Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, chất lượng của một số giống lúa lai tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HIỀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, NĂNG
SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA
LAI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HIỀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, NĂNG
SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA
LAI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 62.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC THẠNH

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ

nguồn gốc.
Học viên

Nguyễn Thị Hiền


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, tôi đã hoàn thành bản luận
văn nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới các

thầy giáo, cô giáo trong Phòng quản lý đào tạo; Khoa Nông học, Trường Đại
học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Đức Thạnh
đã luôn quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm và công tâm trong suốt
quá trình tôi tiến hành nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.
Do còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên
không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến
bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi
được hoàn thiện hơn.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo, bạn bè,
đồng nghiệp, gia đình sự biết ơn sâu sắc và xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hiền


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ

ĐẦU


.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................
1
2. Mục đích của đề tài .......................................................................................
3
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 3
4. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................. 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..........................................................................
5
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trong và ngoài nước .......................
8
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới ............................. 8
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở trong nước .......................... 14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................... 24
2.1. Đối tượng, nội dung và địa điểm nghiên cứu...........................................
24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 24
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 24


4

2.1.3. Thời gian, địa điểm tến hành nghiên cứu ......................................... 25
2.2. Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 25
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................. 26
2.3.1. Các giai đoạn sinh trưởng .................................................................. 26



4

2.3.2. Thời gian sinh trưởng ........................................................................ 27
2.3.3. Chất lượng mạ.................................................................................... 27
2.3.4. Khả năng đẻ nhánh ............................................................................ 28
2.3.5. Chiều cao cây..................................................................................... 28
2.3.6. Các chỉ têu sinh lý ............................................................................ 28
2.3.7. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại .................................................... 28
2.3.8. Khả năng chống đổ và khả năng chịu lạnh ........................................ 30
2.3.9. Đặc điểm hình thái ............................................................................. 30
2.3.10. Đặc điểm nông học (Theo QCVN 01-55) [14]................................ 31
2.3.11. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ..................................
32
2.3.12. Đánh giá chất lượng các giống lúa .................................................. 33
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................
33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 34
3.1. Chất lượng mạ của các giống lúa thí nghiệm........................................... 34
3.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa............................. 35
3.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa ...................................................... 38
3.3.1. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ......................... 38
3.3.2. Khả năng đẻ nhánh của giống thí nghiệm...................................... 42
3.4. Chiều cao của các giống lúa thí nghiệm qua các thời kỳ sinh trưởng ..... 45
3.5. Một số chỉ tiêu sinh lý của các giống lúa thí nghiệm .............................. 49
3.5.1. Chỉ số diện tích lá của các giống lúa thí nghiệm ........................... 49
3.5.2. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm ............. 51
3.5.3. Khả năng chống chịu của các giống lúa......................................... 54
3.6. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa ........................................... 58
3.7. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm ........................ 59



5

3.8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa .....................................
60
3.9. Chỉ têu chất lượng gạo ............................................................................ 65


6

3.10. Chất lượng cơm của các giống thí nghiệm ............................................ 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 67
1. Kết luận ....................................................................................................... 67
2. Đề nghị ........................................................................................................ 68
PHỤ LỤC .......................................................................................................
72


7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CIAT

:

Trung tâm Quốc tế nông nghiệp nhiệt đới

CSTH


:

Chỉ số thu hoạch

FAO

:

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

IFPRI

:

Viện nghiên cứu chính sách lương thực Quốc tế

KL

:

Khối lượng

NHHM

:

Nhánh hữu hiệu vụ mùa

NHHX


:

Nhánh hữu hiệu vụ xuân

NSLTM

:

Năng suất lý thuyết vụ mùa

NSLTX

:

Năng suất lý thuyết vụ xuân

NSSVH

:

Năng suất sinh vật học NSTB

:

Năng suất tinh bột

NSTL

:


Năng suất thân lá

NSTTM

:

Năng suất thực thu vụ mùa

NSTTX

:

Năng suất thực thu vụ xuân

NTDM

:

Nhánh tối đa vụ mùa NTDX

:

Nhánh tối đa vụ xuân TLCK

lệ chất khô
TLTB

:

Tỷ lệ tinh bột


:

