Để có căn cứ kết luận điều tra, đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can phạm
tội cướp tài sản ra trước pháp luật, CQĐT cần phải làm những gì?
A.
MỞ ĐẦU
Tội phạm và điều tra tội phạm là lĩnh vực được nghiên cứu ở nhiều ngành
khoa học, trong đó có khoa học luật hình sự. Theo lí luận chung về điều tra hình
sự, bất kì vụ án nào cũng được tiến hành bởi các phương pháp, chiến thuật điều
tra đặc thù, nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội cướp tài sản nói riêng
cũng không là ngoại lệ. Để có căn cứ kết luận điều tra, đề nghị Viện kiểm sát
truy tố bị can phạm tội cướp tài sản ra trước pháp luật, Cơ quan điều tra cần
phải tiến hành hàng loạt những biện pháp điều tra và chiến thuật điều tra, nhằm
đảo bảo xác định đúng sự thật khách quan, đưa người phạm tội cướp tài sản ra
buộc tội trước tòa. Để làm rõ hơn vấn dề này trong vụ cướp tài sản trong giai
đoạn điều tra, bài tập này, sinh viên xin phân tích các phương pháp điều tra
trong vụ cướp tài sản.
B.
I.
NỘI DUNG
ĐẶC ĐIỂM HÌNH SỰ VÀ VẤN ĐỀ CẦN CHỨNG MINH KHI
1.
ĐIỀU TRA TỘI PHẠM CƯỚP TÀI SẢN
Khái niệm
Theo khoản 1 Điều 168 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì cướp
tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành
vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được
nhằm chiếm đoạt tài sản.
2.
Đặc điểm hình sự
Thông thường đặc điểm đặc trưng của tội phạm được phản ánh trên
những phương diện cơ bản như: thủ đoạn gây án; động cơ, mục đích phạm tội;
đối tượng phạm tội; hiện trường và dấu vết; thủ đoạn phạm tội; hình thức gây án
và công cụ, phương tiện phạm tội…
1
2.1.
Đặc điểm về thủ đoạn gây án
Thứ nhất, về giai đoạn chuẩn bị gây án, đặc trưng của loại tội phạm này
là sử dụng các công cụ, thủ đoạn khiến cho người bị hại lâm vào tình trạng
không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản của họ. Do đó tội phạm cướp tài
sản thường có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về phương thức, thủ đoạn gây án. Những
hành động chuẩn bị của tội phạm cướp tài sản có tổ chức thường là: Lựa chọn
mục tiêu tấn công; bàn bạc kế hoạch gây án; chuẩn bị công cụ phương tiện và
vũ khí cần thiết để gây án.
Thứ hai, trong quá trình gây án, hành vi cướp tài sản thường được thực
hiện một cách nhanh chóng bằng cách tiếp cận mục tiêu; sử dụng vũ lực khống
chế hoặc tấn công nạn nhân; lục soát, tìm kiếm, chiếm đoạt tài sản và nhanh
chóng rút lui khỏi hiện trường.
Thứ ba, giai đoạn sau khi gây án, khi đã thực hiện xong hành vi phạm tội
thì các đối tượng sẽ tìm cách để nhanh chóng rút lui khỏi hiện trường bằng
nhiều cách khác nhau để tránh sự phát hiện, truy bắt của quần chúng nhân dân,
lực lượng công an hoặc quay lại để tiếp tục khống chế nạn nhân nếu họ có hành
động truy hô hay đuổi theo.
2.2.
Đặc điểm về người phạm tội
Đối tượng thực hiện hành vi cướp tài sản thường là nam giới và có độ
tuổi từ 18-30. Còn xét về nhân thân thì các đối tượng này thường là người có
hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ ly hôn, nghỉ học sớm, ăn chơi lêu lổng, đua đòi,…
Ngoài ra cũng có một phần đối tượng có tính chất chuyên nghiệp, có nhiều tiền
án, tiền sự… Có nhiều đối tượng phạm tội cướp tài sản là người nghiện ma túy.
2.3.
Đặc điểm về người bị hại và tài sản bị cướp
Đặc điểm thường thấy nhất ở những bị hại trong các vụ án cướp tài sản là
họ có tài sản hoặc có biểu hiện bên ngoài là có tài sản. Còn về tài sản bị cướp
thì thường là những tài sản có giá trị nhưng gọn nhẹ, dễ chiếm đoạt, dễ vận
2
chuyển, tẩu tán như: tiền, vàng bạc, trang sức, đá quý,… Việc xác định số
lượng, chủng loại, giá trị đặc điểm của những loại tài sản này có ý nghĩa rất lớn
trong việc xác định hành vi cướp có xảy ra trên thực tế hay không, mức độ gây
thiệt hại và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
2.4.
