Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

GIUP HS PHAN BIET BA KIEU CAU AI là GI, AI THE NAO, AI LAM GI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.21 KB, 24 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1) Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết Tiếng Việt có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời
sống cộng đồng, đó là một công cụ giao tiếp và tư duy. Với mọi người là công
cụ phản ánh thế giới xung quanh họ.
Tiếng Việt là đối tượng học tập chiếm lĩnh của học sinh, vừa là công cụ
để các em giao tiếp từ đó mang đến cho các em chìa khoá mở toang cánh cửa
bước vào thế giới tri thức của nhân loại. Tiếng Việt là điều kiện phát triển mỗi
năng lực của cá nhân và giao lưu trong cộng đồng. Đồng thời Tiếng Việt còn
góp phần lớn giúp học sinh phát triển toàn diện về Đức-Trí-Thể-Mỹ. Do vậy
môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học chiếm một khối lượng kiến thức lớn
nhất và thời lượng nhiều nhất so với các môn học khác. Luyện từ và câu là
một phân môn khá quan trọng trong môn Tiếng Việt, phân môn này đã cung
cấp cho học sinh các đơn vị của ngôn ngữ: Tiếng, từ, ngữ, câu, cách phân loại
từ, giúp học sinh chọn từ ngữ, diễn đạt ngắn gọn, đủ ý, giữ phép lịch sự trong
giao tiếp … như vậy người nghe, người đọc, hiểu đúng thông tin.
Mặc dù có nhiều tâm huyết, đặc biệt là phân môn luyện từ và câu
nhưng tôi không tham vọng nguyên cứu toàn bộ chương trình, tôi cũng không
nghĩ rằng những gì mình đang thực hiện là có thể cải thiện hoàn toàn tình
trạng nhầm lẫn 3 kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai làm gì? Tôi chỉ huy vọng
rằng với vốn kinh nghiệm tìm tòi, suy nghĩ của bản thân và bạn bè đồng
nghiệp để từ đó rút ra được phưong pháp – dạy tối ưu – giúp học sinh (nhất là
học sinh dân tộc) hiểu và nắm đựơc nội dung bài.
2) Mục đích nghiến cứu:
* Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hiểu sâu hơn về phân môn luyện từ
và câu cụ thể là: (giúp học sinh phân biệt 3 kiểu câu kể: ai là gì? Ai thế nào?
Ai làm gì? Phân môn luyện từ và câu cho học sinh dân tộc).
3) Nhiệm vụ nghiên cứu:


Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

1


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

* Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài, thực trạng đời sống của học sinh,
gia đình, bảng làng nơi tôi trực tiếp giảng dạy. Tìm hiểu thực trạng về phương
pháp dạy học của những giáo viên dạy các em trước đó.
4) Đối tượng nghiên cứu:
* Thực trạng về đời sống, điều kiện, kinh tế, trình độ, nhận thức của
làng Tơ Nung.
Lớp 4A truờng Tiểu học Nguyễn Công Trứ.

Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

2


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

B. PHẦN NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1) Cơ sở lý luận:
Bác Hồ kính yêu đã đặc ra nhiều huy vọng vào thế hệ trẻ của đất nước
qua lời dạy của người “Non Sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có được sánh vai với cường quốc năm châu được hay không
chính là nhờ vào công học tập của các cháu”.
Lời dạy của người luôn huy vọng mãi trong người dân Việt Nam ý thức

rõ tầm quan trọng đó dưới sự lãnh đạo của Đảng mấy chục năm qua cùng với
sự phát triển chung của Cách Mạng Việt Nam ngành Giáo dục ở nước ta
không ngừng phát triển và lớn mạnh. Đã góp phần đắc lực xây dựng con
nguời mới xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay đất nước ta đang đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi
hỏi một lượng nhân lực năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá khoa học
công nghệ, có khả năng nghề nghiệp, có sức khoẻ … nên Đảng và Nhà nuớc
ta luôn luôn quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ việc đào tạo thế hệ trẻ tương lai cho
đất nước.
Bỡi lẽ, thế hệ trẻ là lực lượng kế thừa sự nghiệp của đất nước có vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày một vững mạnh và
giàu sang. Vì vậy việc giáo dục thế hệ trẻ là một vấn đề hết sức cần thiết và
quan trọng . Đặc biệt là giáo dục học sinh Tiểu học, giáo dục các em từ chưa
biết đọc, biết viết, biết thực hiện các phép tính, biết giải toán … do đó đòi hỏi
người giáo viên, không chỉ tâm huyết với nghề mà còn nhiệt tình, thương yêu
học sinh, ham học hỏi, ham tìm kiếm … để tìm ra những phương pháp giáo
dục phù hợp. Đối với học sinh Tiểu học là người dân tộc thiểu số thì càng
phải đặc biệt hơn nữa.
Người giáo viên cũng phải nhiệt tình hơn phải ham học hỏi hơn… để
có phuơng pháp giáo dục phù hợp và đúng đắn giúp các em đầy đủ năng lực
và chẩm chất trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa.
Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

3


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

2) Cơ sở ngữ học:
Theo chương trình phân môn luyện từ và câu lớp 4 nội dung chia thành

