Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đánh giá và sử dụng kết quả đối chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.88 KB, 16 trang )

ĐỀ TÀI: Đánh giá và sử dụng kết quả đối chất
A. MỞ ĐẦU
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
hình sự, mọi tội phạm phải được đấu tranh và ngăn ngừa. Chính vì thế, hoạt
động đấu tranh với tội phạm, tìm ra sự thật khách quan của vụ án là nhiệm vụ
của các cơ quan có thẩm quyền. Để thực hiện tốt công tác đó, Chiến thuật và
phương pháp điều tra vụ án hình sự là hoạt hoạt động nghiệp vụ giữ vai trò quan
trọng. Cụ thể hóa các chiến thuật và các phương pháp thực hiện các biện pháp
điều tra quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, giúp cho Điều tra viên và Kiểm
sát viên, người tiến hành tố tụng có thể nhanh chóng tìm ra tội phạm và trừng trị
đích đáng. Một trong những chiến thuật điều tra quan trọng đó là chiến thuật đối
chất. Trong đề tài này, sinh viên xin trình bày một số vấn đề liên quan đến việc
đánh giá và sử dụng kết quả đối chất.
B. NỘI DUNG
I.
Một số vấn đề chung về hoạt động đối chất
1. Khái niệm
Đối chất là một biện pháp điều tra được quy định trong Bộ luật Tố tụng
hình sự do Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên tiến hành bằng cách hỏi hai hay
nhiều người cùng một lúc mà những người này trước đó đã được hỏi cung hay
lấy lời khai nhưng nội dung trình bày của họ có mâu thuẫn, không thống nhất
với nhau mà đã áp dụng các biện pháp khác không giải quyết được mâu thuẫn
nên cần đối chất để tìm ra đâu là lời trình bày, lời khai phù hợp với thực tế khách
quan.

1


2. Đặc điểm đối chất
Các đặc điểm cơ bản của đối chất: Là một biện pháp điều tra được quy
định trong tố tụng hình sự; Là một trình tự, thủ tục để Cơ quan điều tra, Viện


kiểm sát, Tòa án tìm kiếm sự thật khách quan khi giải quyết một vụ việc, vụ án
nhất định; Hỏi hai hay nhiều người cùng một lúc; Hỏi về cùng một vấn đề hay
một tình tiết trong cùng một vụ án mà trước đó lời khai của họ có mâu thuẫn với
nhau; Xác định sự thật trước khi đưa ra những quyết định, kết luận và phán
quyết…
3. Thẩm quyền tiến hành đối chất
Theo quy định tại khoản g, Điều 37 và khoản i, Điều 42 Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015 thì Điều tra viên, Kiểm sát viên có quyền tiến hành đối chất.
Cụ thể, theo Điều 189 Bộ luật này quy định “… Điều tra viên tiến hành đối
chất”. Và “Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất”.
4. Mục đích của hoạt động đối chất
Hoạt động đối chất giúp Điều tra viên, Kiểm sát viên giải quyết mâu
thuẫn trong lời khai, đảm bảo sự phù hợp với nhau, phù hợp với các chứng cứ
khác, phản ánh đúng sự thật khách quan. Bên cạnh đó, theo dõi được diễn biến
tâm lý của những người tham gia đối chất và khi kết hợp với các chứng cứ khác
đã thu thập sẽ góp phần củng cố niềm tin của Điều tra viên, Kiểm sát viên khi
tiến hành tố tụng. Ngoài ra, giúp Điều tra viên, Kiểm sát viên có thể đưa ra giả
thuyết điều tra, định hướng điều tra để làm rõ sự thật khách quan của vụ việc
mang tính hình sự hay vụ án hình sự.
II.

