Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Nhận định Tội phạm học (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.92 KB, 20 trang )

NHẬN ĐỊNH TỘI PHẠM HỌC
1. Tội phạm học là ngành khoa học pháp lí độc lập
Nhận định sai
Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, chức
năng, nhiệm vụ và hệ thống tội phạm học có thể khẳng định tội phạm học là một
ngành khoa học có vị trí độc lập trong hệ thống các khoa học. Nó nằm ở vị trí
tiếp giáp với hai nhóm ngành khoa học là các khoa học xã hội và các khoa học
pháp lí, đồng thời nó có quan hệ mật thiết với hai nhóm ngành khoa học này.
Vì vậy, tội phạm học là khoa học xã hội-pháp lý chứ không phải là ngành khoa
học pháp lí độc lập.
2. Phương pháp thống kê được sử dụng trong mọi trường hợp
Nhận định sai
Tội phạm ẩn là tội phạm đã xảy ra nhưng chưa bị cơ quan chức năng phát
hiện, xử lý và không tồn tại trong thống kê tội phạm. Xuất phát từ tính chất bị
che dấu của tội phạm ẩn, mà các phương pháp dùng để xác định tội phạm này
mang tính chất đặc trưng như phát phiếu điều tra, phỏng vấn, phương pháp
chuyên gia,… chứ khó có thể sử dụng phương pháp thống kê trong trường hợp
này.
3. Tính xã hội là thuộc tính đặc trưng nhất của tình hình tội phạm
Nhận định sai
Thuộc tính đặc trưng nhất, riêng nhất của tình hình tội phạm là tính trái pháp
luật. Các thuộc tính còn lại không chỉ có ở mỗi tội phạm học.
4. Tỉ lệ ẩn của tội phạm là thông số thuộc về cơ cấu của tình hình tội phạm
Nhận định sai
Thực trạng của tình hình tội phạm bao gồm hai bộ phận: số người phạm
tội, số tội phạm đã xảy ra và đã bị phát hiện, xử lý (tội phạm rõ) và số người
phạm tội, tội phạm đã xảy ra nhưng chưa bị phát hiện, xử lý (tội phạm ẩn)
Nghiên cứu tội phạm ẩn là nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của tội
phạm ẩn, trong đó có tỉ lệ ẩn. Vì vậy, tỉ lệ ẩn của tội phạm là thông số thuộc về
thực trạng của tình hình tội phạm
5. Tội phạm rõ là tội phạm đã được tòa án xét xử


Nhận định sai
Theo tinh thần của thông tư liên tịch số 01/2005 việc thống kê số vụ phạm
tội, số người phạm tội dựa trên dấu hiệu của hành vi phạm tội chứ không chỉ căn


cứ vào bản án có hiệu lực của tòa án nên khái niệm tội phạm rõ được hiểu là số
tội phạm, số người phạm tội tồn tại cả trong giai đoạn khởi tố hoặc trong giai
đoạn truy tố hoặc trong giai đoạn xét xử.
6. Tội phạm rõ là tội phạm đã được thống kê.
Nhận định đúng.
Tội phạm rõ là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, bị cơ quan chức năng phát
hiện và xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự. Trên thực tế, số tội phạm rõ này được
xác định qua thống kê của cơ quan chức năng.
7. Tội phạm được thống kê là tội phạm rõ.
Nhận định đúng
Tội phạm rõ là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, bị cơ quan chức năng phát
hiện, xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự và được thể hiện trong thống kê tội
phạm.
Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện
trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không
được đưa vào thống kê tội phạm
8. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm luôn là những hiện
tượng tiêu cực xã hội
Nhận định đúng
Những mâu thuẫn xã hội (mà hình thành nên nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm) là những quá trình xã hội có khuynh hướng đối lập thoát
ly khỏi chiều hướng phát triển đã được hoạch định của toàn xã hội. Chính tính
chất ngược chiều của các quá trình và khuynh hướng xã hội khác nhau đã tạo ra
mâu thuẫn trong nội tại xã hội.
=>Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm luôn thể hiện sự đối lập, cản trở

khuynh hướng phát triển chung của toàn xã hội trên nhiều bình diện khác nhau
=> Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm luôn là những hiện tượng
tiêu cực xã hội
9. Một nhóm nguyên nhân và điều kiện của tội phạm có thể là nguyên nhân
và điều kiện của nhiều tội phạm khác nhau.
Nhận định đúng
Ví dụ nhóm nguyên nhân và điều kiện về kinh tế thì có thể làm phát sinh
các tội phạm xâm phạm sở hữu, các tội phạm về kinh tế, các tội phạm về ma túy,
các tội phạm tham nhũng.