62 tiết, mỗi tiết học kéo dài 35-40 phút, đặc biệt phân môn luyện từ và câu rất
quan tâm đến ôn tập, củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và kỹ năng cơ bản
của chương trình phân môn luyện từ và câu ở Tiểu học.
Định hướng chung của phương pháp dạy học phân môn luyện từ và câu
ở lớp 4 là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động dạy học tích
cực, chỉ sáng tạo trong học sinh, cụ thể là giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn
học sinh hoạt động học tập với sự trợ giúp đúng mức và đúng lúc và các độ
dày dạy học luyện từ và câu 4 để từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh tự
phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung học tập
rồi thực hành, vận dụng các nội dung đó theo từng năng lực cá nhân của học
sinh.
3) Cơ sở tâm lý học:
Đặc điểm của học sinh Tiểu học là việc tiếp thu tri thức ở lứa tuổi các
em đó là “sự thống nhất liên cơ, giữa cảm tính và lý tính, không thể thiếu tri
thức”.
Do đó với bất kỳ đối tựong học sinh nào ta cần tạo hứng thú học tập
bằng nhiều biện pháp sư phạm.
Như ta đã trình bày ở trên, việc xác định được đặc trưng của bộ môn
luyện từ và câu là yêu cần thiết để chúng ta cảm nhận đựơc cái đẹp trong thực
tiễn đời sống. Chính vì thế mà tôi đã viết sáng kinh nghiệm này.
4) Cơ sở thực tiễn:
Việt dạy Tiếng Viết nói chung, phân môn luyện từ và câu nói riêng ở
các trường tiểu học đã có một quá trình phát triển lâu dài. Trong quá trình đó
đặc biệt là năm cuối những năm 50 đến nay với sự cố gắng chung của đội ngũ
giáo viên các phương pháp dạy học đã vận dụng và thường xuyên được cải
tiến cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nhà trường Tiểu Học việc làm đó
đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt ở Tiểu Học.
Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

4



Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

Cụ thể trong quá trình dạy học phân môn luyện từ và câu, giáo viên là
nguời tổ chức và hướng dẫn hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều hoạt
động học tập để phát triển năng lực cá nhân.
Theo định hướng này.
Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh
nghiệm của bản thân để tự học, tự chiếm lĩnh tri thức mới trong thực hành.
Vì vậy giáo viên giảng ít, nhưng phải thường xuyên làm việc với từng
nhóm học sinh. Cách làm như vậy đòi hỏi giáo viên phải biết cách tổ chức các
hoạt động của học sinh, đồng thời phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ để đáp ứng những tình huống có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của
học sinh. Nhờ cách dạy như vậy mà giáo viên nắm đựơc khả năng của từng
học sinh từ đó có thể giúp học sinh phát triển năng lực cơ sở của từng cá
nhân.
Học sinh phải độc lập suy nghĩ chủ động, tích cực trong hoạt động học.
Cách học mới tạo cho học sinh thói quen làm việc tự giác chủ động, không
rập khuôn biết tự đánh giá và đánh gía kết quả học tập của mình, của bạn. Đặc
biệt là tạo cho học sinh có niềm vui trong học tập.

Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

5


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

II: THỰC TRẠNG

Những khó khăn cần phải khắc phục.
- Giáo viên thừơng chỉ truyền đạt – giảng giải theo các tài liệu đã có
sẵn trong sách giáo khoa , sách hướng dẫn giảng dạy. Vì vậy giáo viên chỉ làm
việc một cách máy móc, ít quan tâm đến việc phát huy khả năng sáng tạo của
học sinh.
- Học sinh học tập một cách thụ động là chủ yếu, chỉ nghe giảng, ghi
nhớ và làm theo bài mẫu do vậy việc học tập ít hứng thú, nội dung các hoạt
động thừơng đơn điệu, nghèo nàng, ít quan tâm đến phát triển năng lực cá
nhân của học sinh.
- Ở địa phương tôi đã tiến hành dạy học theo sách giáo khoa mới từ lớp
1 đến lớp 5. Chúng tôi gặp không ít những khó khăn, với học sinh là người
kinh thì đây là điều kiện để các em chiếm lĩnh những tri thức, còn đối học
sinh con em là người dân tộc thiểu số (cụ thể là dân tộc Ja Rai,Ba Na, Tày…)
thì khó khăn đó lại tăng thêm về nhận biết và phân biệt các kiểu câu không rõ
ràng.
- Học sinh ở địa bàn tôi đang giảng dạy dân tộc Ba Na, Ja Rai chiếm
98%, họ không có tư tưởng đi học mà chỉ có tư tưởng đi chăn bò, tắm suối, đi
bắt chuột, làm thuê, phụ huynh học sinh thì rất lạc hậu, có phụ huynh bắt con
phải bỏ học để đi lấy chồng mặt dù con đang học lớp 4, kinh tế gia đình rất
khó khăn làm được đến đâu ăn hết đến đó. Do đó giáo viên vùng 3 như tôi
luôn tìm ra những biện pháp hạn chế, khắc phục những khó khăn đó.
Phân môn luyện từ và câu ở tiểu học nói chung và trong chương trình
lớp 4 nói riêng rất chú trọng đến việc dạy câu. Vì câu diễn đạt đựơc một ý
trọn vẹn. Khi nói và viết phải thành câu thì người khác mới hiểu được. Ở lớp
4 các em đựơc học các loại câu: Câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm. Trong
đó câu kể được chia thành ba kiểu câu: Câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là
gì? Ba kiểu câu này được coi là ba kiểu câu cơ bản. Trong giao tiếp cũng như
tạo lập văn bản ba kiểu câu ấy đựơc sử dụng rất nhiều.
Người thực hiện: Tiêu Thị Tám


