Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Các nhân tố xã hội, kinh tế và kỹ thuật tác động đến việc trồng cây thức ăn xanh, thu gom chế biến, dự trữ và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong hệ thống chăn nuôi trang trại và nông hộ ở vùng sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.04 KB, 18 trang )



CÁC NHÂN TỐ XÃ HỘI, KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TRỒNG
CÂY THỨC ĂN XANH, THU GOM CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ VÀ SỬ DỤNG PHỤ PHẨM
NÔNG NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG CHĂN NUÔI TRANG TRẠI VÀ NÔNG HỘ Ở 2
VÙNG SINH THÁI: MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Đinh Xuân Tùng, Hàn Anh Tuấn, Đỗ Văn Đức, Nguyễn Đăng Thanh
Bộ môn Kinh tế - Môi trường và Hệ thống Chăn nuôi
Tóm tắt
Sự đánh giá dựa theo bảng câu hỏi được tiến hành ở các trang trại chăn nuôi vùng núi phía Bắc và Đông
Nam Bộ nhằm nghiên cứu tính chất của các trang trại có áp dụng tiến bộ kỹ thuật và các trang trại không áp dụng
cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, bảo quản và chế biến thức ăn
chăn nuôi. Tổng số 120 trang trại đã được đến thăm và phỏng vấn.
Kết quả chỉ ra rằng khoảng 5 trên 10 kỹ thuật về thức ăn gia súc được áp dụng bởi người dân. Việc trồng cỏ
voi được áp dụng nhiều nhất. Kết quả cho thấy có rất nhiều yếu tổ tác động đến việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất
chế biển cỏ và thức ăn: trình độ học vấn của chủ hộ, lao động, diện tích đất, qui mô đàn gia súc, mức thu nhập từ
chăn nuôi và nguồn và thông tin về các tiến bộ kỹ thuật về thức ăn chăn nuôi.
Các phát hiện chỉ ra rằng muốn tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, bảo quản và chế biến
thức ăn cần phải có sự nỗ lực thúc đẩy người dân tiếp cận đến trình độ học vấn nhất định, các hoạt động đem lại thu
nhập, và các phương pháp khuyến nông.
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia súc ăn cỏ như trâu bò, dê cừu là nghề chăn nuôi truyền thống nhưng
vẫn có vai trò quan trọng đối với nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Trong
những năm gần đây, chăn nuôi gia súc ăn cỏ đang có sự tăng trưởng nhanh và ổn định trên
cả nước, đặc biệt là về sản lượng. Theo định hướng của Chính phủ trong chiến lược phát
triển chăn nuôi đến năm 2020, nước ta sẽ tăng số lượng đàn bò sữa bình quân 11% năm, đạt
khoảng 500 ngàn con, trong đó 100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm
canh. Đàn bò thịt: tăng bình quân 4,8% năm, đạt khoảng 12,5 triệu con, trong đó bò lai đạt
trên 50%. Đàn trâu: ổn định với số lượng khoảng 2,9 triệu con. Đàn dê cừu: tăng bình quân
7% năm, đạt khoảng 3,9 triệu con. (Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược


phát triển chăn nuôi đến năm 2020).
Nước ta là một nước nông nghiệp, đa dạng về sinh thái và có hệ thực vật phong phú, nguồn
thức ăn thô và phụ phẩm nông nghiệp rất dồi dào (chỉ tính riêng khối lượng vật chất khô một số loại
phụ phẩm nông nghiệp chính như rơm lúa, thân cây ngô, thân lá lạc, dây khoai lang, ngọn lá sắn và lá
mía đã có sản lượng ước tính khoảng 30 triệu tấn/năm) (Tính toán dựa trên số liệu thống kê về diện
tích của TCTK, 2008). Đó là nguồn thức ăn lớn và có giá trị đối với các loại vật nuôi ăn cỏ. Tuy
nhiên, năng suất chăn nuôi gia súc nhai lại ở nước ta vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới. Một trong những nguyên nhân chính là đàn vật nuôi không được cung cấp đủ và đều
thức ăn chất lượng cao trong mọi thời điểm trong năm, đặc biệt là trong mùa khô/đông. Hiện nay,


trong lĩnh vực giải quyết thức ăn cho gia súc nhai lại ở nước ta đang có hai thách thức lớn, thứ nhất là
sự dư thừa thức ăn thô xanh và phụ phẩm lúc thời vụ và sự thiếu thức ăn lúc giáp vụ (ở miền Bắc vào
mùa đông và miền Nam vào mùa khô nhiều vùng chăn nuôi trâu bò thiếu thức ăn nghiêm trọng) và
thứ hai là chất lượng nguồn thức ăn thô xanh cho vật nuôi ăn cỏ còn rất thấp.
Về lĩnh vực phát triển các giống cỏ trồng cho các vùng sinh thái nước ta, chúng ta đã tuyển
chọn được một số giống trong nước và nhập nội và đã được đánh giá là thích nghi với một số
vùng sinh thái, nhưng bộ giống đưa ra mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát giống do vậy mà hầu
hết các giống chưa đạt được đúng tiềm năng sản xuất của từng giống nên năng suất và chất lượng
còn thấp. Hơn nữa thảm cỏ trồng hầu hết là cỏ hoà thảo dẫn đến chất lượng thô xanh vẫn ở trong
tình trạng thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng so với yêu cầu chăn nuôi gia súc nhai lại, đặc biệt là
cho bò sữa và bò thịt ở nhiều vùng trong cả nước. Việc nghiên cứu chế biến, dự trữ và sử dụng
các phụ phế phẩm nông nghiệp tuy đã thu được một số thành tựu quan trọng, một vài kỹ thuật
chế biến đã thực sự có hiệu quả (như kỹ thuật xử lý rơm lúa bằng urea), nhưng tính khả thi và
việc ứng dụng trong sản xuất (cả trong điều kiện trang trại và nông hộ) còn rất hạn chế. Tình
trạng về nguồn và chất lượng thức ăn thô xanh như vậy chắc chắn sẽ không thể đáp ứng với nhu
cầu phát triển đàn vật nuôi ăn cỏ ở nước ta trong những năm trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy
việc tiến hành nghiên cứu phát triển nguồn thức ăn thô xanh, phụ phẩm nông nghiệp có năng suất
chất lượng cao phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở một số vùng sinh thái trọng điểm của nước ta
là rất cần thiết. Đồng thời với những nghiên cứu về kỹ thuật, việc nghiên cứu về mức độ áp dụng

