Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Địa chỉ IP và cách chia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.69 KB, 18 trang )

Địa chỉ IP và cách chia
Tài liệu tham khảo về địa chỉ IP
l-Các dạng bài tập về dịa chỉ IP
Dạng 1: Bài tập xuôi.
Cho một địa chỉ IP, biết số bit cần mượn hoặc số host. Yêu cầu tìm ra các subnet, địa
chỉ đầu (first address), địa chỉ cuối (last address), địa chỉ quảng bá (broadcast address),
host range (dải địa chỉ khả dụng của từng host).
Dạng 2: Bài tập ngược.
Cho một địa chỉ host thuộc một subnet nào đó với subnet mask.
Xác định số bit đã mượn, xác định xem địa chỉ đó thuộc subnet nào, địa chỉ IP đã sử
dụng để subneting (chia mạng) là địa chỉ nào. Liệt kê các subnet, địa chỉ đầu tiên, địa
chỉ cuối cùng, địa chỉ broadcast của từng subnet.
2. Các bước làm bài
2.1: Các bước làm dạng bài tập xuôi.
- Từ địa chỉ IP đề bài cho, xác định lớp của địa chỉ đó.
- Xác định Default mask của địa chỉ đó.
- Chuyển tất cả các địa chỉ đó sang dạng nhị phân.
- Nếu biết số bit mượn thì áp dụng công thức 2^n - 2 để tính ra số host và 2^m để tính
ra số subnet, với n và m là số bit mượn cho phần host, phần mạng.
- Nếu biết số host thì áp dụng hai công thức trên tìm ra số bit cần mượn.
-Từ số bit mượn và mask tìm ra hop (khoảng cách giữa các subnet)
- Liệt kê theo thứ tự.
Ví dụ:
Cho địa chỉ IP sau 192.168.1.0/24. Hãy chia địa chỉ thành các subnet, sao cho mỗi
subnet có thể có 29 host, liệt kê các subnet, dải địa chỉ khả dụng và địa chỉ broadcast
của từng subnet.
Trả lời:
Bước 1: Địa chỉ trên thuộc lớp C, có defaul mask là 255.255.255.0
Bước 2: Chuyển đổi nhị phân
192.168.1.0 = 1000 0000 . 1010 1000 . 0000 0001 . 0000 0000
255.255.255.0 = 1111 1111 . 1111 1111 . 1111 1111 . 0000 0000


Bước 3: Vì mỗi host có 29 host suy ra cần ít nhất 5 bit cho phần host: 2^5 - 2 = 30.
Vậy số bit cho phần Net ID là 3. Vậy ta có 2^3 = 8 subnet.
Bước 4 : xác định số hop cho các subnet.


Vì mượn 3 bit cho phần Net ID nên ta có subnet mask mới là:
255.255.255.224 = 1111 1111 . 1111 1111 . 1111 1111 . 1110 0000
Phần màu tím là dành cho host. Bit thấp nhất trong phần Net ID có giá trị là 32, suy ra
số hop là 32, có nghĩa là ta có các subnet và các địa chỉ cần tìm sau.
Lưu ý:
- Địa chỉ mạng (subnet) : tất cả các bit dành cho phần host bằng 0
- Địa chỉ broadcast: tất cả các bit dành cho phần host bằng 1.
- Địa chỉ đầu tiên: là địa chỉ lến sau địa chỉ mạng (subnet)
- Địa chỉ cuối cùng: là địa chỉ liền trước địa chỉ broadcast
2.2 Các bước làm bài tập dạng ngược.
- Chuyển đổi địa chỉ host và mask đề bài đã cho từ dạng thập phân sang nhị phân.
- Thực hiện phép tính AND để xác định địa chỉ mạng, đó chính là địa chỉ mạng chứa
địa chỉ host ở trên.
- Dựa vào bit nhận dạng, xác định địa chỉ đó thuộc lớp nào.
- Xác định defaul mask cho địa chỉ đó, kết hợp với mask của để bài tìm ra số bit đã
mượn.
- Từ số bit mượn và mask tìm ra số hop cho từng subnet.
- Liệt kê các địa chỉ theo yêu cầu !
Ví dụ:
Cho địa chỉ: 210.4.80.100/26, xác định xem địa chỉ trên thuộc subnet nào . Liệt kê các
subnet và dải địa chỉ của subnet đó.
Trả lời:
Bước 1: Chuyển đổi nhị phân.
210 . 4 . 80 . 100 = 1101 0010 . 0000 0100 . 0101 0000 . 0110 0110
AND

255 . 255 . 255 . 192 = 1111 1111 . 1111 1111 . 1111 1111 . 1100 0000
=
210 . 4 . 80 . 64 <= 1101 0010 . 0000 0100 . 0101 0000 . 0100 0000
Bước 2: Từ kết quả của phép AND trên ta tìm được địa chỉ mạng chứa địa chỉ đề bài
cho là : 210 . 4 . 80 . 64
Bước 3: Xác định lớp địa chỉ: Địa chỉ trên thuộc lớp C, suy ra default mask là
255.255.255.0. đó đó ta đã mượn 2 bit cho phần net ID.