Tỷ


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới trong 10 năm
gần đây ............................................................................................. 9
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu thế giới
năm 2012 (về diện tích) ................................................................... 10
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam từ năm 2000-2014 .............. 16
Bảng 3.1. Chất lượng mạ của các giống lúa thí nghiệm ................................. 34
Bảng 3.2.Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm ....................... 36
Bảng 3.3. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa (số nhánh) .......................... 39
Bảng 3.4. Khả năng đẻ nhánh của giống thí nghiệm ...................................... 43
Bảng 3.5. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm ..... 47
Bảng 3.6. Chỉ số diện tích lá của các giống lúa thí nghiệm ............................ 50
Bảng 3.7. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa ................................ 52
Bảng 3.8. Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm.......
55
Bảng 3.9. Khả năng chống chịu của các giống lúa thí nghiệm ....................... 57
Bảng 3.10. Đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm ........................ 58
Bảng 3.11. Đặc điểm nông học của các giống thí nghiệm.............................. 59
Bảng 3.12. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa ......................... 61
Bảng 3.13. Chất lượng gạo của các giống lúa tham gia thí nghiệm ............... 65
Bảng 3.14. Chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm ............................. 66



viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa trong vụ mùa.................................40
Hình 3.2. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa trong vụ xuân................................42
Hình 3.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa qua 2 vụ.........................................45
Hình 3.4. Động thái chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm .............................48
Hình 3.5. Chỉ số diện tích lá của các giống lúa qua các thời kỳ ................................51
Hình 3.6. Khả năng tch lũy chất khô của các giống lúa qua các thời kỳ..................54
Hình 3.7. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa ....................64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta
và nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á. Châu Á là nơi sản
xuất và cũng là nơi tiêu thụ đến 90% sản lượng gạo trên thế giới. Ở những
nước sử dụng lúa gạo làm lương thực chính việc phát triển cây lúa được coi
là chiến lược quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Lúa gạo cũng là cây
lương thực chính góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế
giới.
Về công tác chọn tạo giống, nước ta trong những năm gần đây đã thu
được nhiều thành tích đáng kể. Trong thời gian qua các giống mới đã được
nghiên cứu và ứng dụng phục vụ cho nhu cầu đa dạng của sản xuất. Từ sử

dụng các giống nhập nội đến giống lúa lai đều nhằm mục đích tạo ra giống
mới có năng suất cao, sinh trưởng tốt và phù hợp với điều kiện sản xuất.
Huyện Phú Bình có diện tích đất tự nhiên 25.171,49 ha, trong đó diện
tch đất sản xuất nông nghiệp là 14.108,31 ha; đất lâm nghiệp 6.202,78 ha;
đất nuôi trồng thuỷ sản 464,32 ha, dân số trên 140.000 người. Hàng năm
diện tch đất 2 vụ ở huyện thường được trồng 2 vụ lúa nước vào vụ xuân
và vụ mùa. Việc khai thác và sử dụng đất 2 vụ trong vụ xuân và vụ mùa hiện
nay ở huyện Phú Bình đang được thúc đẩy theo hướng chuyển dịch cơ cấu
sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế góp phần
không nhỏ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện, giải quyết vấn đề
lương thực nhất là gạo có chất lượng cho người dân tại địa phương và các
vùng lân cận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




2

Ngoài ra, khai thác đất 2 vụ gieo trồng bằng các giống lúa triển vọng
cũng góp phần làm thay đổi tập quán, phương thức sản xuất tự cung, tự cấp,
chuyển sang sản xuất hàng hoá của một bộ phận nông dân nông thôn. Đó là
những mặt tch cực mà việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nhất là chuyển
dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





3

cơ cấu giống lúa trong nông nghiệp đem lại cho nông dân. Trong những năm
gần đây song song với việc nhập nội các giống lúa lai, việc nghiên cứu và sản
xuất giống lúa lai trong nước được đẩy mạnh. Nhiều giống lúa lai sản xuất
trong nước đã cho năng suất cao, chất lượng tốt góp phần đa dạng bộ
giống lúa trong cơ cấu sản xuất.
Phú Bình đươc biêt́ đến là một trong những huyện trọng điểm về sản
xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, sản lượng lương thực có hạt hàng
năm đứng đầu các huyện thành, sản lượng bình quân 72.000 - 75.000
tấn/năm chiếm gần 20% tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh. Số lượng tổng
đàn gia súc gia cầm cũng đứng đầu trong 9 huyện thành, sản lượng thịt hơi
xuất chuồng hàng năm chiếm từ 20-25% tổng sản lượng toàn tỉnh.
Những năm gần đây tốc độ công nghiệp hóa v à đ ô t h ị hóa trên
địa bàn huyện đã diễn ra nhanh chóng. Cùng với đó diện tích đất sản xuất
nông nghiệp (trong đó có diện tích đất lúa) cũng bị giảm đáng kể do
chuyển đổi mục đích sang xây dựng công nghiệp và các mục đích khác. Do
vậy để đảm bảo an ninh lương thực của địa phương thì giải pháp tối ưu là
tăng năng suất và hiệu quả sử dụng đất thông qua việc đưa các giống lúa lai
có tềm năng năng suất cao vào sản xuất để tăng sản lượng lúa.
Là huyện có điều kiện đất đai, vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp của huyện Phú Bình có nhiều khả năng phát triển nhất là
ngành trồng trọt và chăn nuôi. Tổng diện tch đất nông nghiệp của huyện