các TBKT về thức ăn thô xanh và chế biến, dự trữ phụ phẩm nông nghiệp, xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến sự áp dụng các TBKT về thức ăn trong các cơ sở chăn nuôi là vô cùng cần thiết
để đề xuất được các giải pháp nhằm đẩy nhanh việc ứng dụng các TBKT về thức ăn thô xanh và
tính bền vững của các giải pháp kỹ thuật này trong thực tế sản xuất thuộc một số vùng sinh thái
trọng điểm.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố kinh tế, xã hội và kỹ
thuật tác động đến việc trồng cây thức ăn xanh, thu gom chế biến, dự trữ và sử dụng phụ
phẩm nông nghiệp trong hệ thống chăn nuôi trang trại và nông hộ ở hai vùng sinh thái: Miền
Đông Nam bộ và Miền núi phía Bắc” với mục tiêu đánh giá hiện trạng áp dụng TBKT về thức
ăn cho gia súc ăn cỏ trong hệ thống chăn nuôi trang trại và nông hộ ở 2 vùng sinh thái: Miền
Đông Nam bộ và Miền núi phía Bắc.
Xác định các nhân tố kinh tế, xã hội và kỹ thuật tác động đến việc trồng cây thức ăn xanh,
thu gom chế biến, dự trữ và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ chăn nuôi gia súc có trồng cây thức ăn xanh, thu gom
chế biến, dự trữ và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ở 2 vùng sinh thái: Miền Đông Nam bộ và
Miền núi phía Bắc.
2.2. Phạm vi nghiên cứu


2.2.1 Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu tình hình trồng cây thức ăn xanh, thu gom chế biến, dự trữ và sử dụng phụ
phẩm nông nghiệp của các cơ sở chăn nuôi gia súc ăn cỏ trong giai đoạn 2009-2010.
2.2.2 Phạm vi về nội dung
Đánh giá hiện trạng áp dụng TBKT về thức ăn cho gia súc ăn cỏ và xác định các nhân tố
kinh tế, xã hội và kỹ thuật tác động đến việc trồng cây thức ăn xanh, thu gom chế biến, dự trữ và
sử dụng phụ phẩm nông nghiệp.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Chọn điểm và cơ sở nghiên cứu

Các cơ sở chăn nuôi gia súc ăn cỏ được chọn theo phương pháp phân tầng - hệ thống -
ngẫu nhiên; đại diện cho các phương thức chăn nuôi: Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và chăn
nuôi trang trại ở hai vùng MNPB và ĐNB.
(i) Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ: Chăn nuôi trâu bò sinh sản, lấy sữa dưới 10 con, lấy thịt
dưới 50 con. Các hộ này được chọn một cách ngẫu nhiên dựa trên danh sách các hộ chăn nuôi trong xã.
Danh sách này được khuyến nông viên xác lập trước khi cuộc điều tra chính thức bắt đầu. Trưởng các
đoàn điều tra căn cứ vào danh sách các hộ chăn nuôi, lựa chọn các hộ theo phương pháp hệ thống ngẫu
nhiên. Mỗi tỉnh chọn 52 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.
(ii) Chăn nuôi trang trại: Các trang trại được lựa chọn theo tiêu chí trong thông tư liên tịch
số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng cục Thống kê: Chăn nuôi
đại gia súc: trâu, bò: Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên, chăn nuôi lấy thịt
có thường xuyên từ 50 con trở lên. Chăn nuôi dê, cừu: Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên từ 100
con trở lên; dê thịt từ 200 con trở lên.
Căn cứ vào danh sách các trang trại được công nhận của xã, huyện và các trang trại cũng
được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Mỗi tỉnh lựa chọn 8 trang trại chăn nuôi.
Tổng số mẫu điều tra là 120 cơ sở chăn nuôi, trong đó có 16 trang trại.
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu
Số liệu được thu thập từ các nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu sơ cấp được lấy từ cuộc
điều tra 120 cơ sở chăn nuôi gia súc ăn cỏ đại diện cho hai vùng: MNPB và ĐNB.
Thông tin thu thập từ các cơ sở chăn nuôi dựa trên bảng câu hỏi thiết kế sẵn. Bảng câu hỏi
bao gồm các biểu mẫu và nội dung phù hợp với mục tiêu cần đạt được. Thông tin thu thập từ mỗi
cơ sở sẽ được ghi chép vào bộ câu hỏi, bao gồm 2 phần:
Phần thứ nhất: Thông tin cơ bản của cơ sở điều tra.
Phần thứ hai: Thông tin về áp dụng TBKT trồng cây thức ăn thô xanh, chế biến thức
ăn cho gia súc ăn cỏ. Diện tích, năng suất, thời gian áp dụng, các nguyên nhân tác động, mục
tiêu, động lực của việc áp dụng các TBKH, vv.
Bộ câu hỏi được thử nghiệm để kiểm tra tính hợp lý trong các chỉ tiêu cần thu thập
trước khi triển khai điều tra chính thức.



2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
Về phân tích số liệu, đề tài này sẽ áp dụng các phương pháp sau đây:
Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế-xã hội
bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Các chỉ tiêu: trung bình cộng, max, min và
độ lệch chuẩn. Sử dụng các số liệu điều tra phỏng vấn để mô tả quy mô chăn nuôi, diện tích,
năng suất các giống cỏ, phân tích các yếu tố tác động đến việc trồng và chế biến thức ăn theo
phương thức chăn nuôi và theo các vùng sinh thái.
Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp thống kê so sánh dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các phương thức sản
xuất và các vùng sinh thái khác nhau.


3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm cơ bản của các cơ sở chăn nuôi
Bảng 1. Một số đặc điểm cơ bản của các cơ sở chăn nuôi
Các chỉ tiêu
Đvt
MNPB
ĐNB
Áp dụng
Bỏ áp dụng
Chưa áp dụng
Áp dụng
Bỏ áp dụng
Chưa áp dụng
Hộ
TT
Hộ
TT

Hộ
TT
Hộ
TT
Hộ
TT
Hộ
TT
N
Hộ
37
13
12
1
9
0
32
15
6
1
4
2
Tuổi chủ hộ
Năm
47,14
49,23
50,00
48,00
41,89
-

43,16
47,00
47,00
50,00
48,25
56,50
Diện tích đất
Ha
2,13
4,50
5,50
2,91
1,66
-
4,27
40,03
5,89
1,21
1,80
5,36
Trình độ học vấn














- Không biết chữ
%
2,70
-
-
-
-
-
3,13
-
33,33
-
50,00
-
- Tiểu học
%
2,70
-
16,67
-
55,56
-
18,75
-
16,67
-

25,00
100,00
- THCS
%
37,84
15,38
25,00
-
33,33
-
43,75
20
16,67
-
25,00
-
- THPT
%
48,65
53,85
50,00
-
11,11
-
25,00
53,33
16,67
100,00
-
-