Bước 4: Suy ra số subnet, số host cho từng subnet.
Số subnet là: 2^2 = 4
Số host/subnet: 2^6 - 2 = 62.
Số hop của các subnet là: 2^6 = 64 (các subnet cách nhau 64 địa chỉ)
Bước 5: Liệt kê theo yêu cầu
Note: Các dạng bài tập có thể biến tấu dưới dạng mô hình hoặc các yêu cầu không đầy
đủ như trên, cần đọc kỹ đề bài và áp dụng sao cho hợp lý.
ll-Cơ bản về cách đánh địa chỉ IP
1. Địa chỉ IP:
Địa chỉ IP là một số nguyên 32 bit, thường được biểu diễn dưới dạng một dãy 4 số
nguyên cách nhau bởi dấu chấm (dotted format). Một số nguyên trong địa chỉ IP là
một byte, thường được gọi là một octet (8 bits).
Ví dụ về một địa chỉ IP điển hình là 123.255.0.15. Các thành phần 123, 255, 0 và 15 là
các octet.
Một địa chỉ IP gồm có 3 phần. Phần đầu tiên là địa chỉ mạng (network address), phần
thứ cuối cùng là địa chỉ máy (host address) và phần còn lại (nếu có) là địa chỉ mạng
con (subnet address).
Địa chỉ mạng của một địa chỉ IP được tìm ra khi thực hiện phép toán logic AND giữa
địa chỉ IP đấy và một giá trị gọi là mặt nạ mạng (network mask, tôi sẽ không dùng từ
“mặt nạ mạng” trong tất cả các bài về sau mà chỉ dùng “network mask” cũng như sẽ
không dịch từ “mask” thành “mặt nạ” nữa). Network mask cho biết bao nhiêu bit trong

địa chỉ IP là địa chỉ mạng.
2. Phân lớp địa chỉ IP:
Địa chỉ IP được phân ra làm 5 lớp mạng (lớp A, B, C, D, và E). Trong đó bốn lớp đầu
được sử dụng, lớp E được dành riêng cho nghiên cứu. Lớp D được dùng cho việc phát
các thông tin broadcast/multicastt (broadcast/multicast IPs). Lớp A, B và C được dùng
trong cuộc sống hàng ngày.
3. Cách phân biệt IP lớp A, B, C, và D:
Một địa chỉ IP với bit đầu tiên là 0 thuộc về lớp A, bit đầu tiên là 1 và bit thứ 2 là 0
thuộc lớp B, bit đầu là 1, bit 2 là 1, bit 3 là 0 thuộc lớp C, bit đầu là 1, bit 2 là 1, bit 3
là 1, bit 4 là 0 thuộc lớp D. Lớp E là các địa chỉ còn lại. Bảng sau tóm tắt ý tưởng này:
Lớp IP
Dạng địa chỉ IP (x là bit bất kỳ)
Network mask mặc định (default network mask)
A
0xxxx.......xxx
255.0.0.0
B
10xxx.......xxx


255.255.0.0
C
110xx.......xxx
255.255.255.0
D
1110x.......xxx
(không dùng)
Ví dụ địa chỉ 10.243.100.56 là một địa chỉ IP lớp A vì octet đầu được biểu diễn dưới
dạng nhị phân thành 00001010. Bit đầu tiên là 0 nên địa chỉ đó thuộc về lớp A.
Mỗi lớp có 2 địa chỉ dành riêng là địa chỉ thấp nhất (phần địa chỉ máy toàn bit 0), và

