Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Sáng kiến trồng cây măng tây xanh tại xã đình lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.89 MB, 27 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Xã Đình Lập là xã địa hình chủ yếu là đất đối núi với diện tích đất lâm
nghiệp là 8.584,95 ha thuận lợi cho phát triển các cây lâm nghiệp như cây thông,
keo, bạch đàn... diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 704,74 ha chủ yếu là trồng
lúa, đất trồng màu và một số cây lâu năm khác. Trong những năm qua với sự quan
tâm của chính quyền địa phương sản xuất nông nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu
lương thực của người dân từng bước đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên sản xuất
còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, tự phát chưa tương xứng với tiềm năng đất đai và
nguồn lao động dồi dào của địa phương.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu nghành nông
nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng hàng hóa, nông sản và phát triển bền
vững đang là một vấn đề được địa phương và người nông dân đặc biệt quan tâm,
trong đó lựa chọn cây trồng mới mang lại giá trị kinh tế cao phù hợp với điều
kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương và thay thế một số loại cây trồng kém
hiệu quả đang là bước đi mới cho nông nghiệp.
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, người nông dân chỉ chú trọng
đến năng xuất, thâm canh tăng vụ chạy theo lợi nhuận nên đã trồng rau theo
cách bón cho rau một cách bừa bãi, những loại thuốc kích thích tăng trưởng thực
vật không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phun thuốc trừ sâu một cách
không có giới hạn, thậm chí là cả các loại thuốc kích thích sinh trưởng không
được phép sử dụng…Dẫn đến ngộ độc thực phẩm, do sử dụng các sản phẩm rau
có chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vượt mức độ cho phép.
Thực tế việc ăn rau không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống gây nên nhiều
căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc thần kinh, rối loạn chức năng thận…
Trước thực tế đó đòi hỏi nghề trồng rau phải đánh giá đúng thực trạng môi
trường canh tác, các yếu tố dẫn đến ô nhiễm môi trường canh tác, từ đó đưa ra
những giải pháp để gia tăng về số lượng, chất lượng cũng như đa dạng chủng
loại rau.
Rau măng tây xanh đang được coi là loại rau an toàn cung cấp cho con
người, đáp ứng được vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo được các yếu tố như


trong thời gian thu hoạch măng tây không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ
thực vật, không tưới nước bẩn…nên đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Măng tây xanh có giá trị dinh dưỡng cao, thơm ngon, bổ dưỡng, trong măng
tây xanh có chứa nhiều đạm, chất xơ, khoáng, can xi... nhiều loại vitamin A,
vitamin C và chứa GLutathione, một chất chống oxy hóa có khả năng phòng và
điều trị bệnh ung thư, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, rất tốt cho sự phát
triển trí thông minh của trẻ nhỏ và bệnh tim mạch...rất hiệu quả làm giúp giảm
áp lực gia tăng các căn bệnh hiểm nghèo và tiết kiệm chi phí cho xã hội.
Từ những lý do trên tôi chọn sáng kiến “Trồng cây măng tây xanh tại xã
Đình Lập”.
1


2. Mục đích
- Cải tạo đất nông nghiệp giá trị kinh tế thấp thành khu sản xuất tập trung,
cho giá trị kinh tế cao.
- Sản xuất sản phẩm sạch - An toàn cung cấp cho thị trường trong và ngoài
huyện.
- Giải quyết việc làm cho lao động địa phương với thu nhập ổn định, cho
sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
- Đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xây dựng thương hiệu sản phẩm
mới cho địa phương.
II. PHẦN NỘI DUNG
Để trồng cây măng tây xanh có chất lượng sản phẩm tốt và đem lại hiệu
quả kinh cao cần trồng theo đúng theo quy trình kỹ thuật như sau:
1. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây xanh
1.1. Giới thiệu về cây măng tây
- Măng tây xanh Tên khoa học: Asparagus Officinalis L
- Thuộc họ Măng tây Asparagaceae
- Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây măng tây:

Cây Măng tây có tuổi thọ 30 năm, trồng thích hợp ở vùng khí hậu nhiệt
đới nhiệt độ trung bình 250C-330C, thuộc lớp thực vật một lá mầm, dạng bụi,
thân thảo, lá kim, chịu hạn rất tốt, khi trưởng thành cây sẽ bung tàn cành lá
rộng 1 mét, cao tới 1,5-1,8 mét. Bộ rễ chùm cây Măng tây 4-5 năm tuổi có 150200 cọng rễ trải rộng 50-70 cm, có hình dáng trông như cái nôm cá với 80% là
rễ hút dinh dưỡng ăn sâu 0,30-0,60 mét và 20% là rễ hút nước có thể cắm sâu
đến 2-3 mét dưới chân đất trồng. Cây Măng tây có hoa đơn tính màu lục nhạt,
trái khi chín màu đỏ có 4-6 hạt màu đen.
Măng tây có 3 loại chính: Măng tây xanh, măng tây trắng và măng tây tím.
1.2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc
* Kỹ thuật sản xuất cây giống
- Bắt đầu ươm giống, lấy đủ số lượng hạt giống cần dùng đem phơi nắng
khoảng 2-3 giờ dưới nắng sáng lúc 10 -11-12 giờ (nếu có nắng) cho thật khô để
kích thích độ háo/hút nước của hạt giống. Sau đó cho hạt giống vào bọc vải đưa
vào nước chà xát nhiều lần cho thật sạch tạp chất và màng bao vỏ hạt cho đến
khi hạt giống từ màu xám mờ chuyển sang màu đen bóng.
- Ngâm hạt giống trong nước 2 sôi 3 lạnh để giữ đều nhiệt độ bình quân
o
30 C-35 C trong khoảng thời gian 12 tiếng đồng hồ nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho hạt giống nảy mầm dễ dàng hơn.
o

2


- Xử lý nấm bệnh: Đến ngày thứ 4 hoặc thứ 5, khi quan sát thấy hạt giống
đã ngậm đủ nước, trương nở to hơn bình thường, vỏ hạt đã mềm (đôi khi có hạt
đã nảy nanh mầm rễ con màu trắng) thì tiến hành xử lý nấm bệnh cho hạt giống

(Xử lý hạt giống măng tây xanh ảnh thực tế)
bằng cách ngâm hạt giống 3-6 giờ vào dung dịch thuốc tẩy 1 % hoặc dung

dịch gồm hỗn hợp: 26 gam Benomyl pha với 1 lít Aceton; làm như vậy có thể
loại bỏ 99,9% các loại nấm bệnh còn bám trên vỏ hạt giống. Sau đó lấy hạt ra
rửa sạch rồi đem trải mỏng trên một cái khăn sạch để khoảng 30 - 60 phút cho
ráo nước.
- Ủ hạt giống: Đem hạt giống đã ráo nước trải đều trên mặt 1 lớp vải ẩm,
sạch (độ ẩm 30 %); phun chế phẩm kích thích ra rễ như GA3 hoặc NAA, hay
Atonik lên tấm vải,… (chú ý giữ độ ẩm 30-50 %, không để ướt quá làm thối hạt
giống, giảm tỉ lệ nảy mầm). Sau đó dùng 1 lớp vải khác sạch, ẩm phủ lên mặt
hạt rồi cuộn/gập cả 2 lớp vải gói hạt giống lại cho vào 1 cái hộp nhựa đậy nắp;
hoặc cho vào bao nilon đen cột kín miệng (có xâm vài lỗ thông hơi), đem để
vào nơi dấm mát. Hàng ngày lấy hạt cho vào rổ ngâm vào nước sạch 3-5 phút
để kích thích hạt nảy mầm nhanh; vớt hạt ra để ráo, lấy vải sạch vắt khô (độ ẩm
30 %) cuộn/gói hạt lại, ủ tiếp.