- Trên THPT
%
8,11
30,77
8,33
100,00
-
-
9,38
26,67
-
-
-
-
- Lao động
Người
1,30
8,95
1,17
1,00
1,33
-
3,96
6,32
2,83
3,00
2,00
2,00
- Lao động GĐ
Người

1,30
3,15
1,17
1,00
1,33
-
2,13
1,87
1,83
3,00
2,00
2,00
- Lao động thuê
Người
-
5,80
-
-
-
-
1,83
4,45
1,00
-
-
-

Ở cả hai vùng MNPB và ĐNB, các trang trại thuộc nhóm áp dụng TBKT về thức ăn thô
xanh có số lao động cao hơn hẳn so với các hộ trong cùng nhóm và các cơ sở chăn nuôi khác
thuộc hai nhóm còn lại (trung bình 9 người/trang trại ở MNPB và 6 người/trang trại ở vùng

ĐNB). Điều này cho thấy nhu cầu về lao động của các trang trại chăn nuôi áp dụng TBKT về
thức ăn thô xanh.
Xét một cách tổng thể ở cả 2 vùng, trình độ học vấn của nhóm các cơ sở áp dụng TBKT
về thức ăn thô xanh đều cao hơn so với nhóm bỏ áp dụng và nhóm chưa bao giờ áp dụng. Học
vấn của các chủ trang trại thuộc nhóm áp dụng TBKT ở cả hai vùng là tương đương nhau, đa số
đều có trình độ THPT và trên THPT (84,62% ở vùng MNPB và 80,00% ở vùng ĐNB). Có tới
55,56% chủ hộ chưa bao giờ áp dụng TBKT về thức ăn thô xanh ở vùng MNPB chỉ có trình độ
tiểu học; tương tự ở vùng ĐNB, các cơ sở thuộc nhóm bỏ áp dụng và chưa bao giờ áp dụng
TBKT về về thức ăn thô xanh có trình độ học vấn tập trung chủ yếu ở mức tiểu học và không
biết chữ. Điều này cho thấy trình độ học vấn có ảnh hưởng đến nhận thức và khả năng duy trì
việc áp dụng TBKT của các cơ sở chăn nuôi.
3.2. Quy mô
Bảng 2. Quy mô đàn gia súc ăn cỏ hiện tại (con/hộ)
Các chỉ tiêu
MNPB
ĐNB
Áp dụng
Bỏ áp dụng
Chưa áp
dụng
Áp dụng
Bỏ áp dụng
Chưa áp dụng
Hộ
T. trại
Hộ
T.
trại
Hộ
T.

trại
Hộ
T. trại
Hộ
T. trại
Hộ
T. trại
Quy mô đàn bò thịt
1,39
18,67
2,00
-
3,00
-
3,84
47,73
-
-
1,25
-


Quy mô đàn bò sữa
16,83
42,40
-
-
-
-
0,25

19,80
-
35,00
-
17,50
Quy mô đàn trâu
4,60
43,00
-
-
-
-
0,66
1,60
1,50
-
1,25
-
Quy mô đàn gia súc khác
18,00
-
-
-
-
-
11,06
4,00
-
-
-

-
Số gia súc quy đổi (TLU)
6,43
47,82
2,00
-
3,00
-
7,80
82,33
1,80
56,00
2,75
28,00
Giống vật nuôi tại các cơ sở chăn nuôi gia súc ăn cỏ được điều tra ở cả hai vùng là tương
đối đa dạng bao gồm bò thịt, bò sữa, trâu và các gia súc ăn cỏ khác như dê. Để thuận lợi trong
quá trình so sánh, đồng thời để có một cái nhìn tổng thể về quy mô đàn gia súc ăn cỏ ở các cơ sở
chăn nuôi chúng tôi sử dụng Đơn vị Gia súc Nhiệt đới (TLU) để quy đổi.
Các cơ sở thuộc nhóm áp dụng TBKT về thức ăn thô xanh có số gia súc cao hơn so với
nhóm bỏ áp dụng và chưa bao giờ áp dụng (tương ứng giữa các quy mô hộ gia đình và trang
trại). Trong cùng nhóm áp dụng thì các trang trại vùng ĐNB có số gia súc ăn cỏ cao gấp 10,55
lần các hộ gia đình.
Qui mô đàn gia súc ăn cỏ hiện tại của nhóm hộ bỏ áp dụng là thấp nhất so với các hộ
thuộc hai nhóm còn lại (trung bình chỉ đạt 1,8 con/hộ, bằng 23,07% so với nhóm hộ đang áp
dụng và bằng 65,45% so với nhóm hộ chưa bao giờ áp dụng TBKT về trồng cỏ). Điều này cho
thấy một trong các nguyên nhân chính khiến các hộ bỏ áp dụng TBKT ở vùng ĐNB là do giảm
quy mô chăn nuôi hoặc bỏ không chăn nuôi, có lẽ khi mà hiệu quả của TBKT về thức ăn thô
xanh phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả chăn nuôi gia súc ăn cỏ của các hộ chăn nuôi. TBKT có thể
giúp tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi nhưng khi bản thân việc chăn nuôi gia súc chưa
thực sự mang lại thu nhập như mong muốn thì người chăn nuôi vẫn bỏ không áp dụng.

Phan Minh Tâm_Tân Thành, Củ Chi: "mình mà có đất trồng cũng giống như
nhà có lúa gạo ăn đều, còn không có đất trồng cỏ thì như nay ăn gạo này, mai ăn gạo
khác, chạy ăn từng bữa vất vả lắm"
Nhóm hộ chưa bao giờ áp dụng TBKT về thức ăn thô xanh có quy mô đàn tương đối nhỏ,
trung bình 2,75 con/hộ. Vì vậy, áp lực thiếu cỏ trong chăn nuôi của các hộ thuộc nhóm này là
không lớn, các hộ thường tận dụng nguồn thức ăn thô xanh từ tự nhiên và các nguồn phụ phẩm
nông nghiệp khác.
3.3. Nguồn thu nhập của các cơ sở chăn nuôi
Bảng 3. Cơ cấu thu nhập của các cơ sở nghiên cứu (%)
Các chỉ tiêu
MNPB
ĐNB
Áp dụng
Bỏ áp dụng
Chưa áp
dụng
Áp dụng
Bỏ áp dụng
Chưa áp
dụng
Hộ
T.
trại
Hộ
T.
trại
Hộ
T.
trại
Hộ

T.
trại
Hộ
T.
trại
Hộ
T.
trại
- Thu nhập trồng trọt
36,67
21,90
41,13
91,43
44,87
-
44,06
34,67
52,17
25,00
58,75
35,0
- Thu nhập chăn nuôi
31,62
58,35
25,37
8,57
24,21
-
34,19
53,33