Đặc điểm về thời gian địa điểm gây án
Thứ nhất, về thời gian gây án, thường tiến hành vào ban đêm, thời gian
mà bị hại ít cảnh giác nhất.
Thứ hai, Về địa điểm gây án của các vụ vướp tài sản thường rất đa dạng
nhưng thường là nơi vắng vẻ và ít người qua lại hay để ý.
2.5.
Đặc điểm về công cụ, phương tiện gây án
Để thực hiện hành vi cướp tài sản, các đối tượng thường sử dụng một số
loại công cụ, phương tiện, vũ khí để hỗ trợ cho việc cướp tài sản. Để tấn công,
uy hiếp bị hại và những người cản trợ thì các đối tượng thường sử dụng các
hung khí như: dao, súng, thuốc ngủ, thuốc mê, dây trói,… Ngoài ra các đối
tượng thực hiện hành vi cướp tài sản còn sử dụng một số công cụ khác để hỗ trợ
việc đột nhập, cạy phá (xà beng, tua vít, kìm…); để phục vụ việc rời khỏi hiện
trường (ô tô, xe máy, thuyền,..).
3.
Những vấn đề cần chứng minh trong điều tra tội phạm cướp tài sản
Căn cứ Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 và Điều 85 Bộ
luật tố tụng hình sự 2015, các vấn đề phải chứng minh trong tội cướp tài sản
gồm: Có hành vi cướp tài sản xảy ra hay không; Thời gian, địa điểm xảy ra hành
vi cướp tài sản; Người bị hại trong vụ cướp tài sản; Tài sản mà người phạm tội
chiếm đoạt được; Ai là người thực hiện hành vi cướp tài sản, có đồng phạm hay
không?; Động cơ, mục đích phạm tội; Thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện
hành vi; Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân,
điều kiện phạm tội;…(sẽ được làm rõ trong phần phân tích bên dưới).
3
II.
1.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA VỤ ÁN CƯỚP TÀI SẢN
Tiếp nhận, xử lí tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố tội phạm cướp tài
sản
Trước khi khởi tố và điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra cần tiến
hành một số hoạt động để làm rõ các căn cứ khởi tố hay không khởi tố vụ án
hình sự.
Tiếp nhận, xác minh nguồn tin báo tố giác tội phạm là khâu đầu tiên bao
gồm nhiều nội dung như ghi nhận, kiểm tra xác minh , xử lý nguồn tin. Cơ quan
điều tra sau khi tiếp nhận tin báo tố giác của mình phải tiến hành kiểm tra nguồn
tin đó có thuộc thẩm quyền của mình hay không, nếu không thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan điều tra phải chuyển ngay nguồn tin đó đên cơ quan điều
tra có thẩm quyền.
Cán bộ được phân công tiếp nhận tin báo tố giác về tội phạm cần thu thập
một số nguồn tin ban đầu như tên tuổi địa chỉ, đơn vị công tác , sô điện thoại
liên lạc ( nếu có) của nạn nhân; thời gian, địa điểm xảy ra vụ cướp tài sản; diễn
biến của sự việc; số lượng; chủng loại tài sản; đặc điểm nhận dạng của đối ựng
cướp tài sản, công cụ, phương tiện mà đối tượng dung để cướp tài sản và tẩu
thoát để phục vụ hoạt động xác minh, giải quyết.
Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan mình thì trong vòng 3
ngày làm việc, Thủ trưởng cơ quan điều tra phải ra quyết định phân công giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm và gửi ngay một bản đến Viện kiểm sát cùng
cấp .
Điều tra viên được phân công cần tiến hành một số biện pháp điều tra tài
liệu bổ sung nhằm đảm bảo tính chính xác nguồn tin: hỏi lại, yêu cầu người
cung cấp thông tin rõ hơn, giải thích những vấn đề mâu thuẫn trong trình báo,
lấy lời khai ban đầu người chứng kiến, xem xét dấu vết trên thân thể nạn nhân,
đến hiện trường và quan sát sơ bộ hiện trường.
