Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

văn biểu cảm lớp 7 HK1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.03 KB, 14 trang )

Dàn ý biểu cảm về 1 loại cây yêu thích
1/ Mở bài:
- Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)
- Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)
“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe
những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy
nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi
học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…
2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.
Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa,
trái…)
- Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng
sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu
sắc.
- Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá
xanh um…
- Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…
- Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay,
mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.
- Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng
còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.
- Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót
chuyền hết cành này sang cành khác…
- Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân
cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?
- Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.
- Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió
thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống
mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.
Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:
- Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không


khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.
- Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra
và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học
trò đầy mơ mộng…
- Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò
chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.
- Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân
bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.
- Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường
phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là
Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.
1


- Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm
hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao
xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi
đâu…”
Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng
- Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.
- Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.
- Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút
xuống.
- Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như
động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn
đã đi xa…
Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.
- Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)
- Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…
3/ Kết bài:

- Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.
- Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như
màu máu con tim..
Dàn ý biểu cảm về 1 loại cây yêu thích mẫu 3
1/ Mở bài: Nêu tên loài cây và lí do mà em thích loài cây đó.
2/ Thân bài:
- Các đặc điểm nổi bật của cây đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát.
- Mối quan hệ gần gũi giữa cây với đời sống của em
- Ý nghĩa, vai trò của loài cây trong cuộc sống của con người
3/ Kết bài: Tình cảm , ấn tượng của em đối với loài cây đó
Biểu cảm về cây phượng
“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe
những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. Những lời ca gợi
cho tôi nhớ về một loài hoa tôi yêu quý.
Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng trong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm
đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói:
“Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm như nhung như mấy
bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những
đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương
phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương
hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.
Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng
bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi.
Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng
2


thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghĩ vậy thôi tôi cũng đã cảm
thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm
giác bồi hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và

bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi
động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm.
Bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn
thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế.
Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất
giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình một cách thủy
chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp một thân yêu, không phải ai hết mà
chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây
khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ
niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.
Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn
chờ với một tình yêu và một niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã
trở thành một phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn
cho một thời học trò đầy cảm xúc
Biểu cảm về con mèo
Vật nuôi là một thành viên quan trọng và vô cùng gần gũi với mỗi chúng ta trong gia
đình. Những người bạn bốn chân ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
của con người. Đối với gia đình tôi, thành viên ấy chính là chú mèo Mimi xinh xắn.
Mimi là một chú mèo tam thể xinh đẹp. Đó là món quà mà bà ngoại tặng cho tôi khi
chú mèo nhà bà sinh được năm chú mèo con xinh xắn. Tôi vẫn còn nhớ nguyên cái cảm
xúc bất ngờ và mừng rỡ khi chú mèo chính thức là một thành viên trong gia đình tôi. Mới
ngày nào chú mèo con bé nhỏ còn rụt rè, bỡ ngỡ khi làm quen với một môi trường mới, giờ
đây, nó đã trở thành một cô mèo thật xinh đẹp và duyên dáng. Mimi có bộ lông gồm ba
màu trắng, đen, vàng hòa quyện với nhau. Bộ lông của chú mềm mại như tơ, dù có nghịch
ngợm thế nào cũng không bị bết. Hai mắt chú màu vàng, to bằng hòn bi ve. Đôi mắt ấy
thỉnh thoảng lại ngước lên nhìn tôi tràn đầy vẻ ngây thơ và trong sáng. Hai tai như hai cái
lá mơ, vô cùng thính và nhạy nên có thể nghe ngóng, phát hiện mọi tiếng động xung quanh
chú. Cái mũi hồng hồng lúc nào cũng ươn ướt. Bộ râu của chú trắng ngà, cứng như cước.
Nhờ có bộ râu nên chú dễ dàng đánh hơi được những mùi cách đó rất xa. Bốn chân dài vô
cùng nhanh nhẹn, dưới chân là lớp đệm thịt hồng giúp chú đi lại nhẹ nhàng mà không phát