Chiến thuật đối chất
Giống như chiến thuật thực hiện các biện pháp điều tra tố tụng khác, chiến

thuật đối chất được thể hiện qua ba giai đoạn: chuẩn bị; tiến hành; kết thúc.
1. Chuẩn bị đối chất
2


Trong bất kì mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong tố tụng hình sự nói chung

và đặc biệt là hoạt động đối chất nói riêng thì việc chuẩn bị là một khâu không
thể thiếu và đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trước khi tiến hành đối chất, Điều
tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên phải nghiên cứu đầy đủ
hồ sơ vụ án, đặc điểm nhân thân và quan hệ giữa những người tham gia đối chất
để làm rõ được những vấn đề như: Mâu thuẫn trong lời khai của những người sẽ
tham gia đối chất, đặc điểm nhân thân của họ, những lời khai bị nghi là gian dối
và tài liệu có liên quan…
Phải dò xét lại lời khai của những người sẽ tham gia để xác định lại mâu
thuẫn trong lời khai của họ và nguyên nhân của những mâu thuẫn đó, sử dụng
mọi biện pháp nghiệp vụ cũng như phương tiện cần thiết để giải quyết mâu
thuẫn đó và chỉ khi không giải quyết được thì sẽ tiến hành đối chất.
Lập kế hoạch đối chất chính là khâu mang yếu tố quyết định của cả hoạt
động đối chất, nội dụng của kế hoạch phải xác định được được mục đích của đối
chất như tìm ra những mâu thuẫn cần giải quyết và những lời khai trái sự thật
nào cần làm sáng tỏ. Phải xác định cụ thể những nội dung cần giải quyết và trình
tự thực hiện nội dung đó.
Trong bản kế hoạch cần dự kiến những biện pháp, cách thức xử lý những
tình huống xấu có thể xảy ra và lựa chọn được thời gian, địa điểm thích hợp đê
tiến hành đối chất; chuẩn bị những tài liệu chứng cứ cần thiết để phục vụ việc
đối chất và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến cuộc đối chất (quá trình hỏi
ucng, lấy lời khai trước đó; yếu tố bất ngờ đảm bảo cho hoạt động đối chất có
hiệu quả, nếu không sẽ phản tác dụng; mối quan hệ tâm lý của những người
tham gia đối chất; tính thuyết phục của lời khai đúng đối với lời khai gian dối;
…).
2. Tiến hành đối chất
Trước khi tiến hành đối chất, bố trí những người tham gia đối chất vào
phòng đối chất. Nên cho người có lời khai gian dối vào trước sau đó mới đến
3



người có lời khai đúng vào sau, cả hai người đều quay mặt về phía người chủ trì
tiến hành đối chất. Đồng thời kiểm tra căn cước lai lịch của những người tham
gia đối chất. Giải thích quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm về việc khai báo đối với
những người tham gia đối chất.
Khi tiến hành đối chất cần có ít nhất hai cán bộ tham gia trong đó có một
người trực tiếp tiến hành đối chất còn người kia theo dõi những biểu hiện của
những người tham gia đối chất. Yêu cầu từng người khai báo về những vấn đề,
những tình tiết có mâu thuẫn, cần tranh luận. Thường nên hỏi những người có
lời khai đúng trước. Trong một số trường hợp có thể hỏi sau để đánh mạnh vào
thái độ của người khai báo không trung thực. Sau mỗi lần hỏi người này xong,
nghe câu trả lời mới chuyển sang hỏi người kia cũng với câu hỏi đó và nghe trả
lời và cứ thế lần lượt từ vấn đề này sang vấn đề khác có mâu thuẫn cần giải
quyết. Trong suốt quá trình cần giám sát theo dõi các biểu hiện cử chỉ thái độ
của những người tham gia đối chất.
Trường hợp lười khai mâu thuẫn giữa những người tham gia đối chất là
do nhầm lẫn thì báo trước cho hai người tham gia đối chất biết về nội dung, thời
gian, địa điểm tiến hành đối chất. Cần tạo và duy trì sự tiếp xúc tâm lý thuận lợi
giữa Điều tra viên và những người tham gia đối chất cũng như là giữa những
người tham gia dối chất với nhau, khi cần thiết có thể để họ thảo luận những vấn
đề còn mâu thuẫn. Đưa ra những câu hỏi kích thích trí nhớ. Trường hợp mâu
thuẫn lời khai là do một trong hai người tham gia đối chất khai báo gian dối thì
cần chuẩn bị cụ thể, chi tiết cuộc đối chất. Lập kể hoạch để dự kiến các tình
huống phức tạp và đưa ra phương án xử lý. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho
người khai đúng sự thật khai báo vạch trần lời khai gian dối của người còn lại.
Một điểm cần chú ý là không báo trước cho người có lời khai gian dối biết về
cuộc đối chất để tạo yếu tố bất ngờ về mặt tâm lý, làm người có lời khai gian dối
không có thời gian để chuẩn bị đối phó. Trường hợp cả hai người tham gia đối
chất đều khai đúng về một số chi tiết, còn một số khác khai mâu thuẫn, sai sự
thật thì cần thiết lập, duy trì sự tiếp xúc tâm lý thuận lợi giữa Điều tra viên và
4