4
Cần áp dụng ngay các biện pháp cấp bách: Đây là biện pháp quan trọng
cần ưu tiên tiến hành ngay tại hiện trường nhằm kịp thời ngăn chạn tội phạm,
bảo vệ tính mạng con người, bảo vệ tài sản và các lợi ích khác.
•
Cấp cứu nạn nhân, bảo vệ con người, ngăn chạn những biện pháp nguy
•
•
hiễm khác xảy ra.
Trực hiện tốt công tác bảo vệ hện trường.
Truy bắt thủ phạm.
Trường hợp bắt quả tang hành vi cướp tài sản, có đủ căn cứ vụ cướp xảy
ra. Nếu phát hiện đồng phạm trốn thoát thì thối hợp với lực lượng cảnh sát để
truy bắt. Điều tra viên lây lời khai ban đầu về đối tượng đã được truy bắt.
Trường hợp vụ cướp có thật, đối tượng thực hiện hành vi chưa bị bắt thì ngay
khi xác định được khả năng bắt được đối tượng theo dấu vết nóng cần khẩn
trương tổ chức truy bắt đối tượng. Điều tra viên lấy lời khai ban đầu nạn nhân,
người làm chứng trực tiếp có mặt tại hiện trường, khám nghiệm hiện trường,
khai thác thông tin các dối tượng bị bắt trng vụ cướp để thu thập tài liệu chứng
cứ nóng.
Trường hợp vụ cướp tài sản, đối tượng thực hiện chưa rõ, không có khả
năng bắt thủ phạm theo dấu vết nóng. Điều tra viên phải phối hợp với lực lương
trinh sát khoanh vùng đối tượng, làm rõ thông tin về thủ phạm để tiến hành
khoanh vùng đối tượng, làm rõ thông tin về thủ phạm để truy bắt. Đối với vụ án
không thuộc trườn hợp này thì cần giả thuyết điều tra. Đây là những nhận định,
phán đoán ban đầu được cho là có căn cứ của cán bộ điều tra, trên cơ sở định
hướng điều tra nhanh chóng điều tra vụ án. Đồng thời vở rộng điều tra vụ án
khác có liên qan đến vụ án tài sản.
Trên cơ sở đó, thành lập kế hoạch điều tra và biện pháp điều tra theo
hướng xác định, cụ thể theo các bước: Tổng hợp, phân tích các tài liệu, thông tin
liên quan đến vụ cướp tài sản là cơ sở để lập kế hoạch điều tra; Lựa chọn và xác
định trình tự tiến hành các biện pháp điều tra, các biện pháp trinh sát cũng như
5
các biện pháp khác để làm rõ vụ án; Lựa chọn và phân công nhiệm vụ cho cán
bộ điều tra, chuẩn bị phương tiện, công cụ, thời gian, địa điểm tiến hành các
hoạt động điều tra; dự kiến lực lượng tham gia và mối quan hệ phối hợp giữa
các lực lượng phối hợp trong quá trình điều tra; Thảo luận nội dung và lập kế
hoạch điều tra, trình duyệt.
Kết thúc giai đoạn này, cần ra một trong các quyết định: Quyết định khởi tố
vụ án hình sự; quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định tạm đình chỉ
việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm (phải chứng minh được căn cứ của việc
tạm đình chỉ). Tuy nhiên, theo đề phải, giả sử vụ án trên, CQĐT ra quyết định
khởi tố vụ án, trực tiếp thực hiện các biện pháp điều tra nhằm xác định sự thật
khách quan vụ án.
2. Các hoạt động được
2.1.
Bắt, khám xét
tiến hành trong điều tra vụ án cướp tài sản
Điều tra viên phải thu thập tài liệu, chứng cứ đầy đủ, làm căn cứ xin lãnh
đạo ra lệnh bắt. Sau khi có lệnh bắt phải tiến hành ngay, tạo thế bị động cho
người phạm tội, giúp cho việc bắt đượng dễ dàng. Cần xây dựng kế hoạch bắt
với nội dung, kế hoạch chi tiết, cụ thể. Dự kiến các tình huống phát sinh và biện
pháp, chiến thuật đối phó với từng tình huống đó một cách linh hoạt và phù hợp.