ra tiếng động, móng vuốt nhỏ mà sắc ẩn dưới lớp đệm ấy, là thứ vũ khí lợi hại sẵn sàng tấn
công con mồi bất cứ lúc nào. Cái đuôi của chú luôn ve vẩy phía sau. Mỗi khi chú vui vẻ
3


hay hạnh phúc, đuôi thẳng hoặc hướng lên trên, cuộn tròn ở cuối. Còn khi buồn bực hay sợ
hãi, đuôi sẽ cụp xuống dưới.
Tôi có rất nhiều kỉ niệm gắn với chú mèo. Mỗi khi muốn làm nũng hay đòi ăn, chú lại
gần và ngước đôi mắt long lanh nhìn tôi, dụi cái mũi hồng ươn ướt vào tay. Tôi rất thích
thấy chú nghịch ngợm đuổi theo cái đuôi của mình. Đuổi mãi mà không bắt được, Mimi
mệt mỏi nằm lăn kềnh ra đất. Những ngày nắng ấm, chú lười biếng nằm ra sân phơi bụng
tắm nắng, trông bộ dạng vô cùng thoải mái và sung sướng. Mỗi khi ăn xong, chú lại liếm
láp để tự vệ sinh thân thể cho mình, cái chân be bé cứ đưa tay vuốt vuốt mặt trông thật dễ
thương. Từ ngày có Mimi, lũ chuột nhà tôi đã không còn dám hoành hành như trước. Quả
thực, Mimi bắt chuột rất tài. Tuy ban ngày nó có vẻ lường biếng nhưng kì thực ban đêm
mới là thời gian chú hành động. Trong đêm tối, đôi mắt chú trở nên sáng quắc, dễ dàng
quan sát mọi vật trong bóng tối. Chỉ cần nghe một tiếng động nhỏ, đôi tai lập tức vểnh lên
nghe ngóng, tiếng chít chít của lũ chuột nhắt không thể thoát được cặp tai thính, nhạy ấy.
Chú thu mình trong bóng tối, đợi thời cơ thích hợp lập tức lao ra thật nhanh và bất ngờ,
bốn vuốt sắc nhọm kìm chặt con mồi. Chú chuột nhắt bé nhỏ chỉ có thể kêu van xin tha tội,
còn Mimi thì rên lên gừ gừ như muốn khẳng định chiến công hiển hách của mình. Chú
mèo đã mang lại sự bình yên cho căn bếp của gia đình tôi. Sự nghịch ngợm của chú đôi khi
khiến mọi người khó chịu nhưng nhìn đôi mắt thơ ngây ấy là ngay lập tức bỏ qua, tha thứ.
Cả nhà tôi ai cũng yêu mến Mimi. Hy vọng chú sẽ mãi mãi gắn bó với gia đình tôi như
hiện tại.

Biểu cảm về người bạn
Từ khi bước chân vào môi trường học đường, tôi đã được làm quen và tiếp xúc với rất
nhiều bạn bè. Mỗi người bạn có một vẻ khác nhau và đối với mỗi người tôi lại dành cho họ
những tình cảm quý mến khác nhau. Nhưng trong rất nhiều những người bạn mà tôi quý

mến ấy, người bạn mà tôi yêu quý nhất, người luôn đồng hành với tôi trong mọi niềm vui,
nỗi buồn, không thể có từ nào thích hợp hơn hai tiếng “bạn thân’ để nói về bạn, đó là Minh
Anh.
Minh Anh học cùng với tôi ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường. Tôi và
bạn chơi với nhau cũng từ những ngày đó, nhưng để trở thành bạn thân thì tôi không nhớ
rõ từ khi nào nữa. Tôi chỉ biết rằng hằng ngày chúng tôi đèo nhau đi học trên một chiếc xe
đạp và có tâm sự trong lòng thì người đầu tiên tôi tìm đến là Minh Anh. Minh Anh trong
mắt tôi là một cô bạn hết sức dễ thương và đáng mến. Bạn có đôi mắt to, khuôn mặt thanh
tú với điểm nhấn là cái mũi dọc dừa xinh xinh. Nhưng có lẽ trong muôn vàn những thứ
4


