Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía bắc sau 1986 từ góc nhìn văn hóa tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.52 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BẾ THỊ THU HUYỀN

TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN DÂN TỘC THIỂU SỐ
MIỀN NÚI PHÍA BẮC SAU 1986 TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9 22 01 21

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2018


Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu
Phản biện 2: PGS.TS. Hà Văn Đức
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Văn Toàn

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại
Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,


477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi ….giờ … ngày … tháng … năm 201…

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 1986, văn học các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đã đạt được
một bước tiến dài trong đó khu vực MNPB có sự phát triển nổi bật hơn cả. Khu
vực miền núi phía Bắc (MNPB) là vùng văn hóa có sự giao thoa, tiếp biến và
tích hợp khá rõ về văn hóa của các tộc người cùng sinh sống, là khu vực tập
trung đông nhất những người cầm bút là đồng bào dân tộc với số lượng tác
phẩm lớn và có nhiều kết tinh nghệ thuật nhất cả nước ở thể loại tiểu thuyết.
Góc nhìn văn hóa (GNVH) tỏ ra phù hợp và có nhiều lợi thế khi nghiên cứu tiểu
thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 – bộ phận văn học hình thành và
phát triển trên một vùng văn hóa vào loại đặc sắc của nước nhà. Bản thân người
nghiên cứu là một người con dân tộc Tày đồng thời là một người nghiên cứu và
giảng dạy văn học tại một trường đại học thuộc khu vực MNPB; tôi mong muốn
sẽ trau dồi thêm những kiến thức và năng lực cần thiết trên hành trình giảng dạy
và nghiên cứu của mình. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Tiểu thuyết của
các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986 từ góc nhìn văn hóa”
làm đề tài nghiên cứu trong luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986
từ góc nhìn văn hóa nhằm chỉ ra cái nhìn độc đáo và dấu ấn văn hóa tộc người
trong tư duy nghệ thuật của họ.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, phác thảo tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà văn DTTS
MNPB sau 1986, lịch sử nghiên cứu văn học từ GNVH, từ đó đưa ra những đánh
giá khách quan và hướng tiếp cận của đề tài. Thứ hai, phân tích những tiền đề tự
nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội cùng những tác động của chúng vào đời sống văn
hóa của đồng bào các DTTS MNPB; phác họa diện mạo tiểu thuyết của các nhà văn
DTTS MNPB sau 1986 từ đó đánh giá sự nỗ lực và trưởng thành của đội ngũ nhà
văn. Thứ ba mô tả, lí giải và cắt nghĩa hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết của các
nhà văn DTTS MNPB. Thứ tư, nghiên cứu một số phương thức biểu đạt văn hóa
trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB tạo nên dấu ấn độc đáo về văn hóa
vùng miền, văn hóa tộc người.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

1


Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là tiểu thuyết của các nhà văn
DTTS MNPB sau 1986.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do số lượng tác phẩm khảo sát khá phong phú nên luận án, một mặt cố gắng
bao quát về diện, mặt khác, tập trung vào điểm, đi sâu nghiên cứu những tác phẩm
có chất lượng nghệ thuật cao, tiêu biểu cho tiểu thuyết DTTS MNPB từ 1986 đến
nay. Luận án dựa vào hướng tiếp cận văn hóa để lí giải, cắt nghĩa thành tựu cũng
như giới hạn của tiểu thuyết DTTS MNPB thời kì đổi mới chứ không tham vọng
nghiên cứu tất cả mọi vấn đề của bộ phận tiểu thuyết này.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp hệ thống
4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
4.3. Phương pháp liên ngành văn hóa học

4.4. Phương pháp thống kê – phân loại
4.5. Tiếp cận thi pháp học
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là đề tài đầu tiên khảo sát tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau
1986 từ góc độ văn hóa một cách hệ thống, chuyên sâu qua các bình diện: những
tiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội; những đặc trưng của chủ thể văn hóa như
những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên cội nguồn văn hóa trong tiểu thuyết.
Khảo sát, hệ thống hóa và giải mã các hệ biểu tượng trong tiểu thuyết của các nhà
văn DTTS MNPB sau 1986 dựa trên những đặc trưng văn hóa của khu vực MNPB,
từng vùng văn hóa nói chung và bản sắc văn hóa của từng cộng đồng dân tộc nói
riêng. Nghiên cứu một số phương thức nghệ thuật thể hiện và chuyển tải ý nghĩa
văn hóa, thông điệp văn hóa trong tác phẩm của các nhà văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình có ý nghĩa lí luận trong việc khảo sát, hệ thống hóa
những công trình nghiên cứu văn học trong và ngoài nước từ góc nhìn văn hóa, từ
đó đưa ra quan điểm, góc nhìn riêng soi chiếu từ hệ thống biểu tượng và các
phương thức biểu đạt văn hóa đặc thù. Luận án là công trình đầu tiên hệ thống hóa
một cách tương đối đầy đủ về tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986;
nghiên cứu, khám phá các tác phẩm tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB từ
GNVH thông qua hệ thống biểu tượng và một số phương thức biểu đạt văn hóa
trong tiểu thuyết của các nhà văn; qua đó thấy được dấu ấn văn hóa, gương mặt văn
hóa của cộng đồng các DTTS MNPB.

2


7. Cơ cấu của luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận
án được tổ chức thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2. Những tiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội và diện mạo tiểu

thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986
Chương 3. Hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986
Chương 4. Một số phương thức biểu đạt văn hóa trong tiểu thuyết của các
nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết của các tác giả là người DTTS MNPB
sau 1986
1.1.1.Những nghiên cứu có tính chất tổng quát
Hiện nay chưa có những công trình chuyên biệt nghiên cứu về tiểu thuyết
của các nhà văn dân DTTS MNPB mà mới chỉ xuất hiện những công trình nghiên
cứu có nhận xét, đánh giá chung về văn học, văn xuôi miền núi: Nhà văn các dân
tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (NXB Văn hóa dân tộc, 1988); 4 cuốn nghiên cứu
phê bình của Lâm Tiến: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (1995), Về
một mảng văn học dân tộc (1999), Văn học và miền núi (2002), Tiếp cận văn học
dân tộc thiểu số (2011); Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại – Một
số đặc điểm của nhóm tác giả Trần Thị Việt Trung – Cao Thị Hảo (NXB Đại học
Thái Nguyên, 2011). Những năm gần đây, nhiều cuộc hội thảo lớn nhỏ thể hiện mối
quan tâm đặc biệt với văn học DTTS đã được tổ chức: Hội thảo Văn học dân tộc
thiểu số với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kì đổi mới (2011 Lạng Sơn), Hội thảo khoa học quốc gia Ngôn ngữ và văn học vùng Tây Bắc (2014 Trường Đại học Tây Bắc); Hội thảo khoa học toàn quốc Phát triển văn học Việt
Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế (2014 – Viện Văn học).
1.1.2. Nghiên cứu về một số hiện tượng tiêu biểu
Một số bài nghiên cứu và các luận văn, luận án bước đầu tìm hiểu về tác giả,
hoặc một tác phẩm cụ thể trong mảng tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB
nhưng mới chỉ tập trung vào một số tác giả dân tộc Tày và một số tác phẩm nổi bật
của họ, còn nhiều tác giả, tác phẩm tiểu thuyết thuộc các dân tộc anh em khác ít
được các nhà nghiên cứu quan tâm.

3



1.1.3. Nghiên cứu từ góc độ văn hóa
Công trình Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc
thiểu số Việt Nam (Đào Thủy Nguyên (chủ biên) – Dương Thu Hằng) – NXB Đại
học Thái Nguyên, 2014, là công trình đầu tiên nghiên cứu phương diện văn hóa
trong văn xuôi DTTS. Một số công trình, bài viết khác cũng ít nhiều đề cập tới
phương diện văn hóa trong văn xuôi của các nhà văn DTTS khu vực MNPB. Các
công trình, bài viết đó tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau: (1) Ý nghĩa, tầm quan
trọng của bản sắc văn hóa trong văn học DTTS; (2) Vai trò của nhà văn DTTS với
việc thể hiện, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; (3) Sự thể hiện của bản
sắc văn hóa dân tộc trên phương diện nội dung văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói
riêng của các nhà văn DTTS MNPB; (4) Sự thể hiện của bản sắc văn hóa dân tộc
trên phương diện nghệ thuật văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng của các nhà
văn DTTS MNPB. Bên cạnh đó, đã có một vài bài viết trực tiếp tìm hiểu phương
diện văn hóa trong văn xuôi về MNPB khi nghiên cứu một tác giả, tác phẩm cụ thể.
1.2. Tình hình nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa
1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, hướng nghiên cứu văn học từ văn hóa có lịch sử từ thế kỉ
XIX, gắn với trường phái Văn hóa – lịch sử và triết học thực chứng ở Pháp mà tên
tuổi nổi bật là H.Taine (1828 – 1893). Sang thế kỉ XX, nhà triết học người Đức E.
Casirer nghiên cứu văn học từ góc độ huyền thoại học như một kiểu tư duy cổ xưa
nhất của con người. Từ góc độ kí hiệu học, Iu.M.Lotman – người sáng lập trường
phái nghiên cứu Tartu – Moskva đã nhận ra sự tương tác của các kênh thông tin
như một phạm trù xã hội. Iu.M.Lotman là người có công lớn trong việc đề xướng
giải mã văn bản văn học bằng kí hiệu. Trường phái Phân tâm học mà người đặt nền
móng là Sigmund Freud cũng có những đóng góp đáng kể trong việc xác nhận và
khẳng định vai trò của văn hóa đối với văn học. Xu hướng vận dụng các quan điểm
và thành tựu văn hóa để lí giải văn học ở Nga xuất hiện vào khoảng giữa thế kỉ XX
mà người khởi xướng là M. Bakhtin. Công trình của ông có thể coi là một bước