nhũng người tham gia đối chất. Lựa chọn áp dụng thủ thuật, tác động về xúc
cảm phù hợp để kích thích người có lời khai gian dối hối lỗi, thành khẩn khai
báo.
3. Kết thúc đối chất
Việc đối chất phải được lập thành biên bản để ghi nhận kết quả theo quy
định tại Điều 133, 178 Bộ luật tố tụng hình sự. Trong quá trình đối chất có thể
áp dụng những phương tiện sao chép hỗ trợ như ghi âm lời khai, quay video.
Trong quá trình lập biên bản cũng cần phải theo dõi chặt chẽ những người tham
gia đối chất, không để họ nói chuyện ngoài tầm kiểm soát và giám sát của người
chủ trì.
III.

Đánh giá và sử dụng kết quả đối chất

Để đảm bảo hoạt động đối chất có hiệu quả trong việc đấu tranh phòng
chống tội phạm, sau khi tiến hành đối chất, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải
đánh giá kết quả thu được và sử dụng nó để chứng minh tội phạm hoặc vào các
mục đích khác trong những trường hợp cụ thể.
1. Đánh giá kết quả đối chất
Theo quy định tại Điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì:
“1. Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp,
xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định những chứng cứ thu thập được
phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.
2. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã
thu thập được về vụ án”.
Có thể thấy, những quy định tại Chương VI: Chứng minh và chứng cứ của
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã thiết lập một quá trình chứng minh trong

giải quyết, làm sáng tỏ bất kì vụ án hình sự. Trong đó, đánh giá chứng cứ là một
giai đoạn quan trọng, làm cơ sở cho việc xác định một chứng cứ vừa thu thập
5


được có đầy đủ ba thuộc tính của chứng cứ và có giá trị chứng minh trong vụ án
đó hay không. Hay nói cách khác đánh giá chứng cứ chính là tiền đề cho việc
xem xét có hoặc không sử dụng chứng cứ đó vào giải quyết vụ án. Những tình
tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội
phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật này
có thể được coi là chứng cứ.
Đối với hoạt động đối chất, kết quả của hoạt động này được vật chất hóa
trên biên bản đối chất bởi các cơ quan tiến hành tố tụng được lưu giữ trong hồ
sơ vụ án. Điều 102 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định Những tình tiết
được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm,
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật này có thể
được coi là chứng cứ. Theo đó, biên bản đối chất được coi là chứng cứ theo quy
định này khi chúng được thiết lập theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm
với nội dung mang tính khách quan và liên quan với các nguồn chứng cứ khác
có trong hồ sơ. Do vậy, hoạt động đánh giá kết quả đối chất của chủ thể tiến
hành tố tụng là việc chủ thể tiến hành đánh giá riêng lẻ đối với kết quả đối chất
xem kết biên bản đối chất có đầy đủ ba thuộc tính của cứ hay không và đánh giá
toàn diện xem kết quả đối chất có phù hợp với các chứng cứ khác có trong hồ sơ
hay không. Cụ thể:
Đánh giá riêng đối với kết quả đối chất là việc kiểm tra, xem xét lại tính
khách quan, tính hợp pháp và tính liên quan của việc đối chất. Theo đó:
Kiểm tra về tính khách quan của việc đối chất. Kết quả đối chất muốn trở
thành chứng cứ trong vụ án hình sự, trước hết nó phải đáp ứng tính khách quan,
bởi theo lý luận về nhận thức thì người ta chỉ nhận thức đúng bản chất của sự
vật, xự việc khi nó được phản ánh lại một cách khách quan. Tính khách quan

của việc đối chất thể hiện ở chỗ đối chất phải được tiến hành trên thực tế, biên
bản đối chất phản ánh thành phần những người biết thông tin của vụ án được
Điều 189 liệt kê có thể tham gia vào cuộc đối chất, đồng thời phản ánh diễn biến
quá trình đối chất, tại đó Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đã đặt những câu hỏi
6