địa chỉ cao nhất của lớp đó (phần địa chỉ máy toàn bit 1). Như vậy, địa chỉ mạng có thể
có trong một lớp sẽ phụ thuộc vào số bit trong network mask (bit mang giá trị 1). Nếu
gọi số bit 1 trong network mask là x thì số địa chỉ mạng tối đa có thể có trong một lớp
là 2^x
Tuy nhiên, vì mỗi lớp bị phụ thuộc vào vài bit đầu tiên quy định nên số địa chỉ mạng
tối đa thật sự trong mỗi lớp sẽ là 2^x - 2^(số bit cố định của lớp tương ứng).
Như vậy lớp A có 126 địa chỉ, lớp B có tối đa 16382 địa chỉ, lớp C có 2097150 địa chỉ.
Phần còn lại ngoài địa chỉ mạng sẽ là địa chỉ máy. Tương tự cũng có 2 địa chỉ máy
dành riêng (địa chỉ thấp nhất và địa chỉ cao nhất) trong mỗi địa chỉ mạng. Như vậy, số
địa chỉ máy có thể có trong mỗi mạng sẽ là 2^(32 - x) - 2. Công thức tính đơn giản
giống công thức tính số địa chỉ mạng. Chỉ khác một điều là ta dùng số bit 0 (32-x) thay
vì dùng số bit 1 (x).
Như vậy, một địa chỉ mạng lớp C sẽ có 254 địa chỉ máy, tương tự cho địa chỉ mạng lớp
B, và A.
Tổng số địa chỉ của một lớp mạng là tích của số địa chỉ mạng và số địa chỉ máy trong
một mạng thuộc lớp đó.
4. Subnet:
Tuy nhiên, các nhà quản trị mạng thường phân chia mạng của họ ra thành nhiều mạng
nhỏ hơn gọi là mạng con subnet. Tương tự với địa chỉ mạng, địa chỉ mạng con cũng
được quy định bởi một mask, gọi là subnet mask. Subnet mask của một địa chỉ mạng
có số bit 1 nhiều hơn hoặc bằng (trường hợp bằng có nghĩa là không có chia mạng ra
thành subnet) số bit 1 trong network mask của địa chỉ đó. Ví dụ subnet mask của một
mạng thuộc lớp B sẽ có dạng 255.255.xxx.xxx với xxx là số bất kỳ từ 0 đến 255.
Cách tính số địa chỉ mạng con của một địa chỉ mạng sẽ phụ thuộc vào bao nhiêu bit
của network mask đã được dùng để làm subnet mask (tạm gọi là y). Hai công thức bên
trên đều được sử dụng với việc thay biến x thành y. Đặc biệt cách tính số địa chỉ IP
trong mỗi subnet sẽ dùng cả x và y theo công thức sau:
2^(32 - x - y) - 2
Ví dụ subnet mask của một mạng lớp A (network mask mặc định 255.0.0.0) là
255.192.0.0 thì y sẽ là 2 (vì 192 biểu diễn ở dạng nhị phân là 11000000, có nghĩa là đã

có 2 bit đã được sử dụng để làm subnet mask). Subnet mask phải là một dãy liên tục
các bit 1 ngay sau network mask. Điều này nói lên rằng subnet mask dành một số bit 0
trong network mask (phần dành cho địa chỉ máy). Cũng có 2 địa chỉ máy dành riêng
trong mỗi subnet. Hai địa chỉ đó là subnet address (địa chỉ thấp nhất trong subnet) và
broadcast address (địa chỉ cao nhất trong subnet). Địa chỉ thấp nhất trong subnet không


nhất thiết có tất cả các bit là 0 như đối với địa chỉ thấp nhất trong một mạng, cũng như
địa chỉ cao nhất không nhất thiết phải là toàn bit 1. Lưu ý là trong một vài tài liệu cũ
nói rằng cũng có 2 subnet dành riêng trong mỗi mạng nhưng bây giờ điều đó không
còn dùng nữa. Hai subnet đó vẫn được dùng, gọi là zero subnet (subnet thấp nhất) và
broadcast subnet (subnet cao nhất).
Ngoài ra, mỗi lớp mạng còn có 1 địa chỉ mạng dành riêng (private network address).
Lớp A có địa chỉ 10.0.0.0. Lớp B có địa chỉ 172.16.0.0. Lớp C có địa chỉ 192.168.0.0.
Địa chỉ broadcast của lớp A còn được gọi là địa chỉ universal broadcast (toàn bit 1 hay
255.255.255.255).
5. Broadcast và multicast:
Các phần trên đề cập đến broadcast và multicast nhưng chưa giải thích. Địa chỉ
broadcast là một địa chỉ mà khi thông tin gửi tới địa chỉ đó sẽ được gửi đến toàn bộ
các máy trong mạng. Multicast cũng như broadcast nhưng chỉ có tác dụng trong một
subnet.
Trên đây là các kiến thức cơ bản về việc đánh địa chỉ IP. Vài ví dụ dưới sẽ giúp làm
sáng tỏ các kiến thức trên.
Ví dụ 1: Địa chỉ 192.168.0.1 thuộc lớp nào?
Có 2 cách trả lời câu hỏi này: Một là dựa vào việc phân tích octet đầu ra dạng nhị
phân, căn cứ vào các bit đầu mà có thể trả lời. Cách thứ hai là vì địa chỉ này thuộc
mạng riêng của lớp C nên có thể trả lời ngay.
Ví dụ 2: Chỉ rõ địa chỉ mạng của địa chỉ 192.168.0.5 với network mask mặc định.
Câu hỏi này buộc ta phải biết địa chỉ 192.168.0.5 thuộc lớp nào và biết network mask
của lớp đó.