10. Tình hình tội phạm có thể trở thành nguyên nhân và điều kiện của
chính nó.
Nhận định đúng
Tình hình tội phạm là hậu quả của những hiện tượng và quá trình xã hội
tiêu cực, khi đã được sinh ra thì đến lượt nó với tư cách là một loại hiện tượng
tiêu cực lại có thể đóng vai trò là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh những
hiện tượng tiêu cực khác, trong đó có bản thân tình hình tội phạm. Đây được coi
là tác động mang tính dây chuyền.
11. Luôn luôn tồn tại lỗi của nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của
tội phạm cụ thể.
Nhận định sai
Không phải tội phạm nào cũng gây ra thiệt hại cho các nạn nhân. Nói cách
khác, không phải tội phạm nào cũng có nạn nhân. Có những tội phạm luôn luôn
có nạn nhân, có những tội phạm có thể có nạn nhân, có những tội phạm luôn
không có nạn nhân. Khía cạnh nạn nhân chỉ đóng vai trò trong vài nhóm tội
phạm : tội phạm xâm hại sở hữu, tính mạng sức khỏe. Các nhóm tội khác như
xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự công công, hối lộ thì không có nạn nhân cụ
thể. Ngoài ra các tội phạm thực hiện với lỗi vô ý cũng có thể không tồn tại lỗi
của nạn nhân.

12. Mọi tội phạm đều có nguyên nhân từ người phạm tội.
Nhận định đúng
Nhóm nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội giữ vai trò quyết
định với việc làm phát sinh một tội phạm cụ thể. Không có những nguyên nhân,
điều kiện từ phía người phạm tội thì không thể có hành vi phạm tội xảy ra trên
thực tế, bởi hành vi phạm tội luôn là hành vi của cá nhân có ý thức kiểm soát và
ý chí thúc đẩy.
13. Giết người nhằm trả thù thể hiện hứng thú phạm tội.
Nhận định sai.
Nhu cầu là những đòi hỏi mà các nhân thấy cần được thỏa mãn trong
những điều kiện nhất định để có thể tồn tại và phát triển. Giết người nhằm trả
thù ở đâu thể hiện nhu cầu phạm tội. Nhu cầu muốn trả thù gây cho con người
cảm giác thiếu thốn khi chưa được thỏa mãn và khiến cá nhân tìm mọi cách để
đáp ứng nó bằng việc giết người.
14. Định hướng giá trị của người phạm tội được hình thành bẩm sinh.
Nhận định sai


Định hướng giá trị là tập hợp những giá trị tích lũy ở các nhân trong quá
trình sống dưới sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, kinh nghiệm sống và
sự giáo dục. Định hướng giá trị được củng cố bởi năng lực nhận thức, kinh
nghiệm cá nhân. Định hướng giá trị của người phạm tội được hình thành như
trên và thường người phạm tội có đánh giá, định hướng không đúng, có sự nhầm
lẫn giữa các giá trị trong xã hội,…
15. Phòng ngừa tội phạm trong TPH là sử dụng các biện pháp cưỡng chế
nhà nước.
Nhận định sai
Nội dung của phòng ngừa tội phạm trong TPH bao gồm:
- Phòng ngừa xã hội: khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội bằng các
biện pháp xã hội; xóa bỏ tận gốc tội phạm là ưu tiên.

- Phòng ngừa bằng sự cưỡng chế: Hoạt động tố tụng, hình phạt, cải tạo; sau khi
tội phạm đã xảy ra
16. Các chủ thể có vai trò như nhau trong hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Nhận định sai.
Phòng ngừa tội phạm là hoạt động đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân công dân trong phạm vi chức năng của
mình. Do các chủ thể là khác nhau, có phạm vi chức năng và quyền hạn khác
nhau, nên vai trò của mỗi chủ thể cũng có nhiều điểm riêng biệt.
17. Phòng ngừa tội phạm là trách nhiệm của toàn dân.
Nhận định đúng
Theo khoản 3 điều 4 BLHS “Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia
phòng, chống tội phạm.”
20. Dự báo tội phạm là hoạt động mang tính bước 2
Nhận định đúng
Tính bước 2 của dự báo tội phạm thể hiện ở: dự báo tội phạm chỉ có thể
thực hiện sau các dự báo xã hội khác, dự báo tội phạm đi liền theo dự báo xã hội
do sự ảnh hưởng, chi phối của các yếu tố xã hội, sử dụng kết quả dự báo xã hội
có liên quan để dự báo tình hình tội phạm.
21. Chỉ sử dụng phương pháp thống kê trong dự báo tội phạm.
Nhận định sai
Ngoài biện pháp thống kê, ta còn dùng các phương pháp khác trong dự
báo tội phạm như: phương pháp chuyên gia, phương pháp tương tự.


22. Tính tối ưu là tiêu chí quan trọng nhất của kế hoạch phòng ngừa tội
phạm.
Nhận định sai.
Trước khi xem xét đến các tiêu chí đánh giá kế hoạch phòng chống tội
phạm, thì yếu tố quan trọng/ tiêu chí quan trọng đầu tiên để đánh giá là nội dung
kế hoạch phải tuân thủ các nguyên tắc của hoạt động phòng ngừa tội phạm như

nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc dân chủ. Khi kế hoạch
đáp ứng được những tiêu chí này thì các tiêu chí đánh giá kế hoạch mới được đặt
ra. Vì vậy đây mới là tiêu chí quan trọng nhất.
23. Cơ cấu của tình hình tội phạm biểu thị tính chất nguy hiểm của tình
hình tội phạm.
Nhận định đúng.
Cơ cấu của tình hình tội phạm là thành phần, tỉ trọng và sự tương quan
giữa các tội phạm, loại tội phạm trong một chỉnh thể tình hình tội phạm. Xác
định cơ cấu tội phạm có vai trò quan trọng trong biểu thị tính chất nguy hiểm
của tình hình tội phạm. Vd: Các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chiếm tỉ trọng
cao và ngày càng gia tăng đã thể hiện tính chất nguy hiểm cao của tình hình tội
phạm.
24. Cải tạo người phạm tội là đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học.
Nhận định đúng
Phòng ngừa tội phạm là đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học. Cải tạo
người phạm tội là một trong những nội dung của phòng ngừa tội phạm. Vậy nên
cải tạo người phạm tội là đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học.
25. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể, nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội phạm cần được nhận thức trong mối quan hệ tác
động qua lại với nhau
Nhận định đúng
Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể, nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm cần được nhận thức trong mối quan hệ tương quan với nhau
trong phạm trù chung – riêng. Trong đó NN, ĐK của THTP là cái chung, cái bao
trùm và phổ biến, có mặt trong mọi lĩnh vực, đời sống, xh đồng thời tác động
đến nhóm TP cụ thể. Tức là, NN, ĐK của THTP luôn có mặt trong từng nhóm
NN, ĐK của mọi loại TP, làm phát sinh TP cụ thể
25. Việc nghiên cứu, đánh giá tội phạm ẩn chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận.
Nhận định sai



Việc nghiên cứu, đánh giá tội phạm ẩn còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn
thông qua các thông số như: tỷ lệ ẩn của tội phạm, độ ẩn của tội phạm và vùng
ẩn của tội phạm. Nghiên cứu và xác định tình hình tội phạm ẩn đặc biệt là tên
gọi của khái niệm tội phạm ẩn, định nghĩa của khái niệm, cách phân loại tội
phạm ẩn, các thông số ẩn là đòi hỏi cấp thiết, có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn.
Giúp chúng ta nhận thức đúng về mặt lí luận, đánh giá đúng thực chất tình hình
tội phạm ẩn đã xảy ra, xác định nguyên nhân ẩn, để từ đó có thể đưa ra các giải
pháp phòng ngừa tội phạm hiệu quả.
26. Có thể kết luận rằng hoạt động phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả khi
thống kê số vụ tội phạm, số người tội phạm giảm.
Nhận định sai
Đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm được xác định và so sánh dựa
trên cơ sở các thông số của các khía cạnh lượng và chất của tình hình tội phạm,
các tiêu chí như tỉ lệ tội phạm phổ biến, nghiêm trọng, thiệt hại. Các tiêu chí này
có thể xem xét độc lập nhưng khi đánh giá cuối cùng về hiệu quả phòng ngùa tội
phạm cần xem xét chúng trong mối liên hệ với nhau. Do đó nếu đánh giá hiệu
quả phòng ngừa tội phạm chỉ căn cứ vào số vụ tội phạm, số người tội phạm
giảm là chưa đầy đủ.
Ví dụ: Nếu vụ TP giảm, nhưng tính chất nguy hiểm, thiệt hại tăng thì
không thể khẳng định rằng phòng ngừa tội phạm có hiệu quả.
27. Dự báo tội phạm bằng số liệu thống kê có thể được sử dụng trong mọi
trường hợp cần dự báo.
Nhận định sai
Đối với những tội phạm có độ ẩn cao không sử dụng phương pháp thống
kê, số liệu thống kê những tội phạm này có độ ẩn cao không phản ánh đầy đủ
thực trạng tình hình tội phạm. Vì thế chỉ dựa vào số thống kê để dự báo là thiếu
chính xác.
28. Số liệu thống kê tình hình tội phạm phản ánh đầy đủ tình hình tội
phạm.

Nhận định sai
Tình hình tội phạm trên thực tế gồm hai phần: phần rõ của tình hình tội
phạm và phần ẩn của tình hình tội phạm, trong đó phần rõ bao gồm tất cả các tội
phạm rõ và phần ẩn bao gồm tất cả các tội phạm ẩn. Trên thực tế, chỉ có số tội
phạm rõ mới được xác định qua thống kê. Chính vì vậy số liệu thống kê tình
hình tội phạm không phản ánh đầy đủ tình hình tội phạm.