Chuẩn bị công cụ, phương tiện hỗ trợ cho việc bắt. Sau khi bắt đối tượng, bị can
cần phải tiến hành khám xét (trước đó phải chuẩn bị tài liệu, chứng cứ để trình
lãnh đạo ra lệnh khám xét, trừ một số trường hợp khẩn cấp). Điều tra viên áp
dụng chiến thuật khám xét phù hợp với từng tình huống và theo quy định pháp
luật.
2.2.
Khởi tố bị can
Khi có đầy đủ căn cứ tại Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (đủ căn
cứ thực hiện hành vi cướp tài sản) thì cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị
can. Quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ các nội dung theo quy định tại Bộ luật
6
tố tụng hình sự. Trong 24h, phải gửi quyết định này đến Viện kiểm sát để xét
phê chuẩn, trong 03 ngày từ ngày nhận đề nghị phê chuẩn, Viện kiểm sát ra
quyết định phê chuẩn. Sau khi khởi tố bị can phải tiến hành hỏi cung bị can, nếu
bị can bỏ trốn thì phải ra quyết định truy nã.
2.3.
Hỏi cung bị can
Đây là biện pháp điều tra rất quan trọng, khai thác thông tin quan trọng
làm rõ sự thật vụ án. Trong vụ cướp tài sản, hỏi cung bị can nhằm làm rõ các
yếu tố cấu thành của tội phạm (được trình bày bên dưới). Trong hỏi cung, có thể
xuất hiện các tình huống (thành khẩn khai báo, khai báo gian dối, từ chối khai
báo), trong trường hợp câu kết với nhau thành băng nhóm thì việc hỏi cung càng
khó khăn hơn. Điều tra viên phải có lập kế hoạch hỏi cung, áp dụng các chiến
thuật linh hoạt và đúng theo quy định pháp luật.
2.4.
Lấy lời khai người bị hại, người làm chứng
Việc lấy lời khai người bị hại, người làm chứng trong vụ án cướp tài sản
phải được tiến hành khẩn trương nhằm thu thập thông tin, tài liệu làm căn cứ
truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng hoặc phụ vụ công tác điều tra khác. Trong
việc lấy lời khai của bị hại, thường xuất hiện nhiều tình huống: do tâm lí hoảng
loạn nên lời khai không chính xác; do tâm lí căm thù khi bị thiệt hại tài sản nên
khai quá lên tình hình thực tế; hoặc bị hại bình tĩnh, tự tự chống lại hành động
cướp tài sản…Điều tra viên cần phải có chiến thuật, tác động tâm lí phù hợp để
có được lời khai xác thật nhất.
Đối với người làm chứng, để xác định đượcc người làm chứng trong vụ
cướp tài sản, điều tra viên có thể đến hiện trường, hỏi han, tìm hiểu thông tin từ
những người xung quanh hiện trường, có thể phối hợp với các cơ quan, vận
động người biết được thông tin giúp đỡ cơ quan điều tra. Lấy lời khai người làm
chứng phải chú ý mối quan hệ với bị hại, người phạm tội, áp dụng linh hoạt các
chiến thuật và theo quy định pháp luật.
7
2.5.
Đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra
Trong vụ cướp tài sản, yếu tố đặc trưng ở chỗ, có thể có nhiều đối tượng
tiến hành, sẽ xuất hiện hiện tượng mâu thuẫn trong lời khai nhằm đổ tội cho
nhau hoặc chối tội. Cần tiến hành đối chất để giải quyết những mâu thuẫn đó,
tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
Hoạt động thực nghiệm điều tra có thể được điều tra viên tiến hành để
kiểm tra tài liệu, chứng cứ, đánh giá các giả thuyết, thu thập chứng cứ mới, làm
rõ một số vấn đề… Trong vụ cướp tài sản, thực nghiệm điều tra có thể được tiến
hành dưới các dạng: làm rõ khả năng tri giác của bị hại, người làm chứng; làm
rõ khả thực hiện hành vi chuẩn bị phạm tội, thực hiện cướp tài sản và tẩu thoát;
làm rõ quá trình hình thành dấu vất…
3.
Hoạt động chứng minh của Cơ quan điều tra trong vụ án cướp tài
sản
Để có căn cứ kết luận điều tra, đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can phạm
tội cướp tài sản ra trước pháp luật, CQĐT cần phải tiến hành đầy đủ những trình
thự, thủ tục luật định trong việc chứng minh các vấn đề sau:
3.1.