192.168.0.5 thuộc lớp C.
Lớp C có network mask là 255.255.255.0.
Thực hiện phép AND sẽ ra 192.168.0.0.
Câu trả lời là 192.168.0.0. Câu hỏi này cũng có thể trả lời nếu ta biết là địa chỉ
192.168.0.5 là một trong 3 địa chỉ riêng.
Ví dụ 3: Chỉ rõ phần địa chỉ mạng (bỏ phần địa chỉ máy) của địa chỉ 192.168.0.10 với
network mask mặc định.
Như câu trên ta đã biết network mask của địa chỉ 192.168.0.10 là 255.255.255.0. Câu
hỏi yêu cầu chỉ rõ PHẦN địa chỉ mạng, nên ta chỉ lấy các bit còn nằm trong network
mask:
Địa chỉ đầu
11000000.10101000.00000000.00001010
Network mask
11111111.11111111.11111111.00000000
Lấy phần trong network mask
11000000.10101000.00000000
Câu trả lời sẽ là 192.168.0.
Ví dụ 4: Địa chỉ IP 129.56.7.8 có subnet mask là 255.255.128.0. Hỏi có bao nhiêu
subnet, bao nhiêu địa chỉ IP trong mỗi subnet, bao nhiêu địa chỉ IP trong mạng đó?
Việc trả lời đòi hỏi chút tính toán. Sau khi nhận biết địa chỉ IP này là thuộc lớp B,
network mask mặc định là 255.255.0.0 (x là 16), ta biết quản trị mạng đã lấy 1 bit để
chia subnet. Như vậy, y là 1. Số subnet là 2^1 là 2. Số địa chỉ IP trong mỗi subnet là
2^(32-y-x) - 2 là 32766. Suy ra số địa chỉ IP trong mạng đó là 2 * 32766 là 65532.
6. Câu hỏi dành cho người đọc tự trả lời:


Một quản trị viên có một network address thuộc lớp C. Anh ta muốn chia địa chỉ này
ra thành nhiều subnet nhỏ hơn. Anh ta muốn mỗi subnet có tối thiểu 10 máy và tối đa
30 máy, vậy anh ta nên dùng những subnet mask nào?
Trên đây là một vài thông tin cần thiết để hiểu cách đánh địa chỉ IP.

lll- Subnetmask và cách chia
Subnet là gì?: Hiểu đơn giản vầy. Khi ta chia một Network ra thành nhiều Network
nhỏ hơn thì các Network nhỏ này được gọi là Subnet.
Vì sao cần phải chia Subnet mask?
Như ta đã biết mạng Internet sử dụng địa chỉ IPv4 32 bit và phân chia ra các lớp
A,B,C,D , tuy nhiên, với một hệ thống địa chỉ như vậy việc quản lý vẫn rất khó khăn .
Nếu như một mạng được cấp một địa chỉ lớp A thì có nghĩa nó có thể chứa tới
16*1.048.576 địa chỉ ( máy tính ) .Với số lượng máy tính lớn như vậy rất ít công ty
hoặc tổ chức dùng hết được điều đó gây lãng phí địa chỉ IP. Để tránh tình trạng đó các
nhà nghiên cứu đưa ra một phương pháp là sử dụng mặt nạ mạng con ( Subnet mask )
để phân chia mạng ra thành những mạng con gọi là Subnet. Subnet mask là một con số
32 bit bao gồm n bit 1 ( thường là các bit cao nhất ) dùng để đánh địa chỉ mạng con và
m bit 0 dùng để đánh địa chỉ máy trong mạng con với n+m=32 .
Subnet mask phải được cấu hình cho mỗi máy tính trong mạng và phải được định
nghĩa cho mỗi giao diện Router. Như vậy, ta phải dùng cùng một Subnet mask cho
toàn bộ mạng vật lý cùng chung một địa chỉ Internet. Trong thực tế, để dễ dàng cho
hoạt động quản lý các máy trong mạng, thường chia nhỏ các mạng lớn trong các lớp
mạng (A, B, C) thành các mạng nhỏ hơn. Quá trình này được thực hiện bằng cách lấy
một số bit ở phần định danh host để sử dụng cho việc đánh địa chỉ mạng. Tuỳ theo
cách sử dụng của người quản trị mạng ( số subnet và số host trên mỗi subnet ) mà số
lượng bit lấy ở phần host nhiều hay ít.
Để tách biệt giữa địa chỉ mạng và địa chỉ host người ta dùng netmask. Để tách biệt
giữa Subnet address và địa chỉ host người ta dùng Subnet mask.
Theo quy ước, các địa chỉ IP được chia ra làm ba lớp như sau:
Class Subnet mask trong dạng nhị phân
Subnet mask
Lớp A 11111111 00000000 00000000 00000000 255.0.0.0
Lớp B 11111111 11111111 00000000 00000000 255.255.0.0
Lớp C 11111111 11111111 11111111 00000000 255.255.255.0
Như ta đã biết, lớp A sử dụng 1 octet đầu tiên làm Network ID. Sử dụng 8 bit đầu được

set giá trị thành 1, và 24 bit sau set giá trị 0 => có Subnet Mask 255.0.0.0. Tương tự
với các lớp kia.
Ví dụ IP: 192.168.1.0/24
Đây là địa chỉ thuộc lớp C. Và con số 24 có nghĩa là ta sử dụng 24 bit cho phần
Network ID, và còn lại 8 bit cho Host ID.
Chia Subnet Mask như thế nào?


