Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

cach do lay mau va cac chi tieu nuoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.97 KB, 120 trang )

CHƯƠNG I: HƯỚNG DẪN LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN MẪU
TCVN số: 5992-1995; 5993-1995; 5994-1995; 5996-1995; 5999-1995; 6000-1995

1. Lấy mẫu
1.1. Thể tích mẫu:
Mẫu đựng trong bình thủy tinh hoặc nhựa sạch, trước khi đựng tráng kỹ 2 – 3 lần
bằng mẫu sắp đựng, đậy nút chặt, thể tích mẫu lấy khoảng 2 lít.
Những điều cần lưu ý khi nạp mẫu vào bình chứa:
+ Xác định các thông số lý, hóa học: nạp mẫu đầy và đậy nút sao cho không
có bọt khí.
+ Xác định vi sinh vật: chỉ nạp mẫu khoảng 2/3 thể tích bình chứa.
1.2. Vị trí lấy mẫu:
Mẫu nước được lấy tùy thuộc vào mục đích đã ấn định trước, mẫu nước có thể
lấy ở dạng phân tầng hay không phân tầng nhưng phải đảm bảo tính đại diện.
1.2.1. Đối với sông, hồ, hồ chứa nước thải: mẫu nước bình thường lấy ở độ sâu
20 – 50 cm kể từ bề mặt. Khi độ sâu trên mức 3m, mẫu được lấy dạng phân tầng,
trộn thành mẫu đại diện, từng mẫu riêng biệt lấy ở đáy, trung điểm và mặt sông.
1.2.2. Lấy mẫu nước ngầm (vòi bơm): sau khi bơm nước chảy được 15 phút
lấy mẫu đầu tiên, sau đó 30 phút lấy mẫu thứ 2 và sau 30 phút lấy mẫu thứ 3.
1.2.3. Lấy mẫu nước thải: Tùy thuộc vào nhu cầu mà ta có thể chọn phương
pháp lấy mẫu đơn hay lấy mẫu tổng hợp.
- Mẫu đơn: Trong một mẫu đơn, toàn bộ thể tích mẫu được lấy ở một thời điểm,
mẫu đơn thường được dùng để xác định thành phần nước thải ở một thời điểm nhất
định. Trong trường hợp những dòng chảy ít thay đổi về thể tích và thành phần, một
mẫu đơn có thể đại diện cho thành phần dòng nước thải trong thời gian dài.
- Mẫu tổng hợp theo thời gian: là mẫu được chứa những mẫu đơn pha trộn
có thể tích bằng nhau và lấy ở thời gian như nhau trong chu kỳ lấy mẫu, dùng để
xác định chất lượng trung bình hoặc là nồng độ trung bình, trong những trường
hợp dòng chảy không đổi.
- Mẫu tổng hợp theo dòng chảy: là mẫu được chứa những mẫu đơn pha trộn
sao cho thể tích của mẫu tỷ lệ với tốc độ hoặc thể tích dòng chảy trong suốt thời


gian lấy mẫu, được dùng để xác định tải lượng của các chất ô nhiễm.
Vị trí lấy mẫu như sau:
+ Trong xí nghiệp công nghiệp: mẫu được lấy tại giữa các dòng thải chưa xử lý.