ngoặt trong nghiên cứu văn học từ góc độ văn hóa: Sáng tác của F.Rabelais và nền
văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng (1960). Tại Anh, hướng nghiên cứu văn
học từ văn hóa nảy sinh từ những năm 50 với trường phái Birmingham (R.
Williams, R.Hoggart), ở Đức với trường phái Frankfurt (D. Kellner), những năm 70
ở Pháp với R.Barthes….
1.2.2. Trong nước

4


Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu ít nhiều có liên
quan đến văn hóa đối với những hiện tượng văn học cụ thể: Nguyễn Huệ Chi,
Trương Tửu, Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim, Trần Đình Hượu, Nguyễn Văn
Huyên, Trần Ngọc Vương... Đáng chú ý nhất là các công trình: Hồ Xuân Hương,
hoài niệm phồn thực (Đỗ Lai Thúy), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn
hóa (Trần Nho Thìn), Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa và Tiếp cận văn
học từ góc nhìn văn hóa (Lê Nguyên Cẩn)... Ở Việt Nam cũng đã xuất hiện những
công trình của các nhà nghiên cứu chủ động nghiên cứu văn học từ văn hóa, xác lập
quan niệm nghiên cứu văn học từ văn hóa hoặc giới thiệu lí thuyết nghiên cứu văn
học từ văn hóa của các học giả phương Tây: Quan hệ giữa văn chương và văn hóa
Việt Nam của Phan Ngọc; Giá trị văn hóa của văn học Việt Nam, Ý thức văn hóa
của văn học cách mạng Việt Nam sau 1945 (Trần Đình Sử); Phương pháp nghiên
cứu văn học của Nguyễn Văn Dân; Từ cái nhìn văn hóa, Phê bình văn học – con
vật lưỡng thê ấy (Đỗ Lai Thúy); Vị thế của văn học trong sân chơi văn hóa trong
tiến trình lịch sử (Lã Nguyên); Giải mã văn học từ mã văn hóa (Trần Lê Bảo); Văn
hóa như nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương (Nguyễn Văn Hạnh); Sáng
tác của F.Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng (của
M.Bakhtin do Từ Thị Loan dịch); Kí hiệu học văn hóa (của Iu.Lotman do Lã
Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử dịch)... Thời gian gần đây, xu hướng nghiên
cứu về kí hiệu, biểu tượng, cổ mẫu, huyền thoại trở thành hướng nghiên cứu được

nhiều nhà nghiên cứu quan tâm: Kí hiệu học văn hóa (Trần Đình Sử, La Khắc Hòa,
Đỗ Hải Phong); Văn chương như kí hiệu đa văn hóa (Lê Huy Bắc), Kí hiệu học văn
hóa (giáo trình đại học – Nguyễn Tri Nguyên); Biểu tượng: từ kí hiệu học đến tu từ
học tiểu thuyết (Cao Kim Lan), Từ kí hiệu đến biểu tượng (Trịnh Bá Đĩnh); Phê
bình cổ mẫu và cổ mẫu nước trong văn chương Việt Nam (Nguyễn Thị Thanh
Xuân); Nghiên cứu biểu tượng – một số hướng tiếp cận lí thuyết (Đinh Hồng Hải)...
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hướng tiếp cận của đề tài
1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về văn xuôi DTTS hiện đại đã chỉ ra được một số
đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của bộ phận văn học này. Một số công trình đã
tiếp cận các tác giả cụ thể và bước đầu có những nhận định về một vài phương diện
văn hóa trong sáng tác của một tác giả hoặc tác phẩm lẻ tẻ. Chưa có công trình
chuyên biệt nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống về thể loại tiểu
thuyết của các nhà văn DTTS MNPB từ GNVH.
1.3.2. Hướng tiếp cận của đề tài

5


1.3.2.1. Tiếp cận từ hệ thống biểu tượng
Sử dụng hệ thống biểu tượng như một mã văn hóa đặc thù, tiểu thuyết của
các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 đã tạo dựng được trường văn hóa, thẩm mỹ
riêng cho tác phẩm cũng như góp phần phác họa một cách nghệ thuật những đặc
trưng văn hóa nổi bật, tiêu biểu góp phần phác họa gương mặt văn hóa đặc sắc của
đồng bào mình.
1.3.2.2. Tiếp cận từ một số phương thức biểu đạt văn hóa
Một số phương thức biểu đạt văn hóa được các nhà văn DTTS MNPB sử
dụng hiệu quả đó là nghệ thuật sử dụng huyền thoại, nghệ thuật sử dụng các motif
và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Những yếu tố này không chỉ góp phần vào việc tổ
chức văn bản nghệ thuật mà quan trọng hơn, đó là những yếu tố có mối quan hệ

mật thiết với việc thể hiện và chuyển tải những thông điệp văn hóa, chiều sâu văn
hóa mà các tác giả DTTS MNPB muốn gửi gắm trong tiểu thuyết của mình.
Tiểu kết chương 1
Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về
tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 từ GNVH. Luận án đã điểm lại
một cách sơ lược những nghiên cứu văn học từ GNVH qua các công trình của các
nhà nghiên cứu nước ngoài và trong nước, thấy được sự vận động, sự kế thừa, sự
thay đổi và cả những tư duy đột phá của các nhà nghiên cứu, coi đó là phông nền
mang tính lí thuyết, là những gợi dẫn quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài.
Chương 2
NHỮNG TIỀN ĐỀ TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ DIỆN
MẠO TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN DTTS MNPB SAU 1986
2.1. Những tiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội khu vực MNPB
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực MNPB
Khu vực MNPB là một khu vực có điều kiện thiên nhiên rất đặc biệt, có địa
hình đa dạng và phức tạp với đầy đủ các dạng địa hình, bao gồm đồi núi, đồng
bằng, bờ biển và thềm lục địa, có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài. Đặc
biệt trong khu vực MNPB có dãy Hoàng Liên Sơn được người Thái gọi là “sừng
trời” (Khau phạ) trở thành biên giới tự nhiên ngăn cách hai vùng Tây Bắc và Đông
Bắc. Tây Bắc là vùng địa lí điển hình và độc đáo với núi non hiểm trở, trùng điệp,
nhiều dòng sông, nhiều cao nguyên cùng với những cánh đồng rộng lớn. Địa hình
hiểm trở và giao thông đi lại khó khăn dẫn tới kinh tế của các cộng đồng dân tộc
vùng Tây Bắc thường mang tính chất khép kín, thiên về tự cấp tự túc, vì vậy, văn

6


hóa vùng Tây Bắc cũng nghiêng về tính chất tĩnh, ít giao lưu, biến đổi. Đông Bắc là
vùng có địa hình ít bị chia cắt nên giao thông đi lại thuận lợi hơn vùng Tây Bắc.
Đây cũng là vùng chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sông Hồng lên vùng biên giới