gì và lời khai của những người tham gia đối chất cho từng câu hỏi. Những gì
được ghi nhận tại biên bản này phải đúng với sự thật khách quan đã diễn ra nó
chứ không phải do tưởng tượng hay do con người áp đặt ý chí vào nó. Để đánh
giá đúng đắn được tính khách quan của việc đối chất, phải xem xét biên bản đối
chất đã ghi nhận đúng đắn, đầy đủ thành phần, diễn biến của quá trình đối chất
hay không, đồng thời trong quá trình đối chất, người tham gia đối chất phải
trung thực với lời khai của mình, không bị cưỡng ép, đe dọa, sợ hãi – điều này
đặt ra yêu cầu chủ thể điều hành cuộc đối chất phải quan sát thái độ, biểu hiện
cảm xúc của các bên khi tham gia đối chất để có thể đưa ra kết luận đúng đắn
với tính khách quan của đối chất. có như vậy thì sau khi xác định được tính
khách quan của chứng cứ, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có
thẩm quyền tố tụng mới có thể loại bỏ được những cái không có thật, không sử
dụng để giải quyết vụ án bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng,
đúng đắn.
Kiểm tra về tính liên quan của kết quả đối chất. Thuộc tính này nói lên
mối liên hệ giữa kết quả đối chất với việc giải quyết vụ án hình sự, hay nói cách
khách kết quả đối chất được sử dụng làm chứng cứ phải có liên quan đến, làm
căn cứ để giải quyết mâu thuẫn trong lời khai – điều kiện tiên quyết để tiến hành
đối chất, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Đánh giá về thuộc
tính này của kết quả đối chất là kiểm tra xem người tham gia thành phần có phù
hợp, liên quan đến mục đích làm sáng tỏ mâu thuẫn trong lời khai trước đó hay
không, đồng thời kiểm tra kiểm tra các câu hỏi và trả lời của biên bản đối chất
xem nội dung đã giải quyết các mâu thuẫn chưa? Những người tham gia đối chất

đã trả lời về những tình tiết cần làm sáng tỏ như thế nào, họ đã trình bày và giải
thích về những mâu thuẫn giữa lời khai của họ với lời khai của những người
khác, giữa lời khai hiện nay và trước đây như thế nào? Qua trả lời của những
người tham gia đối chất thì đã giải quyết được mâu thuẫn chưa, nội dung nào
chưa được giải quyết? Những nội dung nào đã được giải quyết hoặc chưa được
giải quyết đều phải được kiểm tra, đánh giá. Xác định tính liên quan của kết quả
7


đối chất cho phép cơ quan tiến hành tố tụng loại bỏ những thông tin không liên
quan – vì chúng không có giá trị chứng minh và giữ lại những thông tin liên
quan để làm cơ sở giải quyết vụ án hình sự.
Kiểm tra tính hợp pháp của kết quả đối chất là kiểm tra xem hoạt động đối
chất có được tiến hành theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hay
không, đặc biệt kiểm tra biên bản đối chất được lập theo đúng quy định của Bộ
luật này hay không. Cụ thể, trong quá trình đánh giá kết quả đối chất, chúng ta
phải kiểm tra những người được đối chất đó là ai (bị can, người bị hại, người
làm chứng…); trước khi tiến hành đối chất, chủ thể điều hành đã giải thích cho
họ biết về trách nhiệm từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối
chưa? Chủ thể điều hành đã hỏi họ về mối quan hệ giữa những người tham gia
đối chất với nhau chưa? Chủ thể điều hành đã đọc lại biên bản đối chất cho
những người có mặt nghe chưa? Việc ký vào biên bản như thế nào, có ai sửa
chữa, ghi thêm nội dung nào vào biên bản không? Riêng khi kiểm tra về hình
thức, phải xem xét biên bản đối chất có được chủ thể tiến hành đối chất thực
hiện đúng theo quy định tại Điều 178 BLTTHS năm 2015 không và có đầy đủ
chữ ký của những người tham gia đối chất không?
Sau khi đánh giá riêng đối với kết quả đối chất, rút ra nhận định kết quả
đối chất là có đẩy đủ 3 thuộc tính của chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự thì phải tiếp tục tiến hành đánh giá toàn diện đối với các chứng cứ
đã thu thập được. Đặt kết quả đối chất trong tổng thể các chứng cứ đã thu thập