14.108,31 ha chiếm 56% diện tích đất tự nhiên, đây là điều kiện thuận lợi để
phát triển sản xuất cây lương thực, trong đó cây lúa là chủ yếu. Bước vào
thời kỳ đổi mới, chủ trương chỉ đạo chủ yếu của huyện là “Tập trung chỉ đạo

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn bằng việc áp dụng các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




4

tến bộ khoa học kỹ thuật tiên tến vào sản xuất nhằm đảm bảo an ninh
lương thực trên địa bàn”. Trên cơ sở định hướng đó, các nhiệm vụ trọng
tâm, các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




5

giải pháp mũi nhọn được xác định và tập trung thực hiện. Hệ thống thủy lợi
không ngừng được đầu tư xây dựng, sửa sữa để phục vụ tưới tiêu kịp thời
cho sản xuất lúa và hoa màu. Các giống lúa mới năng suất cao, chất lượng
gạo ngon được đưa vào sản xuất để dần thay thế các giống lúa cũ đã bị
thoái hóa đã giảm về năng suất và chất lượng, trọng điểm là đưa các giống
lúa lai vào sản xuất. Theo thống kê của huyện, những năm gần đây tỷ lệ
diện tích sản xuất lúa lai của huyện đã tăng lên đáng kể chiếm khoảng 30 40% tổng diện tch lúa. Để lựa chọn giống lúa lai phù hợp với điều kiện sinh
thái tại huyện và cho hiệu quả kinh tế cho sản xuất lúa chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài

“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, chất lượng của một số
giống lúa lai tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”
2. Mục đích của đề tài
Xác định được một đến hai giống lúa lai có năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở địa
phương, góp phần tăng giá trị sản xuất lúa và đáp ứng được một phần
nhu cầu của người tiêu dùng.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số giống lúa lai thí nghiệm
trong vụ Mùa 2014 và vụ Xuân 2015
- Đánh giá một số khả năng chống chịu của các giống lúa có triển vọng
trong vụ Mùa 2014 và vụ Xuân 2015.
- Đánh giá một số đặc điểm hình thái, nông học của các giống thí
nghiệm.
- Đánh giá khả năng cho năng suất và chất lượng các giống lúa thí
nghiệm trong vụ Mùa 2014 và vụ Xuân 2015.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




6

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống lúa lai so với giống gieo cấy đại
trà tại địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





7

4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
- Nghiên cứu xác định được thời gian sinh trưởng, phát triển,
năng suất của các giống lúa lai thí nghiệm là cơ sở cho việc chuyển dịch cơ
cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Lựa chọn được giống lúa lai có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh
tế cao, khuyến cáo nhân rộng mô hình với qui mô hợp lý.
- Góp phần định hướng cho nông dân chuyển từ sản xuất tự cung
tự cấp sang sản xuất hàng hoá.
- Đa dạng hoá thêm bộ giống lúa lai năng suất cao, chất lượng
tốt tại địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




8

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Giống là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng trong

nông nghiệp và là yếu tố giới hạn tăng năng suất trong sản xuất, từ xa xưa
với kinh nghiệm sản xuất thực tễn được tích lũy từ nhiều thế hệ, cha ông ta
đã khẳng định vai trò quan trọng của giống qua các câu ca dao tục ngữ để
truyền lại cho đời sau: “Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa”, hay “cố công
không bằng tốt giống” đó là những câu nói mà cha ông ta đã đúc rút để
khẳng định vai trò quan trọng của giống cây trồng trong sản xuất nông
nghiệp. Trong ngành trồng trọt nói chung thì giống cây trồng chính là yếu tố
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, năng suất, góp phần làm
giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Giống cây trồng là khâu rất quan trọng trong trồng trọt. Đặc tnh của
giống, yếu tố môi trường và kỹ thuật canh tác quyết định đến năng suất. Kiểu
gen tốt chỉ được biểu hiện trong một phạm vi nhất định của môi trường. Các
giống khác nhau được so sánh qua các môi trường khác nhau thì biểu hiện
năng suất khác nhau. Vì vậy, tnh ổn định và thích nghi của giống với môi
trường thường được sử dụng để đánh giá giống.
Giống cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng đặc biệt là giống lúa
lai chưa bao giờ đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất. Công tác nghiên cứu về
giống được tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới. Viện nghiên cứu lúa
quốc tế (IRRI) đã có các chương trình nghiên cứu lâu dài về lúa như các vấn
đề về chọn tạo giống, nhằm đưa ra những giống có đặc trưng chính như:
thời gian sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu, bệnh hại, chất lượng gạo,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




