
của công tác Đội trong và ngoài nhà trường; TPTĐ là cầu nối giữa Đoàn và Đội, giữa
nhà trường, các thầy cô giáo với các em học sinh, giữa nhà trường với xã hội. Vì thế


TPTĐ có vị trí quan trọng trong cả 3 khâu: Dạy chữ, dạy nghề, dạy người.

1


SKKN: Vai trò của TPTĐ trong trường học

Đinh Văn Nhu

Thực tế cho thấy, ở một số trường Tiểu học hiện nay TPTĐ chưa làm đúng vai trò
của mình, không gắn kết được các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường,
nhiều trường còn có quan niệm và nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của tổ chức
Đội cũng như TPTĐ. Điều đó ảnh hưởng không ít đến phong trào hoạt động của Đội
và giáo dục thanh thiếu niên trong nhà trường dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện
không được nâng cao.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi thấy TPTĐ có một vai trò quan trọng trong
trường tiểu học. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và mạnh dạn đưa những
vấn đề này cho anh chị em đồng nghiệp tham khảo.
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
2.1, Phạm vi nghiên cứu:
Vai trò của Tổng phụ trách Đội trong trường Tiểu học
2.2, Đối tượng nghiên cứu:
Liên đội trường TH Lê Văn Tám
2.3, Thời gian nghiên cứu:
Từ năm học 2010-2011 đến năm học 2017-2018:
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Lập kế hoạch nghiên cứu
- Soạn thảo nội dung
- Kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực tế, từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm.

II. PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Đội TNTP Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục
tiêu phấn đấu cho đội viên, giúp đỡ đội viên, nhi đồng phát triển về mọi mặt trong
học tập, hoạt động, vui chơi, hoạt động của Đội, thực hiện quyền và bổn phận theo
luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Vậy, làm thế nào để đưa hoạt động Đội và phong trào thanh thiếu niên vào hoạt
động trong nhà trường một cách có hiệu quả nhất. Đó quả là một vấn đề khó đối với
2


SKKN: Vai trò của TPTĐ trong trường học

Đinh Văn Nhu

những giáo viên TPTĐ. Chính vì thế người TPTĐ phải nắm vững đường lối, chính
sách, chủ trương của Đảng và nhà nước, phải có kĩ năng tổ chức, tập hợp, phải xây
dựng những mối quan hệ giáo dục trong và ngoài nhà trường để cùng với nhà trường,
gia đình và xã hội giáo dục các em trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, giúp các
em tiến bước lên Đoàn. Tất cả các vấn đề nêu trên, vai trò của tổng phụ trách là sự
quyết định thành công hay thất bại các hoạt động của liên đội trong suốt năm học.
2. THỰC TRẠNG:
Từ tình hình thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát các liên đội trong huyện Ngọc
Hồi, sau khi khảo sát tôi đã thu được kết quả sau: những liên đội có TPTĐ năng nổ,
nhiệt tình làm đúng vai trò thì phong trào và các hoạt động của trường đó hoạt động
sôi nổi, thu hút được đội viên, nhi đồng tham gia. Ngược lại những liên đội TPTĐ
hạn chế, thiếu nhiệt huyết, không thể hiện được vai trò thì các hoạt động phong trào
sẽ yếu.
Một số liên đội chưa được Ban giám hiệu quan tâm là do TPTĐ chưa làm hết
vai trò trách nhiệm của mình, do lãnh đạo nhà trường coi hoạt động Đội là không cần

thiết, cũng có trường do nhận thức của số ít các đồng chí trong Ban giám hiệu chưa
đúng về vai trò và chức năng của hoạt động Đội nên ít quan tâm đến. Cũng có liên
đội coi trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục văn hoá nên tự ý cắt bỏ những hoạt
động của Đội như: Sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao nhi, đọc báo đội hay các cuộc thi, vui
chơi giải trí của các em sợ làm ảnh hưởng tới học tập.
Riêng đối với trường TH Lê Văn Tám trong những năm học trước năm 2011, do
tổng phụ trách Đội chưa làm hết vai trò nên hoạt động của liên đội và các phong trào
bề nổi yếu kém. Nhưng từ năm học 2014-2015 trở về đây, hoạt động Đội trong nhà
trường đã thực sự được coi trọng. Liên đội hoạt động sôi nổi thu hút được đội viên,
nhi đồng tham gia và đạt được nhiều thành tích trong các hội thi. Có được thành tích
trên là do Tổng phụ trách Đội đã phát huy được vai trò của mình, đã gắn kết được các
lực lượng vào công tác Đội.