để thấy sự mâu thuẫn hay phù hợp. Bởi chỉ sử dụng kết quả đối chất là chứng cứ
của vụ việc khi các lời khai của mỗi người đưa ra đối chất được các tài liệu
chứng cứ khác chứng minh. Chính vì vậy mà trên thực tế khi đánh giá kết quả
đối chất, sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp 1: một hoặc cả hai bên đổi lời khai, đưa ra lời khai mới, mở
ra hướng xác minh mới, giúp cho cơ quan có thẩm quyền hoạch định phương
pháp xác minh phù hợp. Người có thẩm quyền phải xem xét nội dung lời khai
mới để xử lý cho phù hợp, trường hợp cần thiết có thể xác minh lời khai mới đó
8


bằng các biện pháp điều tra hoặc bằng các biện pháp nghiệp vụ, phục vụ cho
việc thu thêm tài liệu, chứng cứ mới. Những chứng cứ mới thu thập được trong
trường hợp này có khả năng loại bỏ 1 phần hoặc toàn bộ mâu thuẫn trong lời
khai trước đó của các bên tham gia đối chất.
Trường hợp 2: những người đối chất vẫn giữ nguyên lời khai, mâu thuẫn
không được loại bỏ thì thông qua diễn biến toàn bộ cuộc đối chất để tìm hiểu
những căn cứ mà mỗi bên đưa ra nhằm bảo vệ lời khai của mình, qua biểu hiện
tâm lý mỗi người bộc lộ trong đối chất để nhận định thái độ của từng người.
Trường hợp này không thể vội đánh giá là đối chất thành công hay thất bại,
người tiến hành tố tụng bên cạnh việc quan sát, ghi nhận thái độ của những
người tham gia đối chất, nghiên cứu lại biên bản đối chất để xác định nguyên
nhân không thay đổi khai báo, từ đó có những biện pháp điều tra tiếp theo phù
hợp hoặc ra những quyết định tố tụng cần thiết.
Tóm lại, đánh giá kết quả đối chất trong vụ án hình sự, là hoạt động tư duy
của chủ thể tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các
chủ thể khác có liên quan tiến hành xem xét, kiểm tra kết quả đối chất vừa tiến
hành, xem xét giá trị chứng minh của biên bản đối chất có đáp ứng đầy đủ 3
thuộc tính của chứng cứ và xem xét khả năng sử dụng trong việc giải quyết mâu
thuẫn lời khai, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.

2. Sử dụng kết quả đối chất
Kết quả đối chất được thể hiện trong biên bản đối chất do Điều tra viên,
Kiểm sát viên lập trong giai đoạn điều tra, truy tố. Biên bản đối chất là một
nguồn chứng cứ theo Điểm đ Khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2015, theo đó biên bản
đối chất là biên bản trong hoạt động điều tra, truy tố. Vì vậy, kết quả đối chất
được sử dụng như một chứng cứ khi đảm bảo được ba thuộc tính của chứng cứ,
đó là tính liên quan, tính hợp pháp và tính khách quan.
Tuy nhiên, kết quả đối chất không được sử dụng độc lập trực tiếp giải
quyết vụ án mà phải được liên hệ với các chứng cứ, tài liệu khác thông qua việc
9