Ở đây, mình sẽ trình bày cách ngắn gọn giúp bạn có thể tính nhẩm được. Lấy ví dụ cụ
thể như sau:
Công ty thuê một đường IP là 192.168.1.0. Bây giờ ông giám đốc yêu cầu phân làm
chia làm 3 mạng con cho ba phòng ban trong công ty. Hãy thực hiện việc chia subnet
này.
Trước hết ta phân tích cấu trúc của địa chỉ: 192.168.1.0 như sau:
+ Địa chỉ NetMask: 255.255.255.0
+ Network ID: 11111111.11111111.11111111
+ HostID: 00000000
Trong ví dụ này ta cần chia làm 3 mạng con (3 subnet) nên ta cần sử dụng 2 bit ở phần
Host ID để thêm vào Network ID. Làm sao để biết được số bit cần mượn thêm? Ta có
công thức : 2^n>=m (với m là số subnet cần chia, n là số bit cần mượn). Ở đây
2^2>=3.
Sau khi mượn 2 bit, ta có cấu trúc mới ở dạng nhị phân là (bit mượn ta set giá trị bằng
1 nhé):
+ Địa chỉ NetMask:: 11111111.11111111.11111111.11000000
+ Network ID: 11111111.11111111.11111111.11
+ Host ID: 000000
=> Ở dạng thập phân là: 255.255.255.192
Địa chỉ IP mới lúc này là: 192.168.1.0/26 (con số 26 là 24 + 2 bits mượn).
Ta xác định "bước nhảy" cho các subnet:
Bước nhảy k=256-192=64

=> Ta có các mạng con sau:
Ip: 192.168.1.0
Netmask: 255.255.255.192
Ip: 192.168.1.64
Netmask: 255.255.255.192
Ip: 192.168.1.128 Netmask: 255.255.255.192
Ip: 192.168.1.192 Netmask: 255.255.255.192
Như vậy số máy trên mỗi mạng bằng bao nhiêu?
Số bits của Host ID còn lại sau khi đã bị Network ID mượn: x = 32-26 = 6
=> Số máy trên mỗi mạng: 2^n-2 = 2^6-2 = 64 máy
lv- các ví dụ về cách chia mạng con
Cho địa chỉ ip 139.12.0.0/19.
(Chia thành 4 mạng con)
1/ Xác định lớp class và subnet mặc nhiên.
-

Do những địa chỉ ip có byte đầu tiên nằm trong khoảng:

0 đến 127 sẽ thuộc lớp A.


128 đến 191 sẽ thuộc lớp B.
192 đến 223 sẽ thuộc lớp C.
Nên địa chỉ ip 139.12.0.0/19 sẽ thuộc lớp B.
-

lớp B có 2 byte dành cho Netword ID và 2 byte dành cho Host ID.

+ Qui định mặt nạ mạng con (Subnet mask) tất cả các bit trong phần Host ID là 0, các
phần còn lại (Netword ID) là 1.

Nên mặt nạ mạng con (Subnet mask) mặc nhiên là :255.255.0.0.
2/ Xác định Subnet mask thực sự.
- Số bit cần mượn là 3.
+ số mạng con có thể chia được là :
2^3 – 2 = 8 – 2 = 6 > 4 mạng con.
- Host của các lớp B gồm 2 byte x 8 bit = 16 bit.
Vì đã mượn 3 bit chia mạng con nên :
Số bit cho Netword ID là 16 + 3 = 19.
Địa chỉ ip 139.12.0.0/19. Ở đây số 19 có nghĩa là 19 bit được dùng cho (Netword ID).
Do 3 bit của Host ID được mượn để chia mạng con.Nên cấu trúc địa chỉ ip có sự
thay đổi :
Netword ID : 2 byte x 8 bit = 16 bit + 3 bit Subnet ID = 19 bit.
Host ID : 2 byte x 8 bit = 16 bit – 3 bit Subnet ID = 13 bit.
Qui định mặt nạ mạng con (Subnet mask) tất cả các bit trong Host ID là 0,cò lại
(Netword ID) là 1.
Nên ta có Subnet mask mới là:
11111111.11111111.111-00000.00000000
Đổi sang hệ thập phân:


11111111 = 2^7 + 2^6 + 2^5 + 2^4 + 2^3 + 2^2 + 2^1 + 2^0
255 =

128 + 64 + 32 + 16 + 8

+4

+2

+1


111-00000= 2^7 + 2^6 + 2^5
224=

128 + 64 + 32

Subnet mask mới là :
255.255.224.0
3/ Xác định vùng địa chỉ Host
-

Chuyển đổi địa chỉ ip 139.12.0.0 sang hệ nhị phân.