Chủ thể của tội cướp tài sản
Để làm rõ dấu hiệu chủ thể của tội phạm cướp tài sản, Cơ quan điều tra
phải tiến hành các biện pháp điều tra để trả lời cho câu hỏi: Ai là người thực
hiện hành vi cướp tài sản? Có đồng phạm hay không? Các đặc điểm nhân thân
của người phạm tội? Năng lực trách nhiệm hình sự của người phạm tội? Đây là
vấn đề cốt lõi, quan trọng nhất trong quá trình điều tra vụ án cướp tài sản. Đảm
bảo người thực hiện hành vi cướp tài sản phải bị xử lý trước pháp luật.
Quá trình điều tra làm rõ người thực hiện hành vi phạm tội cướp tài sản,
làm rõ những thông tin về nhân thân người phạm tội như họ tên, tuổi, nghề
nghiệp, giới tính, nơi cư trú, trình đô học vấn... Đa phần đối tượng thực hiện
8
hành vi cướp tài sản là nam giới và chủ yếu ở độ tuổi 18 – 30. Về nhân thân, đối
tượng phạm tội cướp tài sản thường là những người có hoàn cảnh gia đình khó
khan, bố mẹ ly hôn, nghỉ học sớm, ăn chơi lêu lổng, sống đua đòi hoặc bị bạn bè
rủ rê, lôi kéo... một phần là các đối tượng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp,
có nhiều tiền án, tiền sự... Có nhiều đối tượng bị nghiện ma túy.
Đồng thời, trong quá trình điều tra cần chú ý làm rõ hành vi cướp tài sản
là do một người thực hiện hay do những người đồng phạm thực hiện. Điều tra
viên cũng cần làm rõ vụ cướp tài sản có đồng phạm giản đơn hay phạm tội có tổ
chức.
Để làm rõ những vấn đề trên, Cơ quan điều tra cần tiến hành hỏi cung bị
can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại; tiến hành thu thập, xác minh
các thông tin về đặc điểm nhân thân, hoàn cảnh gia đình, trích lục tiền án tiền sự
của bị can. Ngoài ra, nếu trong quá trình điều tra, lời khai của bị can, những
người liên quan đến vụ án có những mâu thuẫn với nhau về các vấn đề liên quan
đến dấu hiệu chủ thể thì cần tiến hành đối chất để giải quyết các mâu thuẫn đó.
Thêm nữa, khi cần thiết, Điều tra viên có thể đưa người, ảnh, vật, giọng nói để
người làm chứng, bị hại nhận dạng đối tượng, nhận biết giọng nói của đối
tượng. Từ đó là căn cứ kết hợp với những tài liệu, chứng cứ khác khoanh vùng
điều tra, xác định đối tượng.
3.2.
Khách thể của tội cướp tài sản
Khách thể của tội Cướp tài sản là sức khỏe, tính mạng con người và
quyền sở hữu về tài sản. CQĐT phải chứng minh bị can đã có hành vi, thủ đoạn
gây nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm đồng thời lên hai khách thể được
BLHS bảo vệ như trên.
Thứ nhất, chứng minh sự xâm phạm quyền sở hữu của hành vi cướp tài
sản. Đối với trường hợp CQĐT đã thu giữ được tài sản phạm tội thì việc chứng
minh hành vi xâm phạm quyền sở hữu là tương đối đơn giản. Đối với trường
9
hợp không thu giữ được tài sản phạm tội thì CQĐT cần phải xác định được mục
đích đích của bị can khi thực hiện các hành vi là chiếm đoạt tài sản. Để làm
được điều đó CQĐT phải tiến hành hỏi cung bị can, tiến hành lấy lời khai người
bị hại, người làm chứng để xác định đối tượng mà bị can hướng đến là tài sản.
Thứ hai, chứng minh hành vi đã xâm phạm sức khỏe của con người nhằm
chiếm đoạt tài sản. Đối với trường hợp bị can đã thực hiện hành vi dùng vũ lực
thì CQĐT cần xác định thông qua hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị hại,
người làm chứng và xem xét dấu vét trên thân thể, yêu cầu giám định thương
tích. Đối với trường hợp bị can thực hiện hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức
khắc thì chủ yếu qua lời khai của người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị
can và có thể phải sử dụng biện pháp đối chất. Đối với trường hợp bị can thực
hiện hành vi khác làm cho bị hại không thể chống cự được thì việc CQĐT cần
phải hỏi cung bị can, lấy lời khai của bị hại.
3.3.