3


(Ngâm hạt giống măng tây xanh ảnh thực tế)
* Gieo ươm hạt giống trong bầu
Chuẩn bị bầu, giá thể để gieo hạt
- Chuẩn bị vật liệu và làm bầu:
Bầu ươm cây giống thông thường được làm bằng bao bì tự huỷ, kích
thước 10 x15 cm, hoặc 15 x 20 cm có đục 3-5 lỗ thoát nước ở đáy bao để chống
úng khi mưa dầm hoặc tưới quá tay; hoặc bao nilon trắng trong (hay dùng đựng
đường cát) cắt chéo 2 góc đáy để thoát nước.
Nơi đặt bầu ươm giống có thể là nền xi măng hoặc nền đất có trải màng
phủ hoặc một lớp cát hay tro trấu + xơ dừa dày 1 -2 cm để ngăn cỏ xâm hại
bầu ươm giống, giảm chi phí chăm sóc, làm cỏ.
* Chuẩn bị giá thể và đóng bầu
Giá thể ươm giống cây măng tây có thể làm bằng các vật liệu là đất sạch

bán sẵn hoặc phối trộn các vật liệu sau đây để làm giá thể cho vào bầu ươm
giống:
- 1/3 đất cát pha 5 /5 (pH = 6,5-7,5) + lân vi sinh/vôi + chế phẩm kích
thích phát triển rễ (NAA, GA3, Auxin,…) + Chế phẩm khử nấm bệnh, côn
trùng, mầm cỏ (Sincosin, Agrispon, Aliette, Onecide,…); - 1/3 phân xanh giúp
tăng độ tơi xốp cho giá thể ươm cây (trấu mục, vỏ đậu, cây họ đậu, vụn lục
bình, vụn xơ dừa, rơm rạ, tro trấu,…);
4


- 1/3 phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoai sàng nhuyễn có xử lý
Trichoderma (phân bò, gà, dơi, cá, bánh khô dầu đậu phộng,…) hoặc phân hữu
cơ tổng hợp bán sẵn ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp có bổ sung thêm phân
trung, vi lượng.

(Đóng bầu gieo ươm măng tây xanh ảnh thực tế)
* Gieo hạt vào bầu
- Dùng đũa tre hoặc dùng ngón tay ấn nhẹ một lỗ không sâu quá 5mm
giữa bầu giá thể ươm giống để gieo hạt.
- Lấy từng hạt đã nứt nanh mầm rễ con đặt vào giữa mặt bầu ươm không
sâu quá 5mm; mỗi bầu gieo 1 hạt;
- Lấp hạt bằng đất mùn, xơ dừa hoặc bằng tro trấu dày 5mm cho khuất
hạt, không để gia súc, côn trùng hoặc kiến tha mất hạt.
Sau đó, đem các bầu ươm đặt vào nhà lưới nilon hoặc nhà màn nếu có
điều kiện. Hoặc xếp gọn gàng tại một vị trí rồi dùng các vật liệu có thể có để
làm mái che tránh mưa to làm hỏng bầu.
* Chăm sóc sau gieo
Sau 7-10 ngày ươm hạt, cây giống con sẽ mọc lên. Khi cây cao khoảng 10
cm, tiến hành tưới thúc 15 ngày/lần với dung dịch phân DAP + Kali hoặc NPK
15-15-15 pha loãng 1%. Kết hợp nhổ cỏ dại (nếu giá thể ươm giống đã sử dụng

phân trùn quế, bầu giống có thể đã đủ dinh dưỡng trong suốt thời gian ươm
giống 2-3 tháng). Khi cây được 10 -12 tuần tuổi (cao khoảng 5 -7 cm), chọn
những cây khỏe mạnh, sạch bệnh đem ra đất trồng rồi cắt hạ bớt ngọn giữ cây
cao khoảng 30 cm, căng dây nilon đôi kẹp cây măng vào giữa đôi dây để tránh
5


gió làm đổ ngã cây.

(Cây măng tây xanh 20 ngày tuổi ảnh thực tế)

(Cây măng tây xanh 15 tuần tuổi ảnh thực tế)
6


1.3. Trồng cây ra ruộng
* Đào hố để trồng cây
Sau khi đã chuẩn bị đất trồng xong, trên mặt luống đất trồng đã chuẩn bị
sẵn; Căn cứ mật độ, khoảng cách đã xác định, tiến hành cuốc hố trồng cây.
Kích thước hố sâu 30 – 40 cm, rộng 30 cm; hoặc có thể đào thành một rãnh dài
rộng 25cm x sâu 25-30 cm. Nếu chưa bón lót phân xanh và phân hữu cơ dinh
dưỡng cho đất, cần đảo trộn đều đất với phân xanh và có bổ sung lân vi sinh,
vôi (lượng phân này có thể đủ dinh dưỡng trong 1-2,… năm trồng cây mà
không cần phải bón thêm hữu cơ 3 tháng/lần làm hao tốn thời gian và chi phí
nhân công) + chế phẩm vi sinh hữu ích để cải tạo và tăng thêm dinh dưỡng hữu
cơ và vi sinh cho đất trồng.
* Trồng cây con vào hố trồng
Đất trồng măng tây sau khi đã cày bừa, lên luống, bón phân lót theo tiêu
chuẩn của quy trình đề ra tiến hành trồng cây con. Tùy theo phương thức trồng
có màng che phủ hay không có màng che phủ mà có kỹ thuật trồng khác nhau.

Các bước và cách thức thực hiện công việc:
Bước 1: Trong vườn ươm cây giống, chọn những cây giống đủ tiêu
chuẩn để đem ra trồng ngoài ruộng sản xuất.
- Nếu cây giống được gieo ươm trực tiếp trên luống đất trước khi nhổ cây
đem trồng 1 ngày cần tưới nước ướt đậm đất luống cây con giống. Dùng cây
dầm đào cây giống xắn đất thành bầu để vận chuyển ra ruộng trồng; Nếu cây
con giống ươm trong bầu thì cẩn thận chuyển các bầu ươm giống đến vị trí đất
trồng. Theo vị trí hàng, hố đã bón phân lót, theo khoảng cách đã định đặt ở
cạnh mỗi hố 1 cây con.
Bước 2: Đặt cây con vào hố trồng: Đặt thẳng cây, độ sâu hết rễ, không
làm gập, đứt rễ.
- Khi đặt cây vào hố trồng chú ý nắn nhẹ quanh bao nilon bầu rồi trút lấy
cây giống ra, giữ nguyên bầu giá thể, đặt cây con ngay ngắn vào hố trồng;
- Điều chỉnh cho cây đứng thẳng, đúng cự ly khoảng cách, cây không bị
nghiêng đổ, phải thẳng hàng ngang hàng dọc (tuyệt đối không được làm tổn
thương rễ).
Bước 3: Một tay giữ cây con thẳng đứng, một tay lấp đất nhỏ vào hố
xung quanh cây con. Lớp đất lấp cao qua cổ rễ khoảng 1 – 2 cm
- Lấp đất nhẹ nhàng chèn chắc xung quanh gốc cây; không lấp đầy đất
xuống hố, cổ bộ rễ cây măng tây sâu dưới mặt luống đất trồng khoảng 5-10cm
là tốt nhất. Nếu trồng cạn/nông, cây sẽ mau lớn và mau cho măng, nhưng
đường kính thân măng sẽ nhỏ. Nếu trồng sâu, cây sẽ chậm lớn và chậm cho
măng, nhưng đường kính thân măng sẽ to hơn, đồng thời cây cũng sẽ có tuổi
thọ cao hơn.
Bước 4: Hai bàn tay ấn nhẹ đất xung quanh gốc cây con
7


Bước 5: Dùng tay xoa phẳng đất mặt luống. Tiếp tục trồng cây khác.
Sau khi trồng cây xong, cần lấy đất 2 bên mép luống đất trồng để vun gốc,

phủ một lớp đất mặt không cao quá 3-5 cm cho những gốc cây đã trồng để bảo
vệ cổ rễ và giữ cây măng đứng thẳng quang hợp với nắng, kết hợp tạo mặt
luống đất trồng dốc nghiêng về hai bên mép luống để dễ thoát nước.
Vét sạch đất dưới rãnh luống; vệ sinh thu gom cỏ rác làm gọn gàng luống
trồng, ruộng trồng.