10001011.00001100.00000000.00000000
Xác định vùng địa chỉ Host.
Dùng 3 bit để chia mạng con (Subnet) ta có các trường hợp mạng con sau:
1 số 1 : 001 – 010 – 100
2 số 1 : 011 – 101 – 110
Trong 2^3 – 2 = 6 mạng con trên ta chỉ lấy 4 mạng con theo yêu cầu đề bài nên chọn
ngẩu nhiên mổi trường hợp 2 địa chỉ mạng con.
Cụ thể vùng Host ID như sau:
Subnet ID 1: 139.12.32.1
Từ

10001011.00001100.00100000.00000001 thập phân là: 139.12.32.1

Đến

10001011.00001100.00111111.11111110 thập phân là : 139.12.63.254


/*Tại sao ở đây địa chỉ Host thứ nhất lại là XX 00100000.00000001 mà không là
[00100000.00000000 :thằng này là địa chỉ mạng.]
Địa chỉ của Host cuối cùng XX 00111111.11111110
[00111111.11111111 :thằng này cũng là địa chỉ mạng ]*/
Tức là từ :139.12.32.1 đến 139.12.63.254
(Chú ý : lớp B lấy 2 thằng cuối ra tính)



không




Dãy tiếp theo :
139.12.64.1 (số 1 trong ba bit mượn dịch về trước một bước 01000000.00000001)
Đến (tính tương tự) 139.12.95.254 (01011111.11111110)
Tương tự : ....96..
Subnet ID 2 : 2 số 1........
Subnet ID 3 :
……………
Subnet ID n…(cũng tính 2 thằng cuối tương tự)
(Ở đây ta mượn 3 bit chia 4 mạng con. Nên chỉ tính đến Subnet ID 2 thôi và mổi cái
chọn ra 2 trường hợp là được roài. Nếu mượn 4 bit để chia mạng con. Ta có số mạng
con là 2^4 – 2 = 14 mạng con lẹn đó.).
---Số bít có thể mượn để chia mạng con trong các lớp như sau:
Lớp A số bit mượn <24 tức không vượt qua số bit của Host ID,
Lớp B số bit mượn < 16.
Lớp C số bit mượn <8
Xác Định Host cùng mang con ?

Vậy 2 host thế nào được gọi là cùng mạng con với nhau ?:
Nếu địa chỉ ip của chúng có phần Netword ID trùng nhau.
Cụ thể như sau:
Ta có 2 địa chỉ ip:
Ip 192.168.5.9/28
Ip 192.168.5.39/28
Xác định các bước như phía trên…


Để biết được các host có cùng mạng hay không ta phải tìm được Subnet mask thực
sự của nó. Sau đó thực hiện phép toán AND nhị phân với địa chỉ ip.tiếp theo xác định
phần Netword ID và Host ID.xem phần Netword Id của chúng có trùng nhau hay
không.nếu trùng là cùng mạng.ngược lại là không cùng mạng.
Ta sẽ xét 2 địa chỉ ip trên:
ip thứ nhất: ip 192.168.5.9/28 thuộc lớp C.
Lớp C có: Netword ID : 3 byte x 8 bit = 24 bit
: Host ID :1 byte x 8bit = 8 bit
Subnet mask mặc nhiên là:255.255.255.0
Địa chỉ ip 192.168.5.9/28. Ở đây số 28 có nghĩa là dành 28 bit cho Netword ID chia
mạng con.
Vậy là: mượn 4 bit để làm subnet ID chia mạng con.
Địa chỉ Host ID lúc này còn : 8 bit – 4 bit = 4 bit.
Qui đinh mặt nạ mang con (Subnet mask) là tất cả các bit trong phần Host ID là 0, còn
lại (Netword ID) là 1.
Ta có subnet mask mới như sau:
11111111.11111111.11111111.1111-0000
Đổi sang hệ thập phân là :
11111111 = 2^7 + 2^6 + 2^5 + 2^4 + 2^3 + 2^2 + 2^1 + 2^0
255 =


128 + 64 + 32 + 16 + 8

+4

+2

+1

1111-0000= 2^7 + 2^6 + 2^5 + 2^4
240=

128 + 64 + 32 +16

è255.255.255.240
Đã tìm được subnet mask thực sự.giờ ta thực hiện phép toán AND nhị phân giữa IP và
Subnet Mask
(192.168.5.39/28AND 255.255.255.240)


IP
11000000 10101000 00000101 00001001
Subnet mask
11111111 11111111 11111111 11110000
Kết Quả AND
11000000 10101000 00000101 00000000
Netword ID
192 168 5 0
Host ID
9
Vậy địa chỉ mạng (Netword ID)của máy thứ nhất là : 192.168.5.0

Địa chỉ Host ID là : 9
Tương tự ip thứ 2 : ip 192.168.5.39/28 xác định tương tự như trên.
(192.168.5.9/28 AND 255.255.255.240)
IP
11000000 10101000 00000101 00100111
Subnet mask
11111111 11111111 11111111 11110000
Kết Quả AND
11000000 10101000 00000101 00100000
Netword ID
192 168 5 32
Host ID
7
Ví Dụ cụ thể về IP

Cho địa chỉ ip 139.12.0.0/19.
(Chia thành 4 mạng con)
1/ Xác định lớp class và subnet mặc nhiên.