6


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

Học sinh hiểu và phân biệt đựơc ba kiểu câu đó sẽ góp phần giúp học
sinh diễn đạt đúng, diễn đạt hay trong giao tiếp, trong lập văn bản. Nhưng làm
thế nào để các em phân biệt được đâu là câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là
gì?mới là điều tôi trăn trở. Vì trong thực tế câu thật đa dạng và phong phú.
Mặt dù các em đã được học cấu trúc ba kiểu câu đó, các em đã được cung cấp
kiến thức và từ loại (Danh từ, Động từ, Tính từ). Nhưng tôi thấy các em vẫn
nhầm lẫn ba mẫu câu kể. Đặc biệt có nhiều cầu kể khi xát định không thể dựa
hoàn toàn vào cấu trúc các em đã học.
Ngay bản thân giáo viên nếu không có kiến thức vững vàng, không có
sự linh hoạt trong tư duy và phương pháp giảng dạy mà cứng nhắc dựa vào
cấu trúc cơ bản của từng câu đó thì cũng trở nên lúng túng trong việc giúp học
sinh phân biệt ba kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

7


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

III/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BIỆN PHÁP:
Để giúp học sinh phân biệt tốt đâu là câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai
là gì. Trong từng trường hợp cụ thể, tôi đã thực hiện những biện pháp sau
đây:
1) Yêu cầu học sinh xác định đúng câu kể:

Vì chỉ có câu kể mới phân thành ba kiểu câu. Do đó khi xác định ba
kiểu câu kể, học sinh phải xác định đúng câu kể. Tránh trường hợp nhầm câu
khiến có hình thức giống câu kể. Ví dụ: (Người mẹ đang bận, nhưng đứa con
cứ sán vào chỗ mẹ. Người mẹ liền:Con ra ngoài chơi  Đây là câu khiến vì
câu nói có mục đích yêu cầu đề nghị.
Khi yêu cầu học sinh xác định đúng câu kể, tôi đặt câu hỏi như sau:
Muốn xác định câu ta dự vào đâu? Học sinh đã trả lời đựơc:
- Dựa vào hình thức câu kể: Cuối câu kể có dấu chấm.
- Dựa vào mục đích nói của câu kể để: kể, tả, giới thiệu hoặc nhận xét.
Có như vậy học sinh mới không bị nhầm câu kể với các cau khác.
Ví dụ: Hãy xác định các câu kể trong đoạn văn sau:
(1)

Ôi chao!

(2)

Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!

trên lưng chú lấp lánh.

(4)

Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.

(5)

(3)

Màu vàng


Cái đầu tròn

và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.
Học sinh cho rằng: Câu (1), (2) không phải là câu kể vì cuối hai câu
này không phải là dấu chấm. Câu (3), (4), (5) là câu kể vì cuối câu có dấu
chấm và cả ba câu này dùng để tả chú chuồn chuồn nước.
Như vậy học sinh đã làm đúng.
Sau khi học sinh đã xác định đựơc câu kể, tôi tiến hành cho học sinh
xác định bộ phận chính trong từng câu kể ấy.
2) Cho học sinh xác định từng bộ phận chính (CN- VN) trong câu
kể.
Muốn xác định đựơc câu kể đó thuộc kiểu nào thì trước tiên các em
phải xác định đựơc đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ trong câu đó.
Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

8


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

Khi hướng dẫn học sinh làm loại bài tập này, tôi tiến hành như sau:
Giáo viên

Học sinh

- Yêu cầu học sinh nêu cách tìm bộ + Để tìm đựơc bộ phận CN ta đặt
phận chính thứ nhất(bộ phận chủ câu hỏi: trong câu nói đến Ai? (Con
ngữ)và bộ phận chính thứ hai (bộ gì? Hoặc cái gì? Bộ phận trả lời trả
phận vị ngữ) trong câu.


lời câu hỏi này chính là CN.
+ Để tìm bộ phận VN ta đặt câu hỏi
“…làm gì?” “…thế nào?” “…là
gì?”bộ phận câu hỏi này là VN.

- Bộ phận chủ ngữ trong câu thường - Danh từ
do từ loại nào tạo thành?
- Bộ phận VN trong câu do từ loại - Có thể là động từ, danh từ, tính từ
nào tạo thành?

hoặc danh từ.

- Để đặt được câu hỏi tìm VN ở trên - Căn cứ vào từ loại của VN. Nếu:
ta căn cứ vào đâu?

+ VN có động từ chỉ hoạt động
chính thì đặt câu hỏi để làm gì?
+ VN có Tính từ chính chỉ đặc
điểm, tính chất hoạt động từ chỉ
trạng thái thì đặt câu hỏi thế nào?

- Vậy muốn tìm bộ phận CN, VN + VN có từ là kết hợp chủ yếu với
trong câu ta phải làm gì?

danh từ thì đặt câu hỏi là gì?

 Đặt câu hỏi như vậy cũng giúp - Ta phải đặt câu hỏi tìm CN, đặt
chúng ta tránh được không nhầm câu hỏi tìm VN như hướng dẫn ở
thành phần phụ (Trạng ngữ) thành trên.

CN.
Qua cách hướng dẫn như vậy, học sinh đã nhận thấy giữa từ loại và
cách đặt câu hỏi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi một từ loại ứng với
một câu hỏi và ngược lại với mỗi một câu hỏi căn cứ vào một từ loại.
Ghi chú:

CN: Chủ ngữ;

Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

9


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

VN: Vị ngữ.
Sau đó tôi đưa ra ví dụ yêu cầu các em xác định bộ phận CN,VN trong
từng câu sau:
Ví dụ:
a, Em Hoà xâu kim cho bà.
b, Hoa giấy đẹp một cách giản dị.
c, Ông Ba trầm ngâm
d, Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa.
Đa số các em xác định đúng như sau:
a, Em Hoà xâu kim cho bà.
CN

VN

b, Hoa giấy đẹp một cách giản dị .