29. Phương pháp luận có vai trò thu thập, phân tích, xử lý thông tin trong
nghiên cứu Tội phạm học.
Nhận định sai
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp. Một hệ thống lý luận với
các khái niệm, nguyên tắc, phạm trù nhận thức có vai trò định hướng chủ thể
nghiên cứu tiếp cận, lý giải, đánh giá về đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học Việt Nam là hệ thống các cách thức,
biện pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thu thập, phân tích và xủ lí thông
tin về những vấn đề cần nghiên cứu.
30. Cơ cấu tình hình tội phạm thay đổi không làm thay đổi tính chất
nghiêm trọng của tình hình tội phạm.
Nhận định đúng
Tính chất của tình hình tội phạm được thể hiện qua thuộc tính và đặc điểm
của THTP, còn cơ cấu THTP nói riêng và thông số THTP nói chung là các thông
tin số liệu, phản ánh mức độ tồn tại, và tính phổ biến của tình hình tội phạm trên
thực tế.
31. Khái niệm “nạn nhân của tội phạm” đồng nhất với khái niệm “khía
cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện phạm tội”.
Nhận định sai
“Nạn nhân của tội phạm” là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài
sản do tội phạm gây ra.
“Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện phạm tội” là những

yếu tố thuộc về nạn nhân của tội phạm, có vai trò trong tâm lí xã hội của hành vi
phạm tội, góp phần làm phát sinh một tội phạm cụ thể gây thiệt hạn cho chính
nạn nhân.
Vì vậy hai khái niệm này không đồng nhất.
32. Đặc điểm giới tính của người phạm tội có vai trò quyết định đối với quá
trình hình thành động cơ phạm tội.
Nhận định sai
Động cơ của tội phạm chỉ được hình thành khi có sự tương tác của các
đặc điểm cá nhân thuộc về người phạm tội với những tình huống, hoàn cảnh
thuận lợi đến từ môi trường khách quan bên ngoài. Động cơ được hình thành
dựa trên nền tảng của hệ thống nhu cầu cá nhân, của tổng thể những đặc điểm
tâm lý cá nhân đã được hình thành trong suốt một quá trình lâu dài của sự phát
triển nhân cách. Vì vậy nên nhận định sai


33. Tội phạm học nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở phạm
vi hẹp hơn so với các khoa học pháp lý khác.
34. Phương pháp nghiên cứu của Tội phạm học chỉ có Tội phạm học sử
dụng.
Nhận định sai
Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê hình sự, phương
pháp nghiên cứu chọn lọc và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Đây đều là
những phương pháp nghiên cứu thường được nhiều ngành khoa học sử dụng
như xã hội học, kinh tế học…
35. Sự thay đổi cơ cấu tình hình tội phạm không làm thay đổi tính chất của
tình hình tội phạm.
Nhận định đúng.
Tính chất của tình hình tội phạm được thể hiện qua thuộc tính và đặc điểm của
THTP, còn cơ cấu THTP nói riêng và thông số THTP nói chung là các thông tin
số liệu, phản ánh mức độ tồn tại, và tính phổ biến của tình hình tội phạm trên

thực tế.
Vì vậy, sự thay đổi cơ cấu tình hình tội phạm không làm thay đổi tính chất của
tình hình tội phạm.
36. Tình huống, hoàn cảnh phạm tội là nguyên nhân chủ quan của tội phạm
cụ thể.
Nhận định sai
Các tình huống, hoàn cảnh phạm tội được hiểu là những yếu tố được xác định cụ
thể về không gian, thời gian, tình huống có thể gắn liền với đặc điểm đối tượng
của hành vi phạm tội và của nạn nhân. Tất cả những tình huống, hoàn cảnh này
tham gia tác động trong cơ chế hành vi phạm tội góp phần làm phát sinh một tội
phạm cụ thể.
Vì thế tình huống, hoàn cảnh phạm tội là nguyên nhân khách quan của tội phạm
cụ thể.
37. Không có sự khác biệt nào về sự hứng thú của người bình thường so với
đặc điểm hứng thú của người phạm tội.
Nhận định sai.
Điểm khác trong hứng thú của người phạm tội là người phạm tội thường tồn tại
những hứng thú thấp kém, thiên về khoái cảm vật chất, hưởng thụ, có sự lệch
chuẩn nghiêm trọng trong những đam mê, hấp dẫn của bản thân, thường bị lôi


cuốn, hấp dẫn bởi những suy nghĩ và hành vi lệch chuẩn đi ngược lại chuẩn mực
đời sống.
38. Chỉ số thiệt hại cho biết thông tin về tính chất của tình hình tội phạm
Nhận định sai
Tính chất của tình hình tội phạm được thể hiện qua thuộc tính và đặc điểm của
THTP, còn cơ cấu THTP nói riêng và thông số THTP nói chung là các thông tin
số liệu, phản ánh mức độ tồn tại, và tính phổ biến của tình hình tội phạm trên
thực tế.
Vì vậy, chỉ số thiệt hại không cho biết thông tin về tính chất của tình hình tội

phạm.
39. Biện pháp phòng ngừa tội phạm chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện.
Nhận định sai
Các chủ thể có quyền bao gồm ĐCS VN, cơ quan công an, vks, TA, quốc hội và
HĐND, các tổ chức và các cá nhân, công dân
40. Những tội phạm khác nhau có độ ẩn như nhau
Nhận định sai
Có 4 cấp độ đánh giá, từ cấp 1 tới cấp 4. Cấp 1 là cấp độ thấp nhất, gồm những
tội phạm khi xảy ra có khả năng bộ lộ, bị phát hiện nhiều nhất như các tội gây
rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích. Cấp 4
là cấp độ cao nhất đặc trưng bởi các tội phạm bị che giấu nhiều nhất, khó phát
hiện, xử lý, thống kê nhất như các tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn
thực hiện
41. Tỷ trọng loại tội phạm trong tổng số các loại tội phạm phản ánh thực
trạng của tình hình tội phạm
Nhận định sai
Cơ cấu của thtp là thành phần, tỷ trọng và sự tương quan giữa các tội phạm, loại
tội phạm trong một chỉnh thể thtp. Vì vậy tỷ trọng loại tội phạm trong tổng số
các loại tội phạm phản ánh cơ cấu của tình hình tội phạm.
42. Bất kỳ tội phạm nào được thực hiện cũng có quá trình hình thành động
cơ phạm tội.
Nhận định sai