29,67
75,00
30,00
65,0
- Thu nhập khác
31,71
19,75
33,5
-
30,93
-
21,75
12,00
18,17
0,00
11,25
0,00



Nguồn thu nhập chính của các trang trại thuộc nhóm áp dụng TBKT ở cả 2 vùng chủ yếu
đều từ chăn nuôi (58,35% ở MNPB và 53,33% ở vùng ĐNB), vì thế các cơ sở này đều có sự đầu
tư trồng cỏ (đa dạng giống cỏ, hệ thống tưới …), để chủ động nguồn thức ăn. Ngược lại các hộ
thuộc nhóm bỏ áp dụng ở cả 2 vùng lại có thu nhập tương đối cao từ trồng trọt (trồng chè ở
MNPB và cao su ở ĐNB). Điều này cho thấy thu nhập từ chăn nuôi gia súc ăn cỏ chưa phải là
nguồn thu nhập đáng kể thì việc trồng cỏ và áp dụng các TBKT về chế biến thức ăn thôn xanh
chưa được quan tâm chú ý.B)
Điểu Đe_Tân Quang, Bình Phước: "trồng cỏ không hiệu quả bằng trồng cao su, có
thêm đất tao cũng trồng cao su hết, không trồng cỏ"
3.4. Nguồn gốc và mức độ sử dụng thức ăn xanh cho gia súc của các cơ sở chăn nuôi

Bảng 4. Nguồn gốc và mức độ cung cấp thức ăn cho gia súc
Các chỉ tiêu
Hộ gia đình
Trang trại
Thời gian sử dụng (tháng)
Nguồn (%)
Thời gian sử dụng (tháng)
Nguồn (%)
Trâu

sữa
Bò thịt
Mua
tsx
Trâu
Bò sữa
Bò thịt
Mua
Tsx
MNPB
Rơm
2,32
-
2,39
2,78
97,22
3,50
5,00
3,17
40,00

60,00
Cỏ trồng
9,78
11,67
9,61
-
100,0
9,67
12,00
10,20
10,00
90,00
Cây thức ăn
2,13
-
2,38
-
100,0
1,67
-
2,20
-
100,0
Lá các loại
-
-
4,00

100,00
-

-
4,00
-
100,00
ĐNB
Rơm
3,88
2,00
3,06
27,78
72,22
4,00
11,44
3,00
83,33
16,67
Cỏ trông
7,60
11,00
8,36
-
100,0
9,50
10,00
10,25
-
100,0
Cây thức ăn
2,63
-

3,21
-
100,0
-
-
4,00
-
100,0
Lá các loại
4,50
-
2,62
-
100,0
1,00
-
4,25
-
100,0

Đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc ăn cỏ thì việc chủ động được nguồn thức ăn thô xanh
là điều vô cùng quan trọng, vì thế chúng tôi đi sâu tìm hiểu khả năng cung cấp/chủ động nguồn
thức ăn thông qua thời gian tối đa các cơ sở có thể cung cấp cho vật nuôi. Ở vùng MNPB, chỉ có
các trang trại chăn nuôi bò sữa có khả năng cung cấp cỏ trồng cho gia súc quanh năm (12
tháng/năm). Các hộ gia đình chăn nuôi bò thịt ở MNPB có khả năng chủ động cỏ trồng thấp nhất
(cho ăn rải rác trong vòng 9,6 tháng/năm).
Trên thực tế không có một cơ sở chăn nuôi nào ở vùng ĐNB đủ cỏ cho gia súc ăn 12
tháng/năm, kể cả các trang trại lớn. Điều này được giải thích do ngành trồng cỏ của vùng ĐNB
chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhên (mùa khô, thiếu nước). Để bổ sung cho sự thiếu hụt này,
các cơ sở chăn nuôi phải bổ sung các nguồn thức ăn khác như rơm, thân cây chuối hay các loại lá

khác. Đặc biệt, tỷ lệ các trang trại phải mua rơm tương đối cao (chiếm 83,33% số trang trại chăn
nuôi của vùng).
3.5. Nguồn thông tin, thời gian áp dụng và mức độ áp dụng các TBKT thức ăn thô xanh
Bảng 5. Nguồn cung cấp thông tin TBKT thức ăn thô xanh


Các chỉ tiêu
Nhóm áp dụng
Nhóm bỏ áp dụng
Nhóm chưa bao giờ áp dụng
Hộ
T. trại
Hộ
T. trại
Hộ
T. trại
MNPB
- Đài/TV/Báo
11,11
15,38
8,33
100,00
100,00
-
-Tập huấn
50,00
53,85
33,33
100,00
-

-
-Thăm quan
2,78
7,69
-
-
-
-
- Hàng xóm
30,56
15,38
16,67
-
100,00
-
- Hội họp
2,78
7,69
-
-
-
-
- Chính quyền
30,56
38,46
75,00
100,00
88,89
-
- Khác

-
7,69
-
-
11,11
-
ĐNB
- Đài/TV/Báo
15,63
6,67
-
-
25,00
50,00
-Tập huấn
15,63
6,67
-
-
0,00
-
-Thăm quan
9,38
13,33
50,00
-
0,00
-
- Hàng xóm
28,13

26,67
33,33
100,00
50,00
50,00
- Hội họp
-
-
-
-
-
-
- Chính quyền
15,63
20,00
16,67
-
25,00
-
- Khác
15,63
26,67
-
-
-
-
Một điểm chung của các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm áp dụng TBKT ở cả hai vùng
nghiên cứu là khả năng tiếp cận thông tin tương đối đa dạng ở tất cả các kênh như tivi, đài,
báo, tập huấn, tham qua… trong khi đó ở 2 nhóm hộ còn lại, thông tin về TBKT chỉ được
tiếp cận/biết qua một số kênh thông tin nhất định. Có 50,00% hộ gia đình và 53,85 trang trại

thuộc nhóm áp dụng ở MNPB tiếp nhận thông tin về TBKT thông qua kênh tập huấn, chuyển
giao; trong khi đó ở vùng ĐNB thì các cơ sở thuộc nhóm áp dụng tiếp nhận nguồn thông tin
đa dạng hơn, điều này cũng cho thấy tính chủ động trong tìm hiểu và áp dụng của các cơ sở
chăn nuôi ở vùng ĐNB cao hơn các đồng nghiệp của họ ở MNPB.
Bảng 6. Thời gian áp dụng và nguồn gốc các TBKT thức ăn thô xanh
Các chỉ tiêu
Thời gian áp dụng (tháng)
Tỷ lệ bỏ áp dụng (%)
Nguồn (%)
Tự học hỏi
Chuyển giao
Hộ
T.trại
Hộ
T.trại
Hộ
T.trại
Hộ
T.trại
MNPB
Trồng cỏ
73,22
91,71
22,45
7,14
16,33
7,14
83,67
92,86
Rơm ủ Urê