(Trồng cây măng tây xanh ra ruộng ảnh thực tế)
1.4. Chăm sóc măng tây
* Bón lót
Ngay từ đầu khi trồng cây Măng tây, cần bón lót đất trồng với lượng phân
hỗn hợp sau: 20-40 tấn/ha phân trùn quế + nấm đối kháng
Trichoderma (hoặc phân chuồng ủ hoai, phân dơi/cá/bánh dầu) + phân trung, vi
lượng + phân vi sinh và10-20 tấn phân xanh làm chất độn giúp tơi xốp đất như
rơm trấu mục, tro trấu, bã thân/cùi bắp, xơ dừa, mạt cưa,... đã xử lý sunfat đồng
hoặc nước vôi, thuốc tẩy Javel (Sodium Hypochlorite 5,25%) để khử
trùng + 100 kg NPK 16-16-8. Do bộ rễ chùm ăn tràn ra đất sau 1-2 năm trồng
không thể dùng cuốc xẻng can thiệp sâu vào đất được, người trồng có thể dùng
phân hữu cơ bón lót một lần với số lượng lớn 50-70-90… tấn để cung cấp đủ
dinh dưỡng cho đất trồng cây Măng tây trong suốt 1-2 năm để không phải hao
8


tốn chi phí nhân công và thời gian cho mỗi chu kỳ 3 tháng/lần bón phân hữu cơ
nữa.
*Bón thúc
- Sau khi trồng 15 ngày (0,5 tháng): Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non
không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Bón thúc 100 kg NPK 15-15-15 + bổ
sung phân trung-vi lượng, vun đất cao 3-5 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây
Măng (không để phần trắng chân Măng cao >5cm làm mất năng suất và giá trị
thương phẩm), giữ mặt liếp đất trồng cao 20-30 cm so với mặt đất tự nhiên. Vệ

sinh vườn trồng, phun thuốc ngừa tuyến trùng, nấm bệnh và sâu bọ hại cây.
Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với
nắng tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây.
Để chống gió xô đổ ngả cây mới trồng, chen giữa hàng cây Măng đã trồng,
tiến hành cắm các cọc cement (để không bị hư, mục) đường kính 10 cm, cao
100-120 cm, cách nhau 4 mét, dùng dây điện thoại cũ hoặc cước nilon 2-3
mm (chịu được mưa nắng) giăng 1 hàng đôi cao hơn mặt liếp 20-30 cm, kẹp
lỏng cây Măng vào giữa đôi dây để giữ cây đứng thẳng, rồi sau đó tuỳ theo tuổi
lớn của cây Măng mà nâng đôi dây cao dần lên 50-70 cm (hoặc giăng thêm 1
hàng dây đôi khác).

(Chăm sóc cây măng tây xanh ảnh thực tế)
Cây dưới 5-6 tháng tuổi chưa thu hoạch Măng, để hạn chế cỏ dại có thể phủ
bạt, trồng chen cây họ đậu, rau ăn lá hoặc phủ vỏ & dây đậu, rơm rạ, vụn xơ
dừa, lục bình, mùn cưa, tro trấu,... đã xử lý nấm bệnh.
9


- Sau khi trồng 30 ngày (1 tháng): Cây phát triển nhiều thân mới. Xới
xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Bón
thúc 100 kg NPK 16-16-8 + bổ sung phân trung-vi lượng, vun đất cao 3-5 cm
đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây Măng (không để phần trắng chân Măng >5 cm làm mất
năng suất), giữ mặt liếp cao 20-30 cm so với mặt đất tự nhiên. Vệ sinh vườn
trồng, phun thuốc ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, sâu hại cây.
- Sau khi trồng 45 ngày (1,5 tháng): Tiến hành cắt tỉa bỏ toàn bộ đời cây
thứ 1 có đường kính thân 2mm trên vườn trồng để thay thế bằng đời cây thứ 2
có đường kính thân 4mm rồi xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già
rơi hạt tái sinh cỏ mới. Làm vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến
trùng, nấm bệnh, sâu bọ côn trùng hại cây. Bón thúc 15-20 tấn phân trùn quế +
WEHG (hoặc phân chuồng ủ hoai + Trichoderma) + phân vi sinh và phân sinh

học và 100 kg NPK 15-15-15 + phân trung, vi lượng. Vun đất cao 3-5 cm đậy
gốc bảo vệ cổ rễ cây Măng, giữ mặt liếp đất trồng cao 20-30 cm so với mặt đất
tự nhiên. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng để
quang hợp với nắng tạo ra năng lượng tổng hợp nuôi dưỡng cây.
- Sau khi trồng 60 ngày (2 tháng): Cây phát triển nhiều thân mới. Ở mỗi
gốc chọn giữ lại 3-5 cây mẹ + 3-5 chồi Măng non mới đường kính 4mm sạch
bệnh to khoẻ nhất, tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ rễ đổ
nghiêng ngả, cây già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non
không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Bón thúc 100 kg NPK 16-16-8 + bổ
sung phân trung-vi lượng,phân dơi/cá/bánh dầu. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc bảo
vệ cổ rễ cây Măng, giữ mặt liếp cao 20-30 cm so với mặt đất tự nhiên. Vệ sinh
vườn trồng, phun thuốc ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, sâu hại cây. Dưỡng bộ rễ
khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo ra
năng lượng tổng hợp nuôi dưỡng cây.

(Cây măng tây 60 ngày tuổi ảnh thực tế)
10


- Sau khi trồng 75 ngày (2,5 tháng): Cây phát triển nhiều thân mới. Ở
mỗi gốc chọn giữ lại 3-5 cây mẹ + 3-5 chồi Măng non mới đường kính 45mm sạch bệnh to khoẻ nhất, tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ
rễ đổ nghiêng ngả, cây già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ
non, tuyệt đối không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Bón thúc 150 kg NPK 1515-15 + phân trung-vi lượng, vun đất cao 3-5 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây
Măng, giữ mặt liếp cao 20-30 cm so với mặt đất tự nhiên. Vệ sinh vườn trồng,
phun thuốc ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, sâu hại cây. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và
bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo ra năng lượng tổng
hợp nuôi dưỡng cây.
- Sau khi trồng 90 ngày (3 tháng): Tiến hành cắt tỉa bỏ toàn bộ đời cây
thứ 2 có đường kính thân 4mm trên vườn trồng để thay thế bằng đời cây thứ 3
có đường kính thân 6mm rồi xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già

rơi hạt tái sinh cỏ mới. Làm vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến
trùng, nấm bệnh, sâu bọ côn trùng hại cây. Bón thúc 15-20 tấn phân trùn quế +
WEHG(hoặc phân chuồng ủ hoai bổ sung Trichoderma) + phân vi sinh và phân
sinh học và 150 kg NPK 16-16-8 + phân trung, vi lượng. Vun đất cao 3-5 cm
đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây Măng, giữ mặt liếp đất trồng cao 20-30 cm so với mặt
đất tự nhiên. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng để
quang hợp với nắng tạo năng lượng tổng hợp nuôi dưỡng cây.
- Sau khi trồng 105 ngày (3,5 tháng): Cây phát triển nhiều thân mới. Ở
mỗi gốc chọn giữ lại 3-5 cây mẹ + 3-5 chồi Măng non mới đường kính
6mm sạch bệnh to khoẻ nhất, tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ
rễ đổ nghiêng ngả, cây già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ
non không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Bón thúc 150 kg NPK 15-15-15 +
phân trung-vi lượng. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây Măng, giữ
mặt liếp cao 20-30 cm so với mặt đất tự nhiên. Vệ sinh vườn trồng, phun thuốc
phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh và sâu hại cây. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và
bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng tổng hợp
nuôi dưỡng cây.
- Sau khi trồng 120 ngày (4 tháng): Cây phát triển nhiều thân mới. Ở
mỗi gốc chọn giữ lại 3-5 cây mẹ + 3-5 chồi Măng non mới đường kính 67mm sạch bệnh to khoẻ nhất, tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ
rễ đổ nghiêng, cây già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non
không để cỏ già tái sinh cỏ mới. Bón thúc 150 kg NPK 16-16-8 + phân trung-vi
lượng. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây Măng và giữ mặt liếp đất
trồng cao 20-30 cm. Vệ sinh vườn trồng, phun thuốc ngừa nấm bệnh, côn trùng
hại cây. Giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng hữu cơ tổng
hợp nuôi dưỡng cây.
- Sau khi trồng 135 ngày (>4,5 tháng): Tiến hành cắt tỉa bỏ toàn bộ đời
cây thứ 3 có đường kính thân 6mm trên vườn trồng để thay thế bằng đời cây thứ
4 có đường kính thân 8mm rồi xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già
rơi hạt tái sinh cỏ mới. Làm vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến
11