Các tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý là loại tội phạm chỉ có khâu thực hiện
được biểu hiện trong tế, không có khâu hình thành động cơ và kế hoạch hóa việc
thực hiện tội phạm.
43. Những tội phạm gây ra thiệt hại cho nạn nhân đều có vai trò của nạn
nhân trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi tội phạm

Nhận định sai
Không phải lúc nào khía cạnh nạn nhân cũng góp phần trong cơ chế tâm lý xã
hội, chẳng hạn có những TP mà người thực hiện TP có động cơ quá lớn và người
đó bỏ qua các đặc điểm liên quan đến nạn nhân ~> nạn nhân không có ý nghĩa
VD như có những vụ dừng đèn đỏ nhưng vẫn bị tông chết
44. Trong Tội phạm học, phương pháp thống kế chỉ được sử dụng để mô tả
phần hiện rõ của tình hình tội phạm.
Nhận định sai
Trong Tội phạm học, phương pháp thống kê được sử dụng để mô tả đa số thông
số của tình hình tội phạm. Ví dụ như cơ cấu, động thái, thiệt hại của tình hình
tội phạm.
45. Ý thức pháp luật của người phạm tội có vai trò quyết định đối với quá
trình hình thành động cơ phạm tội.
Nhận định đúng
Động cơ phải thông qua sự kiểm soát của ý thức cá nhân trong đó có ý thức
pháp luật ở những mức độ khác nhau. Chính sự tự đánh giá của cá nhân, sự cân
nhắc và tính toán mang tính lí trí của cá nhân sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến việc lựa
chọn xử sự của cá nhân trên thực tế.
46. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Tội phạm học
không có mối liên hệ với nhau.
Nhận định sai
“ Nếu như phương pháp nghiên cứu của tội phạm học là cách thức áp dụng biện
pháp để tìm ra những thông số nhằm chứng minh cho một vấn đề, một luận điểm
liên quan đến tội phạm, thì cơ sở nghiên cứu ( phương pháp luận) là chỗ dựa, là
nền tảng cho việc áp dụng các phương pháp để tìm ra các thông số đó.”
47. Tội phạm ẩn là tội phạm chưa bị người nào phát hiện
Nhận định sai


Tội phạm ẩn nhân tạo: tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị các cơ quan chức

năng phát hiện nhưng không bị xử lý do có sự che đậy từ tội phạm ẩn tự nhiên
khác (ẩn chủ quan).
Tội phạm ẩn thống kê: tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị các cơ quan chức
năng phát hiện, xử lý nhưng không đưa vào thống kê hình sự.
48. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm thay đổi chậm hơn
nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể.
Nhận định đúng
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là toàn bộ các hiện tượng và
quá trình xã hội trong sự tương tác lẫn nhau làm chúng nảy sinh, tồn tại các tội
phạm trong xã hội. Các hiện tượng xã hội này là phổ biến và được lặp đi lặp
nhiều lần, có khả năng tồn tại lâu dài, trong các quan hệ xã hội luôn thay đổi.
Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể có phạm vi hẹp hơn, thể hiện ở
chỗ chỉ nguyên nhân và kết quả xét theo hành vi phạm tội của những con người
cụ thể. Vì do cá nhân nên sự thay đổi sẽ nhanh hơn xã hội của nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm.
49. Nghiên cứu nhân thân của người phạm tội trong tội phạm học chỉ là
một phần của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong khoa học
luật hình sự.
Nhận định đúng
Tội phạm học không nghiên cứu mọi đặc điểm nhân thân vốn có của người
phạm tội mà chỉ đi vào tìm hiểu những đặc điểm nổi bật, rõ ràng phạm tội có vai
trò trong cơ chế hành vi phạm tội…
Nhân thân của người phạm tội trong khoa hình sự được hiểu là tổng hợp những
đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng
đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ.
Vì vậy nghiên cứu nhân thân của người phạm tội trong tội phạm học chỉ là một
phần của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong khoa học luật hình sự.
50. Nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm, các chủ thể có thể sử dụng tất cả
các biện pháp nhằm ngăn ngừa hoặc kịp thời phát hiện, xử lý sau khi tội
phạm xảy ra