48,00
38,40
100,00
40,00
100,00
20,00
-
80,00
Tảng đá liếm
-
59,75
-
37,50
-
25,00
-
75,00
Thân ngô ủ chua
56,86
46,00
28,57
-
28,57
40,00
71,43
60,00
Củ sắn ủ chua
30,00
38,00
50,00

50,00
50,00
75,00
50,00
25,00
TA. Đóng bánh
38,40
24,00
-
-
-
33,33
100,00
66,67
ĐNB
Trồng cỏ
89,46
82,06
16,22
6,25
78,38
68,75
21,62
31,25
Cây thức ăn
54,00
24,00
5,41
6,25
100

100
-
-
Rơm ủ Urê
43,72
51,53
65,34
47,86
26,79
31,08
73,21
68,92
Tảng đá liếm
47,22
65,97
35,75
12,50
54,65
50,00
45,35
50,00



Các TBKT về trồng cỏ ở cả 2 vùng MNPB và ĐNB đã được các cơ sở chăn nuôi áp dụng
tương đối lâu (từ khoảng 6 đến 8 năm), không có sự khác biệt đáng kể về thời gian áp dụng
TBKT trồng cở, chế biến thức ăn giữa các cơ sở và các vùng với nhau.
Tỷ lệ các cơ sơ bỏ áp dụng TBKT về chế biến thức ăn luôn cao hơn hẳn tỷ lệ bỏ áp dụng
các TBKT về trồng cỏ, tỷ lệ bỏ trồng cỏ cao nhất là ở các hộ chăn nuôi ở MNPB (22,45%) và
thấp nhất ở các trang trại chăn nuôi vùng ĐNB (6,25%), trong khi đó có tới 100% hộ chăn nuôi ở

MNPB bỏ áp dụng TBKT rơm ủ urê sau 48 tháng sử dụng, đối với các hộ ở vùng ĐNB
(65,34%).
Tỷ lệ bỏ áp dụng các TBKT về trồng cỏ và chế biến thức ăn của các hộ cao hơn các trang
trại, điều này được giải thích do các trang trại chăn nuôi phải chịu áp lực về thức ăn cao hơn hẳn
các hộ gia đình. Quy mô đàn gia súc nhỏ khiến các hộ gia đình cảm thấy chế biến dự trữ thức ăn
là “phức tạp và chưa cần thiết”.
Phan Văn Tính_Củ Chi: "đất hẹp, chăn nuôi còn không có chỗ đổ phân, lấy đâu chỗ mà ủ"
Trần Ngọc Điệp_Củ Chi: "Chúng tôi đã ủ chua cỏ để dự trữ nhưng bị thối, không giữ
được, có lẽ do yếm khí chưa tốt".
"tất cả phụ thuộc vào giá sữa, nếu giá sữa đạt 10.000 đ/l thậm chí chúng tôi sắn sàng
mua cả máy hút chân không để ủ cỏ"



Bảng 7. Mức độ áp dụng các TBKT thức ăn thô xanh
Chỉ tiêu
MNPB
ĐNB
Hộ gia đình
Trang trại
Hộ gia đình
Trang trại
TBKT cỏ
- Cỏ voi
93,88
92,86
52,63
81,25
- Cỏ VA06
6,12

-
52,63
43,75
- Cỏ Guine
22,45
21,43
-
-
- Cỏ Stylo
8,16
21,43
2,63
-
- Cỏ signal
4,08
14,29
-
-
TBKT chế biến
- Tảng đá liếm
-
14,29
23,68
43,75
- Thân ngô ủ chua
14,29
35,71
-
12,50
- Rơm ủ urê

2,04
35,71
10,53
43,75
- TĂ đóng bánh
10,20
21,43
-
-

Trong tổng số 10 TBKT đã và đang được áp dụng trong các cơ sở chăn nuôi ở 2 vùng,
TBKT được áp dụng phổ biến nhất hiện nay ở cả 2 vùng là trồng cỏ voi.
Trong khi cỏ VA06 được trồng khá phổ biến ở vùng ĐNB, thì lại được trồng rất ít ở các
cơ sở ở vùng núi phía Bắc.
Bảng 8. Mức độ áp dụng các TBKT thức ăn thô xanh
Chỉ tiêu
MNPB
ĐNB
Hộ gia đình
Trang trại
Hộ gia đình
Trang trại
N
49
14
38
16
Áp dụng 1 TBKT
63,27
14,29

47,37
37,50
Áp dụng 2 TBKT
24,49
7,14
42,11
12,50
Áp dụng 3 TBKT
-
28,57
10,53
25,00
Áp dụng 4 TBKT
8,16
28,57
-
18,75
Áp dụng 5 TBKT
4,08
14,29
-
-
Áp dụng 6 TBKT
-
7,14
-
6,25

Mức độ áp dụng TBKT trồng cỏ và chế biến thức ăn ở cả 2 vùng MNPB và ĐNB là tương
đối thấp, không có một cơ sở chăn nuôi nào có mức độ áp dụng TBKT vượt mức 60% số các TBKT

chủ yếu được điều tra. Ở vùng MNPB, phần lớn các hộ gia đình chỉ áp dụng 1 loại TBKT, thì có tới
30 % trang trại áp dụng 4 loại TBKT. Ở vùng ĐNB, phần lớn các hộ và trang trại áp dụng 2-3 loại
TBKT.