trùng, nấm bệnh, sâu bọ côn trùng hại cây. Bón thúc 20-30 tấn phân trùn quế +
WEHG(hoặc phân chuồng ủ hoai bổ sung Trichoderma) + phân vi sinh và phân
sinh học và 200 kg NPK 15-15-15 + phân trung, vi lượng. Vun đất cao 3-5 cm
đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây Măng, giữ mặt liếp cao 20-30 cm so với mặt đất tự
nhiên. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng để quang
hợp với nắng tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây.
- Sau khi trồng 150 ngày (>5 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới.
Ở mỗi gốc chọn giữ lại 3-5 cây mẹ + 3-5 chồi Măng non mới đường kính
8mm sạch bệnh to khoẻ nhất, tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ
rễ đổ nghiêng, cây già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non
không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Bón thúc 200 kg NPK 16-16-8 + phân
trung-vi lượng,phân dơi/cá/bánh dầu. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ
cây Măng, giữ mặt liếp cao 20-30 cm. Vệ sinh vườn trồng, phun thuốc ngừa
nấm bệnh, côn trùng hại cây. Giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng
lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây.
- Sau khi trồng 165 ngày (>5,5 tháng): Nếu chăm sóc đủ dinh dưỡng và
đúng kỹ thuật, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ Măng tơ. Đón đầu lứa Măng
tơ này, khi quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây mẹ đạt >8-9
mm (lớn cỡ ngón tay) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn giữ lại 3-5 cây
mẹ + 3-5 chồi Măng non to, khoẻ đường kính 9-10mm, tiến hành tỉa bỏ cây bị
sâu bệnh, cây già đời trước, cây nhỏ và cành nhánh phát sinh ở phần gốc 50 cm
để thông gió phòng tránh côn trùng, bệnh hại + cắt hạ bớt ngọn cây Măng ở độ
cao không thấp hơn 1,20 m để kích thích cây trổ Măng + Xới đất, làm sạch cỏ
non, bón thúc 200 kg NPK 21-7-14 và bổ sung phân trung-vi lượng, vun đất cao
3-5 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây Măng (không để phần trắng chân Măng >5 cm
làm giảm giá trị thương phẩm), giữ mặt liếp đất trồng cao 20-30 cm so với mặt
đất tự nhiên. Vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh
và côn trùng. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng để

quang hợp với nắng tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây.
Khoảng 5-10 ngày sau khi cắt hạ ngọn, cây bắt đầu trổ Măng tơ. Tiến
hành thu hái cho bằng hết lứa Măng tơ này bất kể đạt hay không đạt chất lượng
để dồn dinh dưỡng cho cây mẹ và để gốc Măng có chỗ trống cho ra đời lứa
Măng kế tiếp nhiều hơn và khoẻ mạnh hơn. Thu hoạch Măng tơ được 12-15
ngày thì bón thúc 200 kg NPK 21-7-14 + phân trung-vi lượng; thu hoạch tiếp
12-15 ngày nữa thì Phải Ngưng Thu Hoạch (Không Nên Thu Hoạch Lứa Măng
Tơ Quá 1 Tháng), tránh không để cây mất sức, làm ảnh hưởng năng suất, chất
lượng của các đời cây/lứa măng sau.
12


(Cây măng tây xanh 165 ngày tuổi ảnh thực tế)
- Sau khi trồng 180 ngày (>6 tháng): Tiến hành cắt tỉa bỏ toàn bộ đời cây
thứ 4 có đường kính thân 8mm trên vườn trồng để thay thế bằng đời cây thứ 5
có đường kính thân 10mm rồi xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già
rơi hạt tái sinh cỏ mới. Làm vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến
trùng, nấm bệnh, sâu bọ côn trùng hại cây. Bón thúc 20-30 tấn phân trùn quế +
WEHG(hoặc phân chuồng ủ hoai bổ sung Trichoderma) + phân vi sinh và phân
sinh học và 200 kg NPK 16-16-8 + phân trung, vi lượng. Vun đất cao 3-5 cm
đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây Măng, giữ mặt liếp đất trồng cao 20-30 cm so với mặt
đất tự nhiên. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng để
quang hợp với nắng tạo năng lượng tổng hợp nuôi dưỡng cây.
Khi cây trưởng thành và đã bắt đầu cho Măng thu hoạch, chỉ nên dùng rơm
trấu mục, bã vụn xơ dừa, bã vụn vỏ cà phê, lục bình, tro trấu, các loại phân xanh,
hoặc trồng cây họ đậu, cỏ lạc dại để phủ gốc ngăn cỏ dại; tuyệt đối không nên
phủ bạt nilon để khử cỏ dại nữa vì làm như vậy vô tình sẽ tạo ra nơi ẩn nấp cho
sâu bọ, côn trùng; cỏ sẽ không mọc được nhưng đồng thời cũng phong toả luôn
cả sự hô hấp của bộ rễ cây Măng, cản trở sự phát triển của các chồi Măng, kềm
hãm sự phát triển bình thường của bộ rễ, cây Măng và cả các lứa Măng về sau

này mà trước mắt ta chưa thể thấy ngay hậu quả nặng nề của nó.
* Bón phân trong chu kỳ dưỡng cây mẹ trẻ thay thế:
- Trong 1 chu kỳ nghỉ dưỡng cây mẹ trẻ đời sau thay thế cây mẹ già đời
trước kéo dài 40-45 ngày: Bón thúc với 10 -15 tấn phân trùn quế + WEHG
13


(hoặc phân chuồng ủ hoai + chế phẩm Trichoderma ) + kết hợp phân vi sinh và
phân sinh học WEHG, Active Cleaner, Agrostim, Grow More, Komix,… đồng
thời 15 ngày/lần bón thúc 150-200 kg NPK 15-15-15 + trung, vi lượng. Lượng
phân bón thúc này sẽ tăng dần theo sức lớn của các lứa tuổi cây sẽ cho Măng lớn
hơn, nhiều hơn ở các năm sau.
Sau khi tạm ngưng thu hoạch lứa Măng tơ 12-15 ngày, khi quan sát thấy 35 cây mẹ trẻ đời sau vừa đủ lớn, bắt đầu bung tàn cành lá thì tiến hành nhổ bỏ 35 cây mẹ già đời trước đã vàng úa, hết khả năng cung cấp Măng, cây bị sâu
bệnh, cây yếu cổ rễ đổ nghiêng ngả, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc 50
cm để thông gió phòng tránh côn trùng, nấm bệnh xâm hại. Xới xáo đất mặt, làm
sạch cỏ non, tuyệt đối không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới, tiến hành bón
thúc 10-15 tấn phân trùn quế + WEHG (hoặc phân chuồng ủ hoai có xử lý nấm
đối kháng Trichoderma ) + phân vi sinh và phân sinh học và 100-150 kg NPK
16-16-8 + phân trung, vi lượng. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây
Măng (không để phần trắng chân Măng >5 cm làm mất năng suất), giữ mặt liếp
cao 30 cm so với mặt đất tự nhiên. Vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa
tuyến trùng, sâu bệnh hại cây. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây
đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng
cây.
Khoảng 15-20 ngày sau, khi thấy đường kính thân cây mẹ trẻ đời sau đạt
>10 mm(lớn cỡ các ngón tay) + bộ lá chuyển sang màu xanh đậm thì tiến
hành cắt hạ bớt ngọn cây Măng ở độ cao không thấp hơn 1,20 mét + bón thúc
thêm 100-150 kg NPK 21-7-14 + bổ sung phân trung-vi lượng, dưỡng bộ rễ
khoẻ mạnh cùng bộ lá sum suê để kích thích cây trổ Măng. Tiến hành vệ sinh
vườn trồng, xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non, tuyệt đối không để cỏ già rơi hạt