Đông Bắc, là cửa ngõ giao thương với phía Nam Trung Quốc và với vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Đó chính là cơ sở quan trọng mang đến cho các hoạt động kinh tế và
giao lưu văn hóa của các dân tộc vùng Đông Bắc năng động và cởi mở hơn so với
tính chất khép kín, tĩnh tại của các dân tộc vùng Tây Bắc. Với điều kiện địa lí tự
nhiên và xã hội khác nhau, mỗi dân tộc đã tìm ra phương thức ứng xử với thiên
nhiên và xã hội theo những cách thức riêng.
2.1.2. Những tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội của khu vực MNPB
Văn hóa Tây Bắc đa dạng và độc đáo chính là sản phẩm của sự kết hợp và
đan xen các bản sắc riêng của hơn 20 dân tộc: Thái, Mông, Kháng, Xinh Mun, Lào
Lự... với văn hóa chủ thể là văn hóa Thái. Văn hóa dân tộc Thái cầu kì trong trang
phục nhưng đơn giản trong ẩm thực. Người Thái sống lối sống khép kín, trọng tình,
coi trọng gia đình bên ngoại. Các dân tộc sinh sống trong vùng Đông Bắc: Tày,
Nùng, Mông, Dao, Thái, Hoa… trong đó người Tày là cư dân bản địa lâu đời nhất,
có dân số đông nhất và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa của các
tộc người cùng khu vực. Khác với văn hóa Thái, văn hóa Tày đơn giản trong trang
phục nhưng lại khá cầu kì trong ẩm thực. Người Tày sống cởi mở, năng động, dễ
thích nghi, đề cao lí tính, xem trọng gia đình bên nội, xem nhẹ gia đình bên ngoại.
Cùng chia sẻ “quyền lực” với các tộc người Tày – Thái trong vành đai quyền lực
vùng núi thấp và thung lũng là tộc người Mường. Văn hóa của dân tộc Mường vừa
có nhiều nét tương đồng gần gũi với văn hóa Kinh, vừa có nhiều nét ảnh hưởng từ
văn hóa Thái. Vượt thoát lên trên “vành đai quyền lực” vùng núi thấp và thung lũng
Tày – Thái – Mường, dân tộc Mông cư trú rải rác trên các vùng núi cao tạo thành
“vành đai hay dải quyền lực đỉnh núi” (Nguyễn Mạnh Tiến). Văn hóa Mông là một
thực thể văn hóa riêng biệt, độc đáo, trang phục đặc sắc, ẩm thực đơn giản, đời
sống vật chất còn nhiều thiếu thốn nhưng văn hóa tinh thần vô cùng phong phú.
Bên cạnh các dân tộc người chủ thể có vai trò quan trọng trong việc tạo lập, duy trì
và phát triển gương mặt văn hóa vùng, các dân tộc sống xen kẽ với dân số ít hơn
thường chịu sự thâu thuộc văn hóa của tộc người chủ thể song vẫn giữ được những
nét văn hóa đặc sắc riêng biệt của tộc người mình, đó là các dân tộc Nùng, Giáy,
Dao... cùng góp phần mang đến sự đa dạng trong thống nhất của các vùng văn hóa

Việt Nam.

7


Mặc dù khu vực MNPB có sự cộng cư lâu dài và khá phức tạp của nhiều tộc
người thiểu số nhưng có thể hình dung theo hai cách: Cách thứ nhất: sự phân chia
theo vùng văn hóa, khu vực MNPB có sự phân chia thành hai vùng văn hóa rõ rệt là
vùng văn hóa Tây Bắc với văn hóa chủ đạo là văn hóa Thái, vùng văn hóa Đông
Bắc (Việt Bắc) với văn hóa chủ đạo là văn hóa Tày; các tộc người khác sống đan
xen và ít nhiều chịu sự ảnh hưởng, thâu thuộc văn hóa của tộc người chủ thể. Cách
thứ hai: sự phân chia theo độ cao: MNPB được phân chia thành hai vành đai
“quyền lực”: Vành đai “quyền lực” vùng núi thấp và thung lũng Tày – Thái –
Mường và vành đai “quyền lực” đỉnh núi - Mông; các tộc người khác sống xen kẽ
và chịu sự ảnh hưởng, tác động của các tộc chủ thể. Do đó, đời sống văn hóa các
DTTS cư trú tại khu vực này vừa là sự tổng hợp một cách tự nhiên bởi mối giao
lưu, ảnh hưởng, tiếp biến sắc thái văn hóa của các tộc người vừa là sự hiện hữu một
số nét văn hóa riêng của mỗi tộc người ấy.
2.1.3. Đặc điểm văn hóa của các tộc người thiểu số MNPB
2.1.3.1. Vũ trụ quan
Đời sống tâm linh của hầu hết các DTTS MNPB đều tồn tại quan niệm “vạn
vật hữu linh”. Theo đó, mỗi sự vật trong thiên nhiên đều có một vị thần to lớn, kì bí
trú ngụ: thần núi, thần rừng, thần thổ địa, thần sông... Mặc dù mỗi DTTS vùng cao
phía Bắc đều có phong tục tập quán riêng, nhưng lại có những điểm chung trong
các tập tục bảo vệ môi trường, môi sinh của đồng bào như: coi “nước” là “mẹ”,
“rừng” là “thần”, “thú hoang” là “bạn”, cây cỏ có “linh hồn”. Vì vậy, hầu hết các
cộng đồng DTTS vùng cao đều có những quy định rõ ràng, nghiêm ngặt về bảo vệ
nguồn nước, bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn. Đó là một trong những cách ứng
xử tiến bộ, mang đậm ý nghĩa nhân văn, thể hiện sự tôn trọng môi trường sinh thái
và khát vọng chung sống hài hòa với “mẹ” thiên nhiên của đồng bào.

2.1.3.2. Nhân sinh quan
Điểm chung trong quan niệm nhân sinh của các tộc người thiểu số khu vực
MNPB đó là quan niệm về kiếp luân hồi, quan niệm về luật nhân quả. Niềm tin về
thế giới của người chết – thế giới của tổ tiên là cơ sở quan trọng của tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên trong đời sống văn hóa của đồng bào. Bên cạnh đó nhiều tộc người
thiểu số vẫn duy trì tín ngưỡng thờ vật tổ (totem giáo). Tinh thần gia tộc (cùng dòng
họ) rất mạnh mẽ trong đồng bào các DTTS. Nhân sinh quan của các tộc người thiểu
số khu vực MNPB chi phối sâu sắc tới đời sống văn hóa, quan niệm và cách ứng xử
của con người với thế giới thần linh, ma quỷ, thái độ và cách ứng xử của con người
với tổ tiên, gia đình, với các cá nhân khác và với cộng đồng xã hội.

8


2.1.3.3. Căn tính văn hóa của các tộc người
Điểm nổi bật trong căn tính văn hóa dân tộc Tày là lòng tự tôn sâu sắc. Người
Tày nặng về tư duy lí tính, mạnh mẽ, dứt khoát trong chinh phục tự nhiên, năng
động, tự chủ, dễ thích nghi, có tầm nhìn rộng và nhạy bén với thời cuộc. Dân tộc
Thái với đặc trưng về một nền văn hóa khép kín, âm tính tạo nên đặc điểm tính
cách nổi bật là lối sống trọng tình, thủy chung. Người Thái thích thanh bình, không
ưa tranh chấp, coi trọng đời sống tình cảm, bởi vậy đời sống tinh thần của người
Thái khá kín đáo, hiền hòa, mang tính hướng nội. Người Mường với quan niệm
sống thực tế ăn sâu vào tâm thức, đặc điểm nổi bật của người Mường gói trọn trong
câu tục ngữ “Ăn cốt tươi, chơi cốt thật”. Dân tộc Giáy luôn mặc cảm về vị thế của
thân phận lép vế, bên lề. Dân tộc Mông, dân tộc Dao – những tộc người có nguồn
gốc từ phương Bắc luôn mang trong mình những ẩn ức về lịch sử thiên di, ẩn ức
mồ côi trong kí ức văn hóa tộc người.
2.2. Diện mạo tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986
2.2.1. Khái quát về tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986
Trước đổi mới, khu vực MNPB mới chỉ có vài ba gương mặt tác giả dân tộc

Tày: Nông Minh Châu với Muối lên rừng (1964); Vi Hồng với Đất bằng (1980),
Núi cỏ yêu thương (1984), Thung lũng đá rơi (1985). Sau 1986, các nhà văn DTTS
trưởng thành hơn trong cơ chế mới. Đây là giai đoạn đánh dấu sự xuất hiện của đội
ngũ đông đảo người DTTS viết tiểu thuyết thuộc nhiều DTTS khác nhau: Tày,
Thái, Nùng, Mường, Giáy, Mông... Tuy nhiên, sự phát triển của đội ngũ tác giả
cũng như số lượng tiểu thuyết của các DTTS trong khu vực MNPB còn nhiều
chênh lệch. Dân tộc Tày là DTTS có số lượng nhà văn lớn nhất ở khu vực với các
gương mặt nhà văn viết tiểu thuyết đông đảo, thuộc đủ các thế hệ, từ thế hệ các nhà
văn gạo cội mở đường như: Vi Hồng, Hoàng Luận, Triều Ân, Ma Trường Nguyên
đến các nhà văn thuộc thế hệ thứ hai như: Hữu Tiến, Hà Lâm Kỳ, Cao Duy Sơn và
tác giả trẻ thuộc thế hệ thứ ba là nữ nhà văn Chu Thanh Hương với số lượng tác
phẩm lớn (trên dưới 50 tiểu thuyết). Dân tộc Thái có 4 cuốn tiểu thuyết: Mối tình
mường Sinh, Đất bản quê cha (Vương Trung); Cơn lốc đen (Cầm Hùng), Tiếng thét
Tồng Lôi (Thái Tâm) góp phần khẳng định văn xuôi của dân tộc Thái luôn có một
vị thế vững vàng trong nền văn xuôi các DTTS khu vực MNPB. Một vài dân tộc
mới chỉ có sự xuất hiện của tác giả tiểu thuyết duy nhất, gương mặt đại diện cho cả
cộng đồng: dân tộc Mường: Hà Trung Nghĩa (Lửa trong rừng sa mu, Bão từ hai
phía, Gió bụi nhân gian); dân tộc Nùng: Địch Ngọc Lân (Hoa mí rừng); dân tộc