đáng chú ý ấy thì gây ấn tượng với tôi hơn cả là vầng trán cao biểu lộ sự thông minh, lanh
lợi của bạn. Minh Anh học rất giỏi, bạn lại là cây văn nghệ xuất sắc của lớp. Mỗi lần lớp có
chương trình văn nghệ thì bạn là người tư tin xung phong đầu tiên. Tôi và các bạn trong
lớp đều rất thích nghe Minh Anh hát. Mỗi khi tới lượt bạn biểu diễn thì trong lớp dường
như không có lấy một âm thanh nào khác ngoài tiếng hát trong trẻo như chim sơn ca của
bạn. Tiếng hát ấy như xua tan hết mọi mệt nhọc sau mỗi giờ Văn, giờ Toán căng thẳng. Tôi
quý Minh Anh lắm, may mắn nhất của tôi có lẽ là được làm bạn thân của bạn. Tôi còn tự
hào vì có người bạn thân luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác như Minh Anh. Trong lớp, dù
chỉ chơi thân với tôi nhưng không có nghĩa là bạn không hòa đồng với mọi người. Nhắc
đến Minh Anh, không ai có thể quên được hình ảnh cô lớp phó học tập gương mẫu. Nhìn
khuôn mặt bạn lấm tấm mồ hôi mà vẫn say sưa giảng lại mấy bài tập khó cho các bạn trong
lớp, tôi càng thêm khâm phục và yêu quý bạn hơn. Nhiều lúc chúng tôi cứ ngỡ Minh Anh
chính là cô giáo nhỏ của mình.
Dáng người nhanh nhẹn với nụ cười luôn thường trực trên môi cũng không che lấp
được hoàn cảnh khó khăn của bạn. Nhà Minh Anh không khá giả lắm. Lại là chị lớn trong
gia đình nên hàng ngày bạn phải phụ giúp ba mẹ trông nom quán ăn nhỏ. Thời gian dành
cho việc học không có nhiều mà bạn vẫn học rất giỏi, tôi hiểu bạn đã khéo léo biết bao
trong việc sắp xếp một thời gian biểu phù hợp. Thương biết bao nhiêu cái dáng hình nhỏ bé

mà vẫn nhanh nhẹn bưng đồ ăn cho khách của bạn. Những lúc chúng tôi tới quán, dù mệt
nhọc, Minh Anh vẫn rất hồ hởi. Có lần bạn cười bảo: “Phụ quán cũng có thú vui của nó,
bây giờ nếu bảo mình nghỉ làm chắc mình không chịu được đâu”. Tôi càng yêu hơn cái
nghị lực phi thường của bạn. Dù bận rộn là vậy mà Minh Anh vẫn dành thời gian giúp đỡ
tôi trong học tập. Có một lần tôi bị bệnh nằm ở nhà cả tuần, vậy là cả tuần Minh Anh chép
bài rồi lại qua giảng bài cho tôi. Bạn muốn chắc chắn rằng sau một tuần nằm giường bệnh,
khi đi học trở lại, tôi vẫn theo kịp tiến độ của lớp. Tôi biết ơn Minh Anh nhiều lắm. Lúc
nào tôi cũng tự nhủ phải thật cố gắng để đáp lại xứng đáng những gì mà bạn đem lại cho
tôi. Tôi hi vọng sẽ mãi mãi được chơi cùng, học cùng với Minh Anh. Có bạn là bạn thân,
tôi biết tôi ngày càng sống tốt và hoàn thiện mình hơn.
Cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi người bạn tuyệt vời như vậy. Chìm trong
hạnh phúc của tình bạn, tôi không quên phải luôn cố gắng để gìn giữ và làm cho tình bạn
ấy ngày càng bền vững và thắm thiết hơn.
Biểu cảm về mái trường
Với cuộc đời mỗi người, quãng đời học sinh là tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất.
Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có
người yêu ngôi trường tiểu học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn
tất cả, tôi yêu nhất mái trường cấp hai - nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã
và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.
Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy
nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng
5


vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn
nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ
những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng
chúng tôi chơi đùa.
Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ
niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi

dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào
lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi
cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên.
Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy
ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường
này. Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn
bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho
tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ
chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát
cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân
thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng,
chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy
lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người
cũng cùng chung suy nghĩ ấy.
Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng
bừng, rộn rã; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai
mươi tháng mười một... những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao
nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn
man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những
ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới... liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được
kéo dài lâu?
Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở
lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu
dấu.
Biểu cảm về dòng sông
Quê em là một ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng, nhìn từ xa dòng sông như dải lụamềm
mại ôm trọn lấy ngôi làng. Con sông quê em đã trở thành kỉ niệm khó quên đối với những
người con được sinh ra và lớn lên bên dòng sông thơ mộng này.
Tuổi thơ em gắn bó với dòng sông ấy, dòng sông đã cho em biết bao nhiêu kỉ niệm êm
đẹp.Buổi sáng vừa thức dậy, em đã nghe thấy âm thanh rộn rã của chiếc thuyền nhỏ đang

trao đổi mua bán trên bến sông. Những âm thanh đó đã trở nên quen thuộc và gần gũi đối
với người dân nơi đây. Vào thời điểm này, trên bến sông thường tấp nập hơn, họ đi mua cá
6


tôm của những người dân xóm chài đánh bắt.Dòng sông vào buổi sáng thường cho ta cảm
giác bình yên. Những con sóng nhỏ xô vào bờ ì oạp. Gió thổi dìu dịu trên triền đê khiến
cho không gian càng trở nôn trong trẻo và thoáng đãng hơn. Gần trưa, mặt sông trở nên
sáng bừng bởi những tia nắng chiếu xuống mặt nước, màu nước sông lúc này trở nên lấp
lánh hơn. Hai bên bờ sông những hàng cây đung đưa theo gió. Buổi trưa nắng đã lên cao,
mặt sông như trải rộng hơn và yên lặng hơn và có điểu gì gì đó như lao xao hơn. Trên bến,
từng chiếc thuyền cần mẫn đưa khách qua sông. Buổi chiều thuyền ghe tấp nập qua lại,
vang vang tiếng nói cười.
Đối với lũ trẻ con chúng em, dòng sông còn là nơi để cả bọn gặp gỡ và chơi đùa thoả thích.
Vào những chiều hè, khi ông mặt trời chiếu những tia nắng dìu dịu trên mặt sông cũng là
lúc chúng em rủ nhau ra sông chơi. Mùa hè, nước ở gần bờ không sâu lắm, tắm lại mát.
Bọn em chỉ cần bơi một lát là đến bãi bồi. Đó là khoảng đất trống rất rộng, tha hồ cho cả
bọn chơi đùa. Từng tốp trẻ con nô đùa ầm ĩ, át cả tiếng sóng ì oạp vỗ bờ. Cát dưới chân
chúng em mịn màng như nhung. Phía tây mặt trời đỏ rực, chiếu những tia nắng cuối cùng
xuống dòng sông như một bức tranh lửa. Gió từ sông thổi lên mát rượi. Lũ trẻ con chúng
em mang bóng ra đá, tiếng reo hò náo động cả bãi sông. Chán đá bóng chúng em lại rủ
nhau tắm. Tất cả thi nhau lặn ngụp. Dòng sông hiền hòa êm ả trôi như bàn tay mẹ nhẹ
nhàng vỗ về.Có những ngày mưa, nước dâng lên cao ngập lút bãi bồi. Dòng sông đỏ ngầu
oàm oạp vỗ thân đê. Những cành củi to nhỏ lặng lẽ trôi; rồi bỗng nhiên bị lôi tuột vào một
cái xoáy nhỏ, cả bọn thấy thế lại reo hò ầm ĩ. Thế rồi chỉ mấy ngày sau, nước rút, dòng
sông lại trở về như xưa: hiền hòa, nhẫn nại và lẳng lặng trôi.
Bao năm tháng qua đi, dòng sông vẫn cứ hiền hòa êm đềm chảy. Không biết dòng sông đã
lưu giữ những kỷ niệm của chúng em ở đâu mà sao em thấy dòng sông thân quen đến thế.
Từng bờ tre, từng ngọn cỏ, dòng sông đã trở thành một phần trong cuộc sống tuổi thơ của
em. Sau này, dù đi bất cứ đâu em vẫn luôn nhớ về dòng sông thân yêu của mình.