tái sinh cỏ mới. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây Măng (không để
phần trắng chân Măng cao quá >5 cm làm mất năng suất, giảm giá trị Măng
thương phẩm).
Khoảng 5-10 ngày sau khi cắt hạ ngọn còn 1m20, cây sẽ cho lứa Măng
mới, bắt đầu thu hoạch lứa Măng thứ hai kéo dài khoảng 2 tháng; sau đó nghỉ
dưỡng cây mẹ thay thế 40 ngày, rồi thu hoạch lứa Măng thứ ba kéo dài 2,5 - 3
tháng. Rồi sau đó cứ như thế tiếp tục dưỡng cây mẹ đời sau và thu hoạch các lứa
Măng tiếp theo.
* Bón phân trong chu kỳ thu hoạch Măng:
- Trong 1 chu kỳ thu hoạch Măng kéo dài 2-3 tháng (75-90 ngày): Cần
bón thúc 15 ngày / 1 lần với 150-200 kg NPK 21-7-14 + bổ sung phân trung-vi
lượng. Tuỳ theo sự phát triển của cây, có thể dùng thêm các loại chế phẩm sinh
học bón gốc và bón lá để kích thích cây Măng phát triển, cho nhiều chồi Măng
có năng suất và chất lượng tốt hơn. Lượng phân bón sẽ tăng dần theo sức lớn lên
từng năm tuổi của cây.
Người trồng có thể xẻ rãnh 2 bên mép liếp, đào lỗ hoặc đào rãnh (sâu 1015 cm, bán kính 15-20 cm) quanh gốc để bón phân. Cũng có thể bổ sung nước
tưới + phân dinh dưỡng pha loãng vào đất trồng thông qua 2-3-4 đoạn “ty” ống
14


tưới(đường kính 21 mm, sâu 30 cm, khoan nhiều lỗ 2-3 mm và bịt đáy ống) cắm
đứng theo bán kính 20-25 cm quanh gốc hoặc dùng vòi xịt áp lực mạnh cắm
xuống đất 10-20 cm.

(Bón phân trong thơi kỳ thu hoạch măng tây ảnh thực tế)
1.5. Cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây măng tây
* Nhận diện các loại nấm, bệnh, tuyến trùng hại cây Măng tây:
Cây Măng tây nếu chọn được giống tốt, trồng trên vùng đất tơi xốp giàu
dinh dưỡng hữu cơ và vi sinh, thế đất cao ráo, tiêu thoát nước tốt, đất và nước
tưới bảo đảm độ pH = 6.5-7.5 và không có độc tố kim loại, đã xử lý khử sạch

tuyến trùng, nấm bệnh, côn trùng, chăm sóc đúng kỹ thuật, vệ sinh vườn trồng
tốt, môi trường thông thoáng, lành mạnh, thì rất ít bị nấm bệnh gây hại, cây sẽ
cho năng suất Măng rất cao 20-25-30 tấn/ha/năm, doanh thu khoảng 400-600
triệu đồng/ha/năm.
Tuy nhiên, vào mùa mưa, lúc “trái gió trở trời”, cây Măng tây cũng rất dễ
bị nấm bệnh tấn công xâm hại giống như những loại cây trồng.
Khảo sát cây Măng tây trồng trên đất ở vùng khí hậu nhiệt đới Việt Nam
những năm gần đây thường thấy có các bệnh sau đây: Thối gốc rễ, tuyến trùng,
rỉ sắt, đốm lá, bạc lá, đốm tím, mốc xám, khô thân cành, nứt gốc …làm cho cây
và chồi măng non phát triển kém, kiệt sức dần, rồi chết dần và chết hàng loạt.
15


* Nguyên nhân gây ra nấm, bệnh hại cây Măng tây:
Các nguyên nhân gây ra nấm bệnh riêng lẻ hoặc tổng hợp gồm:
- Cây Măng tây chịu hạn rất tốt trong mùa nắng, nhưng rất dễ bị “sốc” nước
trong mùa mưa .
- Mật độ trồng dày + mưa nhiều khiến bộ lá sum suê bị nước mưa (và nước
tưới) kết dính dễ hư thối tạo điều kiện để nấm bệnh xâm hại;
- Mưa nhiều, nhất là những lúc mưa to kéo dài nhiều ngày, làm cho ẩm độ
không khí và ẩm độ trong chân đất trồng tăng cao 90-100%, tạo môi trường
thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi sinh vật xấu, nấm bệnh phát triển; người trồng
không kịp thời có biện pháp xới xáo đất, khai thông rãnh thoát chống úng để
chân đất ngập nước và ngậm nước trương nở nén chặt khiến đất trồng bị bão hoà
làm mất tế khổng (khoảng trống chứa không khí và nước lưu dẫn phân bón, dinh
dưỡng trong đất) và đóng váng bề mặt làm đất mất dưỡng khí khiến bộ rễ cây
Măng tây bị ngộp, mất khả năng trao đổi ion, không hấp thu được dinh dưỡng;
úng nước kéo dài khiến bộ rễ đổi màu từ trắng qua vàng, qua nâu, rồi đen, thối
nhũn, cây phát triển kém, mất khả năng cung cấp Măng, vàng lá, héo úa từ từ rồi
chết dần, chết dần,…;

- Cây quang hợp kém do ít lá, trời mưa dầm dề, thiếu nắng kéo dài;
- Đất trồng lâu ngày bị nén chặt, thiếu dinh dưỡng hữu cơ, và thiếu canxi,
làm độ pH đất và nước biến đổi giảm sâu dưới biên độ pH = 4.5 - 5.5, khiến môi
trường đất lành mạnh bị đẩy lui, môi trường đất yếm khí phát triển tạo điều kiện
cho các loại nấm bệnh (đặc biệt nguy hiểm là tuyến trùng, nấm Phytophthora,
Fusarium và Pythium), virus, vi khuẩn, vi sinh vật xấu phát triển, bao vây xâm
hại bộ rễ, cộng hưởng với các loại côn trùng, sâu bọ khác đồng thời tấn công
làm cho bộ rễ bị tổn thương nặng, thối nhũn, khiến cây bị cong queo dị dạng,
chùn ngọn, chột lá, vàng lá, héo úa, khô thân cành, chết từ từ và chết hàng
loạt…;
- Sử dụng phân bón không đúng cách, không cân đối liều lượng và chủng
loại(có khi còn gặp phân giả); khi thì thiếu hụt và mất cân đối dinh dưỡng, khi
thì bón quá nhiều đạm hoá học hoặc thừa đạm hữu cơ gây ngộ độc hữu cơ; sử
dụng phân chuồng chưa ủ hoai mục hoặc dùng lại các loại phân chuồng và giá
thể chứa nhiều mầm nấm bệnh (như giá thể loại bỏ từ các vườn trồng nấm); hay
phủ gốc bằng vật liệu chưa qua xử lý nấm bệnh như trấu, rơm rạ, vỏ cà phê, mạt
cưa gỗ cao su,…;
- Dùng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nguyên tắc “4 đúng”, không đưa
được thuốc bảo vệ thực vật đến tận đáy bộ rễ cây Măng tây, dùng liều quá cao
hoặc liều quá thấp gây ra hiện tượng nhờn thuốc, làm vô hiệu hoá tác dụng
phòng, trị bệnh của thuốc;
- Chăm sóc vườn trồng không đúng yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh vườn trồng
yếu kém, vườn trồng không thông thoáng, cắt tỉa cành nhánh bị nấm bệnh bỏ rơi
16


vãi trên mặt đất tạo điều kiện để nấm bệnh phát tán, lây lan tự do trên cây, trên
đất trồng mà không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Tồn dư các loại nấm bệnh lưu từ các đợt thu hoạch trước hoặc những
năm trước không được xử lý triệt để, nay gặp môi trường thuận lợi nên càng