3.6. Diện tich các giống cỏ
Bảng 9. Diện tích trồng cỏ qua các giai đọn theo vùng và theo phương thức nuôi (ha/hộ)
Chỉ tiêu
Miền núi phía Bắc
Vùng Đông Nam Bộ
Hộ gia đình
Trang trại
Hộ gia đình
Trang trại
DT
năm
đầu
DT
cao
nhất
DT
hiện
tại
DT
năm
đầu
DT
cao
nhất
DT

hiện
tại
DT
năm
đầu
DT
cao
nhất
DT
hiện
tại
DT
năm
đầu
DT
cao
nhất
DT
hiện
tại
1. Có dự án
- Cỏ voi
0,22
0,71
0,27
1,08
2,38
1,75
0,09
0,11

0,10
0,80
1,83
1,33
- Cỏ ghi nê
0,40
0,40
0,40
0,11
0,95
0,54
-
-
-
-
-
-
- Cỏ va06
0,18
0,18
0,18
0,07
0,18
0,18
0,30
0,41
0,28
1,32
1,53
0,78

- Cỏ Stylo
0,38
0,58
0,45
0,23
0,80
0,80
-
-
-
-
-
-
- Cỏ signal
0,30
0,90
0,90
0,34
1,20
1,20
-
-
-
-
-
-
- Cỏ sả
-
-
-

-
-
-
0,20
0,30
0,28
2,00
4,50
3,00
2 . Tự GĐ
- Cỏ voi
0,06
0,38
0,33
0,11
0,70
0,36
0,11
0,28
0,31
0,41
0,87
0,62
- Cỏ ghi nê
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
- Cỏ va06
-
-
-
-
-
-
0,12
0,29
0,24
1,77
2,03
2,03
- Cỏ Stylo
-
-
-
0,40
1,20
1,00
-
-
-
-

-
-
- Cỏ signal
0,06
0,38
0,33
0,11
0,70
0,36
-
-
-
-
-
-
- Cỏ sả
-
-
-
-
-
-
0,11
0,16
0,18
1,35
1,38
1,38
3. Chung
- Cỏ voi

0,18
0,64
0,28
1,00
2,24
1,64
0,11
0,26
0,29
0,49
1,07
0,80
- Cỏ ghi nê
0,40
0,40
0,40
0,11
0,95
0,54
-
-
-
-
-
-
- Cỏ va06
0,18
0,18
0,18
0,07

0,18
0,18
0,17
0,32
0,25
1,51
1,75
1,32
- Cỏ Stylo
0,38
0,58
0,45
0,28
0,93
0,85
-
-
-
-
-
-
- Cỏ signal
0,30
0,90
0,90
0,34
1,20
1,20
-
-

-
-
-
-
- Cỏ sả
-
-
-
-
-
-
0,13
0,19
0,22
1,52
2,16
1,79

Để đánh giá đầy đủ thực trạng áp dụng TBKT trồng cỏ của các cơ sở chăn nuôi chúng tôi
tiến hành phân nhóm các cơ sở theo hai nguồn gốc xuất phát của TBKT: Thứ nhất là được
chuyển giao thông qua các chương trình, dự án, tập huấn và thứ hai là tự học hỏi thông qua các
kênh thông tin khác. Các hộ gia đình cả hai vùng MNPB và ĐNB được chuyển giao TBKT trồng
cỏ không có sự biến động lớn về diện tích giữa năm đầu tiên áp dụng và diện tích hiện tại.
Ngược lại, đối với các trang trại ở cả hai vùng đều có tăng trưởng về diện tích hiện tại so với
diện tích trồng ban đầu ở đa số các giống cỏ.
Qua việc đánh giá về biến động diện tích trồng cỏ của các cơ sở chăn nuôi ở cả hai vùng
MNPB và ĐNB chúng tôi nhận thấy chưa có một sự chuyển dịch rõ ràng từ các giống cỏ có năng
suất cao sang các giống cỏ có chất lượng cao. Các giống có năng suất cao như cỏ voi, VA06



được duy trì và phát triển với mục tiêu rõ ràng từ chủ các cơ sở chăn nuôi: “đủ cỏ để làm trâu bò
no bụng”, một số giống cỏ chất lượng cao nhưng năng suất thấp như cỏ stylo mới chỉ được một
số trang trại có diện tích đất lớn áp dụng và duy trì để đa dạng nguồn thức ăn cho gia súc.


3.7. Các nguyên nhân tác động dến việc áp dụng và bỏ áp dụng TBKT
Bảng 10. Động lực quyết định, mục đích áp dụng và tác động của TBKT (%)
Chỉ tiêu
MNPB
ĐNB
Hộ gia đình
Trang trại
Hộ gia đình
Trang trại
Trồng
cỏ
Chế
biến
Trồng
cỏ
Chế
biến
Trồng
cỏ
Chế
biến
Trồng
cỏ
Chế
biến

1. Động lực quyết định
- Có dự án
74,55
88,89
100,00
80,00
17,14
37,50
25,00
27,63
- Thấy cần thiết
72,73
100,00
92,86
70,00
97,14
63,25
87,50
73,95
- Khác
12,73
-
14,29
20,00
8,57
17,34
18,75
22,25
2. Mục đích áp dụng
- Chăn nuôi gia súc

85,45
88,89
92,86
100,00
100,00
100,00
62,50
100,00
- Bán
47,27
-
42,86
-
-
-
25,00
12,55
- Khác
0
11,11
-
-
5,71
-
6,25
12,55
3. Tác động của TBKT
- Giảm lao động
38,18
22,22

64,29
30,00
65,71
24,47
75,00
23,42
- Tăng năng suất
25,45
22,22
57,14
10,00
31,43
43,55
50,00
27,43
- Tăng đàn
18,18
66,67
21,43
50,00
14,29
12,47
-
-
- Tăng hiệu quả
65,45
88,89
85,71
70,00
71,43

67,32
75,00
12,53
- Dự trữ thức ăn
7,27
88,89
-
90,00
5,71
42,35
18,75
28,62

Về động lực áp dụng TBKT trồng cỏ và chế biến thức ăn, các cơ sở chăn nuôi ở MNPB chủ
yếu xuất phát từ việc thấy cần thiết và nhận được sự chuyển giao của các trương trình, dự án; trong
khi đó động lực để quyết định áp dụng TBKT của các cơ sở chăn nuôi vùng ĐNB chủ yếu do thấy
cần thiết, điều này cho thấy tính chủ động và nhận thức khác nhau của các chủ chăn nuôi đối với việc
áp dụng TBKT ở hai vùng.
Mục đích áp dung TBKT chính của các cơ sở chăn nuôi chủ yếu là để chăn nuôi đại gia
súc. Các cơ sở chăn nuôi ở MNPB trồng cỏ với mục đích để bán tương đối cao (47,27% đối với
hộ và 42,86% đối với trang trại) trong khi đó ở vùng ĐNB chỉ có 6,25% số trang trại trồng cỏ với
mục đích để bán (chủ yếu là bán cỏ giống). Sự khác nhau này là do việc tập trung một số các
công ty chăn nuôi bò sữa ở Tuyên Quang và Mộc Chau (Sơn La) dẫn tới việc hình thành nguồn
nguyên liệu xung quanh.
Đối với các cơ sở chăn nuôi, việc áp dụng TBKT về trồng cỏ và chế biến thức ăn đã có
tác động đáng kể tới năng suất, quy mô và hiệu quả trong chăn nuôi. Trên cả hai vùng, việc áp
dụng TBKT trồng cỏ đều mang lại hiệu quả, giúp giảm lao động đi chăn dắt và cắt cỏ tự nhiên.
Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc tăng đàn và mở rộng quy mô sản xuất của các cơ
sở chăn nuôi. Điều này được giải thích bởi hai lý do: Thứ nhất, diện tích đất dành cho trồng cỏ
của các cơ sở chăn nuôi bị hạn chế và thứ hai là do bản thân cây cỏ chưa đủ hiệu quả và ổn định