đối chiếu, so sánh đặt kết quả đối chất vào trong mối tương quan trong hệ thống
chứng cứ, tài liệu đã thu thập được. Khi đó, có thể xảy ra hai trường hợp cơ bản
Thứ nhất, nếu kết quả đối chất phù hợp với nội dung tài liệu và chứng cứ
khác đã thu thập được. Khi đó, kết quả đối chất được sử dụng để củng cố
phương hướng giải quyết vụ án của Cơ quan tra trong kết luận điều tra, là cơ sở
quan trọng trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát để tiến hành buộc tội trước
Tòa án, cũng như là một trong những chứng cứ quan trọng để Tòa án xét xử.
Thứ hai, nếu kết quả đối chất mâu thuẫn với những chứng cứ, tài liệu
khác. Trong trường hợp này phải suy xét lại quá trình đối chất xem có khả năng
người tham gia đối chất có bị mua chuộc, uy hiếp từ phía bên kia không, tìm ra
nguyên nhân của sự mâu thuẫn và sự mâu thuẫn là toàn bộ hay chỉ mâu thuẫn
với một số chứng cứ, tài liệu. Bởi lẽ, kết quả đối chất không được sử dụng là
chứng cứ duy nhất để giải quyết vụ án, tuy nhiên cũng không bác đi hoàn toàn
kết quả đối chất, mà kết quả đó sẽ được sử dụng để vạch ra những hướng đi cụ
thể hơn cho quá trình điều tra, chẳng hạn như kết quả đối chất giữa A và B (là
hai người tình nghi phạm tội trong một vụ án giết người) cho thấy A là người
phạm tội, nhưng những chứng cứ khác có xu hướng cho thấy người phạm tội là
B, đồng thời cho thấy một số tình tiết mâu thuẫn giữa kết quả đối chất với chứng

cứ đã thu thập, như vết đâm trên thi thể nạn nhân cho thấy người thực hiện phải
là người thuận tay trái, trong khi đó A là người thuận tay phải, B mới là người
thuận tay trái. Trong trường hợp này, không thể sử dụng kết quả đối chất là A
phạm tội là chứng cứ để buộc tội A nhưng có thể dựa vào kết quả đối chất đó để
vạch ra hướng điều tra cụ thể hơn với A và B, chẳng hạn với A có thể điều tra
theo hướng tại sao A lại không bảo vệ được quan điểm của mình, A có bị mua
chuộc hay uy hiếp gì từ phía B không,… đối với B có thể lợi dụng sơ hở trong
lời khai, hành động (như tình tiết thuận tay trái) và cố gắng tìm ra được bằng
chứng cho thấy B đã mua chuộc, uy hiếp,… đối với A.
Bên cạnh đó, đối với kết quả đối chất không giải quyết được mâu thuẫn trong
lời khai như mục đích ban đầu đặt ra với hoạt động đối chất, kết quả đó vẫn
10


được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án và cũng được sử dụng như một định
hướng để tiến hành các hoạt động điều tra khác để giải quyết vụ án thông qua
việc quan sát và tác động tâm lý trong quá trình đối chất, tìm ra được những sơ
hở, cũng như xác định được những lý lẽ có chiều hướng chối tội hoặc vu oan
cho người đối chất kia, và nếu lý giải được những điều đó cũng là một hướng tốt
để giải quyết vụ án.
Ngoài ra, kết quả đối chất còn được sử dụng trong một số trường hợp như:
Một là, để nhằm củng cố tài liệu chứng cứ. Trước khi tiến hành đối chất
thì người tiến hành đối chất đã thực hiện các biện pháp điều tra khác, cũng có
được một số chứng cứ cho vụ việc. Những lời khai của người tham gia đối chất
này đã góp phần củng cố niềm tin trong quá trình đánh giá chứng cứ từ các
nguồn chứng cứ đã thu thập. Cũng có thể sử dụng kết quả đối chất là chứng cứ
của vụ việc khi các lời khai của mỗi người đưa ra đối chất được các tài liệu
chứng cứ khác chứng minh.
Hai là, thông qua quá trình đối chất đánh giá được thái độ khai báo đúng
sai trong lời khai của từng người đưa ra đối chất thể hiện trong trường hợp

những người đối chất vẫn giữ nguyên lời khai, mâu thuẫn không được loại bỏ thì
thông qua diễn biến toàn bộ cuộc đối chất để tìm hiểu những căn cứ mà mỗi bên
đưa ra nhằm bảo vệ lời khai của mình, qua biểu hiện tâm lý mỗi người bộc lộ
trong đối chất để nhận định thái độ của từng người. Đối với thái độ tích cực khai
đúng sự thật có thể tạo điều kiện để vạch trần lời khai gian dối bổ trợ buộc người
khai gian dối khai đúng sự thật.
Ba là, nhằm phát hiện mở hướng xác minh thu thập tài liệu chứng cứ.
Trong trường hợp một hoặc cả hai bên đổi lời khai, đưa ra lời khai mới, mở ra
hướng xác minh mới, giúp cho Điều tra viên hoạch định phương pháp xác minh
phù hợp. Điều tra viên phải xem xét nội dung lời khai mới để xử lý cho phù hợp
phục vụ cho việc phối hợp điều tra, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ mới hay
trao đổi thông tin với các đơn vị liên quan. Một trường hợp khác giúp cho hoạt
11


động mở hướng xác minh là trong quá trình đối chất các bên đã khai ra một tình
tiết mới có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ việc, Điều tra viên sẽ căn cứ vào đó
đưa ra giả thuyết điều tra, định hướng điều tra phù hợp.