Mặt chủ quan của tội phạm cướp tài sản
Để chứng minh mặt chủ quan của tội phạm cướp tài sản, cơ quan điều tra
phải chứng minh hành vi đó có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý, mục đích
và động cơ phạm tội của chủ thể thực hiện hành vi.
Thứ nhất, về yếu tố lỗi. Cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được
lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội là cố ý trực tiếp. Đối với tội phạm
cướp tài sản, để xác định lỗi của đối tượng, Cơ quan điều tra cần làm rõ nhận
thức của đối tượng về ý định, thực hiện hành vi cướp tài sản.
Thứ hai, về động cơ và mục đích. Động cơ của hành vi cướp tài sản là
những tư lợi cá nhân và mục đích phạm tội cướp tài sản là nhằm chiếm đoạt tài
sản. Ý thức chiếm đoạt của người phạm tội phải có trước khi thực hiện hành vi
dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho
người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được. Do vậy, trong quá
trình áp dụng các biện pháp điều tra, việc cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ mục
10
đích chiếm đoạt của người phạm tội và thời điểm phát sinh mục đích chiếm đoạt
là rất quan trọng.
Để chứng minh các yếu tố trong mặt chủ quan của tội phạm, Cơ quan
điều tra phải tiến hành hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị hại, người làm
chứng, đối chất, thực nghiệm điều tra.
Qua hoạt động hỏi cung bị can, Điều tra viên cần làm rõ nhận thức của bị
can về hành vi phạm tội của mình và hậu quả của hành vi mà bị can đã thực
hiện cũng như mong muốn của bị can về việc thực hiện hành vi phạm tội. Điều
tra viên phải đấu tranh để bị can nhận thức được lỗi của bị can là cố ý trực tiếp.
Bên cạnh đó, phải làm rõ được động cơ mục đích phạm tội, các thông tin về thời
gian, địa điểm, công cụ, phương tiện phạm tội và các tình tiết khác của tội phạm
nhằm chứng minh về lỗi, động cơ, mục đích phạm tội của bị can.
Thông qua việc lấy lời khai người bị hại, người làm chứng, Điều tra viên
cần thu thập các thông tin về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh xảy ra vụ cướp tài
sản, diễn biến của vụ việc cướp tài sản, đặc điểm công cụ, phương tiện đối
tượng sử dụng để cướp tài sản, đối chiếu với lời khai của bị can để làm căn cứ
xác định lỗi, động cơ, mục đích của bị can.
Trong trường hợp có mâu thuẫn về lời khai giữa bị can với bị hại, người
làm chứng, đã áp dụng các biện pháp điều tra khác mà không mang lại kết quả
thì Điều tra viên có thể tiến hành đối chất để làm rõ những mâu thuẫn có liên
quan đến việc xác định lỗi, động cơ, mục đích phạm tội của bị can.
Việc thực nghiệm điều tra có thể được tiến hành nhằm làm rõ khả năng tri
giác của bị hại, người làm chứng về những gì đã xảy ra từ đó xác định mức độ
chính xác trong lời khai của họ, góp phần vào việc chứng minh lỗi cũng như xác
định động cơ, mục đích phạm tội của đối tượng.
3.4.
Mặt khách quan của tội phạm cướp tài sản
11
Theo quy định tại Điều 169 BLHS 2015, tội cướp tài sản có cấu thành tội
phạm hình thức nên để có căn cứ kết luận điều tra, đề nghị Viện kiểm sát truy tố
bị can phạm tội cướp tài sản ra trước pháp luật, CQĐT cần phải tiến hành các
biện pháp điều tra tố tụng để chứng minh hành vi của bị can trên thực tế đã thõa
mãn dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm này. Vì dấu hiệu hành
vi của tội cướp tài sản có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau nên tương
ứng với mỗi dạng, hoạt động của CQĐT là khác nhau, cụ thể:
Trường hợp 1: “dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản”. CQĐT cần tiến
hành đồng thời các biện pháp điều tra sau:
Thứ nhất, hỏi cung bị can. Làm rõ có đồng phạm hay không để có biện
pháp truy bắt tiếp, làm rõ vị trí, vai trò của các đồng phạm trong vụ án cướp tài
sản; làm rõ nơi cất giấu phương tiện, công cụ, vũ khí mà các đối tượng dùng để
cướp, tài sản đã chiếm đoạt và những đồ vật khác có liên quan đến vụ án để kịp
thời thu giữ,...