3


SKKN: Vai trò của TPTĐ trong trường học

Đinh Văn Nhu

3. CÁC BIỆN PHÁP:
3.1. Phương hướng chung:
Để phát huy tốt vai trò đã nêu trên người phụ trách Đội phải xác định rõ công việc
thường xuyên: làm việc gì để có phong trào Đội tốt, để đạt hiệu quả giáo dục cao
trong điều kiện mới?
- Trên cơ sở chủ trương chung của Hội đồng Đội huyện, TPTĐ phải vận dụng
một cách hài hòa, phù hợp với liên đội của mình.
- Quan tâm đặc biệt đến công tác xây dựng tổ chức đội, chăm lo xây dựng tổ
chức Đội vững mạnh, bồi dưỡng và xây dựng các chi đội thành các chi đội vững
mạnh, bồi dưỡng cán bộ chỉ huy Đội, phụ trách sao. Hình thành các nhóm nòng cốt

có khả năng điều hành các hoạt động thường xuyên.
- Thường xuyên nắm vững tình hình, diễn biến trong việc thực hiện kế hoạch, kịp
thời điều chỉnh uốn nắn các sai lệch có thể xảy ra trên cơ sở phát huy vai trò tự quản,
tính năng động, sáng tạo của các em.
- Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, phối kết hợp chặt chẽ với
các ban, ngành, đoàn thể và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường
trong công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục thiếu nhi.
- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để rèn luyện đạo đức, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, làm gương tốt cho các em noi theo.
3.2. Các biện pháp, giải pháp:
3.2.1. Đối với bản thân:
Người TPTĐ phải nắm được chương trình năm học của Hội đồng Đội để xây
dựng kế hoạch của liên đội trong suốt năm học, phải chọn lọc các nội dung hoạt động
trọng tâm để phân chia thời gian vào từng tháng, sát với chương trình hoạt động lên
lớp của nhà trường.
- Trong quá trình lập kế hoạch, TPTĐ cần chú ý các ngày lễ lớn trong năm để
chủ động xây dựng chương trình đúng với yêu cầu hoạt động chính trị của địa
phương cũng như chỉ đạo chung của cả nước.

4


SKKN: Vai trò của TPTĐ trong trường học

Đinh Văn Nhu

- TPT thường xuyên đôn đốc, kiểm tra thực hiện công việc của từng đối tượng.
Trong đó kiểm tra chính mình trong tiến trình thực hiện kế hoạch và tự bồi dưỡng
nghiệp vụ, kĩ năng hoạt động của cá nhân chuẩn bị cho các hoạt động chung. Việc
này TPTĐ phải làm thường xuyên, nó giữ vai trò quan trọng trong cả quá trình chuẩn

bị cho hoạt động Đội trong năm học.
3.1.2, Mối quan hệ giữa giáo viên TPTĐ với Ban giám hiệu nhà trường:
Tham mưu cho Ban giám hiệu về công tác đội, các hình thức phối hợp trong
công tác Đội và chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp. Xây dựng kế hoạch công tác
đội trở thành một phần của kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tham mưu với nhà
trường lựa chọn bố trí giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách chi đội. Đồng thời đề
xuất yêu cầu nhà trường hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác Đội. Tham mưu
cho nhà trường về việc khen thưởng giáo viên có thành tích trong công tác Đội. Chủ
động phối hợp với Ban giám hiệu trong việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của liên
đội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
TPTĐ với tư cách là một thành viên chỉ đạo, tổ chức các hoạt động Đội trong nhà
trường và là một thành viên trong hội đồng sư phạm, vì vậy rất cần sự đồng tình ủng
hộ của các thành viên trong hội đồng nhà trường với công tác của liên đội, khơi dậy
được ý thức tình nguyện, tự giác đồng thời cũng là trách nhiệm của mỗi giáo viên
trong việc chăm sóc, bảo vệ giáo dục thiếu nhi hướng tới mục tiêu hình thành và phát
triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
3.2.3. Mối quan hệ TPTĐ tổ chức Đảng và công đoàn nhà trường:
Tham mưu về công tác đội trong nhà trường đưa nội dung công tác Đội thành
một phần Nghị quyết của chi bộ, tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong việc chỉ đạo và
phối hợp. Chủ động phối hợp để thuyết phục đoàn viên công đoàn tham gia tích cực
vào công tác Đội của nhà trường.
3.2.4. Mối quan hệ TPTĐ với Hội đồng sư phạm:
Là một thành viên của hội đồng sư phạm, TPTĐ có trách nhiệm hình thành và
phát triển mối quan hệ hợp tác cao. Cùng với Hội đồng sư phạm xây dựng các hình