Phát biểu cảm nghĩ của em về chiếc cặp sách
Ai cũng biết chiếc cặp sách là người bạn thân thiết của học sinh. Bao nhiêu năm cắp sạch
đến trường là bấy nhiêu thời gian chúng ta gắn bó với bảng đen, phấn trắng và gắn bó với
chiếc cặp bên mình. Với riêng tôi, chiếc cặp không đơn thuần là vật để đựng sách vở mà
còn là nơi chứa cả một miền kí ức. Tuổi thơ tôi với những cay, đắng, ngọt, bùi ẩn vào bên
trong chiếc cặp ấy.
Năm đó tôi lên lớp 5, cũng là khoảng thời gian gia đình tôi khó khăn. Ba mẹ tôi làm ăn xa,
tôi được gửi về quê sống cùng bà ngoại để bà tiện chăm sóc. Mẹ tôi sắm sửa cho tôi đầy đủ
dụng cụ học tập, trong đó chiếc cặp là món quà tôi thích nhất. Tôi nhớ mãi cái màu cặp
7


hồng hồng xin xinh vuông vắn rất vừa người. Tôi nhớ như in từng ngăn kéo của chiếc cặp,
cặp có 3 ngăn, ngăn nào cũng rộng rãi và được may chắc chắn. Chiếc cặp được may bằng
một loại vải cứng và khá dày bao quanh chiếc khung nhựa. Tôi say mê ngắm từng chi tiết
trong bức ảnh nàng công chúa được thêu trước cặp rồi tưởng tượng mình chính là cô công
chúa xinh đẹp ấy. Không chỉ đẹp chiếc của tôi còn rất hiện đại. Tôi có thể thích thú mang
cặp trên lưng như chiếc ba lô cũng có thể kéo cặp bằng bốn bánh xe phía dưới nếu tập sách
quá nhiều. Những lúc rảnh rỗi tôi biến chiếc cặp của mình thành giỏ xe chở hàng trong siêu
thị. Tôi bày rất nhiều đồ chơi và bỏ chúng vào cặp kéo khắp nhà.
Mọi chuyện sẽ tươi đẹp biết mấy nếu không có vụ cháy lần ấy. Do bất cẩn tôi làm rơi hòn
than cháy ra ngoài nhà bếp. Hôm ấy tôi và bà đi chợ, căn bếp bằng gỗ của bà tôi bốc cháy
và lan ra cả phòng ngủ của tôi. Khi mọi người phát hiện gọi bà tôi về gấp thì lửa đã rất lớn.
Hàng xóm giúp bà dập lửa, tôi thấy gương mặt bà bơ phờ, mệt mỏi. Tôi chợt nhớ ra cặp
sách của mình vẫn còn bên trong, ôi chiếc cặp thân yêu của tôi, chẳng lẽ tôi phải mất đi nó
sao. Tôi hét lên “cặp của con” kèm theo tiếng nấc. Bà chạy vào bên trong bất chấp lửa
đang cháy lớn. Tôi hoảng sợ gọi bà, mọi người ai cũng lo lắng cho đến khi bà chạy ra
mang theo chiếc cặp cùng mớ quần áo của tôi. Tôi nhìn bà lấm lem tro bụi tôi thấy thương
bà vô hạn và ân hận vì mình mà suýt nữa bà gặp nguy hiểm. Tôi khóc và ôm chiếc cặp vào