Thứ hai, lấy lời khai người bị hại, lấy lời khai người làm chứng (nếu có).
Qua 2 hoạt động trên, những thông tin thu thập được phải lập tức kiểm
tra, xác minh, đối chiếu với những chứng cứ khác của vụ án nhằm xem xét tính
phù hợp hay mâu thuẫn để có cơ sở lựa chọn, tiến hành các biện pháp điều tra
tiếp theo. Trường hợp lời khai mâu thuẫn thì phải làm rõ bằng các biện pháp
điều tra khác như kiểm tra, xác minh tính xác thực của lời khai, đối với mâu
thuẫn trong lời khai của các bên có thể áp dụng biện pháp đối chất.
Thứ ba, phải tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể bị hại. Hành vi dùng
vũ lực là hành vi dùng lực tác động vật chất lên cơ thể của đối phương, cho nên
việc kiểm tra dấu vết trên thân thể bị hại ngay là điều cần thiết để xem xét mức
độ xâm phạm đến sức khỏe con người của hành vi cướp tài sản. Nếu có thương
tích phải trưng cầu giám định tỷ lệ thương tích ngay để làm căn cứ xác định
đúng trách nhiệm hình sự của bị can.
12
Trường hợp 2: đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc.
CQĐT thông qua các hoạt động lấy lời khai, hỏi cung, thu giữ, xem xét
đánh giá vật chứng nhằm làm rõ diễn biến sự việc đe dọa xảy ra tại hiện trường
vụ án, xác minh tính chính xác của những thông tin đó bằng biện pháp thực
nghiệm điều tra, đối chất. Vì hành vi đe dọa sử dụng vũ lực chỉ nhằm mục đích
làm người bị hại sợ hãi, tê liệt khả năng chống cự, không thể ngăn cản sự
chuyển dịch tài sản trái với ý muốn của mình nên thường không để lại dấu vết gì
trên thân thể người bị hại. Chính vì vậy, đẻ xác định hành vi này, cán bộ điều tra
cầnđặc biệt chú ý đến công cụ, hung khí gây án và sự tương quan giữa đối
tượng gây án và người bị hại. Nếu cần thiết nên tiến hành đối chất để làm rõ sự
thật khách quan của vụ án.
Trường hợp 3: Đối với hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào
tình trạng không thể chống cự
CQĐT cần dựa trên việc hỏi cung, lấy lời khai để có thông tin về diễn
biến sự việc bị can đã có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được, điều tra xác minh tính chân thật của thông tin đó bằng
biện pháp thực nghiệm điều tra, đối chất. CQĐT có thể áp dụng thêm một số
hoạt động như xem xét đấu vết trên thân thể, trưng cầu một số giám định y
khoa.
Lưu ý, đối với các tài sản bị cướp có giá trị lớn cần thiết phải yêu cầu định
giá tài sản để xác định khung hình phạt đúng.
III.
Những khó khăn trong công tác điều tra tội phạm cướp tài sản và
giải pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm cướp
1.
tài sản
Những khó khăn lớn trong điều tra tội phạm cướp tài sản
Người phạm tội cướp tài sản thường hoạt động thành bang ổ, nhóm và
thường là những người có tiền án, tiền sự, sau khi gây án chúng thường trốn xa
13
địa bàn gây án[1]. Khi người phạm tội đã trốn thì mọi hoạt động điều tra tiếp
theo sẽ gặp khó khăn. Đồng thời, những người phạm tội này còn có thể các vũ
khí nóng gây nguy hiểm cho Điều tra viên. Trong quá trình điều tra, để làm rõ
được thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm cũng hết sức khó khăn. Về thủ đoạn
gây án thì những công cụ, vũ khí khi sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực ngay
tức khắc được diễn ra dưới nhiều hình thức cụ thể. sau khi gây án, người phạm
tội che giấu tội phạm của mình bằng cách tiêu thụ những tài sản chiếm đoạt
được, tiêu hủy những tài liệu, chứng cứ và công cụ phạm tội. để phát hiện
những thủ đoạn này đòi hỏi Điều tra viên phải có kiến thức sâu rộng, linh hoạt
trong điều tra.
Khi tiến hành biện pháp hỏi cung đối với những bị can trong tội này sẽ
gặp phải một số trường hợp sau đây. Thứ nhất là khi bị can không khai gì cả sẽ
hạn chế lượng thông tin mà Điều tra viên nhận được, kéo dài quá trình điều tra.