IV.

Một số khó khăn trong hoạt động đánh giá và sử dụng kết quả đối
chất
Đối chất là một biện pháp điều tra do Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên

tiến hành khi có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà
đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn
nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Kết quả của cuộc đối chất chỉ
có thể làm căn cứ để giải quyết vụ án khi đáp ứng được những thuộc tính của
chứng cứ. Do đó, việc đánh giá kết quả đối chất là vô cùng quan trọng. Trong

thực tiễn, việc đánh giá, sử dụng kết quả đối chất thường gặp phải những khó
khăn sau:
Thứ nhất, kết quả đối chất được sử dụng như một chứng cứ để giải quyết
vụ án khi đảm bảo được ba thuộc tính của chứng cứ, đó là tính khách quan, tính
liên quan và tính hợp pháp. Như vậy, kết quả đối chất không được sử dụng độc
lập trực tiếp giải quyết vụ án mà phải được liên hệ với các chứng cứ, tài liệu
khác thông qua việc đối chiếu, so sánh, đặt kết quả đối chất vào trong mối tương
quan với các chứng cứ, tài liệu khác đã thu thập được. Nếu không có các tài liệu,
chứng cứ nào có thể chứng minh cho kết quả đối chất thì việc đối chất gần như
là vô ích. Điều tra viên không thể sử dụng kết quả đối chất như một chứng cứ để
giải quyết vụ án mà chỉ có thể sử dụng nó như một định hướng để tiến hành các
hoạt động điều tra khác nhằm giải quyết vụ án. Điều này tác động rất lớn đến
tâm lý của Điều tra viên và gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.
Thứ hai, việc đánh giá, sử dụng kết quả đối chất phụ thuộc chủ yếu vào
năng lực của Điều tra viên. Như đã phân tích ở trên, kết quả của cuộc đối chất
chỉ được sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ án khi đảm bảo đầy đủ các thuộc
12


tính của chứng cứ. Sau khi có kết quả đối chất, Điều tra viên phải đánh giá kết
quả đó trong mối tương quan với các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, xác
định các thuộc tính của chứng cứ về tính khách quan, tính liên quan và tính hợp
pháp để sử dụng kết quả đối chất một cách hiệu quả nhất trong việc giải quyết
vụ án. Điều này đòi hỏi Điều tra viên phải có năng lực, cách nhìn nhận, đánh giá
khách quan, toàn diện và đầy đủ. Căn cứ vào kết quả cụ thể của từng cuộc đối
chất trong từng vụ án cụ thể mà Điều tra viên sẽ sử dụng các cách thức khác
nhau để đánh giá, sử dụng cho phù hợp. Vì thế, Điều tra viên phải không ngừng
học tập, tích lũy kinh nghiệm, xây dựng cho mình những phương pháp, cách
thức khác nhau để có thể đánh giá, sử dụng kết quả đối chất có hiệu quả nhất.
Thứ ba, việc đánh giá, sử dụng kết quả đối chất còn phụ thuộc vào hoạt