+ Các điểm thải của các xí nghiệp công nghiệp: mẫu được lấy tại nước thải tổng
hợp chưa xử lý.
+ Hệ thống cống: mẫu được lấy ở dòng hạ lưu, đầu thiết bị lấy mẫu hướng về
dòng chảy tới, điểm lấy mẫu phải nằm ở 1/3 chiều sâu dưới bề mặt nước.
+ Các trạm xử lý nước thải:
* Kiểm tra hiệu quả của trạm xử lý về tổng thể: các mẫu cần lấy ở đầu vào chính
và đầu ra chính.
* Kiểm tra hiệu quả xử lý của từng công đoạn: các mẫu được lấy ở đầu vào và
đầu ra của từng công đoạn.
2. Vận chuyển mẫu:
Các bình chứa mẫu cần được bảo vệ và làm kín để chúng không bị hỏng
hoặc mất mát mẫu, cần đóng gói để bảo vệ bình chứa không nhiễm bẩn, trong vận
chuyển, các mẫu cần được bảo quản lạnh và tránh ánh sáng, bình chứa cần nạp gần
đầy nhưng không đầy hoàn toàn, cần lưu ý làm lạnh hoặc đông lạnh chỉ có tác
dụng thực hiện ngay sau khi lấy mẫu. Nếu có thể nên dùng bình lạnh hay máy lạnh
tại nơi lấy mẫu.
Trường hợp không có điều kiện làm lạnh tại chỗ, mẫu để xác định các thông số
lý, hóa học, tất nhiên không đầy đủ cho các trường hợp là nạp mẫu đầy bình và đậy
nút sau cho không có không khí trên mẫu, điều đó hạn chế sự tương tác pha khí và
sự lắc khi di chuyển.
3. Bảo quản mẫu và xử lí mẫu:
Mẫu nước dễ bị biến đổi (đối với độ hòa tan, khí, pH...) tốc độ biến đổi phụ
thuộc thành phần chất hữu cơ, vi sinh vật,... của nước. Nếu để mẫu lâu sự sai khác
càng lớn, tốt nhất nên đo ở hiện trường những chỉ tiêu có thể, mẫu đem về phòng
cần bảo quản lạnh và nên phân tích ngay.

Thông tin trong bảng 1 chỉ là hướng dẫn chung để bảo quản mẫu. Bản chất phức
tạp của nước tự nhiên và nước thải yêu cầu trước khi phân tích phải kiểm tra độ ổn
định của từng loại mẫu để xử lý theo các phương pháp đề nghị trong bảng 1.
Bảng 1.1: Các kỹ thuật chung thích hợp để bảo quản mẫu phân tích hóa lý
STT
1
2
3
4
5

Thông số phân
tích
Al tổng
Asen
Bari
BOD
Bo và Borat

Vật chứa

Kỹ thuật bảo quản

P hoặc G
P hoặc G
P hoặc G
P hoặc G
P

pH<2

pH < 2
Không dùng H2SO4
2-50C, tối

Thời gian bảo
quản tối đa
1 tháng
1 tháng
24h
1 tháng


7

Bromua và các
hợp chất của
Brom
Cadmi

8

Ca

9

CO2

6

10


P hoặc G

Tránh nóng

24h

P hoặc G

Làm lạnh 2-50C

P hoặc G

pH<2, không dùng
H2SO4

24h
24h
1 tháng

P hoặc G
G

C hữu cơ

11

Clorua (Cl )

P

P hoặc G

12

Clo dư

P hoặc G

13
14
15

Crom (VI)
Crom tổng
Coban

16

COD

17
18
19

Màu
Độ dẫn điện (EC)
Cu

20


Florua

21

Dầu mỡ

22

Các kim loại nặng
(trừHg)

23

Fe (II)

G

24

Fe tổng

P hoặc BG

25

N Kjeldahl

P hoặc BG

26


Chì

P hoặc BG

27

Mg

P hoặc BG

28

Mn

P hoặc BG

-

P hoặc BG
P hoặcBG
P hoặc BG
P hoặc G
P hoặc G
P hoặc G
P hoặc BG
P nhưng không
PTFE
G, rửa bằng
dung môi dùng

để chiết
P hoặc BG

H2SO4 đến pH < 2,
2-50C, tối
-200C

2-50C
pH<2
pH<2
H2SO4 đến pH < 2,
2-50C, tối
2-50C, tối
2-50C, tối
pH<2

Phân tích tại
chỗ
1 tuần
1 tháng
1 tháng
Phân tích tại
chỗ
24h
1 tháng
1 tháng
5 ngày
24h
24h
1 tháng

1 tháng

Chiết tại chỗ (nếu
có thể), 2-50C

24h

pH<2

1 tháng

HCl, pH<2 và đuổi
oxi không khí
pH<2
H2SO4 đến pH < 2,
2-50C, tối
pH<2
pH<2, không dùng
H2SO4
Lạnh 2-50C

