Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

TIẾP cận CHẨN đoán và PHÂN LOẠI TIM bẩm SINH ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 38 trang )

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN & PHÂN LOẠI
TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM

ThS. BS. Nguyễn Trí Hào


NỘI DUNG
1. Khái niệm
2. Giới thiệu 1 số tật TBS
3. Tình huồng gợi ý TBS
4. Tiếp cận chẩn đoán-phân loại TBS


1. Khái niệm
Tim bẩm sinh là sự khiếm khuyết của tim và mạch máu
lớn mà biểu hiện lúc sanh.
Tần suất tim bẩm sinh 1/100 trẻ sinh ra.
Về mặt khiếm khuyết có thể xảy ra các tình huống sau:
khuyết các vách, hẹp hở van hay đường thoát, chuyển
đổi vị trí của các bộ phận, tồn tại các thông nối giữa các
vị trí (tuần hoàn bào thai hay thông nối bất thường).
Trên lâm sàng, người ta dựa vào chiều của dòng máu
(shunt) và lưu lượng máu lên phổi để chẩn đoán và
phân loại bệnh TBS


Các biến chứng hay gặp ở TBS
TBS tuầ n hoàn phổ i tăng
1.Suy tim sung huyết, ứ huyết phổi
2.Cao áp phổi
3.Phù phổi


4.Viêm phổi
5.Suy dinh dưỡng nặng

6.Viêm nội tâm mạc nhiểm trùng

TBS tuầ n hoàn phổ i giả m
1.Cơn tim
2.Cô đặc máu
3.Thuyên tắc mạch
4.Rối loạn đông máu
5.Viêm hô hấp trên,nhiễm
trùng răng miệng, áp xe não,
viêm màng nảo.
6.Viêm nội tâm mạc nhiễm
trùng
7.Suy dinh dưỡng
8.Thiếu sắt


2. Giới thiệu một số tật TBS
Thông liên nhĩ (ASD)
Shunt trái phải qua
thông liên nhĩ. Máu
từ nhĩ phải sang thất
phải , rồi lên đm phổi.
Dãn tim phải, đm
phổi. Lâm sàng âm
thổi tâm thu cạnh ức
trái cao, T2 mạnh nếu
cao áp phổi. XQ: lớn

nhĩ phải, thất phải,
cung động mạch phổi
phòng, tăng tuần
hoàn phổi.


2. Giới thiệu một số tật TBS
Thông liên thất (VSD)

Shunt trái phải qua
thông liên thất. Máu từ
thất trái sang thất phải
và lên động mạch phổi
(cùng chu chuyển tim),
lên phổi nhiều và quay
về nhĩ trái, thất trái làm
lớn tim trái, đm phổi.
Hậu quả: suy tim, cao
áp phổi. Lâm sàng: Âm
thổi tâm thu cạnh ức
trái thấp, T2 mạnh( nếu
cao áp phổi)


2. Giới thiệu một số tật TBS
Còn ống động mạch (PDA)
Shunt trái phải tại ống
động mạch. Máu qua
ống động mạch từ đm
chủ sang đm phổi cà

tâm thu lẫn tâm trương
tạo âm thổi liên tục
dưới đòn trái. Máu lên
phổi nhiều, trở về tim
trái làm dãn tim trái
gây suy tim, cao áp
phổi. Tim trái tạo thể
tích nhát bóp lớn hơn
bình thường nhiều lần
ở kì tâm thu và mất 1
lượng đáng kể ở kì
tâm trương (qua PDA)
tạo dấu hiệu ngoại
biên


2. Giới thiệu một số tật TBS
Tứ chứng Fallot (TOF)
Do hẹp phổi nặng áp
lực thất phải cao hơn
thất trái, tạo shunt
phải trái tại VSD. Hẹp
phổi tạo âm thổi tâm
thu đồng thời làm
giảm lượng máu lên
phổi. Hậu quả: tím,
cơn tím, đa hồng
cầu… XQ: dạng chiếc
giày( lớn thất phải,
cung đm phổi lõm.