9


Mông: Mã Anh Lâm với Đối mặt phía nửa đêm; dân tộc Giáy: Lù Dín Siềng với
hai tác phẩm: Dưới chân núi Tiên và Vua phỉ.
Tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB chủ yếu tập trung vào một số đề
tài chủ yếu: đề tài lịch sử và đấu tranh cách mạng; đề tài xây dựng cuộc sống mới
với những vận động không ngừng của đời sống văn hóa xã hội của đồng bào vùng
cao; đề tài thế sự, đời tư, tìm hiểu và khám phá số phận cá nhân của những con
người miền núi; bên cạnh đó là những say mê và trải nghiệm của các nhà văn về
đời sống văn hóa của các DTTS MNPB. Sau đổi mới, nhờ những tác động tích cực

của môi trường văn hóa xã hội mới, tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB đã
có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Các nhà văn DTTS MNPB
đã có những nỗ lực đáng kể trong hành trình hoàn thiện hệ thống thể loại cho nền
văn học DTTS, góp phần quan trọng để văn học DTTS trở thành một bộ phận
không thể thiếu trong nền văn học đa dân tộc của nước nhà.
2.2.2. Đội ngũ các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 có sáng tác thể loại tiểu
thuyết
Nếu như trước 1986, các nhà văn DTTS có sáng tác thể loại tiểu thuyết chỉ có
vài ba người: Nông Minh Châu, Vi Hồng (đều là nhà văn Tày) thì từ năm 1986 đến
nay các nhà văn DTTS sáng tác thể loại tiểu thuyết tăng lên nhanh chóng về số
lượng: tăng thêm 17 nhà văn, trong đó, có thêm 10 nhà văn dân tộc Tày sáng tác
tiểu thuyết: Triều Ân, Cao Duy Sơn, Hoàng Quảng Uyên, Hữu Tiến (Tày – Cao
Bằng), Hoàng Luận, Ma Trường Nguyên (Tày – Thái Nguyên), Hoàng Hạc, Hà
Lâm Kỳ, Hoàng Hữu Sang (Tày – Yên Bái), Chu Thanh Hương (Tày – Lạng Sơn);
xuất hiện 3 nhà văn dân tộc Thái sáng tác tiểu thuyết: Vương Trung (Sơn La), Cầm
Hùng (Sơn La), Thái Tâm; một số dân tộc khác cũng đã bắt đầu có nhà văn đầu tiên
thể nghiệm với thể loại tiểu thuyết: Lù Dín Siềng (Giáy – Lào Cai), Địch Ngọc Lân
(Nùng – Yên Bái), Hà Trung Nghĩa (Mường – Phú Thọ), Mã Anh Lâm (Mông –
Lào Cai)... Các nhà văn DTTS hiện nay xuất hiện ngày càng đông đảo với những
tên tuổi được bạn đọc chú ý, nhiều nhà văn đã dần trở nên quen thuộc với độc giả.
Có thể phân chia đội ngũ nhà văn DTTS MNPB có sáng tác tiểu thuyết thành
ba thế hệ: Thế hệ thứ nhất là những nhà văn lão thành, có những nhà văn đã mất và
có những tác giả đã cao tuổi hiện nay không còn sáng tác: Vi Hồng, Lù Dín Siềng,
Hoàng Hạc, Hoàng Luận, Triều Ân, Vương Trung, Ma Trường Nguyên. Họ là
những người đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi nói chung và tiểu thuyết DTTS
nói riêng. Thế hệ thứ hai là những nhà văn trung tuổi – họ là lực lượng sáng tác
quan trọng nhất, chiếm số lượng đông đảo với nhiều tác phẩm tiểu thuyết để lại

10



những dấu ấn đậm nét trong nền văn học các DTTS Việt Nam: Cao Duy Sơn,
Hoàng Hữu Sang, Hoàng Quảng Uyên, Hà Lâm Kỳ (dân tộc Tày), Cầm Hùng, Thái
Tâm (dân tộc Thái), Địch Ngọc Lân (dân tộc Nùng), Hà Trung Nghĩa (dân tộc
Mường). Điểm nổi bật của các nhà văn DTTS thuộc thế hệ thứ hai đó là có nhiều
cây bút đã được đào tạo bài bản qua trường lớp do chính sách của Đảng và Nhà
nước về phát triển đội ngũ sáng tác người DTTS theo hướng chuyên nghiệp. Thế hệ
thứ ba là thế hệ những nhà văn trẻ, lớp nhà văn kế cận trong tương lai song số
lượng nhà văn ở thế hệ thứ ba có sáng tác thể loại tiểu thuyết chỉ đếm được một hai
người: Mã Anh Lâm (dân tộc Mông), Chu Thanh Hương (dân tộc Tày). Có thể
nhận thấy, thế hệ vàng (thế hệ thứ hai) đang già đi nhanh chóng, trong khi thế hệ
người viết trẻ (thế hệ thứ ba) còn vô cùng ít ỏi về số lượng, không đủ bù đắp cho
những thiếu hụt của nền văn học các DTTS khi thế hệ thứ hai gác bút.
Tuy nhiên, có một dấu hiệu đáng mừng đó là đội ngũ người viết tiểu thuyết
DTTS MNPB đang trưởng thành theo hướng chuyên nghiệp hơn. Nếu như trước
đó, các nhà văn DTTS hầu như rất ít phát biểu quan niệm sáng tác của mình thì gần
đây có ngày càng nhiều nhà văn đã phát biểu thành quan niệm sáng tác riêng. Trong
đó, có không ít những quan niệm sáng tác thực sự mới mẻ, hiện đại, thể hiện tài
năng và bản lĩnh cùng cá tính sáng tạo cũng như sự trưởng thành trong tư duy nghệ
thuật của đội ngũ người viết DTTS. Đã có nhiều tên tuổi được vinh danh với những
giải thưởng trong nước và khu vực: Ma Trường Nguyên, Cao Duy Sơn, Hữu Tiến,
Hoàng Quảng Uyên, Chu Thanh Hương...
Tiểu kết chương 2
Những tiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa xã hội đã có những tác động không
nhỏ tới sự hình thành văn hóa vùng và văn hóa các DTTS MNPB, in những dấu ấn
đậm nét trong phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, nếp cảm, nếp nghĩ của con
người nơi đây. Sau 1986, khu vực MNPB xuất hiện trên dưới 60 cuốn tiểu thuyết
của các tác giả DTTS, chiếm tỉ lệ tới 90% số lượng tiểu thuyết của các nhà văn
DTTS trong cả nước với nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, càng góp phần khẳng
định, khu vực MNPB là miền đất vàng của văn học DTTS Việt Nam.


11


Chương 3
HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN
DTTS MNPB SAU 1986
3.1. Giới thuyết về biểu tượng
3.1.1. Khái niệm biểu tượng
Có nhiều định nghĩa khác nhau về biểu tượng, nhưng tựu chung lại, khi nói
đến biểu tượng là nói đến một hình ảnh có khả năng đại diện cho một ý niệm sâu xa
của con người mà mối quan hệ giữa hình ảnh và ý niệm đó đã được hình thành
tương đối ổn định trong lịch sử và được cộng đồng nào đó thừa nhận, đến một mức
độ cứ nhắc đến hình ảnh đó người ta lập tức liên tưởng tới ý niệm đi kèm.
3.1.2. Biểu tượng văn hóa và biểu tượng văn học
Biểu tượng văn hóa là tài sản chung, có sẵn trong tâm thức của một cộng
đồng nào đó, nhưng nó không thể đi trực tiếp vào tác phẩm văn học mà phải qua
quá trình tái sinh, tái tạo, nhào nặn bằng tài năng và trí tưởng tượng của người nghệ
sĩ. Mỗi nhà văn, do đó, một mặt vừa phải kế thừa những biểu tượng truyền thống,
mặt khác phải sáng tạo thêm những biểu tượng mới để làm giàu có thêm những
biểu tượng văn hóa của dân tộc mình.
3.1.3. Cơ sở hình thành biểu tượng
Con người khi sinh ra đã có nhu cầu nhận thực thế giới rộng lớn xung quanh
và nhận thức chính mình. Chính nhu cầu nhận thức thế giới và nhận thức bản thể
của con người là cơ sở để hình thành biểu tượng.
3.1.4. Nội dung của biểu tượng
Biểu tượng mang tính đa nghĩa, những quan niệm văn hóa khác nhau hình
thành nghĩa của biểu tượng khác nhau. Biểu tượng mang lại cho chỉnh thể nghệ thật
chiều sâu ý nghĩa và những thông điệp thẩm mĩ riêng. Thông qua biểu tượng, có thể
giải mã được đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc.