9

tính mẫn cảm với quang chu kỳ thích hợp nhất với những vùng trồng

lúa khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




10

nhau,…Trung Quốc là nước đi đầu trong việc nghiên cứu và sản xuất lúa lai
(Nguyễn Công Tạn, 2002) [17].
Giống lúa mới được coi là tốt thì phải có độ thuần cao, thể hiện đầy đủ
đặc tnh di truyền của giống đó, có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện
ngoại cảnh bất thuận của từng vùng khí hậu khác nhau, đồng thời chịu thâm
canh, kháng sâu bệnh hại, cho năng suất cao, phẩm chất tốt và ổn định qua
nhiều thế hệ. Muốn phát huy hết tiềm năng năng suất của một giống tốt
đó phải sử dụng chúng hợp lý, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, kinh tế,
xã hội của vùng.
Các giống khác nhau có khả năng phản ứng với điều kiện sinh thái ở
mỗi vùng khác nhau. Do đó để xác định được một số giống tốt cho từng vùng
sản xuất nông nghiệp là việc làm cần thiết và đòi hỏi có thời gian. Bởi vậy,
việc xác định tnh thích nghi của một giống mới trước khi đưa ra sản xuất
trên diện rộng thì giống đó phải được trồng ở những vùng sinh thái khác
nhau. Mục đích là để đánh giá tính khác biệt, độ đồng đều, tính ổn định, khả
năng thích ứng, khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như điều kiện bất thuận
và khả năng cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của giống đó.
Giống là tiền đề của năng suất và phẩm chất. Một giống lúa tốt cần
thoả mãn một số yêu cầu sau:
- Sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và

điều kiện canh tác tại địa phương.
- Cho năng suất cao và ổn định qua các năm khác nhau trong giới hạn
của biến động thời tiết.
- Có tính chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
- Có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




11

Tất cả các giống lúa trước khi đưa ra sản xuất đại trà cần phải qua khảo
nghiệm và khu vực hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




12

Mỗi vùng, mỗi điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng cần có giống
cây trồng tốt và điều kiện canh tác phù hợp. Vì vậy một trong những
biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm tận dụng các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội là bố trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp với một vùng hay một đơn vị
sản suất nông nghiệp. Trong việc xác định giống cây trồng hợp lý đạt hiệu

quả kinh tế cao, đất đai là một trong những căn cứ quan trọng sau điều kiện
khí hậu, cho nên cần phải nắm vững được mối quan hệ giữa giống cây trồng
với đặc điểm đất đai thì mới xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu
quả kinh tế cao (Nguyễn Thị Lẫm, 2003) [9].
Việc xác định đưa giống lúa lai vào sản xuất ở mỗi vùng, mỗi khu vực
sản xuất nhằm bảo đảm tnh hợp lý, phù hợp của từng giống lúa đó với điều
kiện cụ thể của nơi sản xuất, thì ngoài việc giải quyết các mối liên hệ giữa
giống lúa lai với điều kiện đất đai, tập quán canh tác, còn phải quan tâm tới
phương thức sản xuất ở vùng, khu vực đó.
Trong lịch sử phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp, các giống lúa
được con người tạo ra, được chọn tạo sau có ưu việt hơn giống trước đó và
được thay thế cho nhau. Có những giống mới đưa vào sản xuất nhưng do
môi trường sản xuất không thích hợp nên phải nhường chỗ cho các giống
khác. Hiện nay các giống lúa này tồn tại xen kẽ nhau và thích hợp với từng
điều kiện của mỗi địa phương.
Ngày nay, với sự nghiên cứu của các nhà khoa học, nhiều biện pháp
canh tác mới được đưa vào áp dụng trong sản xuất nông nghiệp đã nâng cao
hiệu quả, năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp cho nông
dân nhằm phát huy tối đa phẩm chất hạt giống nên vấn đề cải tiến nâng cao
chất lượng giống ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Trong thực tế sản xuất thì mỗi giống lúa đều có ưu, nhược điểm song
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




13

sự chuyển dịch cơ cấu giống lúa lai như thế nào để giải quyết được nhu cầu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




×