phát triển nhiều hơn, với cấp độ ngày càng cao hơn;
- Môi trường xung quanh và lân cận vườn trồng Măng tây đang có bệnh
hoặc dịch bệnh trên cây trồng làm ảnh hưởng lây lan, việc phòng chữa bệnh phải
biết kết hợp tiến hành đồng loạt trong khu vực, nếu chỉ xử lý cục bộ cho từng
vườn trồng thì không thể có hiệu quả tốt;
- Cộng thêm vào đó một nguyên nhân nữa là tình trạng tận thu cạn kiệt từ
nhiều vụ thu hoạch trước khiến cây Măng tây bị suy yếu, mất sức đề kháng, lúc
này càng rất dễ bị nấm bệnh tấn công xâm hại;…
Nếu không kịp thời phát hiện sớm và khẩn trương ngăn chặn dịch bệnh
ngay từ đầu, để mầm mống và bào tử nấm bệnh phát tán tự do trên cây và trên
đất trồng theo gió, theo nước mưa và nước tưới, thông qua dụng cụ lao động, vết
chân giày dép người lạ mang mầm bệnh vào… lây lan nhanh ra cả vườn, rẫy
Măng tây sẽ phát sinh nhiều bệnh từ nhẹ đến nặng, rồi trầm trọng mất khả năng
kiểm soát, cây sẽ không cho Măng, héo úa suy kiệt dần và chết hàng loạt khiến
người trồng hoang mang, mất tinh thần, chán nản, có tư tưởng muốn bỏ cuộc,
thụ động xuôi tay không có biện pháp xử lý hay đối phó khiến tình trạng nấm
bệnh chết cây, hư vườn càng bi đát hơn !
*Cách phòng, trị nấm bệnh hại cây Măng tây:
Không giống như các loại rau màu khác, trồng và chăm sóc cây Măng tây
thực chất là Trồng và Chăm Sóc Bộ Rễ và Chăm Sóc Đất hoặc Giá thể trồng cây
Măng tây; bộ rễ càng khoẻ mạnh cây càng có năng suất và chất lượng cao. Nói
cách khác, công việc của người trồng chủ yếu là những phần việc diễn ra ở dưới
mặt đất !
Cách chữa bệnh tốt nhất cho cây Măng tây là phải làm thật tốt việc phòng
bệnh. Cần phải thường xuyên cải tạo môi trường đất trồng cho thật tơi xốp, xử lý
triệt để mầm mống tuyến trùng, nấm bệnh và côn trùng hại cây, cung cấp đầy đủ
và cân đối dinh dưỡng hữu cơ và vi sinh, lên luống đất trồng cao ráo nhưng vẫn
phải bảo đảm độ ẩm đều đặn trong chân đất đủ 60-70% mùa nắng cũng như mùa
mưa (việc tưới nước không quan trọng ở hệ thống tưới kiểu nào mà quan trọng ở
cách tưới thế nào để chân đất bảo đảm thường xuyên có đủ độ ẩm 60%70%); thường xuyên cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng và nước tưới có pH =

6.5-7.5 để cây thật sự khoẻ mạnh; thường xuyên kiểm tra rãnh thoát nước cho
thật tốt, không để nước ngập úng chân đất quá 8-9 giờ/ngày và không để đất bị
ngậm nước trương nở bão hoà làm mất dưỡng khí; thường xuyên xới xáo đất,
phá váng đóng khằn bề mặt luống trồng để đất có đủ dưỡng khí cung cấp cho rễ;
thường xuyên tỉa cây giữ thế “mẹ bồng con” 3-5 cây mẹ + 3-5 chồi măng non to
khoẻ ở mỗi gốc/bụi Măng và cắt bỏ toàn bộ các cành nhánh nhện từ mặt luống
lên cao 50cm cho vườn trồng thông thoáng; thường xuyên làm cỏ và vệ sinh
17


vườn trồng cho thật tốt, thẳng tay xử lý loại bỏ, cách ly khỏi vườn trồng mọi
mầm mống nấm bệnh và tồn dư nấm bệnh ra khỏi vườn trồng;
Khi quan sát thấy nấm, bệnh (có màu sắc khác màu xanh đặc trưng của cây
Măng tây) vừa mới chớm xuất hiện trên cây thì phải khẩn trương cắt tỉa bỏ hết
những phần thân, lá bị bệnh đem ra khỏi vườn đốt tiêu huỷ ngay và tiến
hành phun thuốc phòng + trị nấm bệnh không để bệnh lây lan ra cả vườn (có thể
dùng chung các hỗn hợp thuốc phòng + chữa bệnh như Metalaxyl + Mancozeb /
Carbendazim + Sulfur / Fosetyl Aluminium + Zineb / Rust-Manzate + Triforine /
Cercospora + Stemphylium, v.v...). Phải định kỳ sử dụng thuốc phòng + trị bệnh
như là một công việc chính phải làm cứ mỗi 10-15-30 ngày/lần, không được lơ
là bỏ qua dù với bất cứ lý do gì.
* Cách phòng, trừ các loại sâu bọ, côn trùng hại cây Măng tây:
Đối với sâu lông, sâu keo, sâu xanh, sâu đục thân, ốc sên,… thường xuất
hiện lúc chạng vạng tối để cắn hại cây Măng tây, có thể dùng các chế
phẩm Takumi, Padan, Basudin, Topsin, Supracide,… Đối với bọ trĩ, rầy mềm, dế
nhũi, rệp sáp,... có thể dùng Sagomycine, Confidor, Regent, Antracol, Anvil,
… và các loại thuốc diệt rầy (các loại sâu bọ côn trùng có thể tự do ăn trụi lá 1
ha Măng tây trong 1-3 ngày).
Để phòng trừ có hiệu quả các loại côn trùng, sâu bọ hại cây Măng tây, cần
thường xuyên bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng để cây phát triển khoẻ

mạnh, vệ sinh chăm sóc vườn trồng thật tốt, nhanh chóng loại bỏ các mầm móng
nấm bệnh mới vừa phát sinh, thường xuyên duy trì độ ẩm 60-70% trong chân
đất, dùng chế phẩm sinh học cải tạo đất để duy trì pH đất = 6.5-7.5; có thể
thường xuyên dùng vôi, Trichoderma, Carbendazim, Mancozeb, Metalaxyl,
Ridomil, Vibamec, Antracol, Furadan, Basudin, Katumi, Bordeaux, các chế
phẩm có gốc đồng, nước Javel, dung dịch xà phòng nước hoặc tiêu hành tỏi ớt,
lá cây thuốc cá giã nhuyễn hoà chung nước tưới vào gốc để khử nấm bệnh, côn
trùng và vi sinh vật có hại, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích và trùn
đất phát triển, đẩy lùi và cô lập các loại côn trùng và vi sinh vật có hại cho cây.
2. THU HOẠCH RAU MĂNG TÂY XANH

2.1. Cách thu hoạch sản phẩm rau Măng tây xanh:
Chồi măng non phát triển chủ yếu vào ban đêm, tuỳ nguồn dinh dưỡng và
nước tưới cung cấp đủ hay thiếu, sau 1 đêm tuổi chúng có thể vượt cao 10-1520-23 cm đủ để thu hoạch. Việc thu hoạch rau Măng tây khá đơn giản, chỉ
cần dùng dao cắt hoặc giật hái bằng tay như thu hoạch hoa Huệ. Thời gian thu
hoạch thông thường từ 5h30-8h30 sáng mỗi ngày, khi Măng chưa tiếp xúc với
nắng để tránh bị héo, mềm yểu nhanh sau thu hoạch. Từ năm thứ 3-4-5, khi sản
lượng nhiều thì có thể thu hoạch thêm vào buổi chiều mát, khi mặt trời đã lặn.
Trước khi thu hoạch Măng sáng/chiều, cần tiến hành tưới nhẹ cho rẫy
Măng để bổ sung nước chống “hóc” và chống “sốc” cho Măng sau khi hái khỏi
vườn trồng, giữ tươi lâu cho Măng thương phẩm, để Măng thương phẩm có chất
lượng non mềm, tươi dòn, ngon ngọt đặc trưng.
18