5


SKKN: Vai trò của TPTĐ trong trường học


Đinh Văn Nhu

thức phối hợp, tổ chức các hoạt động giáo dục cho thiếu nhi. Hàng tháng dự họp và
báo cáo kết quả hoạt động và công tác phối hợp trong công tác Đội.
3.2.5. Mối quan hệ TPTĐ với chi đoàn:
TPTĐ là người đại diện cho đoàn phụ trách Đội. Tham mưu cho chi đoàn về chủ
trương công tác Đội, cùng với BCH đoàn trường lựa chọn, phân công nhiệm vụ cho
đoàn viên làm công tác đội. Xây dựng và phát triển mối quan hệ với tổ chức đoàn ở
địa phương để làm tốt công tác giáo dục thiếu nhi. Thường xuyên quan tâm đến việc
chung của đoàn trường và địa phương. Phối hợp tổ chức hoạt động hè cho học sinh ở
địa phương.
3.2.6. Mối quan hệ giữa TPTĐ với liên đội:
Là người đứng đầu về công tác Đội trong nhà trường cho nên TPTĐ phải xây
dựng mối quan hệ hợp tác, cộng đồng trách nhiệm với Ban chỉ huy liên đội và các chi
đội. Nắm bắt hiểu rõ năng lực, phẩm chất, sở trường từng thành viên của Ban chỉ huy
liên đội.
TPTĐ phải tập trung quan tâm đến Ban chỉ huy liên, chi đội. Tổ chức các lớp
hướng dẫn nghiệp vụ, kĩ năng theo chủ đề năm học, chủ điểm hoạt động từng tháng.
Triển khai và thực hiện tốt chương trình “Dự bị đội viên”, ‘Rèn luyện đội viên”. Có
thể nói đây là lực lượng nòng cốt để TPTĐ triển khai việc tổ chức mọi hoạt động đội
trong năm và kết quả thành công hay thất bại phần lớn phụ thuộc vào lực lượng này.
Chính vì vậy, TPTĐ phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và tập thể Đội ngay từ
đầu năm học phải lựa chọn được các Ban chỉ huy Đội.
Trong thực tế, việc đánh giá kết quả hoạt động và năng lực của TPTĐ một
phần là nhìn vào lực lượng ban chỉ huy Đội. Thế nên, TPTĐ phải thường xuyên quan
tâm và định kì huấn luyện cho các em những công việc phải làm của liên, chi đội.
3.2.7. TPTĐ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường:
Đây là mối quan hệ không thể thiếu được trong việc giáo dục học sinh để tạo ra
một sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa ba môi trường (nhà trường, gia đình và xã
hội) chính sự hỗ trợ tích cực, thiết thực và có hiệu quả của gia đình, của hội cha mẹ