lòng, bà ôm tôi vỗ về. Sau trận cháy đó, bà cháu tôi sang bên dì tôi ở tạm. Cha mẹ và cậu
dì gom góp tiền xây cho bà cháu tôi ngôi nhà mới. Mọi của cải trong nhà đều theo ngọn lửa
đi mất chỉ còn lại chiếc cặp cháy xém một góc của tôi và tình bà cháu đong đầy. Tôi
thương cái dáng cặm cụi của bà khâu sửa lại cho tôi chiếc cặp. Bà tìm một mảnh vải khác
vá vào chỗ cháy, bà thêu thêm ít hoa và bướm lên chỗ khâu cho đẹp. Nếu như không có
trận cháy kia thì chiếc cặp của tôi vẫn chỉ là một chiếc cặp bình thường. Chiếc cặp của tôi
không phải chỉ để đựng sách vở mà còn mang cả sự hi sinh, tấm lòng của người bà dành
cho cháu. Ôi những chiếc cặp trên khắp mọi miền quê hương, những chiếc cặp cùng bao
lớp học trò đến trường. Cặp có vui không khi lắc lư trên đôi vai cô gái nhỏ, cặp có thích
không khi nũng nịu trên đôi tay của anh chàng chăm học và có buồn không trong những
ngày hè? Mặc dù không nói gì nhưng tôi biết chắc chiếc cặp cũng mang nhiều tâm sự. Đó
là nỗi lòng của một đứa học trò nghèo không đủ sách mang đi hay niềm vui của những
điểm 10 đỏ thắm. Chúng tôi gửi bao kỉ niệm vui buồn vào túi cặp hãy giữ giùm tôi nhé,
đừng lãng quên ngày tháng mơ mộng học trò.
Đã 2 năm trôi qua,mẹ tôi đã mua cho tôi thêm nhiều cặp mới nhưng chiếc cặp kỉ niệm ấy
tôi vẫn giữ bên mình. Đối với tôi, nếu có một chiếc cặp nào đẹp nhất trên đời thì đó là
chiếc cặp ngày nào, chiếc cặp bà đã gửi vào đấy bao nhiêu tình thương cháu trong từng
đường kim, mũi chỉ. Chiếc cặp đã đi theo tôi qua những nụ cười và nước mắt. Tôi thầm
8


hứa sẽ giữ gìn nó, trân trọng nó như trân trọng tình cảm người bà

Biểu cảm về cánh đồng lúa
Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần
đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ,
nhưng điều lạ nhất và tôi thích thú nhất chính là những cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới
tận chân trời. Nơi tôi đang sống không có những cánh đồng rộng như thế.
Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn thẳng ra cánh
đồng lúa đang độ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu

vàng óng, trông như một tấm thảm khổng lồ. Xa xa có mấy bác nông dân đang hối hả gặt
lúa, người bó, người gánh, người ôm. Có lẽ họ đều rất mệt nhưng niềm vui vì có một vụ
mùa thắng lợi đã biểu hiện rất rõ trên những gương mặt hân hoan.Cánh đồng lúa trải rộng
trước măt mang đến cho tôi bao nhiêu cảm xúc. Trong lúc chờ cậu tôi ra đón, tôi vào ngồi
nghỉ ở một hàng nước ven đường, dưới một gốc cây sĩ già rất lớn. Tôi thả hồn mình cùng
những làn gió nhẹ đưa trên tấm thảm vàng. Bông lúa trĩu nặng se sẽ rung rinh nô đùa cùng
gió. Năm nay được mùa lớn. Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có
bao nhiêu giọt mồ hội rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của con người dồn vào để
rồi đất mẹ rút ruột mình ra tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Rẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, người nông dân phần nào đã được giải phóng sức
lao động, nhưng những giọt mồ hôi ấy vẫn rơi bởi thiếu bàn tay con người thì không thể có
được bất cứ thứ gì trên trái đất này. Cánh đồng lúa chín ấy là sự trả công xứng đáng của
thiên nhiên dành cho con người. Tôi vô cùng biết ơn và khâm phục nhưng kĩ sư nông
nghiệp, những nhà bác học đã nghiên cứu ra những giống lúa phù hợp với đất đai và khí
hậu quê hương. Biết ơn những người nông dân một nắng hai sương đã biến những công
trình khoa học thành hiện thực, đã mang đến cho đất nước những mùa vàng bội thu.
Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những cô thôn nữ
thêm ửng hồng khoẻ mạnh. Nụ cười tươi làm gương mặt họ bừng sáng. Quê hương đã thật
sự vào mùa. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước mình. Quê
hương mình đã thật sự đổi thay. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng
ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp
9


Văn mẫu biểu cảm về con lật đật - món quà thời thơ ấu:
Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính

là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1
báu vật thời tuổi thơ của tôi.
Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà
mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với
nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn báo trục, nhìn giống
như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái
đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả.
Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho
tôi. Nó thật rất dể thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi
sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà
lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình
cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho
tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong
sáng.
Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quí giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là
1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở
tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã
và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã
khóc đâu. Nó lại đứng dựng lên rồi này". Thế là tôi nính khóc. Trong suốt năm tháng tôi
cắp sách tới trường , món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn
hay vui tôi đều chia sẽ cùng nó.
Nhìn thấy nó tôi tháy như được mẹ ở bên, dang nhắc nhở, động viên tôi: "hãy cố gắng lên
con, đừng nản lòng , nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy nôi gương theo con lật đật, nó
chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con".
Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua
những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.
Biểu cảm bài cảnh khuya
Trong những bài thơ Bác Hồ làm ở chiến khu VIệt Bắc thời kì kháng chiến chống Pháp,
“Cảnh khuya” là bài thơ gây cho em sự xúc động và ngượng mộ.
Càng đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em càng thấy Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn

nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên
bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc
đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của
10


tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như
tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm
cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ,
nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất
tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên
mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo.
Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như
gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng
với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa. “Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ” Mới đọc đến
câu thơ thứ ba thì ai cũng đoán Bác chưa ngủ, Bác không ngủ được vì cảnh đẹp. Bác chỉ so
sánh cảnh như “vẽ”. Như vẽ là thế nào, mỗi người đọc tự tưởng tượng. Nhưng như vẽ có
nghĩa là rất đẹp, cũng giống như trong ca dao ví cảnh “như tranh họa đồ”. Tuy thế, câu thơ
thứ tư Bác cho biết: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Hóa ra không phải Bác thức khuya để
ngắm cảnh đẹp. Bác thức khuya vì lo nỗi nước nhà. Đã bao đêm Bác thao thức. Đêm nay
Bác cũng thức khuya để lo việc nước, nhưng chợt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lòng
người xúc động mà bật ra những vần thơ của bài “Cảnh khuya” chứ không phải Bác ngắm
cảnh để làm thơ. Bác bận trăm công ngàn việc, lo lắng vì vận mệnh đất nước, nhưng trong
khoảnh khắc, Người vẫn cảm nhận được sự tươi đẹp, thơ mộng của thiên nhiên. Người
nghệ sĩ và người chiến sĩ trong Bác luôn luôn gắn bó. Điều này khiến cho em hay bất cứ ai
đọc thơ đều yêu kính, khâm phục tâm hồn của Bác, tấm lòng của Bác.
Đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em vừa say mê, thích thúc với cảnh, vừa kính phục phẩm chất
và tâm hồn của Bác. Bài thơ chỉ cho chúng ta biết một đêm thức khuya, không ngủ của
Người. Nhưng Bác còn bao nhiêu đêm thao thức, Bác còn bao nhiêu đêm không ngủ vì