-

Do những địa chỉ ip có byte đầu tiên nằm trong khoảng:

0 đến 127 sẽ thuộc lớp A.
128 đến 191 sẽ thuộc lớp B.
192 đến 223 sẽ thuộc lớp C.
Nên địa chỉ ip 139.12.0.0/19 sẽ thuộc lớp B.
-


lớp B có 2 byte dành cho Netword ID và 2 byte dành cho Host ID.

+ Qui định mặt nạ mạng con (Subnet mask) tất cả các bit trong phần Host ID là 0, các
phần còn lại (Netword ID) là 1.
Nên mặt nạ mạng con (Subnet mask) mặc nhiên là :255.255.0.0.
2/ Xác định Subnet mask thực sự.
-

Số bit cần mượn là 3.
+ số mạng con có thể chia được là :

2^3 – 2 = 8 – 2 = 6 > 4 mạng con.
-

Host của các lớp B gồm 2 byte x 8 bit = 16 bit.

Vì đã mượn 3 bit chia mạng con nên :
Số bit cho Netword ID là 16 + 3 = 19.
Địa chỉ ip 139.12.0.0/19. Ở đây số 19 có nghĩa là 19 bit được dùng cho (Netword ID).
Do 3 bit của Host ID được mượn để chia mạng con.Nên cấu trúc địa chỉ ip có sự
thay đổi :
Netword ID : 2 byte x 8 bit = 16 bit + 3 bit Subnet ID = 19 bit.
Host ID : 2 byte x 8 bit = 16 bit – 3 bit Subnet ID = 13 bit.
Qui định mặt nạ mạng con (Subnet mask) tất cả các bit trong Host ID là 0,cò lại
(Netword ID) là 1.
Nên ta có Subnet mask mới là:


11111111.11111111.111-00000.00000000
Đổi sang hệ thập phân:

11111111 = 2^7 + 2^6 + 2^5 + 2^4 + 2^3 + 2^2 + 2^1 + 2^0
255 =

128 + 64 + 32 + 16 + 8

+4

+2

+1

111-00000= 2^7 + 2^6 + 2^5
224=

128 + 64 + 32

Subnet mask mới là :
255.255.224.0
3/ Xác định vùng địa chỉ Host
-

Chuyển đổi địa chỉ ip 139.12.0.0 sang hệ nhị phân.

10001011.00001100.00000000.00000000
Xác định vùng địa chỉ Host.
Dùng 3 bit để chia mạng con (Subnet) ta có các trường hợp mạng con sau:
1 số 1 : 001 – 010 – 100
2 số 1 : 011 – 101 – 110
Trong 2^3 – 2 = 6 mạng con trên ta chỉ lấy 4 mạng con theo yêu cầu đề bài nên chọn
ngẩu nhiên mổi trường hợp 2 địa chỉ mạng con.

Cụ thể vùng Host ID như sau:
Subnet ID 1: 139.12.32.1
Từ

10001011.00001100.00100000.00000001 thập phân là: 139.12.32.1

Đến

10001011.00001100.00111111.11111110 thập phân là : 139.12.63.254

/*Tại sao ở đây địa chỉ Host thứ nhất lại là XX 00100000.00000001 mà không là
[00100000.00000000 :thằng này là địa chỉ mạng.]
Địa chỉ của Host cuối cùng XX 00111111.11111110
[00111111.11111111 :thằng này cũng là địa chỉ mạng ]*/



không




Tức là từ :139.12.32.1 đến 139.12.63.254
(Chú ý : lớp B lấy 2 thằng cuối ra tính)
Dãy tiếp theo :
139.12.64.1 (số 1 trong ba bit mượn dịch về trước một bước 01000000.00000001)
Đến (tính tương tự) 139.12.95.254 (01011111.11111110)
Tương tự : ....96..
Subnet ID 2 : 2 số 1........
Subnet ID 3 :

