Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

trắc nghiệm bài mổ lấy thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.39 KB, 2 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (MỔ LẤY THAI). ĐÁP ÁN
Nói về mổ lấy thai, phát biểu nào sau đây đúng
- Mổ lấy thai chủ động là mổ lấy thai khi thai được 37 tuần. (Đ/S)
Sai. Mổ lấy thai chủ động là mổ lấy thai khi chưa có chuyển dạ.
- Nguy cơ nhiễm trùng nội mạc tử cung của mổ lấy thai chủ động thấp hơn mổ lấy thai cấp cứu.
(Đ/S)
Hiện tại chưa có bằng chứng chứng minh phát biểu trên.Nếu có nhiễm trùng ối (mổ cấp cứu) thì
nguy cơ nhiễm trùng tăng.
- Thường dùng đường mổ dọc thân tử cung trong những trường hợp ngôi mông thiếu kiểu chân.
(Đ/S)
Sai. Ngôi mông thiếu kiểu chân thì đoạn dưới thường thành lập kém nhưng vẫn có thể mổ ngang
đoạn dưới.
- Mổ dọc thân tử cung dễ tổn thương bàng quang hơn mổ ngang đoạn dưới. (Đ/S)
Sai. Mổ ngang đoạn dưới dễ tổn thương bàng quang hơn.
- Động tác nhét gạc 2 bên ổ bụng là để bộc lộ bàng quang tốt hơn. (Đ/S)
Sai. Để làm giảm tình trạng trào ngược máu và dịch vào ổ bụng
- Mổ ngang đoạn dưới dễ tổn thương động mạch hạ vị hơn mổ dọc thân tử cung (Đ/S)
Sai. Tổn thương động mạch tử cung hơn.
- Chuyển dạ kéo dài là 1 trong những định mổ lấy thai. (Đ/S)
Sai. Chuyển dạ ngưng tiến triển là 1 trong những chỉ định. Nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài có
thể là do cơn co tử cung không phù hợp giai đoạn chuyển dạ (có thể tăng co).
- Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ khi mổ dọc thân tử cung cao hơn mổ ngang đoạn dưới tử cung
(Đ/S)
Đúng
- Đường mổ dọc thân tử cung dễ bị dính lên thành bụng hơn đượng mổ ngang đoạn dưới. (Đ/S).
Đúng
- Chỉ khâu cơ tử cung tốt nhất là chỉ tan 2.0. (Đ/S)
Sai. Chỉ tan 1.0
- Nhau cài răng lược là 1 biến chứng của mổ lấy thai đường dọc thân tử cung. (Đ/S)
Sai. Mổ dọc thân tử cung hay ngang đoạn dưới đều có nguy cơ bị nhau cài răng lược
- Song thai (đủ tháng) 1 buồng ối là 1 chỉ định mổ lấy thai (Đ/S)


Đúng.
- Sát trùng âm đạo trước khi mổ lấy thai sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng nội mạc tử cung giai
đoạn hậu phẫu (Đ/S)
Đúng
- Chỉ định mổ lấy thai “Con so – Thai 32 tuần (SA 3 tháng đầu) – Nhau tiền đạo trung tâm” (Đ/S)
Sai. Nhau tiền đạo trung tâm ra huyết nhiều.
- Chỉ định mổ lấy thai “Con lần 2 – Thai 40 tuần (SA 3 tháng đầu) – Ngôi đầu – Nhân xơ tử cung”
(Đ/S)
Sai. Nhân xơ tử cung không phải là chỉ định mổ lấy thai.
- Nhau bong non thể nặng vẫn có chỉ định mổ lấy thai dù thai đã chết (Đ/S)
Đúng.
- Tất cả những trường hợp sa dây rốn đều có chỉ định mổ lấy thai (Đ/S)
Sai. Khi thai đã chết hoặc có thể sanh ngả âm đạo ngay thì cân nhắc việc mổ lấy thai


- Thuyên tắc ối là 1 biến chứng của mổ lấy thai (Đ/S)
Đúng.
- Thai bám ở sẹo mổ là 1 biến chứng thường gặp ở những thai phụ có thai lại sớm (Đ/S)
Sai. Chưa có nghiên cứu mối liên quan giữa thời gian mổ lấy thai và nguy cơ thai bám sẹo mổ.
- Mổ lấy thai là 1 trong những yếu tố làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con (Đ/S)
Đúng
- Chỉ định mổ lấy thai “Con lần 2 – Thai 40 tuần (SA 3 tháng đầu) – Ngôi đầu – Thai to” (Đ/S)
Sai. Thai to không phải là chỉ định mổ.
- Chỉ định mổ lấy thai “Con so – Thai 40 tuần (SA 3 tháng đầu) – Đau vết mổ lấy thai” (Đ/S).
Sai. Con rạ chứ không phải là con so.
- Chỉ lấy máu trong âm đạo khi mổ lấy thai chủ động (Đ/S)
Sai. Trong tất cả các trường hợp.
- Trong mổ lấy thai, nếu PTV thuận tay phải nên đứng bên phải của thai phụ (Đ/S)
Sai. Có thể đứng bên trái hoặc bên phải.
- Thuốc tăng co đầu tay nên dùng khi mổ lấy thai là Duratocin (Đ/S)

Sai. Oxytocin.
- Không nên kẹp dây rốn muộn trong những trường hợp mổ lấy thai do suy thai (Đ/S)
Sai. Nếu chỉ số Apgar (> 7) tốt vẫn có thể "kẹp dây rốn muộn"
- Sau mổ lấy thai mẹ không nên cho bé bú sớm (Đ/S)
Sai. Nên cho bé bú sớm.
- Nhức đầu là 1 biến chứng thường gặp của gây tê ngoài màng cứng khi mổ lấy thai (Đ/S)
Đúng.



×