Khi các chồi Măng to đường kính giữa thân măng >8-10-12 mm nhô lên
cao khỏi mặt đất 17-20-23 cm (1gang tay) là lúc cần phải thu hoạch ngay để có
được sản phẩm Măng non mềm, đầu bông còn búp, thân măng tươi giòn, chất
lượng cao (lúc này chồi Măng mới có 1 đêm tuổi nên chưa kịp kéo xơ, già
hoá).Chọn các chồi Măng có phần thân xanh nhú trên mặt đất cao 17-20-23

cm, đầu bông (đài lá non) còn búp ôm sát dính liền thân Măng, dùng dao cắt
hoặc dùng tay nắm sát gốc nghiêng 450C xoay và giật nhẹ lên như thu hoạch hoa
Huệ mà không để lại vết thương. Cách thu hoạch bằng tay có lợi hơn dùng dao
cắt vì sẽ tránh được việc vô tình làm tổn thương các chồi Măng khác, để lại vết
thương có thể làm thối hỏng phần gốc Măng còn lại ở dưới mặt đất sẽ tạo điều
kiện cho nấm bệnh xâm hại bộ rễ .
Chồi Măng thu hoạch sớm (từ lúc đầu bông còn búp) dù cọng Măng
ngắn(dài/cao 13-17-20-23 cm như tiêu chuẩn nước ngoài) sẽ có đường kính thân
Măng to >10-15-20 mm, non mềm giòn rụm, có vị ngọt và mùi thơm đặc trưng,
không có xơ, chất lượng cao hơn Măng thu hoạch trễ (khi đầu Măng đã trổ
bông) có cọng Măng dài/cao hơn 25-27 cm, nhưng đường kính thân Măng nhỏ
hơn <10 mm, thân Măng kéo xơ già hoá, đầu Măng đã trổ bông, chất lượng
Măng sẽ kém hơn.
Rau Măng tây sau khi thu hoạch cần phải tránh không để tiếp xúc với ánh
nắng, đem ngay vào nơi thoáng mát, nhanh chóng tiến hành phân loại Măng loại
1 và Măng loại 2 theo yêu cầu của đơn vị thu mua: Dùng vòi nước mạnh xịt rửa
sạch đất, cát nhưng tuyệt đối không được để ướt đầu Măng vì nước ứ đọng sẽ
làm thối hỏng các búp lá non, hư hỏng đầu bông chồi Măng nhanh chóng (nếu lỡ
để ướt đầu bông chồi Măng thì phải giũ sạch nước và làm khô bằng quạt
gió), cắt cỡ, dùng loại dây không có hoá chất độc hại cột thành bó 0,50 - 1kg,
dùng giấy chuyên dùng hoặc giấy báo sạch (giấy trắng không có mực in) gói bảo
vệ đầu bông bó Măng tránh không để va chạm làm dập hỏng đầu bông, rồi xếp
thẳng đứng vào thùng carton cứng 5-7 lớp sóng hoặc két/giỏ nhựa, thùng xốp ở
đáy có lót vật liệu xốp mềm ẩm nước hoặc nước đá khô để giữ mát, chống sốc
“ổ gà” và chống “hóc” cho Măng trong quá trình vận chuyển, khẩn trương
chuyển giao ngay cho đại lý thu mua trong ngày để họ kịp thời gian chế biến,
bảo quản mát, phân phối ra thị trường nội địa hoặc vô bao bì, đóng kiện xuất
khẩu.
Rau Măng tây nếu chưa kịp sơ chế hoặc sử dụng ngay thì cần phải nhanh
chóng đưa vào nơi thoáng mát, tiến hành giải nhiệt rồi làm lạnh nhanh, đưa

vàobảo quản mát trong kho mát nhiệt độ >2-50C + ẩm độ 90% (lạnh+khô của tủ
lạnh sẽ làm các loại rau củ quả và rau Măng tây mất nước và mau héo; đông
lạnh dưới 00C để lâu lấy ra không dùng kịp Măng tây sẽ bị ngậm nước tổn
thương lạnh).
Chồi Măng sau khi thu hoạch vẫn còn “sống” chứ chưa “chết” hẳn, nếu
cắm vào 1-2 cm nước lạnh sạch để 2-3 giờ sẽ phát triển vượt thêm chiều cao 12-3 mm, đường kính thân Măng sẽ ốm bớt 0,1-0,5 mm. Nếu ngâm/cắm chân
Măng vào nước để lâu qua đêm, chân Măng sẽ ngả vàng như đóng phèn, dễ bị
19


thối nhũn rỗng ruột, thân Măng sẽ bị kéo xơ già hoá, giảm hương vị và tính chất
tươi giòn, ngon ngọt đặc trưng, đầu Măng ối đọng nước sẽ đổi màu, thối hỏng,
bốc mùi khó chịu.
Tiếp tục thu hoạch Măng mỗi ngày cho đến cuối mỗi chu kỳ thu hoạch
Măng 2,5 - 3,5 tháng, khi thấy đường kính thân Măng nhỏ hơn cây bút bi <7-8
mm + cây mẹ già có dấu hiệu vàng úa lá (lão hoá) Thì Phải Ngưng Thu Hoạch
Ngay, rồi tiến hành trẻ hoá rẫy Măng bằng cách chọn giữ lại 3-5 chồi Măng to
khoẻ, sạch bệnh ở mỗi gốc để dưỡng làm cây mẹ trẻ thay thế, bỏ nón chụp đầu
Măng ra.

(Măng tây xanh sau khi thu hoạch ảnh thực tế)

20


(Đóng gói măng tây 1kg ảnh thực tế)

(Măng tây xanh đóng thùng đưa đi tiêu thụ ảnh thực tế)
21



Việc trẻ hoá rẫy Măng thường được thực hiện bằng 2 cách:
Hoặc tiến hành xử lý tập trung, đồng loạt cắt tỉa bỏ toàn bộ số cây mẹ già
cũ trên cả vườn trồng để chờ thay thành đời cây mẹ trẻ mới, sau 2,5-3,5 tháng
thu hoạch Măng thì nghỉ dưỡng cây 40-45 ngày, trong thời gian này người trồng
sẽ tiến hành xử lý thuốc bảo vệ thực vật, khử tuyến trùng, nấm bệnh, côn trùng
gây hại vườn trồng.
Hoặc tiến hành xử lý cục bộ, riêng lẻ ở từng gốc/bụi Măng để vẫn duy trì
việc thu hoạch Măng liên tục hàng ngày: Ngay sau khi thu hoạch 10-15 ngày
trong mỗi chu kỳ thu hoạch Măng, người trồng chọn giữ lại 3-5 chồi Măng sạch
bệnh, to khoẻ hơn cây mẹ ở từng gốc/bụi Măng dưỡng làm cây mẹ trẻ mới theo
thế ”3-5 mẹ bồng 3-5 con”.
Khi cây mẹ trẻ mới vừa đủ lớn, đường kính thân đạt >10 mm + bắt đầu
bung tàn cành lá thì tỉa bỏ cây mẹ già cũ vàng úa, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và
cành lá phát sinh ở phần gốc 50 cm để thông gió phòng bệnh, xới xáo đất mặt,
làm sạch cỏ non, đồng thời bón thúc 150-200 kg NPK 15-15-15 + bổ sung phân
trung-vi lượng, phân dơi/cá/bánh dầu, vun đất cao 3-5 cm đậy gốc cây Măng và
giữ mặt liếp đất trồng cao 20-30 cm so với mặt đất tự nhiên, giữ cây đứng thẳng
để lấy nắng quang hợp, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, côn
trùng hại cây, chuẩn bị chu kỳ thu hoạch mới.
2.2. Cách bảo quản Rau Măng tây thành phẩm :
Măng tây phải trữ tủ mát ở nhiệt độ >2-50C + ẩm độ 90% để giữ nước làm
tươi thân Măng, không thể đơn giản bảo quản trong tủ lạnh vì lạnh + khô của tủ
lạnh sẽ làm mất nước, khô héo cọng Măng.
Cách bảo quản: Măng tây mua về dùng dao bào gọt bỏ lớp vỏ xơ mỏng ở
10 cm phần gốc măng, rửa sạch, đem trụn/chần 2-3 phút với nước đã đun sôi
sẵn (có 1 ít muối + 1 ít giấm để giữ màu xanh và độ giòn) rồi chuyển qua ngâm
ngay 15-20 phút vào thau/chậu nước đá lạnh, xong vớt ra để ráo; tiếp theo:
Cách 1: Bảo quản tươi: Dùng khăn ẩm 50% hoặc giấy báo sạch không có
mực in càng tốt quấn kín bó măng cho vào túi PE cột kín xếp vào ngăn mát tủ