……………
Subnet ID n…(cũng tính 2 thằng cuối tương tự)
(Ở đây ta mượn 3 bit chia 4 mạng con. Nên chỉ tính đến Subnet ID 2 thôi và mổi cái
chọn ra 2 trường hợp là được roài. Nếu mượn 4 bit để chia mạng con. Ta có số mạng
con là 2^4 – 2 = 14 mạng con lẹn đó.).
---Số bít có thể mượn để chia mạng con trong các lớp như sau:
Lớp A số bit mượn <24 tức không vượt qua số bit của Host ID,
Lớp B số bit mượn < 16.
Lớp C số bit mượn <8
Xác Định Host cùng mang con ?
Vậy 2 host thế nào được gọi là cùng mạng con với nhau ?:
Nếu địa chỉ ip của chúng có phần Netword ID trùng nhau.
Cụ thể như sau:
Ta có 2 địa chỉ ip:
Ip 192.168.5.9/28
Ip 192.168.5.39/28


Xác định các bước như phía trên…
Để biết được các host có cùng mạng hay không ta phải tìm được Subnet mask thực
sự của nó. Sau đó thực hiện phép toán AND nhị phân với địa chỉ ip.tiếp theo xác định
phần Netword ID và Host ID.xem phần Netword Id của chúng có trùng nhau hay
không.nếu trùng là cùng mạng.ngược lại là không cùng mạng.
Ta sẽ xét 2 địa chỉ ip trên:
ip thứ nhất: ip 192.168.5.9/28 thuộc lớp C.
Lớp C có: Netword ID : 3 byte x 8 bit = 24 bit
: Host ID :1 byte x 8bit = 8 bit
Subnet mask mặc nhiên là:255.255.255.0
Địa chỉ ip 192.168.5.9/28. Ở đây số 28 có nghĩa là dành 28 bit cho Netword ID chia
mạng con.

Vậy là: mượn 4 bit để làm subnet ID chia mạng con.
Địa chỉ Host ID lúc này còn : 8 bit – 4 bit = 4 bit.
Qui đinh mặt nạ mang con (Subnet mask) là tất cả các bit trong phần Host ID là 0, còn
lại (Netword ID) là 1.
Ta có subnet mask mới như sau:
11111111.11111111.11111111.1111-0000
Đổi sang hệ thập phân là :
11111111 = 2^7 + 2^6 + 2^5 + 2^4 + 2^3 + 2^2 + 2^1 + 2^0
255 =

128 + 64 + 32 + 16 + 8

+4

+2

+1

1111-0000= 2^7 + 2^6 + 2^5 + 2^4
240=

128 + 64 + 32 +16

è255.255.255.240
Dã tìm được subnet mask thực sự.giờ ta thực hiện phép toán AND nhị phân giữa IP và
Subnet Mask


(192.168.5.39/28AND 255.255.255.240)
IP

11000000 10101000 00000101 00001001
Subnet mask
11111111 11111111 11111111 11110000
Kết Quả AND
11000000 10101000 00000101 00000000
Netword ID
192 168 5 0
Host ID
9
Vậy địa chỉ mạng (Netword ID)của máy thứ nhất là : 192.168.5.0
Địa chỉ Host ID là : 9
Tương tự ip thứ 2 : ip 192.168.5.39/28 xác định tương tự như trên.
(192.168.5.9/28 AND 255.255.255.240)
IP
11000000 10101000 00000101 00100111
Subnet mask
11111111 11111111 11111111 11110000
Kết Quả AND
11000000 10101000 00000101 00100000
Netword ID
192 168 5 32
Host ID
7
Vậy địa chỉ mạng (Netword ID)của máy thứ hai là : 192.168.5.32
Địa chỉ Host ID là : 7
Kết Luận :


Vậy chúng có cùng mạng hay không ?
Địa chỉ mạng (Netword ID) của máy thứ nhất là : 192.168.5.0

Địa chỉ mạng (Netword ID) của máy thứ hai là : 192.168.5.32
Kết luận : hai máy trên không cùng mạng.
====================================================
Nếu yêu cầu chia mạng con.
Bao nhiêu mạng tương ứng mượn số bit theo công thức:
2^n – 2 = số mạng con. (n là số bit cần mượn, phải < số bit phần Host ID của lớp)
Số Host của mổi mạng con sẽ là:
2^ (số bit Host - n) – 2 = số host trên mổi mạng con.
Vậy địa chỉ mạng (Netword ID)của máy thứ hai là : 192.168.5.32
Địa chỉ Host ID là : 7
Kết Luận :
Vậy chúng có cùng mạng hay không ?
Địa chỉ mạng (Netword ID) của máy thứ nhất là : 192.168.5.0
Địa chỉ mạng (Netword ID) của máy thứ hai là : 192.168.5.32
Kết luận : hai máy trên không cùng mạng.
====================================================
Nếu yêu cầu chia mạng con.
Bao nhiêu mạng tương ứng mượn số bit theo công thức:
2^n – 2 = số mạng con. (n là số bit cần mượn, phải < số bit phần Host ID của lớp)
Số Host của mổi mạng con sẽ là:
2^ (số bit Host - n) – 2 = số host trên mổi mạng con.
=========================click_vn777=====================



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×