3.2. Hệ biểu tượng về thiên nhiên
3.2.1. Biểu tượng rừng và biến thể
Vượt lên trên ý nghĩa là môi trường sống, rừng trở thành biểu tượng tâm linh
vô cùng thiêng liêng và bí ẩn với con người miền núi. Vũ trụ quan của người dân
miền núi với tín ngưỡng bách thần quan niệm “vạn vật hữu linh”, với họ, rừng cũng
có linh hồn nên rừng thường được gán cho những cái “mác” tâm linh huyền bí, cao
siêu như “rừng thiêng” (người H’Mông), “rừng cấm” (người Thái)… Họ đối đãi
với rừng như một người con đối với người mẹ vĩ đại, như một người trần mắt thịt
với một vị thần đầy quyền năng (Đối mặt phía nửa đêm, Mối tình mường Sinh).

12


Rừng là biểu tượng tâm linh, do đó nó có chức năng thanh tẩy mang đến cho con
người và muôn vật sự thanh sạch, trong lành (Mũi tên ám khói, Đàn trời). Biến thể
của biểu tượng rừng là biểu tượng cây, mỗi tộc người lại có những loài cây riêng
trong tâm thức văn hóa của tộc người mình. Với người Mông, cây thông là loại cây
thiêng, cây nhà trời, biểu tượng cho sự kết nối, cho sự tương thông tâm linh giữa
cuộc sống trần thế và chốn linh thiêng; cây thông còn biểu trưng cho ý chí, sự quyết
liệt, gai góc, sức sống bền bỉ và nghị lực phi thường của người Mông (Gió Mù
Căng – Hà Lâm Kỳ). Người Thái coi cây chò rừng thiêng là sự vật kết nối cuộc
sống trần gian với thế giới của nhà trời (Mối tình mường Sinh – Vương Trung).
Người Tày coi rễ cây là sự gắn kết bền chặt giữa con người cá nhân với cộng đồng
với triết lí hướng về nguồn cội (Rễ người dài – Ma Trường Nguyên); Người Thái
lại lựa chọn hoa ban là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, biểu tượng cho lối sống
trọng tình, thủy chung của tộc người (Mối tình mường Sinh – Vương Trung).
3.2.2. Biểu tượng sông và biến thể
Trong tâm thức của các tộc người thiểu số, dòng sông là biểu tượng cho
những biến thiên, thăng trầm của lịch sử, gắn với sự tan hợp, chia li, đoàn tụ; dòng
sông là dòng kí ức, hoài niệm của quá khứ; dòng sông còn là biểu tượng của mẫu

mẹ, gợi nhắc sự thiêng liêng, trong sạch, nuôi dưỡng và thanh lọc tâm hồn con
người (Cực lạc, Đàn trời – Cao Duy Sơn). Qua biểu tượng sông, các nhà văn đã
gửi gắm những triết lí, trăn trở, suy tư về cuộc đời vô cùng sâu sắc. Biến thể của
sông là thác. Thác là biểu tượng của đường lên trời, biểu tượng cho sự tái sinh (Mũi
tên ám khói – Ma Trường Nguyên); biểu tượng của sự tương thông giữa con người
trần thế với cõi thiêng, là nơi con người gửi gắm những ước nguyện thiêng liêng,
thầm kín đến đấng tối cao (Đàn trời, Cao Duy Sơn).
3.1.3. Biểu tượng đá và biến thể
Tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB đã xây dựng đá như một biểu tượng
tâm linh (Đối mặt phía nửa đêm – Mã Anh Lâm); đá là biểu tượng mang chiều sâu
trí tuệ, biểu tượng đầy tự hào về nguồn cội, về quê hương xứ sở trong tâm thức tộc
người (Đối mặt phía nửa đêm – Mã Anh Lâm; Cực lạc, Hoa mận đỏ - Cao Duy
Sơn)... Núi là biểu tượng cho bản làng, quê hương, cho những gì gần gũi, thân
thuộc nhất với đời sống con người; núi là đường lên trời, là vật kết nối cuộc sống
trần thế với chốn linh thiêng (Tình xứ mây – Ma Trường Nguyên).
Những dấu ấn của môi trường địa văn hóa – sinh kế và tâm thức tộc người in
dấu khá rõ qua hệ biểu tượng về thiên nhiên trong tiểu thuyết của mỗi dân tộc. Hệ
biểu tượng về thiên nhiên trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB còn cho

13


thấy mối quan hệ và cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên. Thái độ
kính sợ và tôn trọng tự nhiên gắn liền với những tín ngưỡng nguyên thủy, những
nghi lễ cúng tế, thần thiêng hóa tự nhiên của người miền núi; từ đó tạo nên “luật bất
thành văn” nhằm bảo vệ môi trường sinh thái của các tộc người làm nên nét đẹp
văn hóa trong đời sống của người dân miền núi.
3.3. Hệ biểu tượng về con người
3.3.1. Biểu tượng ngực
Trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB, biểu tượng ngực xuất hiện

trở đi trở lại nhiều lần, với nhiều ý nghĩa. Trước hết, ngực là biểu tượng cho vẻ đẹp
thanh tân khỏe mạnh, ngồn ngộn sức sống, đậm chất phồn thực của người con gái
vùng cao. Ngực còn có ý nghĩa tượng trưng cho tính nữ, chứa đựng giá trị ngợi ca
sự sinh – sự dưỡng và tình yêu thương, che chở của người mẹ. Ngực còn là biểu
tượng của khát vọng yêu đương – đó là thứ khát vọng bị dồn nén nhưng vô cùng
mạnh mẽ, thể hiện sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của những con người miền núi.
Qua đó, các nhà văn DTTS đã thể hiện cái nhìn đầy nhân văn và tấm lòng thấu cảm
với những ước mong hạnh phúc chính đáng của con người.
3.3.2. Biểu tượng trang phục
Với người dân miền núi, trang phục là biểu tượng cho truyền thống, lòng tự
hào và tự tôn dân tộc. Trang phục là sự tôn vinh, là biểu tượng cho vẻ đẹp bên
ngoài của người phụ nữ miền núi đồng thời là thước đo tài năng, phẩm chất tốt đẹp
của họ. Với người DTTS, trang phục truyền thống của dân tộc còn có ý nghĩa như
những kỉ vật quý giá, được trân trọng và gìn giữ cẩn thận trong suốt cuộc đời. Mỗi
tộc người có một bộ trang phục riêng biệt, thể hiện quan niệm thẩm mĩ và quan
niệm nhân sinh của cả tộc người. Đằng sau những bộ trang phục còn là những câu
chuyện thấm thía về lịch sử, về văn hóa, những quan niệm tâm linh gắn với những
niềm tin thiêng liêng, tuyệt đối.
3.3.3. Biểu tượng tiếng đàn, tiếng hát
Thiên nhiên kì vĩ, hoang sơ với những bản nhạc bất tận của sông chảy, suối
reo, thác đổ, người dân miền núi vốn mang trong mình một tâm hồn nghệ sĩ lãng
mạn, do đó, đàn, hát trở thành một bản năng sống của con người. Trong nhiều tác
phẩm, các nhà văn DTTS đã tạo dựng biểu tượng tiếng đàn, tiếng hát – biểu tượng
của tài năng thiên phú, của quyền năng đặc biệt được trao bởi đấng linh thiêng.
Tiếng đàn, tiếng hát là biểu tượng cho thế giới tâm hồn phong phú, nhạy cảm, biểu
tượng cho tình yêu và khát vọng của những chàng trai, cô gái miền núi. Các nhà
văn còn khai thác ý nghĩa của tiếng đàn, tiếng hát trong chiều sâu văn hóa gắn với