“thương đoàn dân công”, vì “lo nỗi nước nhà”?
Biểu cảm bài Rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu
Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở một cuộc họp tổng kết về
tình hình quân sự của thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Cuộc họp tan thì
đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm trăng
càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ
thấtngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa đề là Nguyên tiêu:
Thu dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân Thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
11


Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Sau đó, nhà thơ Xuân Thủy dịch bài thơ ra tiếng Việt dưới thể lục bát, với tên là Rằm tháng
Giêng. Bản dịch giữ được gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung thể hiện tình yêu
thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha của Bác Hồ.
Nếu trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này, Bác tả cảnh
trăng trên sông nước:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu.
Khung cảnh mênh mông, tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời: Sông xuân nước lẫn
màu trời thêm xuân. Vạn vật ăm ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và trời xuân nối tiếp,
giao hòa, tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân
được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (yên ba thâm xứ). Bác cùng Chính

phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc trọng đại đến chừng
nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thôn, gian khổ. Tuy vậy, gian
khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa
đêm. Trăng rằm tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) đang toả sáng. Cảnh
sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông trăng và con
thuyền cũng dường như chở đầy ắp ánh trăng (trăng ngân đầy thuyền). Trước đêm trăng
đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên – mà Bác vốn coi là một
người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của
Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh con thuyền chở đầy trăng lướt nhẹ trên dòng sông
trăng là một hình ảnh lãng mạn có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Phải có một phong thái ung
dung tự tại và niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì nhà thơ mới sáng tạo ra được hình
tượng nghệ thuật độc đáo trọng một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.
Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc
cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là
một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.
bài Nam quốc sơn hà
Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến
quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến
công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và
nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của
nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước
đến nay
Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc
12


"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(núi sông nước Nam vua ở)
Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi "sông núi nước Nam vua Nam
ở" sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có

thể chối cãi được. Chữ "cư" ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn
mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vua Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này
Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối
cao cho một quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước
Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước
Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.
"tiệt nhiên nhân định tại thiên thư"
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)
Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền
và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước
Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc
ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến
tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc
đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền
cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi
nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.
"Giặc giữ cớ sao phạm đến đây"
(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)
Lời tuyên bố thật đanh thép: Kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả
đấng tối cao là "Trời", phạm vào "sách trời"; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự
tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ
nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn
nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng
đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư
tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng
nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân
giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc
chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong. Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập
chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng
định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền

thống yêu nước lâu bền.Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu
tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ
và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi
nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như
Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và
dân ta.
Bài thơ "Nam quốc sơn hà" được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta,
khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó
13


trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu
vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.
Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản
tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời
cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya”
Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình.
Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng
hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya
tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm
vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng
thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi
sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi
trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa
hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn
màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng
tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của
con người.Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh,
yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Ta thấy như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang

sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.
bài Nam Quốc Sơn Hà
Sau khi được học bài Nam Quốc Sơn Hà em hiểu ra rất nhiều điều, tuy nó chỉ có 4
câu thơ nhưng nó lại đưa ra rất nhiều điều. Hai câu thơ đầu là nói về nước Nam thì vua
Nam sẽ ở, còn 2 câu cuối thì nói về lời cảnh báo của nước ta đối với bọn giặc. Nam quốc
sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác
phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho
tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây
dựng một quốc gia phong kiến độc lập. Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự
thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải
là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh
giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được! Tác giả
bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một
chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại
Việt.

14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×