CN

VN

c, Ông Ba trầm ngâm .
CN

VN

d, Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa.
CN

VN

Khi học sinh xác định xong, tôi đặt câu hỏi củng cố, khắc sâu kiến
thức:
Vì sao em xác định đựơc như vậy? Các em đã trả lời được:
Ở câu (a):

+ Trong câu nói tới Em Hoà, vậy Em Hoà là CN.
+ Căn cứ vào từ xâu là động từ chỉ hoạt động chính nên

em đặt câu hỏi làm gì? Bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? Là VN. Vậy VN là:
xâu kim giúp bà.
Ở câu (b):

+ Trong câu nói tới Hoa giấy, vậy hoa giấy là VN.
+ Căn cứ vào từ đẹp là tính từ chính nên em đặt câu hỏi

thế nào? (Hoa giấy thế nào?) bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? Là VN. Vậy VN

là đẹp một cách giản dị.

Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

10


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

Ở câu (c):

+ CN là Ông Ba vì Ông Ba trả lời câu hỏi: trong câu nói

tới ai?
+ Căn cứ vào từ trầm ngâm và động từ chỉ trạng thái vì
vậy em đặt câu hỏi thế nào? bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? Là VN. Vậy VN
của câu này là trầm ngâm.
Ở câu (d):

+ Trong câu nói tới Tô Ngọc Vân, vậy Tô Ngọc Vân là

CN.
+ Căn cứ vào từ là câu kết hợp với danh từ nghệ sĩ em đặt
câu hỏi là gì? bộ phận trả lời câu hỏi là gì? Là VN. Vậy VN của câu là hoạ sĩ
tài hoa.
Khi học sinh biết cách đặt câu hỏi tìm CN, VN tức là học sinh đã phần
nào hiểu được cấu trúc của từng kiểu câu. Do vậy sau khi học sinh xác định
được CN, VN trong câu, tôi tiếp tục hướng dẫn học sinh nắm chắc cấu trúc
của ba kiểu câu đó.
3) Cho học sinh nắm chắc chắn cấu trúc cơ bản của ba kiểu câu

trên.
* Các em biết mỗi kiểu câu có một cấu trúc riêng. Lúc này tôi yêu cầu
học sinh nhắc lại cấu trúc của từng kiểu câu kể:
+ Câu kể Ai làm gì? Gồm hai bộ phận:
CN trả lời câu hỏi Ai? (con gì?). vì vậy CN thường do danh từ (cụm
danh từ) tạo thành.
VN trả lời câu hỏi làm gì?. Vì vậy CN là động từ (cụm động từ) tạo
thành.
+ Câu kể Ai thế nào? Gồm hai bộ phận:
CN trả lời câu hỏi Ai? (cái gì? Con gì?). Vì vậy CN thường do danh từ
(cụm danh từ) tạo thành.
VN trả lời câu hỏi thế nào? Vì vậy VN thường do tính từ (cụm tính từ,
động từ chỉ trạng thái hoặc cụm động từ chỉ trạng thái) tạo thành.
+ Câu kể Ai là gì? Gồm hai bộ phận.
Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

11


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

CN trả lời câu hỏi Ai? (cái gì? Con gì?). Vì vậy CN thường do danh từ
(cụm danh từ) tạo thành.
VN trả lời câu hỏi là gì? (là ai? Là con gì?). Vì vậy VN thường do danh
từ (cụm danh từ) tạo thành.
Lưu ý học sinh:
- Trong cụm từ bao giờ cũng phải có từ chính. Cụ thể trong cụm danh
từ phải có danh từ chính, trong cụm động từ phải có động từ chính, trong cụm
tính từ phải có tính từ chính. Ví dụ: cụm động từ: xâu kim cho bà có động từ
chính là xâu.

- Câu hỏi Ai? Trong từng kiểu câu phải hiểu đó chính là cách nói gộp
bao gồm cả câu hỏi Cái gì? Hoặc Con gì?.
* Tiếp theo tôi hướng dẫn học sinh trình bày lại dưới dạng ngắn gọn để
học sinh dễ nhớ:
CN
VN
- Chỉ người (động - Chỉ hoạt động

Thuộc kiểu câu
VD
 Ai làm gì?
Em đọc sách.

vật, bất động vật

Chim hót trên

được nhân hoá)

cành.

- Do danh từ (cụm - Do động từ

Chị gió đang

danh từ tạo thành)

(cụm động từ chỉ

nô đùa cùng


hoạt

với những cánh

động

tạo

thành.

bướm.

- Trả lời cẩu hỏi: Ai - Trả lời câu hỏi
hoặc con gì? (không làm gì?
hỏi con gì)?
- Chỉ tất cả sự vật.

-Chỉ tính chất(đặt  Ai thế nào?

Ớt rất cay.

điểm, trạng thái).

Mỏ đại bàng

- Do danh từ (cụm - Do tính từ (cụm

dài và cứng.


danh từ) tạo thành.

tính

Trả lời câu hỏi cho động

Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

từ)

hoặc

Em vui mừng

từ

(cụm

khi đựơc điểm

12


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

tất cả các câu hỏi Ai động từ) chỉ trạng

10.

(cái gì? Hoặc con thái tạo thành.

gì?).

- Trả lời câu hỏi

- Chỉ tất cả sự vật.

thế nào
- Là + sự vật

 Ai là gì?

Trẻ

em



- Do danh từ (cụm - Do từ là kết hợp

tương lai của

danh từ) tạo thành.

với danh từ (cụm

đất nước.

danh từ).