để cạnh tranh được với các cây trồng khác. Ngược lại, việc áp dụng các TBKT về chế biến và dự
trữ thức ăn tại các cơ sở chăn nuôi ở MNPB không những mang lại hiệu quả, dự trữ mà còn giúp
các cơ sở chăn nuôi tăng đàn, mở rộng quy mô sản xuất.
Bảng 11. Vai trò của người trong nông hộ ra quyết định áp dụng/bỏ áp dụng TBKT (%)
Các chỉ
tiêu
MNPB
ĐNB
Hộ gia đình
Trang trại
Hộ gia đình
Trang trại
Trồng cỏ
Chế biến
Trồng cỏ
Chế biến
Trồng cỏ
Chế biến
Trồng cỏ
Chế biến
1. Quyết định áp dụng
- Chồng
12,50
6,67
-
-
42,86
38.89

68,75
50.00
- Vợ
14,58
26,67
35,71
73,68
14,29
16.67
6,25
16.67
- Cả 2
72,92
66,67
64,29
26,32
37,14
27.78
12,5
16.67
- Con
-
-
-
-
2,86
11.11
6,25
16.67
- Khác

-
-
-
-
2,86
5.56
6,25
0.00
2. Quyết định bỏ áp dụng
- Chồng
3,13
3,45
-
-
22,22
33.33
50,00
66.67
- Vợ
6,25
13,79
-
-
33,33
16.67
-
33.33
- Cả 2
90,63
82,76

100,00
100,00
33,33
16.67
-
-
- Con
-
-
-
-
11,11
16.67
-
-
- Khác
-
-
-
-
-
16.67
50,00
-

Việc đưa ra quyết định áp dụng và bỏ áp dụng TBKT trồng cỏ, chế biến thức ăn có sự
khác nhau giữa hai vùng nghiên cứu, ở MNPB quyết định được đưa ra chủ yếu dựa trên sự thống
nhất của hai vợ chồng, trong khi đó vùng ĐNB quyết định chủ yếu được đưa ra bởi người chồng.
Bảng 12. Các yếu tố tác động đến việc bỏ áp dụng TBKT thức ăn thô xanh
Chỉ tiêu

MNPB
ĐNB
Hộ gia đình
Trang trại
Hộ gia đình
Trang trại
Trồng
cỏ
Chế
biến
Trồng
cỏ
Chế
biến
Trồng
cỏ
Chế
biến
Trồng
cỏ
Chế
biến
1. Điều kiện không thuận lợi
9,68
-
-
-
62,11
16,67
-

-
2. Thiếu đất
29,03
-
-
-
6,25
33,33
50,00
-
3. Đổi sang TBKT khác
22,58
-
50,00
-
18,75
16,67
25,00
40,00
4. Không chịu áp lực thiếu cỏ
6,45
34,48
-
-
6,25
33,33
-
-
5. Không hiệu quả
-

51,72
-
-
6,25
-
25,00
60,00

Việc áp dụng và duy trì TBKT trồng cỏ, chế biến thức ăn chịu tác động của nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan. Các hộ chăn nuôi MNPB cho rằng yếu tố tác động lớn nhất tới việc bỏ
áp dụng TBKT trồng cỏ là thiếu đất, trong khi đó điều kiện tự nhiên không thuận lợi” (mùa khô,


thiếu nước) mới là yếu tố ảnh hưởng lớn tới các hộ chăn nuôi vùng ĐNB. Có tới 60% trang trại
vùng ĐNB đánh giá tính HQKT chưa cao đã làm hạn chế tới việc áp dụng TBKT chế biến thức
ăn.


3.8. Phương thức trồng cỏ
Bảng 13. Các phương thức trồng cỏ của các hộ theo vùng, theo quy mô cơ sở
Chỉ tiêu
MNPB
ĐNB
Hộ gia đình
Trang trại
Hộ gia đình
Trang trại
Áp
dụng
Bỏ áp

dụng
Áp
dụng
Bỏ áp
dụng
Áp
dụng
Bỏ áp
dụng
Áp
dụng
Bỏ áp
dụng
- Trên ruộng/đồi/ vườn
99,36
99,55
97,58
100,00
49,54
4,59
54,62
-
- Hàng rào
0,14
-
-
-
9,59
2,12
-

-
- Xen dưới tán cây
0,29
-
2,42
-
17,39
54,42
35,36
-
- Xung quanh ao
0,11
0,22
-
-
11,89
38,87
6,48
-
- Khác
0,10
0,22
-
-
11,60
-
3,54
100,00
Tổng
100,0

100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0

Về phương thức trồng cỏ của các cơ sở chăn nuôi, đa số các cơ sở chăn nuôi ở vùng
MNPB đều trồng cỏ trên diện tích đất canh tác (đất ruộng/ đồi/ vườn), cao nhất là ở các trang trại
thuộc nhóm bỏ áp dụng (100%) và thấp nhất là ở nhóm trang trại thuộc nhóm bỏ áp dụng
(97,58%). Việc cây cỏ được trồng chủ yếu trên diện tích đất canh tác của các cơ sở chăn nuôi gia
súc ăn cỏ vùng MNPB cho thấy sự chuyên môn hóa cao ở nhóm các cơ sở áp dụng TBKT trồng
cỏ (bao gồm cả các hộ và trang trại chăn nuôi). Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân chính khiến
các cơ sở thuộc nhóm bỏ áp dụng không còn áp dụng TBKT trồng cỏ khi mà cây cỏ cạnh tranh
trực tiếp diện tích đất với các cây trồng khác. Trên thực tế, có những trang trại trồng cỏ chăn
nuôi mang lại HQKT cao nhưng vẫn phá bỏ để chuyển hết sang trồng chè do cây chè có thị
trường đầu ra rộng và ổn định hơn.
Vùng ĐNB, có sự khác nhau về cơ cấu diện tích đất trồng cỏ của các hộ thuộc
nhóm áp dụng và bỏ áp dụng TBKT: 49,54% hộ áp dụng trồng cỏ trên diện tích đất canh tác, con
số này ở nhóm hộ bỏ áp dụng là 4,59%; Các hộ thuộc nhóm bỏ áp dụng chủ yếu có diện tích đất
trồng cỏ nằm xen dưới tán cây (54,42%) và tận dụng xung quanh bờ ao (38,87%). Đối với những
diện tích cỏ trồng xe các cây công nghiệp như cao su, tiêu… ở vùng ĐNB chỉ tồn tại được
khoảng 3 năm, tới khi cây cao su phát triển có bóng râm.
Đàm Văn Giòn_BP: "tôi trồng xen cỏ vào diện tích cao su nhưng sau vài tháng thấy
cao su còi cọc không phát triển được, cỏ hút hết phân của cao su nên tôi phá cỏ đi"
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
- Ở cả hai vùng MNPB và ĐNB, các trang trại áp dụng TBKT có số lao động cao hơn hẳn
so với các hộ áp dụng và các cơ sở chăn nuôi khác thuộc hai nhóm còn lại.