14



những kí ức thiêng liêng của mỗi tộc người, tạo nên sợi dây bền chặt gắn kết cá
nhân với cộng đồng dân tộc.
3.4. Hệ biểu tượng về môi trường xã hội
3.4.1. Biểu tượng ngôi nhà, bếp lửa
Ngôi nhà với bàn thờ tổ tiên gắn liền với nhân sinh quan của con người miền
núi, là biểu tượng thiêng liêng của gia đình, dòng tộc; là nơi thực thi và thể hiện của
phong tục tập quán, nề nếp gia phong – tại nơi đó, những nét văn hóa đặc sắc, độc
đáo của mỗi dân tộc được bộc lộ tập trung và sắc nét. Ngôi nhà còn là biểu tượng
nơi để trở về, là nơi neo đậu bền chặt của tâm hồn con người. Tính cách của gia
chủ, cuộc sống và mối quan hệ của mọi người trong gia đình cũng được thể hiện
phần nào qua hình ảnh ngôi nhà của chính họ. Qua đó, các nhà văn DTTS MNPB
đã khẳng định ý nghĩa văn hóa của ngôi nhà đối với đời sống tinh thần của con
người, muốn giữ cho ngôi nhà bền vững cùng năm tháng, phải giữ cho được nề nếp
gia phong. Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trở thành thước đo, thành
thứ đảm bảo cho sự trường tồn của mỗi ngôi nhà.
Trong ngôi nhà của nhiều DTTS MNPB, bếp lửa giữ vị trí trung tâm và trở
thành một không gian văn hóa, biểu tượng văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời
sống tinh thần của đồng bào. Ngọn lửa nói chung, bếp lửa nói riêng đã góp phần
quan trọng làm nên đặc tính văn hóa của cộng đồng, trở thành một biểu tượng rất
đặc trưng, thành tín hiệu thẩm mĩ độc đáo trong đời sống văn hóa của người dân
miền núi. Bếp lửa vừa là biểu tượng cho tình cảm yêu thương trong gia đình vừa
mang ý nghĩa của sự nối tiếp truyền thống văn hóa giữa các thế hệ. Bếp lửa còn là
nơi nuôi dưỡng những phẩm cách, những khát vọng mang ý chí và nghị lực tộc
người. Bếp lửa là biểu tượng cho sự tần tảo, đảm đang, khéo léo, là tấm lòng ấm
nóng giàu tình yêu thương của người phụ nữ miền núi dành cho gia đình, con cái.
Bếp lửa còn là biểu tượng tâm linh thiêng liêng, thể hiện những quan niệm nhân
sinh độc đáo của cộng đồng các DTTS.
3.4.2. Biểu tượng chợ phiên, lễ hội
Chợ phiên, chợ tình là biểu tượng cho đời sống tâm hồn, tình cảm và quan

niệm nhân sinh lành mạnh, giàu tính nhân văn của người dân miền núi. Chợ phiên,
chợ tình là biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc của đồng
bào. Mọi người đến phiên chợ như được cởi bỏ hết ân oán, bực dọc, muộn phiền,
sầu não của đời thường. Những đôi lứa mang đến cho nhau lời thủ thỉ tâm tình,
những yêu thương chất chứa vốn bị kìm tỏa bấy lâu. Vẻ đẹp nhân văn của chợ
phiên, chợ tình, do đó như thấm đượm hơn chiều sâu văn hóa của con người vùng

15


cao. Chợ phiên còn là không gian để con người miền núi thể hiện nét đẹp văn hóa
trong ứng xử và lối sống của cộng đồng mình.
Lễ hội trước hết là nơi thực hành những nghi lễ dân gian, thể hiện một cách
tập trung những quan niệm tâm linh của người dân miền núi. Lễ hội là nơi hội tụ và
lan tỏa những niềm vui, là ngày vui đặc biệt trong năm luôn được đồng bào mong
đợi. Lễ hội là dịp đặc biệt để những chàng trai, cô gái miền núi tìm bạn tình, bạn
đời, đồng thời lễ hội biểu tượng cho những quan niệm sống, những tư tưởng tiến bộ
của con người miền núi. Qua đó, các nhà văn DTTS MNPB như muốn truyền đi
một thông điệp: giữ gìn sự nguyên sơ, trong sáng và vẻ đẹp văn hóa thuần phác
trong lễ hội của đồng bào DTTS miền núi trước sự xâm thực của văn hóa ngoại lai
hay sự áp chế từ nền văn minh hiện đại là một việc làm vô cùng quan trọng và cấp
thiết nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa cổ truyền – cái làm nên hồn cốt của văn
hóa mỗi tộc người.
Xuất phát từ những quan niệm nhân sinh và căn tính văn hóa đặc trưng của
tộc người, các nhà văn thuộc mỗi tộc người khác nhau lại có những kiến tạo văn
hóa riêng trong việc lựa chọn và thổi hồn vào các biểu tượng về con người và biểu
tượng về văn hóa xã hội, qua đó thể hiện quan niệm và cách ứng xử văn hóa giữa
con người với chính mình, với người khác và với cộng đồng.

16



Chương 4
MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA CÁC NHÀ VĂN DTTS MNPB SAU 1986
4.1. Nghệ thuật sử dụng huyền thoại
Thông qua việc sử dụng huyền thoại trong tiểu thuyết, kí ức văn hóa dân gian của
mỗi tộc người được phục dựng theo cách riêng của mỗi nhà văn, tạo nên những không
gian văn hóa riêng cho từng tác phẩm. Loại đề tài đầu tiên của huyền thoại trong tiểu
thuyết của các nhà văn DTTS MNPB chính là huyền thoại giải thích nguồn gốc của tự
nhiên. Màu sắc kì ảo do các huyền thoại tạo ra góp phần mang đến tính chất thiêng
liêng và đầy bí ẩn cho thế giới tự nhiên xung quanh con người. Loại huyền thoại thứ hai
có ý nghĩa như là sự giải thích về các nghi lễ, các phong tục vốn tồn tại từ lâu và có một
ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của con người miền núi. Thứ ba là huyền
thoại giải thích về sự hình thành của một vùng đất, một địa danh, giải thích về một sự
việc theo hướng li kì. Những câu chuyện kì lạ với màu sắc cổ xưa hoang đường góp
phần làm cho địa danh được nhắc đến hay một sự việc bất thường trong câu chuyện
càng thêm bí ẩn và kì thú. Thứ tư là những câu chuyện mang màu sắc triết lí về những
vấn đề nhân sinh, về những mối quan hệ và cách ứng xử của con người đối với tự nhiên
và xã hội. Thứ năm là những câu chuyện kì lạ, hoang đường, rùng rợn bất chợt lóe lên
khi con người rơi vào những hoàn cảnh đặc biệt: lạc rừng, một mình trong đêm tối, khi
gặp nguy hiểm... Có khi, những huyền thoại về “ma gà”, “ma cà rồng” được đơm đặt và
gán cho con người với những mục đích xấu là khởi nguyên cho những bi kịch đau đớn
của biết bao con người vô tội. Không chỉ tái tạo những huyền thoại có sẵn trong tâm
thức văn hóa tộc người, các nhà văn DTTS MNPB còn để lại những dấu ấn cá nhân đặc
sắc thông qua việc kể lại các huyền thoại theo cách thức mới mẻ, độc đáo, thậm chí
sáng tạo những huyền thoại mới với những kiến giải thú vị. Yếu tố huyền thoại đã góp
phần làm nên giá trị cho nhiều tác phẩm và phát huy tác dụng trong việc tạo dựng
không gian văn hóa cho tác phẩm, dẫn dắt người đọc từng bước khám phá những vùng
hiện thực đa chiều, khám phá chiều sâu văn hóa, phục dựng kho kí ức văn hóa phong

phú, giàu có cùng với những triết lí nhân sinh độc đáo của các tộc người.

4.2. Nghệ thuật sử dụng các motif
Tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB chủ yếu sử dụng các motif phổ
biến trên hai bình diện: những motif trong xây dựng tình huống truyện và những
motif trong xây dựng các hình tượng nhân vật. Các nhà văn DTTS MNPB sử dụng
phổ biến các kiểu motif xây dựng tình huống truyện sau: motif ra đi – trở về; motif