- Trả lời câu hỏi

nguời mẹ hiền

- Trả lời cho tất cả là gì?

giáo



thứ hai của em.

các câu hỏi Ai(Cái
gì?hoặc con gì?)
Tôi khắc sâu kiến thức cho các em bằng câu hỏi: Trong ba kiểu câu kể
trên khác nhau chủ yếu ở bộ phận nào?
Qua đó học sinh đã rút ra đựơc: trong ba kiểu câu kể trên khác nhau
chủ yếu ở bộ phận nào?
- Trong câu kể Ai làm gì? Thì VN phải là động từ (cụm động từ) chỉ
hoạt động.
- Trong câu kể Ai là gì? Thì VN phải bắt đầu bằng từ là.
- Trong câu kể Ai thế nào? Thì VN là tính từ (cụm tính từ) hoặc động từ
(cụm động từ) chỉ trạng thái (ngoài ra còn có những trường hợp khác tôi trình
bày sau khi học sinh đã nắm chắc đựơc cấu trúc cơ bản của ba kiểu câu đó).
Còn bộ phận CN chỉ lưu ý kiểu câu Ai làm gì?CN không là vật vô tri vô
giác (không là bất động vật).
* Cuối cùng cho học sinh lấy ví dụ để kiểm tra xem học sinh nắm chắc
cấu trúc đến đâu.
Sau khi học sinh đã nắm được cấu trúc của ba kiểu câu nói trên, tôi đưa

ra những câu có thể coi là trường hợp đặc biệt vì nó không nằm trọn trong cấu
trúc học sinh vừa nêu hướng dẫn các em.

Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

13


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

4) Giúp học sinh phân biệt những trường hợp đặc biệt.
*Trường hợp thứ nhất: CN trả lời câu hỏi cái gì? Còn VN trả lời câu
hỏi làm gì?
Ví dụ: Bức tranh treo trên tuờng đây là trường hợp khó vì động từ treo
chỉ hành động bị chuyển đổi ý nghĩa thành động từ chỉ trạng thái khi nó đi với
vật vô tri vô giác. Nhưng để giúp học sinh hiểu tôi hướng dẫn như sau: Tôi
đặt câu hỏi Bức tranh có tạo ra hoạt động đựơc không? Vì sao? Học sinh điều
hiểu đó là vật vô tri vô giác (bất động vật) bản thân nó không tạo hoạt động
thì không thể hỏi làm gì? Lúc này tôi giới thiệu ở trường hợp này phải có Bức
tranh thế nào? Do vậy câu trên thuộc kiểu câu Ai làm gì?
Sau đó tôi đưa thêm ví dụ đối chứng: câu Chúng tôi đẩy thuyền ra khơi
đánh cá. Với câu sóng đẩy thuyền vào bờ để các em phân tích.
Kết quả các em đã xác định được:
Chúng tôi/ đẩy thuyền ra khơi đánh cá  thuộc kiểu câu Ai làm gì?
Sóng/ đẩy thuyền vào bờ  thuộc kiểu câu Ai thế nào? Vì sóng là vật
vô tri vô giác không tạo ra hoạt động.
Và các em giải thích đúng.
Qua các ví dụ trên, tôi đặt câu hỏi để học sinh rút ra ghi nhớ: trong
trường hợp nào câu văn cũng thuộc kiểu câu Ai thế nào? Các em đã trả lời:
VN chỉ hoạt động nhưng CN là vật vô tri vô giác thì cũng được kiểu câu Ai

thế nào? Như vậy CN là vật vô tri vô giác thì không hỏi làm gì ? Mà hỏi thế
nào? Tôi yêu cầu học sinh ghi nhớ và tự lấy ví dụ. kết quả các em làm tương
đối tốt.
*Trường hợp thứ hai: Câu dùng để đánh giá, nhận xét.
Ví dụ 1: Lan học giỏi.
Khi xác định kiểu câu này, đa số các em đều cho câu đó thuộc kiểu câu
Ai làm gì? Nhưng theo các em thì câu Lan học giỏi muốn nói tới việc Lan
đang học hay nhận xét về kết quả học tập của Lan? Khi tôi đặt câu hỏi như
vậy đã có nhiều học sinh đồng ý với ý kiến: câu đó nhận xét về kết quả học
Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

14


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

tập của Lan, muốn khen Lan giỏi. Vậy muốn khen Lan giỏi ta phải đặt câu hỏi
nào cho đúng? Khi đó học sinh đã nhận ra đặt câu hỏi Lan thế nào? Vậy Lan
học giỏi thuộc kiểu câu Ai thế nào?
Ghi nhớ: Câu dùng để đánh giá, nhận xét cũng thuộc kiểu câu Ai
thế nào?
*Trường hợp thứ ba: VN có động từ chỉ sự tồn tại (có, còn, hết…); Có
động từ chỉ sự biến hoá (trở nên, trở thành, hoá thành…); hoặc có động từ chỉ
sự tiếp thu (bị, đựơc, phải…)
Ví dụ:
1. Bút của em hết mực.
2. Hải Hà còn 3 quyển vở.
3. Biển có tiếng động mạnh.
4. Chúng em trở thành đội viên.
5. Sang tháng 6, chúng em đựơc nghỉ hè.