Nhận định sai
Không phải trường hợp nào cũng được sử dụng tất cả các biện pháp, mỗi trường
hợp thì có những biện pháp cụ thể. Đồng thời, từng chủ thể có quyền hạn sử
dụng các biện pháp khác nhau. Vì vậy nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm, các


chủ thể có thể sử dụng tất cả các biện pháp nhằm ngăn ngừa hoặc kịp thời phát
hiện, xử lý sau khi tội phạm xảy ra.
51. Trong tội phạm học, phương pháp thống kê chỉ được sử dụng để dự báo
sự thay đổi trong nhân thân người phạm tội.
Nhận định sai
Phương pháp thống kê được sử dụng trong đa số các đối tượng nghiên cứu của
tội phạm học, như tình hình tội phạm, dự báo tình hình tội phạm.
52. Tất cả các tội phạm rõ đều được thống kê.
Nhận định đúng
Tội phạm rõ là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, bị cơ quan chức năng phát hiện
và xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự. Trên thực tế, số tội phạm rõ này được xác
định qua thống kê của cơ quan chức năng.
53. Hệ số tình hình tội phạm thuộc thông số động thái của tình hình tội
phạm.
Nhận định sai
Trong các phương pháp xác định thực trạng của tình hình tội phạm có phương
pháp hệ số. Vì vậy hệ số tình hình tội phạm thuộc thông số thực trạng của tình
hình tội phạm.
54. Đặc điểm sinh học của người phạm tội có vai trò quyết định việc hình
thành động cơ phạm tội.
Nhận định sai
Động cơ của tội phạm chỉ được hình thành khi có sự tương tác của các đặc điểm
cá nhân thuộc về người phạm tội với những tình huống, hoàn cảnh thuận lợi đến
từ môi trường khách quan bên ngoài. Động cơ được hình thành dựa trên nền

tảng của hệ thống nhu cầu cá nhân, của tổng thể những đặc điểm tâm lý cá nhân
đã được hình thành trong suốt một quá trình lâu dài của sự phát triển nhân cách.
55. Hiệu quả phòng ngừa không đạt được khi số lượng tội phạm giảm
nhưng thiệt hại gia tăng.
Nhận định sai
Đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm được xác định và so sánh dựa trên cơ sở
các thông số của các khía cạnh lượng và chất của tình hình tội phạm. Các tiêu
chí này có thể xem xét độc lập nhưng khi đánh giá cuối cùng về hiệu quả phòng
ngùa tội phạm cần xem xét chúng trong mối liên hệ với nhau. Do đó nếu đánh
giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm chỉ căn cứ vào giảm số tội phạm và thiệt hại
gia tăng là chưa đầy đủ.


56. Biện pháp kinh tế chỉ có tác dụng phòng ngừa những tội phạm xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế.
Nhận định sai
Biện pháp kinh tế là biện pháp có tính chất kinh tế, tác động chủ yếu đến lĩnh
vực kinh tế, làm hạn chế khả năng phát sinh tội phạm, đặc biệt là các tội phạm
xâm phạm sở hữu, các tội phạm kinh tế, tham nhũng…
Vì vậy biện pháp kinh tế không chỉ có tác dụng phòng ngừa những tội phạm
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

57. Nhiệm vụ của Tội phạm học tại một quốc gia là không thể thay đổi.
Nhận định sai
Nhiệm vụ của tội phạm nói chung được xây dựng xuất phát từ nhiệm vụ, yêu
cầu của công tác đấu tranh với tội phạm được đặt ra trong từng giai đoạn của
từng quốc gia cũng như của từng khu vực nhất định. Vậy tùy thuộc vào mỗi giai
đoạn ứng với từng nhiệm vụ, yêu cầu của công tác đấu tranh với tội phạm khác
nhau thì nhiệm vụ của TPH sẽ thay đổi.
58. Tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm có thể được nhận thức

thông qua sự tăng, giảm của số vụ tội phạm
Thực trạng tình hình tội phạm là thông số phản ánh tổng số tội phạm, tổng số
người phạm tội trong một khoảng không gian, thời gian xác định. Thực trạng
THTP không có ý nghĩa biểu hiện, đánh giá tính chất nguy hiểm của THTP, đó
là ý nghĩa của cơ cấu THTP.
59. Phần ẩn của tình hình tội phạm không phụ thuộc phần rõ của tình hình
tội phạm
Nhận định sai
THTP trên thực tế gồm 2 phần: phần rõ của THTP bao gồm tất cả các tội phạm
rõ và phần ẩn của THTP bao gồm tất cả các tội phạm ẩn.
Phần ẩn và phần rõ của tội phạm cùng tồn tại trong một chỉnh thể THTP nói
chung, tức là tỉ lệ phần tội phạm rõ càng lơn thì tỉ lệ phần tội phạm ẩn càng thu
hẹp và ngược lại.
60. Nhu cầu của người phạm tội luôn có sự khác biệt với nhu cầu của người
không phạm tội.
Nhận định đúng
Nhu cầu của người phạm tội có những đặc điểm đặc trưng và khác biệt sau:


Người phạm tội thường có sự hạn hẹp trong hệ thống nhu cầu
• Người phạm tội thường có sự mất cân đối trong hệ thống nhu cầu, thường quá
tập trung quá mức vào những nhu cầu thực dụng, cực đoan.
• Người phạm tội thường tồn tại những nhu cầu biến dạng, đi ngược lại những
chuẩn mực đạo đức và pháp luật ( nhu cầu lệch chuẩn : thể hiện sự mâu thuẫn
với sự phát triển bình thường của đời sống xã hội )
• Biện pháp thõa mãn nhu cầu của người phạm tội thường là vô đạo đức, phi
pháp luật, không lựa chọn những phương pháp thỏa mãn nhu cầu hợp lý. Ví dụ :
chiếm đọat tài sản của người khác để thõa mãn nhu cầu vật chất của cá nhân.
61. Có thể kết luận rằng phòng ngừa tội phạm chưa đạt khi số vụ phạm tội,
số người phạm tội tăng.