17


yêu nhau – không đến được với nhau và kiểu motif tâm linh gắn với giấc mơ, điềm
báo, lời tiên tri. Những kiểu motif này một mặt làm cho câu chuyện được kể mang
màu sắc văn hóa dân gian truyền thống của các tộc người, mặt khác là cách thức thể
hiện những nét riêng trong tư tưởng và tư duy nghệ thuật của nhà văn. Ngoài sử
dụng motif trong tạo dựng cốt truyện, các nhà văn DTTS MNPB cũng sử dụng
nhiều motif trong xây dựng nhân vật. Những motif quen thuộc trong việc xây dựng
hình tượng nhân vật của các nhà văn DTTS MNPB sau đổi mới có thể kể đến:
motif nhân vật kì dị, motif những con người nguyên thủy của núi rừng và motif
người nghệ sĩ dân gian... Motif nhân vật kì dị về thể xác nhưng có tâm hồn cao đẹp
trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS thể hiện cái nhìn biện chứng và cảm quan
nhân văn sâu sắc. Motif những con người nguyên thủy của núi rừng thường là
những người cao tuổi, tốt bụng, có tấm lòng nhân ái, bao dung, sẵn sàng cưu mang,
giúp đỡ mọi người, sẵn sàng xả thân cứu giúp những người bất hạnh mà không
mong cầu sự đền đáp. Motif người nghệ sĩ dân gian là những người tiếp thu và phát
triển văn hóa truyền thống, người truyền giữ những giá trị văn hóa dân tộc cho
muôn đời sau. Việc sử dụng motif trong xây dựng cốt truyện và xây dựng hình
tượng nhân vật trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB trước hết thể hiện
tư duy truyền thống trong nhìn nhận về cuộc sống và con người của các nhà văn,
song cần được lí giải trên cơ sở vũ trụ quan, nhân sinh quan và căn tính văn hóa của

các tộc người thiểu số.
4.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
4.3.1. Hệ thống từ ngữ biểu đạt văn hóa miền núi
Cách đưa ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ vào tác phẩm đã góp phần mang đến cho người
đọc cảm xúc chân thực hơn về đời sống của đồng bào miền núi, thể hiện sự tinh tế, am
tường của các tác giả về kho tàng ngôn ngữ và văn hóa phong phú của tộc người mình.
Lớp từ vựng đó như một tín hiệu văn hóa quan trọng góp phần phục dựng không khí
mang dấu ấn văn hóa tộc người vô cùng độc đáo. Ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ có khi lại được
các tác giả đưa vào ngôn ngữ tiểu thuyết dưới dạng những bài đồng dao, những bài hát
ru dân gian. Các nhà văn DTTS MNPB đã tận dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian
của dân tộc trong việc tổ chức ngôn ngữ, tổ chức truyện kể. Các thành ngữ, tục ngữ có
khi xuất hiện trong lời của người dẫn truyện (lời tác giả), có khi lại xuất hiện trong lời
của các nhân vật trong truyện. Sử dụng một cách linh hoạt và biến hóa những thành
ngữ, tục ngữ dân gian đã tạo nên những hiệu ứng đáng kể đối với độc giả, giúp nhà văn
phục dựng, tái hiện một cách chân thực và

18


sinh động khí quyển văn hóa miền núi cùng với những kí ức văn hóa của cộng đồng,
đồng thời còn là một cách thức hiệu quả góp phần thể hiện cá tính của nhân vật.

4.3.2. Những phép so sánh độc đáo
Các nhà văn DTTS MNPB rất chú trọng đến việc vận dụng thủ pháp so sánh
trong tiểu thuyết của mình, góp phần đắc địa trong việc thể hiện đặc trưng tư duy, cách
cảm, cách nghĩ của người dân miền núi. Trước hết là phép so sánh đơn với khả năng
liên tưởng tinh tế. Đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc thường có xu hướng lựa chọn những
hình ảnh so sánh trực tiếp, mạnh về cảm nhận bằng trực cảm. Đặc điểm của lối so sánh
này là cảm tính và nặng về miêu tả trực tiếp. Đồng bào dân tộc vùng Đông Bắc đặc biệt
dân tộc Tày thường sử dụng phương thức so sánh trực tiếp nhưng nghiêng về tính chất

gợi nhiều hơn tả của hình ảnh được so sánh; những cung bậc tình cảm phức tạp, tinh tế
của con người được cụ thể hóa qua những hình ảnh gợi cảm. Ngoài phép so sánh đơn,
phép so sánh liên hoàn thể hiện những dòng cảm xúc mạnh mẽ, sôi sục – cùng một nội
dung nhưng sử dụng nhiều hình ảnh so sánh khác nhau để nhấn mạnh, nêu bật ý hoặc
miêu tả những vòng sóng cảm xúc dâng lên mạnh mẽ. Các nhà văn vừa kế tục vừa sáng
tạo làm giàu cho giá trị biểu đạt của phương thức so sánh, ví von. Sống trong môi
trường gần gũi với thiên nhiên hoang dã, tâm hồn con người nơi đây phóng khoáng,
cảm quan thẩm mỹ của họ cũng gần gũi với tự nhiên. Những hình ảnh của tự nhiên như
núi, đá, đất, rừng, cây cối, tàu lá, con thú, vũ trụ… xuất hiện nhiều với những liên tưởng
vô cùng lí thú. Bên cạnh đó, các nhà văn DTTS MNPB thường xuyên sử dụng những
hình ảnh so sánh gần gũi với đời sống thực và phù hợp với nếp tư duy của người dân
miền núi: bồ thóc, cơm lam, cối chàm, kèn pí lè, bát rượu cần, búa lò rèn, cái cột nhà,
quả bí ngô, cây chuối, cơm nếp, thóc nếp… để so sánh với vô vàn những sự vật, sự việc
muôn hình vạn trạng mà họ bắt gặp trong cuộc sống. Nhờ đó, các nhà văn đã tạo ra rất
nhiều sự liên tưởng lí thú.

4.3.3. Những cách nói thể hiện đặc trưng tư duy của người miền núi
Những cách nói hồn nhiên, bộc trực theo lối tư duy trực cảm cụ thể của người
miền núi cũng được tận dụng một cách hiệu quả, là phương thức đắc địa góp phần thể
hiện chiều sâu văn hóa trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986. Cách
đo lường khoảng cách và tính đếm thời gian có thể coi là “đặc sản” của người dân miền
núi, mang đậm dấu ấn tư duy, cách cảm nhận và suy nghĩ của con người trong không
gian văn hóa của chính họ. Đó là sản phẩm của kiểu tư duy đặc thù xuất phát từ cảm
quan hiện thực riêng biệt, độc đáo của đồng bào. Những đơn vị đo lường trừu tượng đều
được cụ thể hóa một cách hồn nhiên gắn với những sự vật, hiện tượng gần gũi và quen
thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Ngôn ngữ tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB

19



còn mang một đặc trưng tư duy khá lí thú đó là những cách diễn đạt theo “cái lí”
của mỗi tộc người.
Tiểu kết chương 4
Việc sử dụng khéo léo huyền thoại và motif trong tiểu thuyết đã giúp các nhà văn
DTTS tạo dựng không khí, làm nổi bật màu sắc văn hóa đặc trưng của tộc người mình
thông qua việc làm sống dậy những kí ức văn hóa của cộng đồng dân tộc. Các nhà văn
cũng đã chú trọng nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc thù của các tộc người thiểu số qua
đó góp phần quan trọng trong việc thể hiện tâm hồn, suy nghĩ, tư duy của đồng bào.

20


KẾT LUẬN
1. Sau 1986, văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng của các tác giả DTTS
MNPB đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được những thành tựu nổi bật, thể
hiện sự cố gắng đáng ghi nhận của các nhà văn DTTS MNPB trong hành trình phát
triển của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong đó, thể loại tiểu thuyết đạt được bước
tiến dài chưa từng có trong lịch sử văn học các DTTS Việt Nam, đánh dấu sự hoàn thiện
về mặt thể loại, khẳng định những bước đi chắc chắn và nhiều triển vọng của nền văn
xuôi các DTTS Việt Nam. Hình thành trên một vùng đất được coi là “cái nôi văn hóa”
của các DTTS Việt Nam, khu vực MNPB với nền văn hóa đặc sắc, độc đáo vào bậc nhất
trong các vùng văn hóa Việt Nam, là địa bàn chung sống của trên dưới 40 DTTS, từ sau
đổi mới đến nay, khu vực MNPB chứng kiến sự ra đời của trên dưới 60 cuốn tiểu thuyết
của các tác giả DTTS, chiếm 90% tổng số tiểu thuyết của các DTTS trên cả nước, với
khoảng 16 gương mặt tác giả thuộc nhiều DTTS khác nhau: dân tộc Tày, Thái, Mường,
Nùng, Giáy, Mông... khẳng định vị thế ưu thắng của văn học DTTS khu vực MNPB so
với các khu vực khác trong hành trình phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Bạn đọc cả nước được chứng kiến sự trưởng thành của đội ngũ nhà văn DTTS viết tiểu
thuyết của khu vực MNPB qua các thế hệ, chứng kiến sự đổi thay, trưởng thành trong tư
duy nghệ thuật của các nhà văn DTTS cũng như chứng kiến sự ra