- Ở cả 2 vùng, trình độ học vấn của nhóm các cơ sở áp dụng TBKT đều cao hơn so với
nhóm bỏ áp dụng và nhóm chưa bao giờ áp dụng. Điều này cho thấy trình độ học vấn có ảnh
hưởng đến nhận thức và khả năng duy trì việc áp dụng TBKT của các cơ sở chăn nuôi.


- Đối với cả hai phương thức chăn nuôi (nhỏ lẻ hộ gia đình và trang trại), các cơ sở thuộc
nhóm áp dụng TBKT có quy mô đàn gia súc lớn hơn so với nhóm bỏ áp dụng và chưa bao giờ áp
dụng.
- Nguồn thu nhập chính của các trang trại thuộc nhóm áp dụng TBKT ở cả 2 vùng chủ
yếu đều từ chăn nuôi, vì thế các cơ sở này đều có sự đầu tư trồng cỏ (đa dạng giống cỏ, hệ thống
tưới ) để chủ động nguồn thức ăn. Ngược lại các hộ thuộc nhóm bỏ áp dụng ở cả 2 vùng lại có
thu nhập tương đối cao từ trồng trọt.
- Các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm áp dụng TBKT ở cả hai vùng nghiên cứu có khả năng
tiếp cận thông tin tương đối đa dạng, bao gồm tất cả các kênh như tivi, đài, báo, tập huấn, tham
qua… trong khi đó ở 2 nhóm hộ còn lại, thông tin về TBKT chỉ được tiếp cận qua một số kênh
thông tin nhất định.
- Nguyên nhân chính khiến các trang trại vùng ĐNB bỏ và không áp dụng TBKT là do
thiếu đất trồng cỏ và qui mô đàn gia súc ăn cỏ hiện tại.
- Tỷ lệ các cơ sơ bỏ áp dụng TBKT về chế biến thức ăn luôn cao hơn hẳn tỷ lệ bỏ áp
dụng các TBKT về trồng cỏ; tỷ lệ bỏ trồng cỏ cao nhất là ở các hộ chăn nuôi ở MNPB (22,45%)
và thấp nhất ở các trang trại chăn nuôi vùng ĐNB (6,25%), trong khi đó có tới 100% hộ chăn
nuôi ở MNPB bỏ áp dụng TBKT rơm ủ urê sau 48 tháng sử dụng; đối với các hộ vùng ĐNB tỷ lệ
này là 65,34. Tỷ lệ bỏ áp dụng các TBKT về trồng cỏ và chế biến thức ăn của các hộ cao hơn các
trang trại, điều này được giải thích do các trang trại chăn nuôi phải chịu áp lực về thức ăn cao
hơn hẳn các hộ gia đình. Quy mô đàn gia súc nhỏ khiến các hộ gia đình cảm thấy chế biến dự trữ
thức ăn là “phức tạp và không cần thiết”.
- Chưa có một sự chuyển dịch rõ ràng từ các giống cỏ có năng suất cao sang các giống cỏ
có chất lượng cao. Các giống có sản lượng cao như cỏ voi, VA 06 được duy trì và phát triển với
mục tiêu rõ ràng từ chủ các cơ sở chăn nuôi: “đủ cỏ để làm trâu bò no bụng”, một số giống cỏ
chất lượng cao nhưng năng suất thấp như cỏ stylo mới chỉ được một số trang trại có diện tích đất

lớn áp dụng và duy trì để đa dạng nguồn thức ăn cho gia súc.
- Động lực áp dụng TBKT trồng cỏ và chế biến thức ăn của các cơ sở chăn nuôi ở MNPB
chủ yếu xuất phát từ việc thấy cần thiết và nhận được sự chuyển giao của các trương trình, dự án.
Trong khi đó các cơ sở chăn nuôi vùng ĐNB chủ yếu là do sự cần thiết, điều này cho thấy tính
chủ động và nhận thức khác nhau của các chủ chăn nuôi đối với việc áp dụng TBKT ở hai vùng.
- Đối với các cơ sở chăn nuôi, việc áp dụng TBKT về trồng cỏ và chế biến thức ăn đã có
tác động đáng kể tới năng suất, quy mô và hiệu quả trong chăn nuôi. Trên cả hai vùng, việc áp
dụng TBKT trồng cỏ đều mang lại hiệu quả, giúp giảm lao động đi chăn dắt/ cắt cỏ tự nhiên.
Ngược lại, việc áp dụng các TBKT về chế biến và dự trữ thức ăn tại các cơ sở chăn nuôi ở
MNPB không những mang lại hiệu quả, dự trữ mà còn giúp các cơ sở chăn nuôi tăng đàn, mở
rộng quy mô sản xuất.
4.2. Kiến nghị


- Cần tuyển chọn bộ giống cỏ có chất lượng cao, chịu úng/hạn phù hợp với từng tiểu
vùng sinh thái.
- Động lực áp dụng các TBKT về thức ăn thô xanh khác nhau ở các vùng, do vậy phải có
các cách tiếp cận khác nhau giữa các vùng và giữa các phương thức chăn nuôi khác nhau.
- Các TBKT có tỷ lệ áp dụng thấp, cần có cơ chế khuyến nông thích đáng làm cho người
chăn nuôi hiểu được lợi ích của việc áp dụng này thông qua các mô hình trình diễn kỹ thuật tại
nông hộ.
- Phổ biến các kỹ thuật mới cần được thực hiện thông qua các hộ chăn nuôi có điều kiện
kinh tế trung bình ở địa phương, mức độ lan rộng của mô hình nhanh hơn là tập trung xây dựng
mô hình ở các nông dân điển hình.
- Việc chuyển giao các TBKT về chế biến thức ăn thô xanh cần được cán bộ khuyến nông
thực hành kỹ thuật và tư vấn trực tiếp tại các hộ chăn nuôi.
Tài liệu tham khảo
1. Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.
2. TCTK- 2008. Số liệu thống kê/Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.



×