Nhận định sai
Đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm được xác định và so sánh dựa
trên cơ sở các thông số của các khía cạnh lượng và chất của tình hình tội phạm,
các tiêu chí như tỉ lệ tội phạm phổ biến, nghiêm trọng, thiệt hại. Các tiêu chí này
có thể xem xét độc lập nhưng khi đánh giá cuối cùng về hiệu quả phòng ngùa tội
phạm cần xem xét chúng trong mối liên hệ với nhau. Do đó nếu đánh giá hiệu
quả phòng ngừa tội phạm chỉ căn cứ vào số vụ phạm tội, số người phạm tội tăng
là chưa đầy đủ.
62. Các thông số của tình hình tội phạm là nội dung bắt buộc phải có trong
một kế hoạch phòng ngừa tội phạm.
Nhận định sai
Những nội dung bắt buộc phải có trong một kế hoạch phòng ngừa tội phạm bao
gồm: đối tượng của kế hoạch, thời gian và địa bàn áp dụng kế hoạch; mục tiêu
kế hoạch; các biện pháp phòng ngừa tội phạm; chủ thể thực hiện kế hoạch;
nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch.
63. Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học phải phù hợp với phương
pháp luận của tội phạm học.

64. Tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm có thể được nhận thức
thông qua sự thay đổi về nhân thân người phạm tội.

65. Tội phạm ẩn nhân tạo (ẩn chủ quan) do người phạm tội tạo ra.
Nhận định sai.


Nguyên nhân chính dẫn đến tội phạm ẩn nhân tạo là có sự tham gia của con
người, cụ thể là những người có quyền hạn nhất định, mặc dù tội phạm đã bị
phát hiện những những chủ thể có quyền hạn này cố tình không xử lý với nhiều
lí do khác nhau. Lý do để không xử lý tội phạm thực chất là do có sự tồn tại của
tội phạm ẩn tự nhiên khác như các tội phạm về đưa, nhận hối lộ, làm sai lệch hồ

sơ vụ án, tội làm trái các quy định của nhà nước
Vì vậy, tội phạm ẩn nhân tạo (ẩn chủ quan) do người phạm tội của tội phạm ẩn
tự nhiên tạo ra.
66. Nguyên tắc nhân đạo trong hoạt động phòng ngừa tội phạm chỉ hướng
tới việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm.
Nhận định sai
Nguyên tắc nhân đạo trong phòng ngừa pháp phòng ngừa tội phạm không được
hạ thấp danh dự nhân phẩm con ngừơi mà phải nhằm khôi phục con người và
tạo điều kiện để con người phát triển. Những đối tượng dễ bị tổn thương hoặc
phải chịu những chế tài pháp lí thường được đối xữ theo tinh thần nhân đạo.
67. Sự dự báo tội phạm bằng phương pháp thống kê có thể được sử dụng
trong mọi trường hợp cần dự báo.
Nhận định sai
Những tội phạm có độ ẩn cao không nên sử dụng phương pháp thống kê, vì số
liệu thống kê những tội phạm có độ ẩn cao không phản ánh đầy đủ thực trạng
tình hình TP. Vì thế chỉ dựa vào số liệu thống kê để dự báo chắc chắn sẽ cho kết
quả thiếu chính xác.
68. Nhiệm vụ của Tội phạm học dự báo sự xuất hiện của Tội phạm mới.
Nhận định đúng
Nhiệm vụ của TPH là dự báo tội phạm. Dự báo về tội phạm là dự báo tội phạm
trong tương lai, phải thấy khả năng xuất hiện của những loại tội phạm mới, cũng
như khả năng mất đi hay giảm hẳn của 1 số tội phạm cụ thể trước những biến
đổi của đời sống xã hội
69. Các thông số của tình hình tội phạm thể hiện bản chất, thuộc tính của
tình hình tội phạm.
Nhận định sai
Tính chất của tình hình tội phạm được thể hiện qua thuộc tính và đặc điểm của
THTP, còn cơ cấu THTP nói riêng và thông số THTP nói chung là các thông tin
số liệu, phản ánh mức độ tồn tại, và tính phổ biến của tình hình tội phạm trên
thực tế.



70. Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ
thể luôn cho thấy lỗi của nạn nhân.