đời của nhiều cuốn tiểu thuyết ghi những dấu ấn sâu đậm trong nền văn học các
DTTS Việt Nam nói riêng, nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại nói chung.
2. Luận án đã phác thảo sơ lược những tiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa xã
hội độc đáo, đặc sắc của khu vực MNPB – có ý nghĩa như yếu tố địa – văn hóa góp
phần quan trọng vào việc hình thành những nét đẹp văn hóa độc đáo của mỗi tộc
người trong sự giao lưu, tiếp biến với văn hóa. Trong môi trường địa văn hóa, lịch
sử, xã hội đặc thù của khu vực MNPB, các tộc người thiểu số chính là những chủ
nhân thực sự của khu vực này, với những nét riêng biệt trong cảm quan về vũ trụ,
nhân sinh cùng những đặc trưng tâm lí, tính cách tộc người, cộng đồng các DTTS
nơi đây đã kiến tạo nên nền văn hóa độc đáo, làm nên sự đa dạng của những gương
mặt riêng trong tính thống nhất chung của văn hóa khu vực. Luận án cũng đã phác
thảo diện mạo tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 qua sự trưởng
thành của thể loại tiểu thuyết và sự trưởng thành của các thế hệ nhà văn DTTS,
thấy được những ưu điểm, những hạn chế của đội ngũ người viết DTTS cũng như
tiềm năng và những giới hạn trong các tác phẩm tiểu thuyết của chính họ.
3. Lấy văn hóa làm thước đo chủ đạo trong nghiên cứu văn học, chúng tôi lựa
chọn hướng tiếp cận đề tài từ hai phương diện chính: hệ thống biểu tượng và một số

21


phương thức nghệ thuật đặc thù nhằm biểu đạt văn hóa trong tiểu thuyết của các
nhà văn DTTS MNPB sau 1986.
Tiếp cận từ hệ thống biểu tượng, chúng tôi coi biểu tượng như bộ công cụ xương
sống để giải mã vẻ đẹp và những giá trị văn học, giá trị văn hóa trong tiểu thuyết của
các nhà văn DTTS MNPB sau 1986. Hệ biểu tượng trong tiểu thuyết của các nhà văn
DTTS MNPB từ 1986 đến nay tập trung vào 3 trục biểu tượng chính: Hệ biểu tượng về
thiên nhiên, hệ biểu tượng về con người và hệ biểu tượng về văn hóa xã hội. Hệ biểu
tượng về thiên nhiên được hình thành trên cơ sở yếu tố địa văn hóa - sự gắn bó chặt chẽ,

mật thiết giữa con người với thiên nhiên khu vực MNPB. Hình thành trên cơ sở sự
tương tác không ngừng giữa con người với môi trường tự nhiên và sự chi phối của quan
niệm “vạn vật hữu linh” của người dân miền núi, hệ biểu tượng về thiên nhiên được các
nhà văn DTTS MNPB tạo dựng không hiện lên như những hiện tượng địa lí mà là
những sinh thể kết đọng các giá trị văn hóa. Sự gắn bó và tương tác của mỗi tộc người
với môi trường sinh thái – địa văn hóa quy định xu hướng lựa chọn và kết tinh các biểu
tượng thiên nhiên trong tiểu thuyết của các nhà văn thuộc các DTTS khác nhau. Tìm
hiểu những biểu tượng mang vỏ bọc thiên nhiên này sẽ giúp ta tìm ra chìa khóa bước
vào thế giới tâm hồn, tâm linh và đời sống văn hóa muôn màu, muôn vẻ của đồng bào
các DTTS MNPB. Hệ biểu tượng này cho thấy sự tương tác chặt chẽ giữa con người và
giới tự nhiên, qua đó, làm hiển thị những triết lí nhân sinh và cách ứng xử với tự nhiên
của mỗi tộc người. Hệ biểu tượng về con người bao gồm các biểu tượng chủ yếu: biểu
tượng ngực, biểu tượng trang phục, biểu tượng tiếng đàn, tiếng hát. Xuất phát từ những
quan niệm nhân sinh và căn tính văn hóa đặc trưng riêng biệt của tộc người, các nhà văn
thuộc mỗi tộc người khác nhau lại có những kiến tạo văn hóa riêng trong việc lựa chọn
và xác lập các giá trị văn hóa thông qua các biểu tượng nghệ thuật độc đáo. Các nhà văn
DTTS MNPB đã gửi gắm quan niệm về vẻ đẹp khỏe khoắn, căng tràn sức sống, đậm
chất phồn thực của người con gái miền rừng. Biểu tượng ngực còn thể hiện sự đề cao,
trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và thiên chức thiêng liêng của người mẹ - biểu trưng cho mẫu
tính vốn ít được coi trọng trong xã hội miền núi (vốn chủ yếu theo tư tưởng phụ quyền).
Ngực còn là biểu tượng cho trái tim – tình cảm con người với đầy đủ các cung bậc cảm
xúc phong phú và phức tạp được các tác giả thể hiện một cách tinh tế và khéo léo, góp
phần phác họa chân dung tinh thần với bản tính hồn nhiên, chân chất, mộc mạc của con
người miền núi. Những khát vọng yêu đương mạnh mẽ, mãnh liệt của những chàng trai
cô gái miền rừng cũng được thể hiện qua biểu tượng ngực. Qua đó, các nhà văn DTTS
đã thể hiện cái nhìn đầy nhân văn và tấm lòng thấu cảm với những ước mong hạnh phúc
chính đáng của con người. Bộ trang phục của phụ nữ miền núi như một tác phẩm nghệ

22



thuật của sự cần cù, tỉ mỉ, sự tinh tế, khéo léo và óc thẩm mĩ của con người. Truyền
thống hội tụ ở đó, bản sắc cũng là ở đó. Mỗi tộc người có một bộ trang phục riêng biệt,
thể hiện quan niệm thẩm mĩ và quan niệm nhân sinh của cả tộc người. Đằng sau những
bộ trang phục còn là những câu chuyện thấm thía về lịch sử, về văn hóa, những quan
niệm tâm linh gắn với những niềm tin thiêng liêng, tuyệt đối. Biểu tượng tiếng đàn,
tiếng hát trở thành phương tiện hữu hiệu thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của con
người miền núi, thể hiện những khát vọng về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, đồng thời
góp phần làm sống dậy những giá trị văn hóa lâu đời của nền nghệ thuật dân tộc. Hệ
biểu tượng về văn hóa xã hội trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau Đổi
mới bao gồm biểu tượng ngôi nhà và bếp lửa, biểu tượng chợ phiên, lễ hội. Trong tâm
thức của các tộc người thiểu số MNPB, ngôi nhà hiện lên như một biểu tượng đặc biệt,
thể hiện vai trò, bản lĩnh, trách nhiệm của người trai miền núi; là biểu tượng thiêng
liêng của gia đình, dòng tộc, là nơi thực thi và thể hiện của phong tục tập quán, nề nếp
gia phong; là nơi lưu giữ những kí ức đẹp đẽ, là nơi trở về, nơi neo đậu bền chặt của
tâm hồn con người; ngôi nhà còn là biểu tượng thể hiện những quan niệm nhân sinh tiến
bộ của các cộng đồng DTTS MNPB. Chiếm vị trí trung tâm trong ngôi nhà của đồng
bào các DTTS MNPB là không gian bếp lửa. Bếp lửa trở thành một biểu tượng văn hóa
độc đáo, biểu thị sự gắn kết cộng đồng, kết nối các thế hệ; biểu tượng cho tấm lòng
nồng hậu của người dân miền núi nói chung, tấm lòng ấm nóng tình yêu thương, sự tảo
tần, đảm đang, khéo léo của người phụ nữ miền núi nói riêng. Chợ phiên là nơi lưu giữ
những kí ức đẹp đẽ trong lòng mỗi người dân vùng cao; là biểu tượng cho khát vọng tự
do, khát vọng hạnh phúc; biểu tượng cho đời sống tinh thần phong phú và những quan
niệm nhân sinh lành mạnh, giàu tính nhân văn của đồng bào miền núi. Biểu tượng lễ hội
là một biểu tượng văn hóa độc đáo – nơi hội tụ và lan tỏa niềm vui; nơi thực thi những
quan niệm về vũ trụ và nhân sinh; biểu tượng cho khát vọng tình yêu, tuổi trẻ, cho
những kí ức tươi đẹp vẹn nguyên trong đời sống tâm hồn của người dân vùng cao. Xuất
phát từ những quan niệm nhân sinh và căn tính văn hóa đặc trưng của tộc người, các
nhà văn thuộc mỗi tộc người khác nhau lại có những kiến tạo văn hóa riêng trong việc
lựa chọn và thổi hồn vào các biểu tượng về con người và biểu tượng về văn hóa xã hội,

qua đó thể hiện quan niệm và cách ứng xử văn hóa giữa con người với chính mình, với
người khác và với cộng đồng.
Tiếp cận từ một số phương thức biểu đạt văn hóa, chúng tôi đã khai thác nghệ
thuật sử dụng huyền thoại, nghệ thuật sử dụng các motif và nghệ thuật sử dụng ngôn
ngữ trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986. Hệ thống huyền thoại,
các tích truyện kể li kì được đưa vào các câu chuyện tạo bầu không khí đặc biệt, những

23


×