lạnh sẽ giữ tươi được 5-10 ngày tuỳ chất lượng Măng.
Cách 2: Chế biến: Măng tây xắt lát chéo 3-4 cm hoặc cắt khúc 5-7 cm xếp
gọn vào lọ thuỷ tinh hoặc hũ nhựa không có độc tố, rồi: (a) Hoặc ngâm chua
ngọt với giấm chua nấu sôi để nguội với 1 ít đường (hoặc không đường) + 1 ít
muối + có thể kết hợp thêm gừng, tiêu, hành, tỏi, ớt…; (b) Hoặc ngâm vào các
loại dầu thực phẩm như dầu hào, dầu ô-liu, dầu đậu nành, dầu đậu phộng,
…; (c) Hoặc chế biến thành dưa món, kim chi,… rồi xếp vào ngăn mát tủ lạnh sẽ
bảo quản được 15-30 ngày tuỳ theo chất lượng Măng.
- Rửa sạch: Măng tây đưa về nơi chế biến, dùng vòi nước áp lực mạnh rửa
sạch đất cát, tạp chất bám trên thân Măng, bào/gọt bỏ lớp vỏ xơ mỏng ở 10 cm
22


phần gốc măng, loại bỏ sản phẩm không đạt yêu cầu sử dụng rồi cắt cỡ dài ngắn
15-17-19-21-23cm,... theo quy cách hợp đồng,
- Vận chuyển, giao nhận: Măng tươi phải xếp đứng 5-10 kg/thùng vào
thùng xốp hoặc thùng carton 5-7 lớp sóng cứng để tránh dập hỏng đầu bông, và
phải vận chuyển bằng xe mát ở nhiệt độ 2-50C.
III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Hiện nay sáng kiến trồng cây măng tây xanh đang được áp dụng trồng tại
thôn Tà Hón - xã Đình Lập với diện tích 2160m 2. Sau một năm trồng cho thấy
cây măng tây xanh cho năng xuất, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện khí hậu,
thổ nhưỡng tại xã Đình Lập, huyện Đình Lập.
Tuy nhiên để áp dụng thành công trồng cây măng tây xanh cần đảm bảo
các điều kiện sau:
1. Chọn giống măng tây phù hợp với khí hậu miền Bắc
Với khi hậu biến đổi như Miền Bắc, việc chọn giống vô cùng quan trọng,
nên chọn các giống như Jersey F1, Atlas, Dulex là giống phù hợp nhất hiện nay
cho thị trường măng tây miền Bắc.
2. Điều kiện đất đai

Không phải đất nào cũng có thể trồng được măng tây, măng tây ưa thích
những vùng đất có độ tơi xốp cao, đất thịt pha cát,phù sa, dộ dốc từ 5 – 10%.
3. Hệ thống tưới tiêu
Với tình hình hiện tại của măng tây, nếu trồng quy mô quá nhỏ sản lượng
quá ít sẽ không đáp ứng đủ điều kiện hàng hóa, do măng tây chỉ đạt lợi nhuận
khi được trồng với số lượng đủ lớn. Khi có một diện tích để tạo ra sản lượng từ
20-30kg/ngày(10 sào bắc bộ trở nên) thì nên đầu tư hệ thống tưới tiêu tự động,
xây dựng các khu vực dự trữ nước sạch để đảm bảo quá trình phát triển tốt cho
cây.
4. Nhân công lao động
Việc trồng cũng như chăm sóc măng tây đòi hỏi lao động có đầy đủ kỹ
năng , vốn hiểu biết nhất định về quá trình phát triển của cây măng tây đảm bảo
các vấn đề về sâu bệnh, kĩ thuật chăm bón măng được giải quyết triệt để khi gặp
phải.
5. Điều kiện vận chuyển hàng hóa
Măng tây chủ yếu được tiêu thụ tại các khu vực thành phố sau khi thu
hoạch cần vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ để tránh hàng hóa bị hư hại do vậy
23


nên chọn khu vực trồng gần đường giao thông, có các tuyến xe liên tỉnh qua lại
sẽ thuận tiện hơn trong việc luân chuyển hàng hóa.
IV. Hiệu quả dự kiến có thể thu được khi áp dụng sáng kiến 2 năm
1. Hiệu quả kinh tế
- Diện tích đang thực hiện: 2160 m2
Bảng 1. Kế hoạch đã thực hiện
Kế hoạch trồng, chăm sóc và thu hoạch cây măng tây xanh:
TT

Tháng thực

hiện

1

3/2017

Mua giống măng tây, đóng bầu ươm
cây

3-4 lao động

2

4/2017

Gieo ươm hạt giống măng tây

3-4 lao động

3

5/2017

Chăm sóc, bón phân bầu măng tây

3-4 lao động

4

6/2017


Cày ải đất

3-4 lao động

5

7/2017

6

8/2018

7

9/2018

Nội dung thực hiện

Nguồn lực

Ghi
chú

Tiếp tục chăm sóc đảo bầu măng tây 3-4 lao động
con
Cày sới lại đất, bón phân chuồng cho 3-4 lao động
đất, lên luống
Trồng cây cây ra đất


3-4 lao động

Từ T10/2017- Chăm sóc, bón phân cho cây măng tây 3-4 lao động
T4 /2018
Từ T5Thu hoạch măng tây
3- 4 lao động
T11/2018

8
9

Bảng 2: Dự kiến năng xuất cho 2160 m 2/ 2 năm
S

Giá

Sản lượng

Doanh thu

(Đồng)

(kg)

(Đồng)

kg

80.000


900

72.000.000

kg

80.000

2000

160.000.000

2900

232.000.000

Năm

Đơn vị tính

1

Sản lượng năm 1

2

Sản lượng năm 2

TT


Tổng cộng

24


Bảng 3. HẠCH TOÁN KINH TẾ CHO 2.160 M2 MĂNG TÂY XANH/ 2 NĂM.
Tính cho 2 năm/ thu hoạch 200 ngày
TT

Nội dung

Đơn vị tính

Đơn Giá
(đ)

Số Lượng

Thành tiền
(đ)

198

18.006.000

I

CHI PHÍ

1


Giống

21.972.000

2

Chi phí phân
bón, thuốc
BVTV, thiết bị

3

Nhân công

20.000.000

Tổng

59.978.000

gram

90.000

II

DOANH THU

1


Sản lượng năm
1

kg

80.000

900

72.000.000

2

Sản lượng năm
2

kg

80.000

2000

160.000.000

III

LỢI NHUẬN

Doanh thu – Chi phí = Lãi


1

Năm 2018

72.000.000 – 59.978.000 = 12.022.000 đồng

2

Năm 2019

160.000.000 – 50.000.000 (chi phí nhân công + phân bón,
thuốc BVTV) = 110.000.000 đồng

* Thuyết minh
- Dự toán chi phí dựa vào sát giá thực tế trên thị trường.
- Dự toán doanh thu đang tính ở mức thấp hơn giá thị trường, giá bán lẻ
thực tế măng tây hiện nay:
+ Măng tây loại 1: 85.000 đồng/ 1kg
+ Măng tây loại 2: 70.000 - 80.000 đồng/1 kg
- Dự tính doanh thu năm thứ nhất: Sản phẩm thu từ tháng 7 năm 2018, thu
hoạch khoảng 100 ngày sản lượng 1,5kg/1 ngày/1 sào = 900 kg
- Từ năm thứ 2 trở đi sản lượng ổn định từ 1,7kg/1 sào/1 ngày thu hoạch
sản phẩm khoảng 200 ngày/1 năm = 2000 kg.
2. Hiệu quả xã hội
25


×