Thứ hai là bị can khai dài dòng, lan man không đúng trọng tâm câu hỏi của
Điều tra viên, khi gặp trường hợp này, Điều tra viên phải là người hiểu được
tâm lí bị can để có thể đưa bị can trở lại những lời khai chính xác. Thứ ba là khi
bị can thể hiện là có thái độ hợp tác nhưng lời khai đưa ra là gian dối, trường
hợp này thực sự gây khó khăn, ảnh hưởng đến phán đoán của Điều tra viên.
Ngoài ra, đối với trường hợp bang, đảng, ổ, nhóm phạm tội sẽ xảy ra trường hợp
thông cũng từ trước hoặc đổ lỗi cho nhau. Để giải quyết được thì nhiệm vụ đặt
ra khi hỏi cung Điều tra viên càn thu thập và sử dụng hết các tài liệu về nhân
thân bị can, về thủ đoạn phạm tội giống nhau ở các vụ án khác,...
2.
Giải pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm cướp tài
sản.
Trước khi đưa ra được các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với tội
phạm cướp tài sản thì phải tìm hiểu được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến
1 T.s nguyễn xuân hưởng- ts lê minh long, Trường đại học kiểm sát hà nội , giáo trình phương pháp điều tra
hình sự, trang 164
14
việc phạm tội này. xét thấy động cơ, mục đích của tội phạm này là vụ lợi, do
vậy ý thức chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ xuất hiện khi người ta thiếu
thốn, khó khăn, nhất là với những đối tượng không có công ăn việc làm đầy đủ.
Đó có thể là những người sau khi mã hạn tù tái hòa nhập cộng đồng bị cô lập,
hoặc là những người lang thang, công việc không ổn định. Về phía những người
bị hại thường là những người không cẩn thận, không có ý thức bảo vệ đối với
tài sản của mình, để những vật có giá trị, vật đáng tiền khoe ra làm nảy sinh ý
định phạm tội của người phạm tội. bên cạnh đó thì các công tác tuần tra, kiểm
soát trên các tuyến đường của các lực lượng chức năng còn chưa thường xuyên,
liên tục.
Từ những nguyên nhân nư vậy thì nhóm chúng em có một số giải pháp
như sau:
Thứ nhất, để hạn chế được số lượng những người không có việc làm đầy
đủ thì ngay từ các cấp chính quyền địa phương phải xây dựng các đề án chính
sách tạo điều kiện để họ có nguồn thu nhập duy trì cuộc sống của họ. khi các
điều kiện căn bản được đáp ứng thì sẽ hạn chế những ý đồ phạm tội nảy sinh.
Thứ hai, tăng cường tuyên truyền giáo dục cho quần chúng nhân dân về
tinh thần cảnh giác, ý thức chấp hành pháp luật, đặc biệt là ý thức tự bảo vệ tài
sản và tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm và đẩy mạnh các hoạt động
tuyên truyền qua các phương thức tuyên truyền, giáo dục như qua các phương
tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, đài phát thanh truyền hình…, các tổ chức
đoàn thể, xã hội, trường học đóng trên địa bàn để tuyên truyền giáo dục hoặc
trực tiếp tiến hành tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau.
Thứ ba, tăng cường công tác tuần tra tại địa phương, chú ý đến hoạt động
các băng, đảng, ổ, nhóm. Về các cơ quan có đang bảo quan tài sản công cũng
hết sức chú ý đến các biện pháp bảo vệ được hiệu quả.
15
C.
KẾT LUẬN
Như vậy, qua việc tìm hiểu các phương pháp điều tra hình sự, cụ thể là
trong vụ án cướp tài sản, có thể thấy được rằng, để có căn cứ kết luận điều tra,
đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can phạm tội cướp tài sản ra trước pháp luật,
CQĐT cần phải tiến hành đầy đủ những trình thự, thủ tục luật định, đồng thời
có kế hoạch, triển khai kế hoạch trên thực tế bằng những phương pháp, chiến
thuật phù hợp. Áp dụng các biện pháp điều tra luật định một cách linh hoạt,
mềm dẻo và xác định đúng hướng của vụ án, nhằm đảm bảo đầy đủ. chính xác
những căn cứ để ra kết luận điều tra, đề nghị truy tố và gửi sang Viện kiểm sát.
16
MỤC LỤC
17