6


SKKN: Vai trò của TPTĐ trong trường học

Đinh Văn Nhu

học sinh là động lực to lớn thúc đẩy các hoạt động Đội, nâng cao chất lượng giáo
dục.
Từ mối quan hệ này, giáo viên TPTĐ phải tiếp cận rất gần với phụ huynh HS tìm
hiểu hoàn cảnh gia đình và có ý kiến với nhà trường giúp đỡ những học sinh có hoàn
cảnh khó khăn, những học sinh cá biệt, giúp các em tiến bộ và hoà đồng với bạn bè.
Bên cạnh đó giáo viên TPTĐ cần phải thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với
cộng đồng dân cư nơi trường đóng chân. Ở đây vai trò của hội phụ nữ, hội cựu chiến
binh, hội người cao tuổi có ý nghĩa quan trọng việc bảo vệ chăm sóc giáo dục thiếu
nhi ngoài thời gian lên lớp, giúp các em tham gia hoạt động xã hội vừa sức với mình
trên địa bàn dân cư.
3.3. Kết quả đạt được:
Trong những năm học vừa qua, tôi đã rút ra được kinh nghiệm từ những năm
học trước cố giắng hết mình thực hiện các biện pháp, giải pháp trên cuối cùng đã đạt
được kết quả như mong muốn: Được Ban giám hiệu tin tưởng, quan tâm, tạo mọi
thuận lợi nhất cho các hoạt động Đội; Đội ngũ phụ trách chi đội nhiệt tình, Ban chỉ
huy liên chi đội thực hiện tốt vai trò của mình. Liên đội đã duy trì tốt hoạt động của
đội cờ đỏ và các hoạt động do đó mọi nề nếp của nhà trường cũng như của Liên đội
được duy trì tốt. Phong trào nói lời hay làm việc tốt, phong trào đọc và làm theo báo
Đội được duy trì trong suốt năm học, không có học sinh vi phạm kỉ luật, không có
học sinh bỏ học. Song song với phong trào trên, liên đội đã tổ chức thành buổi lễ
quyên góp giúp học sinh nghèo huy động sự ủng hộ của giáo viên và học sinh trong
nhà trường. Phong trào này đã được duy trì thường xuyên đối với liên đội, tất cả số

tiền thu được trao tặng cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đây là nguồn
động viên to lớn giúp các em đi học đều, vươn lên trong học tập. Cái đạt được lớn
hơn ở đây là các em được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của thầy cô và bạn bè.
** Kết quả tham gia các hội thi do các cấp tổ chức:
- Từ năm học 2010-2011 đên năm học 2017-2018, 5 năm liên tục được công
nhận liên đội mạnh cấp huyện.
- Đạt giải ba Hội thi giao lưu tiếng Việt của chúng em năm hoc 2015-2016.
7


SKKN: Vai trò của TPTĐ trong trường học

Đinh Văn Nhu

- Đạt giải ba bóng đá, nhất ném bóng, nhì bật xa Hội khỏe Phù Đổng cấp
huyện lần thứ V.
- Đạt giải nhất Hội thi tìm hiểu “An toàn giao thông” năm học 2012-2013.
- Đạt giải nhì Hội thi “Giao lưu tiếng Việt của chúng em” năm học 2013-2014.
- Đạt thành tích tiên tiến công tác đội và phong trào thiếu nhi (2 năm liền:
2012-2013 và 2013 – 2014).
- Đạt giải nhì Hội thi “Giao lưu tiếng việt của chúng em năm học 2013-2014.
- Đạt giải ba Hội thi Nghi thức đội năm 2014.
- Đạt thành tích liên đội xuất sắc trong công tác Đội năm học 2017-2018.
- Được công nhận TPTĐ giỏi cấp huyện.
- Đạt giải ba kể chuyện đạo đức Bác Hồ cấp huyện năm học 2017-2018.
Phong trào xây dựng quỹ kế hoạch nhỏ được các em nhiệt tình hưởng ứng và
hoàn thành tốt chỉ tiêu của liên đội đề ra .
Song song với các phong trào trên là phong trào hoạt động của Đội theo chủ đề
của tuần, tháng, cũng được Liên đội tổ chức thường xuyên, đây là sân chơi thu hút
đông đảo các đội viên và các lực lượng giáo dục cùng tham gia như cuộc thi

“Trò chơi dân gian", " thi nghi thức Đội", “thi thể dục thể thao”, “văn hoá, văn nghệ”;
“Thi đấu các môn truyền thống”...
Cũng trong những năm qua, Liên đội đã kết hợp với Đoàn trường tổ chức giao
lưu bóng đá với liên đội trường TH Đắk Nông (9/1), giao lưu kết nghĩa và tặng quà
với liên đội trường TH Đắk Ang (26/3), tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích cho
các em trong dịp hè, tết nguyên đán, tết trung thu, tết thiếu nhi ...
Từ những kết quả trên, một lần nữa khẳng định Vai trò của TPTĐ là rất quan
trọng. Góp phần vào thắng lợi giáo dục toàn diện cho học sinh cũng như các họat
động, múi nhọn, bề nổi của nhà trường.