động kiểm sát của Kiểm sát viên. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự,
đối chất do Kiểm sát viên (trong các trường hợp cân thiết) tiến hành để làm rõ
mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người liên quan đến việc giải quyết
vụ án. Do đó, để kết quả đối chất đảm bảo đúng quy định của pháp luật, làm căn
cứ để giải quyết vụ án một cách đúng đắn, không bỏ lọt tội phạm, không làm
oan người vô tội thì Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ quá trình đối chất từ
khi thực hiện cuộc đối chất cho đến khi đánh giá, sử dụng kết quả đối chất.
Kiểm sát viên vừa kiểm sát đối chất vừa đánh giá, sử dụng kết quả đối chất.
Điều này đòi hỏi Kiểm sát viên phải nắm chắc các quy định của pháp luật tố
tụng hình sự về đối chất. Đồng thời, không ngừng học tập, nâng cao trình độ,
năng lực của bản thân để có cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề một cách khách
quan, toàn diện và đầy đủ, đảm bảo cho mọi hoạt động được thực hiện đúng quy
định của pháp luật, kết quả cuộc đối chất được đánh giá, sử dụng đầy đủ, làm
căn cứ để giải quyết vụ án một cách đúng đắn, không bỏ lọt tội phạm, không làm
oan người vô tội.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra một số kỹ năng đánh giá, sử dụng
kết quả đối chất như sau:

13


Một là, đánh giá kết quả đối chất một cách khách quan, toàn diện, đặt kết
quả đối chất trong mối tương quan với các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được để
đảm bảo cho việc giải quyết vụ án đúng đắn.
Hai là, chỉ sử dụng kết quả đối chất làm chứng cứ để giải quyết vụ án khi
kết quả đó đáp ứng đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ là tính khách quan, tính
liên quan và tính hợp pháp.
Ba là, trường hợp không có tài liệu, chứng cứ nào của vụ án có thể chứng
minh cho kết quả đối chất thì không sử dụng kết quả đó làm căn cứ để trực tiếp
giải quyết vụ án. Tuy nhiên, vẫn có thể sử dụng kết quả đó làm phương hướng

cho việc tiến hành các hoạt động điều tra khác nhằm giải quyết vụ án hoặc để
đánh giá thái độ khai báo của những người tham gia đối chất.
Bốn là, tùy vào kết quả cụ thể của từng cuộc đối chất mà chủ thể đã tiến
hành đối chất đánh giá, sử dụng kết quả đó cho phù hợp để có thể giải quyết vụ
án một cách đúng đắn.
Năm là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của Điều tra viên,
Kiểm sát viên trong hoạt động đối chất nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả
phương pháp này.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, sử dụng phương pháp đối chất trong điều tra vụ án hình sự là
hoạt động hiệu quả nhằm giải quyết những mâu thuẫn khi các biện pháp điều tra
khác không phát huy tác dụng. Tuy nhiên, để đối chất được tiến hành thuận lợi
và mang lại hiệu quả như mong đợi, người tiến hành hoạt động này cần phải
được trang bị những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết trong việc sử dụng
chiến thuật này. Bên cạnh đó, sau khi tiến hành đối chất, cần có những kỹ năng
trong việc đánh giá và sử dụng kết quả đối chất để làm sáng tỏ sự thật khách
quan của vụ án, đấu tranh tới cùng với tội phạm, đảm bảo đúng người, đúng tội,
khong oan sai, không bỏ lọt tội phạm.
14


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
B. NỘI DUNG.....................................................................................................1
I. Một số vấn đề chung về hoạt động đối chất.................................................1
1. Khái niệm..................................................................................................1
2. Đặc điểm đối chất.....................................................................................2
3. Thẩm quyền tiến hành đối chất.................................................................2
4. Mục đích của hoạt động đối chất..............................................................2
II.


Chiến thuật đối chất..................................................................................2

1. Chuẩn bị đối chất......................................................................................2
2. Tiến hành đối chất.....................................................................................3
3. Kết thúc đối chất.......................................................................................5
III.

Đánh giá và sử dụng kết quả đối chất.......................................................5

1. Đánh giá kết quả đối chất.........................................................................5
2. Sử dụng kết quả đối chất...........................................................................9
IV.

Một số khó khăn trong hoạt động đánh giá và sử dụng kết quả đối chất12

C. KẾT LUẬN...................................................................................................14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

15


1. Trường đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình chiến thuật điều tra hình sự,
2017.
2. Bộ luật tố tụng hình sự 2015
3. Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
4. - Nghiệp vụ xác minh, thu thập chứng cứ thanh tra
bằng phương pháp đối chất.
5. - Kỹ năng kiểm sát việc đối chất và hỏi cung bị

can trong các vụ án ma túy.
6. – Kỹ năng cơ bản của Kiemr sát viên khi tiến
hành kiểm sát đối chất.

16



×