ECG: dày thất phải


2. Giới thiệu một số tật TBS
Kênh nhĩ thất toàn phần (ECDc)


2. Giới thiệu một số tật TBS
Hẹp phổi (PS)


2. Giới thiệu một số tật TBS
Chuyển vị đại động mạch có sửa chữa (L-TGA)


2. Giới thiệu một số tật TBS
Chuyển vị đại động mạch


2. Giới thiệu một số tật TBS
Thân chung động mạch (TG)


2. Giới thiệu một số tật TBS
Thất phải 2 đường ra (DORV)


2. Giới thiệu một số tật TBS - Bất thường
tĩnh mạch phổi về tim toàn phần (TAPVR)



2. Giới thiệu một số tật TBS
Hẹp eo đm chủ (Coartation)


2. Giới thiệu một số tật TBS
Bất thường Ebstein


2. Giới thiệu một số tật TBS
Đứt đoạn cung đm chủ (IAA)


3. NHỮNG TÌNH HUỐNG GỢI Ý CÓ TIM BẨM SINH
Ho khò khè kéo dài, tái đi, tái lại
Nhập viện nhiều lần vì viêm phổi
Than mệt (trẻ lớn)
Bú chậm lâu >30 phút/lần bú, ăn kém,
chậm phát triển (thể chất, tâm thần, vận
động)
5. Lồng ngực nhô bất thường
6. Thở nhanh, lõm ngực, khó thở, thở khác
thường ngay cả lúc không bệnh
7. Xanh xao, hay vã mồ hôi
8. Tím (thường xuyên hoặc khi khóc)
9. Tình cờ phát hiện tim đập bất thường, tim
to trên XQ phổi, tim có âm thổi
10. Có dị tật khác đi kèm( HC Down, sứt môi
1.
2.

3.
4.


4. BỆNH SỬ VÀ THĂM KHÁM LÂM SÀNG
Tiền căn - Bệnh sử
Bản thân: Cân nặng lúc sanh, suy dinh dưỡng và
tình trạng ăn uống, tím ( thời điểm xuất hiện, điều
kiện xuất hiện cơn tím), thở nhanh, thở mệt, phù mi,
viêm phổi tái đi tái lại, mệt khi gắng sức, âm thổi ở
tim, phát hiện tbs như thế nào, thuốc đã dùng trước
đó...
Mẹ-gia đình: Tình trạng mang thai của bà mẹ, bệnh
lý di truyền, tim bẩm sinh.


4. BỆNH SỬ VÀ THĂM KHÁM LÂM SÀNG
Khám lâm sàng
Trẻ em khó hợp tác vì vậy nên bắt đầu động tác nhẹ
nhàng không gây sợ hãi cho trẻ.
Nhìn:
Đánh giá dinh dưỡng
Bất thường thường nhiễm sắc thể đặc biệt là hc Down,
nếu có bất kì dị tật nào nên tầm soát dị tật khác
Quan sát tím
Ngón tay chân dùi trống
Tình trạng hố hấp, thở nhanh co lõm ngực
Đổ mồ hôi trán (tình trạng suy tim)
Bất thường lồng ngực: ngực gồ cân xứng 2 bên (ngực
ức gà) hay ngực lõm ít khi là hậu quả của tim bẩm sinh.




4. BỆNH SỬ VÀ THĂM KHÁM LÂM SÀNGKhám lâm sàng
Sờ:
Mạch tứ chi có đều rõ? độ nảy cùa mạch, sờ mỏm tim, ổ
đập bất thường, rung miu. Chú ý đo huyết áp cho trẻ (nếu
được). Gan to vai trò trong chẩn đoán và theo dõi điều trị
suy tim.
Gõ:
Không còn sử dụng trong lâm sàng.
Nghe tim:
4 vị trí âm thổi quan trọng: vị trí cạnh ức trái cao (vùng
động mạch phổi), cạnh ức phải cao (vùng động mạch chủ),
cạnh ức trái thấp và vùng mỏm.
T2 có giá trị chẩn đoán cao áp phổi.


BỆNH SỬ VÀ THĂM KHÁM LÂM SÀNG
Khám lâm sàng


TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN – PHÂN LOẠI
TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM
Để chẩn đoán TBS ở trẻ em, theo thứ tự trả lời 5
câu hỏi sau (bắt đầu bằng chữ T)
•Tím?
•Tăng lưu lượng máu lên phổi?
•Tim nào bị ảnh hưởng?
•Tăng áp phổi không?

•Tật tim nằm ở đâu?


×