8


SKKN: Vai trò của TPTĐ trong trường học

Đinh Văn Nhu

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. KẾT LUẬN :
Hoạt động Đội có một vị trí quan trọng trong trường Tiểu học, nó đã góp phần
tích cực trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh, tạo hứng thú trong học
tập cho các em mỗi khi đến trường. Có thể khẳng định rằng, hoạt động đội là lực
lượng giáo dục không thể thiếu được trong và ngoài nhà trường do đó vai trò của
TPTĐ rất quan trọng, giáo viên TPTĐ phải biết tranh thủ sự giúp đỡ của các lực
lượng giáo dục vào các hoạt động Đội.
- Trong khi tổ chức các hoạt động của Đội thì người TPTĐ phải xác định rõ
những nhiệm vụ chính của mình, không những chủ động lên kế hoạch mà còn chủ
động phối kết hợp với các lực lượng giáo dục, với các tổ chức giáo dục trong và
ngoài nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức tốt các hoạt động của Đội.
- Đội là cánh tay đắc lực của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và là lực lượng nòng cốt

trong các phong trào thanh thiếu nhi, giúp các em học và vui chơi, thực hiện quyền và
bổn phận của mình. Mọi hoạt động của đội đều nâng cao tri thức nâng cao sự hiểu
biết để các em có thể lĩnh hội hết những cái hay cái đẹp của cuộc sống để trở thành
con người toàn diện có đủ đức, đủ tài để xây dựng đất nước.
Tiếp tục thực hiên những giải pháp, biện pháp trên năm học 2017 - 2018 Liên
Đội trường tiểu học Lê Văn Tám đang phấn đấu đạt liên đội mạnh cấp tỉnh.
2 . MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
Từ kết quả nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao vai trò TPTĐ trong trường
Tiểu học, tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất như sau :
- Người TPTĐ phải xác định được vị trí vai trò của mình trong công tác giáo dục
học sinh, thông qua các hoạt động của Đội nhằm thu hút đông đảo các em tham ra,
tạo ra sân chơi thực sự bổ ích cho các em.
- TPTĐ cần duy trì tốt các mối quan hệ giáo dục trong và ngoài nhà trường trong
suốt năm học.

9


SKKN: Vai trò của TPTĐ trong trường học

Đinh Văn Nhu

- Tổng phụ trách Đội phải lên kế hoạch từ đầu năm và cụ thể từng tháng, từng
tuần theo chủ đề, chủ điểm một cách cụ thể để trình Ban giám hiệu, xin ý kiến chỉ
đạo .
- Hiệu trưởng cùng với BCH chi đoàn tìm và chọn ra một TPTĐ có đủ năng lực
và phẩm chất cần thiết để lãnh đạo hoạt động Đội trong nhà trường và tạo mọi điều
kiện để họ được thường xuyên bồi dưỡng năng lực công tác Đội để có thể làm tốt
nhiệm vụ của mình.
- Hiệu trưởng cần tạo mọi điều kiện tốt nhất về nhân lực, vật lực, tài lực cho

TPTĐ trong việc tổ chức các hoạt động của Đội .
Qua quá trình nghiên cứu đề tài bản thân tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất
mang tính cá nhân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác Đội trong nhà trường,
với mong muốn cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước; là đào tạo ra thế hệ trẻ thành những người lao
động mới “Vừa hồng, vừa chuyên”.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi về vai trò của TPTĐ trong trường Tiểu học, tôi
đã áp dụng kinh nghiệm này trong 5 năm học vừa qua đã mang lại hiệu quả trong
công tác Đội ở trường. Tôi hi vọng rằng với kinh nghiệm nhỏ này nó sẽ góp phần
tháo gỡ những vướng mắc cho giáo viên TPTĐ trong việc tổ chức các hoạt động Đội
trong nhà trường và góp phần không nhỏ cho giáo viên tổng phụ trách Đội thúc đẩy
phong trào hoạt động Đội ngày một vững mạnh hơn.
Đắk Dục, ngày 10 tháng 12 năm 2017
Người viết
Đinh Văn Nhu

10



×