6. Em bị điểm 5.
Ở trường hợp này học sinh lúng túng nhất vì ở VN có động từ nhưng
không phải là động từ chỉ hoạt động hay động tác chỉ trạng thái. Lúc này tôi
giới thiệu thêm cho học sinh biết những động từ đó và yêu cầu học sinh ghi
nhớ những truờng hợp trong câu mà VN có động từ chỉ sự tồn tại, biến hoá
hoặc tiếp thu thì câu đó cũng thuộc kiểu câu Ai thế nào? Sau đó tôi cũng cho
học sinh lấy ví dụ để khắc sâu điều tôi vừa giới thiệu.
* TRường hợp thứ tư: VN là một hình ảnh so sánh.
Ví dụ 1: Đôi chân của đại bàng giống như một cái móc hàng của cần
cẩu.
Trong trường hợp này câu cũng không nằm trọn trong cấu trúc đã học
nên học sinh cũng khó xác định đúng kiểu câu. Để học sinh hiểu được tôi
hướng dẫn như sau:
Đôi chân của đại bàng đựơc so với gì? (cái móc hàng của cần cẩu)
Cái móc hàng của cần cẩu như thế nào? (khoằm như dấu hỏi)
Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

15


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

Tức là đôi chân đại bàng như thế nào? (khoằm)
Khoằm thuộc từ loại nào? (tính từ chỉ đặt điểm)
Vậy câu đã cho thuộc kiểu câu nào? (Ai thế nào).
Từ ví dụ trên, học sinh cũng đã rút ra ghi nhớ: VN VN là một hình ảnh
so sánh thì câu đó cũng thuộc kiểu câu Ai thế nào? Và học sinh đã tự lấy ví dụ
đúng.
*Trường hợp thứ năm: Một câu có hai khả năng trả lời câu hỏi (thế
nào? Hoặc làm gì?)

Ví dụ 1: Con chó chậm rãi bước lại gần con sẻ non.
Học sinh dễ dàng xác định câu đó thuộc kiểu câu Ai làm gì? Vì các em
cho rằng câu văn muốn nhấn vào hoạt động của con chó.
Để rèn kĩ năng xác định tốt hơn, tôi đưa tiếp ví dụ 2.
Ví dụ 2: Hải hồi hộp bước vào phòng thi.
Ở ví dụ này cũng vừa có động từ chỉ trạng thái hồi hộp vừa có động từ
chỉ hoạt động bước vào, nhưng học sinh biết dựa vào nội dung của câu văn để
xác định kiểu câu. Và cho rằng câu văn ở ví dụ 2 thuộc kiểu câu Ai thế nào?
Vì câu văn muốn nói tâm trạng, trạng thái của Hải khi vào phòng thi.
Qua 2 ví dụ trên tôi đặt câu hỏi chú ý: khi câu văn vừa có khả năng trả
lời câu hỏi làm gì? Vừa có khả năng trả lời câu thế nào? Thì ta căn cứ vào đâu
để xác định kiểu câu cho hợp lý? Học sinh đã rút ra được ghi nhớ: Căn cứ vào
nội dung câu văn đó để xác định kiểu câu.
Tôi cũng không quên nhắc học sinh phải ghi nhớ trường hợp này.
Sau khi đưa ra 5 trường hợp trên tôi giúp học sinh củng cố lại toàn bộ
cách xác định ba kiểu câu trên như sau:
GV

HS

1) Một câu kể bất kỳ thuộc kiểu câu - Giữa bộ phận CN-VN có từ là.
Ai là gì?.

Hay nói cách khác VN phải bắt đầu
bằng từ là.
- Phải thoả mãn hai điều kiện:

Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

16



Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

2) Một câu kể bất kỳ thuộc kiểu câu + CN phải là từ chỉ người, động vật
Ai làm gì?. Phải thoả mãn những điều hoặc bất động vật được nhân hoá.
kiện nào?

+ VN phải là động từ hoặc cụm
động từ chỉ hoạt động.

3) Muốn xác định một câu kể bất kỳ - Có hai cách:
có thuộc kiểu câu Ai thế nào?không + Cách 1: Căn cứ vào cấu trúc kiểu
ta làm thế nào?

câu Ai thế nào? Hoặc một trong
năm trường hợp trên.
+ Cách 2: Dùng phương pháp loại
trừ: nó không thuộc kiểu câu Ai là
gì? Không thuộc kiểu câu Ai làm
gì? Thì nó thuộc kiểu câu Ai thế
nào?(vì trong câu kể chỉ tồn tại một
trong ba kiểu câu trên).

5) Hệ thống bài tập củng cố kiến thức và rèn kỹ năng xác định ba
kiểu câu kể (theo mức độ từ dễ đến khó).
Sau khi học sinh đã có vốn kiến thức về xác định ba kiểu câu kể, tôi
đưa ra hệ thống bài tập theo cấu trúc của từng kiểu câu. Sau đó là bài tập tổng
hợp. Ở mỗi cấu trúc câu kể tôi đưa ra những dạng bài tập sau:
1. Xác định kiểu câu trong từng câu văn hoặc từng đoạn văn cho trước.

2. Đặt câu với từng kiểu câu.
3. Viết một đoạn văn có sử dụng kiểu câu đó.
Để học sinh luyện tập.
Cụ thể như sau:
* Bài tập xác định kiểu câu Ai làm gì?
Ví dụ 1: Cậu sẻ già lao đến cứu con. Thuộc kiểu câu nào? Dùng gạch
xuyên (/) để ngăn cách giữa CN-VN trong câu đó.

Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

17


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

Ví dụ 2: Trong đoạn văn sau có mấy câu kể Ai làm gì? Đó là những câu
nào?
(1) Minh chợt nhớ đến ngày giỗ ông năm ngoái. (2) Hôm đó, Bà ngoại
sang chơi nhà em. (3) Mẹ nấu chè hạt sen. (4) Bà ăn, tấm tắc khen ngoan. (5)
Lúc bà về, mẹ lại biếu bà một một gói trà mẹ ướp sen thơm phức.
Ở ví dụ 2: các em đã làm đựơc như sau: Câu văn (2), (3), (4) và (5) đều
thuộc kiểu câu Ai làm gì?
Lúc này tôi hỏi thêm vì sao câu (1): Minh chợt nhớ đến ngày giỗ ông
năm ngoái. Không thuộc kiểu câu Ai làm gì? Các em giải thích như sau: Bộ
phận VN có từ nhớ là động từ chỉ trạng thái nên phải đặt câu hỏi thế nào? Vậy
câu đó thuộc kiểu câu Ai thế nào?
Ví dụ 3: Đặt hai câu kể thuộc kiểu câu Ai làm gì?
Qua bài làm của học sinh, tôi thấy câu của các em đặt được rất phong
phú và đúng yêu cầu.
Sau đó tôi hỏi thêm: để đặt đựơc câu kể Ai làm gì? Ta suy nghĩ như thế

nào? Học sinh trả lời: CN phải là từ chỉ người, con vật hoặc vật được nhân
hoá. VN phải nêu lên hoạt động tức là phải có từ chỉ hoạt động chính.
Ví dụ 4: viết một đoạn văn khoảng 4-5 câu kể và hoạt động của em và
các bạn trong giờ ra chơi.
Trong đoạn văn của các em đã biết sử dụng chủ yếu các câu kể Ai làm
gì? Để kể về hoạt động của em và trong giờ ra chơi.
Ở ví dụ này tôi lưu ý cho học sinh: Là một đoạn văn thì các câu văn
trong đoạn văn ấy phải có ý liên kết.
Tương tự, tôi đưa ra tiếp dạng bài tập của hai kiểu câu kể Ai thế nào?
Ai là gì?
*Bài tập xác định kiểu câu Ai thế nào?
Ví dụ 1: trong các câu sau đây, câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào?
a. Mọi người toả ra sân trường như bầy Ong vỡ tổ.
b, Trong vườn, những bông hoa ngọc lan toả hương thơm ngát.
Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

18


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

(Đáp án: Câu b)
Ví dụ 2: Tìm các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn sau:
(1) Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau
thả diều thi. (2) Cánh diều mềm mại như cánh bướm. (3) Chúng tôi vui sướng
đến phát dại nhìn lên trời. (4) Tiếng sáo diều vu vi trầm bỗng. (5) Sáo đơn rồi
sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
(Đáp án: Câu (2), (3), (4), (5) là câu kể Ai thế nào?)
Ví dụ 3: Đặt 2 câu kiểu Ai thế nào? Để tả hình dáng hoặc tính nết của
một nguời bạn.

Ví dụ 4: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả về một đồ vật mà em thích
trong đó có dùng nhất ba kiểu câu kể Ai thế nào?
* Bài tập xác định kiểu câu Ai là gì?
Ví dụ 1: Đánh dấu X vào ô trống trước kiểu câu Ai là gì? Trong các câu
sau:
Mặt sông lấp lánh ánh vàng.
Cậu Hưng bạn tôi là một người có ý chí.
Cô ấy như là nàng tiên.
Bạn Lan là lớp trưởng lớp em.
(Đáp án: Câu văn (2) và (4) thuộc kiểu câu Ai là gì?)
Ví dụ 2: Tìm các câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn, đoạn thơ sau. Gạch
chân dưới bộ phận CN trong những câu vừa tìm đựơc:
a, (1) Cách Bà Rịa khoảng năm trăm cây số về phía đông Nam bờ biển
nước ta có một trùm đảo san hô nhiều màu. (2) Đó là Quần đảo Trường Sa.
(3) Quần đảo gồm có nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. (4) Mỗi đảo
là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lãng hoa giữa mặt nước biển
Đông xanh mênh mông.
b,

Bông cúc là nắng làm hoa.

Buớm vàng là nắng bay xa luợn vòng.
Lúa chín là nắng của đòng
Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

19


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?


Trái thị, trái hồng là nắng của cây.
Đáp án:
a, Câu (2), (4) thuộc kiểu câu Ai là gì?
b, Mỗi dòng thơ là một câu thuộc kiểu câu Ai là gì?
Bộ phận được gạch chân (CN) là:
a, Đó; Mỗi đảo.
b, Bông cúc, Bướm vàng, Lúa chín, Trái thị, Trái hồng.
Ví dụ 3: Đặt một câu kể Ai là gì?
Ví dụ 4: Viết một đoạn văn giới thiệu về người thân trong gia đình của
em cho một người bạn mới quen. Trong đó có dùng ít nhất bốn kiểu câu kể Ai
là gì?
* Bài tập tổng hợp: Xác định ba kiểu câu cùng một lúc.
Ví dụ 1: Xác định bộ phận CN,VN trong mỗi câu kể sau và cho biết
mỗi câu văn đó thuốc kiểu câu nào?
a, Hai bạn nhỏ đang say sưa đá bóng bên vệ cỏ ven đường.
b, Hà và Lan là đôi bạn thân từ nhỏ.
c, Khi ăn, chiếc đuôi của nó cứ ngoe nguẩy.
(Đáp án):
Câu a: Hai bạn nhỏ đang say sưa đá bóng bên vệ có bên đường.
CN

VN

Thuộc kiểu câu Ai làm gì?
Câu b: Hà và Lan là đôi bạn thân từ nhỏ .
CN

VN

Thuộc kiểu câu Ai là gì?