71. Dự báo tội phạm bằng phương pháp thống kê có thể sử dụng để dự báo dài
hạn.

72. Nhiệm vụ của Tội phạm học có thể thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện xã
hội.

73. Tội phạm ẩn là tội phạm đã xảy ra nhưng chưa bị xét xử.

74. Khía cạnh nạn nhân luôn tồn tại trong nguyên nhân và điều kiện của tội
phạm cụ thể.

75. Nghiên cứu nhân thân của người phạm tội là nghiên cứu các đặc điểm về
mặt nhân thân con người đó.

76. Để dự báo tội phạm bằng phương pháp chuyên gia chỉ cần căn cứ vào số liệu
thống kê tình hình tội phạm trong quá khứ và hiện tại.

77. Biện pháp kinh tế chỉ có tắc dụng phòng ngừa những tội pham xảy ra trong
lĩnh vực kinh tế.
78. Cơ cấu của tình hình tội phạm thể hiện bằng tỷ lệ tăng, giảm của tình hình
tội phạm.

79. Biện pháp phòng ngừa tội phạm chỉ bao gồm các biện pháp tác động đến con
người.


80. Nếu có tình huống, hoàn cảnh khách quan thuận lợi thì người phạm tội
không thể thực hiện được tội phạm.


81. Bất kỳ hiện tượng xã hội nào tồn tại khách quan cũng là nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm.

82. Tỷ lệ ẩn của tội phạm phản ánh cơ cấu của tình hình tội phạm.

83. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu có vai trò khác nhau trong
nghiên cứu tội phạm học

84. Tội phạm rõ có thể được xác định trong giai đoạn điều tra, truy tố vụ án
hình sự.

85. Động cơ phạm tội được hình thành không phụ thuộc vào đặc điểm nhu cầu
của người phạm tội.

86. Biện pháp phòng ngừa tội phạm phải được quy định cụ thể trong các văn bản
pháp luật.

87. Hứng thú trộm cắp tài sản chỉ xuất hiện khi người phạm tội cần tiền hoặc tài
sản khác để sử dụng.

88. Dự báo tội phạm bằng phương pháp thống kê cho biết thông tin tính chất
tình hình tội phạm trong tương lai.

89. Có thể sử dụng bất kỳ biện pháp nào tác động đến con người để phòng ngừa
tội phạm


90. Nạn nhân của tội phạm cũng thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học.

91. Những tội phạm đã bị Tòa án đưa ra xét xử đều là tội phạm rõ (hiện).


92. Trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội vô ý làm chết người có quá
trình kế hoạch hóa hoạt động phạm tội.

93. Người đã phạm tội không phải là đối tượng áp dụng các bienj pháp phòng
ngừa tội phạm

94. Phòng ngừa tội phạm không bao gồm việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế
nhà nước.

95. Tội phạm ẩn khách quan (ẩn tự nhiên) tồn tại phổ biến hơn tội phạm ẩn chủ
quan (ẩn nhân tạo).

96. Tất cả những tội phạm cụ thể đều có tình huống, hoàn cảnh phạm tội giống
nhau.

97. Đặc điểm sinh học không có mối quan hệ nào với các đặc điểm sinh lý của
người phạm tội.

98. Biện pháp phòng ngừa tội phạm chỉ được cơ quan Công an, Viện kiểm sát,
Tòa án thực hiện.

99. Có thể căn cứ vào chỉ số thiệt hại để đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm

100. Những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học chỉ có tội
phạm học nghiên cứu.


101. Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể là
một dạng tình hướng, hoàn cảnh phạm tội.

102. Đặc điểm nhu cầu của người phạm tội có vai trò quyết định việc hình thành
động cơ phạm tội


103. Số liệu thống kê không phải là nguồn thông tin duy nhất được sử dụng để
dự báo tội phạm.

104. Những biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm không có tác dụng phòng
ngừa tội phạm cụ thể.

105. Vai trò của chuyên gia trong dự báo tội phạm là người đưa ra kết luận cuối
cùng cùng về xu hướng của tội phạm

106. Nhiệm vụ cơ bản của tội phạm học là nghiên cứu biện pháp phòng ngừa tội
phạm trước khi tội phạm xảy ra.

107. Các đặc điểm nhân thân của người phạm tội đều phản ánh nguyên nhân của
tội phạm cụ thể.

108. Phương pháp thong kê được sử dụng để dự báo tất cả những vấn đề của
tình hình tội phạm.

109. Biện pháp phòng ngừa tội phạm không bắt buộc phải có tính cưỡng chế.

110. Đặc điểm ý thức pháp luật của người phạm tội có nguồn gốc bẩm sinh.


111. Đặc điểm nạn nhân của tội phạm và mức độ thiệt hại phản ánh tính chất
nghiêm trọng của tình hình tội phạm.

112. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
(Điều 260 BLHS) có quá trình hình thành động cơ phạm tội khi tội phạm được
thực hiện.

113. Để dự báo tội phạm chỉ cần dựa vào số liệu thống kê tình hình tội phạm
trong quá khứ và hiện tại.


114. Nghiên cứu nạn nhân của tội phạm cũng chính là nghiên cứu nguyên nhân
và điều kiện của tội phạm cụ thể.

115. Thông số thiệt hại của tình hình tội phạm không được coi là căn cứ đánh
giá hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm.



×