Câu c: Khi ăn, chiếc đuôi của nó cứ ngoa nguẩy.
CN

VN

Thuộc kiểu câu Ai thế nào?
Ví dụ 2: Tìm ba kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) trong
đoạn văn sau:
Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

20


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

(1) Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim.
(2) Hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm. (3) Hai cánh nhỏ xíu mà xỉa nhanh
vun vút. (4) Cặp mỏ chích bông tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp laị. (5) Chích
bông gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt. (6) nó moi những con sâu độc ác nằm
bí mật trong thân cây vừng mảnh dẻ, ốm yếu. (7) Chích bông là bạn của trẻ
em và là bạn của con nông dân.
(Đáp án: Câu văn (1), (2) thuộc kểu câu ai là gì?
Câu văn (2), (3), (4) thuộc kiểu câu Ai thế nào?
Câu văn (5), (6) thuộc kiểu câu ai làm gì?
Ví dụ 3: Đặt ba câu kể ai làm gì? ai thế nào? ai là gì?(mỗi kiểu đặt một
câu) rồi cho biết câu kể đó dùng để làm gì?
Ví dụ 4: Viết một đoạn văn khoảng 5-6 câu nói về một loại cây mà em
thích, trong đó dùng ba câu kiểu câu nói trên.
Qua phần bài làm của học sinh và những câu hỏi kiểm tra kiến thức, tôi
rất yên tâm ví các em đã thực sự hiểu bài và vận dụng làm bài rất tốt.

Lưu ý: Khi ra dạng bài tập xác định kiểu câu trong đoạn văn, thơ thì
giáo viên cần phải chọn những đoạn văn, thơ có phong phú kiểu mà đề bài
yêu cầu xác định.
Như vậy yếu tố người thầy là rất quan trọng. không có thầy dạy giỏi thì
làm sao có trò học giỏi?
* Kết quả:
- Trước khi áp dụng các biện pháp
Điểm
TT

Điểm

Điểm

SS

Tỉ lệ
Tỉ lệ
giỏi
khá
4A 20
5
25%
8
40%
- Sau khi áp dụng các biện pháp.
Điểm
TT

SS


4A

20

giỏi
5

Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

Điểm
Tỉ lệ
25%

khá
9

TB
6

Điểm
Tỉ lệ
30%

Điểm
Tỉ lệ
45%

TB
6


yếu
1

Tỉ lệ
5%

Điểm
Tỉ lệ

yếu

Tỉ lệ

30%
21


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

* Qua tiết dạy tôi thấy học sinh phân biệt được rõ ràng ba kiểu câu Ai
là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?.
- Giúp học sinh tiếp cận, củng cố kiến thức và nèn kỹ năng, thực hành
một cách nhẹ nhàng, tự nhiên tạo tâm thế hào hứng trong giờ học.
- Phát huy tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lý nhanh các tình huống
phát huy năng lực cá nhân, rèn đức tính hoà nhập cộng đồng, nâng cao năng
lực hợp tác.

Người thực hiện: Tiêu Thị Tám


22


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

C. KẾT LUẬN CHUNG.
Qua tìm hiểu nội dung và phương pháp giảng dạy phân môn luyện từ
và câu (giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm
gì?ở lớp 4 cho thấy:
- Để dạy cho học sinh dân tộc hiểu nắm bắt được nội dung bài học,
người giáo viên ngoài sự nhiệt tình, gần gũi với học sinh còn luôn luôn phải
tìm tòi phát hiện đổi mới phương pháp dạy học tìm ra phương pháp tối ưu
nhất với khẩu hiệu “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
- Trong quá trình dạy học cho học sinh dân tộc người giáo viên cần phải
nhiệt tình, nhẹ nhàng khéo léo, có thái độ khoan dung, độ lượng giúp học sinh
cảm thấy đi học là một việc yêu thích và rất quan trọng, tránh sự nóng nảy,
phải khen nhiều hơn chê.
Đối với giáo viên đây là một việc hết sức quan trọng, muốn tiến hành
có hiệu quả, gây được chú ý, sự hào hứng của học sinh đồng thời có tác dụng
khắc sâu kiến thức thì người giáo viên phải dạy tốt mảng kiến thức này nói
riêng và trong quá trình dạy học nói chung cần phải có sự nghiên cứu, tìm tòi,
học hỏi để:
- Nắm chắc nội dung chương trình Sách Giáo Khoa.
- Có một hệ thống kiến thức liền mạch, vững vàng.
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy, tạo hứng thú trong học tập
để học sinh phát huy hết khả năng tìm tòi kiến thức mới.
- Mỗi bài dạy còn phải mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh để
làm tiền đề cho bài sau.
Như vậy yếu tố người thầy là rất quan trọng không có thầy dạy giỏi
làm sao có trò học giỏi.

* Một số kiến nghị đề xuất:
- Nhà trường cần vạch ra kế hoạch cho giáo viên đi học tiếng dân tộc,
để giáo viên tiếp cận với các em dân tộc từ đó sẽ có hiệu quả đến giảng dạy.

Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

23


Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?

- Thực hiện chương trình, tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ thấy rõ vai
trò trách nhiệm của mình của con cái.
Kinh nghiệm là những gì đã cũ kinh nghiệm giảng dạy lại càng cũ hơn.
Vấn đề là chúng ta phải biết kết hợp hài hoà giữa cái cũ và cái mới trong
giảng dạy, giữa cái sáng tạo và cái không sáng tạo … tiếc rằng thời gian tích
luỹ sáng kiến kinh nghiệm của tôi chưa phải là nhiều nên bài viết còn nhiều
hạn chế. Kính mong được sự góp ý của các bậc lãnh đạo và đồng nhiệp, để
vấn đề bổ sung hoàn chỉnh hơn, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Chư Sê, ngày 10 tháng 01năm 2009
Nguời thực hiện

Tiêu Thị Tám

Người thực hiện: Tiêu Thị Tám

24




×