1 tháng
24h
1 tháng
24h
1 tháng
24h


29


Hg tổng

BG

30

Nitrat

P hoặc BG

31
32
33

Nitrit
Mùi
PO43- tổng

P hoặc BG
G
B hoặc G

34

P tổng

BG hoặc G

HNO3 đến pH<2

pH<2 hoặc làm
lạnh 2-50C
làm lạnh 2-50C
làm lạnh 2-50C
làm lạnh 2-50C
làm lạnh 2-50C
H2SO4 đến pH < 2

P hoặc G
35

Oxi

G

36

pH

P hoặc G

37

Phenol

BG

38

Sulfat


P hoặc G

39

Sulfit

P hoặc G

40

SS

P hoặc G

41

Tổng cứng

Cố định oxi tại chỗ
giữ tối
Vận chuyển ở nhiệt
độ thấp hơn nhiệt
độ lấy mẫu
H3PO4 đến pH < 2
pH<2, không dùng
HCl
1ml EDTA
2.5%/100ml mẫu


1 tháng
24h
24h
6h
24h
24h
1 tháng
Tại chỗ
Tối đa 4 ngày
Tại chỗ
Phân tích tốt
nhất là ngay
sau khi lấy
mẫu
24h
1 tháng
48h
48h, tốt nhất là
ngay tại chỗ
24h

pH<2, không dùng
H2SO4

1tháng

24h tốt nhất là
ngay tại chỗ
43 Zn
P hoặc BG

pH<2
1 tháng
Nhằm giúp chọn kỹ thuật bảo quản đồng thời cho nhiều thông số. Tuy nhiên, cần
kiểm tra khả năng áp dụng cho từng trường hợp trên cơ sở dữ liệu cho từng chất.
Những thông số được liệt kê trong bảng 2 thường không thể bảo quản theo phương
pháp này.
Bảng 1.2: Sắp xếp các thông số theo kỹ thuật bảo quản.
42

Độ đục

STT Bảo quản bằng
1 Acid hóa đến
pH<2

Thích hợp cho
Các kim loại kiềm
Nhôm
Amoniac (không dùng khi cần

Không thích hợp cho
Xianua
Sulfua
CO32-, hidrocacbon, CO2


Sulfit, SO2
Thiosulfat
Nitrit
Không dùng H2SO4 cho

Ca, stronti, Ba, Ra, Pb.
Không dùng HCl cho
Ag, Ta, Pb, Hg (I)
Không dùng HNO3 cho
thiết
Hầu hết các hợp chất
hữu cơ, các kim loại
nặng Amoniac
Tổng P

xác định riêng amoniac tự do
và tổng số) Asen
Các kim loại kiềm
Nitrat
Tổng cứng
Tổng P
Các kim loại

2

3

4

Kiềm hóa đến
pH < 11

Làm lạnh 2-50C

Đông lạnh sâu

(-200C)

Iodua
Độ acid, độ kiềm
Amoniac
Bromua
Iodua
N Kjeldahl
EC
Nitrat
Nitrit
Mùi
PO43P
Sulfat
SS
COD
Clorophyl
Các phép thử sinh học, thử độc
tính
C hữu cơ
Chỉ số pemanganat

Sinh vật
Các khí hòa tan
Nhận biết vi sinh vật

Bảng 1.3: Kỹ thuật chung thích hợp cho bảo quản mẫu phân tích vi sinh vật.
STT

Thông số cần

nghiên cứu

Loại bình
chứa

Kỹ thuật
bảo quản

Thời gian bảo
quản tối đa

Chú thích


1
2

Coli tổng số
Coli chịu nhiệt

Bình chứa
tiệt trùng

Chú thích:
P: chất dẻo (PE, PTFE, PVC, PET)
G: thủy tinh
BG: thủy tinh bosilicat

Làm lạnh 2- 8h ( nước uống,
50C

nước mặt, nước
ngầm và bùn)


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MẪU
CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH OXY HÒA TAN
PHƯƠNG PHÁP IOD (TCVN 7324 : 2004)
1. Phạm vi áp dụng:
Áp dụng cho nước thiên nhiên có nồng độ oxi hoà tan từ (0,2 – 20)mg/l.
2. Nguyên tắc:
Phản ứng của oxi hòa tan trong mẫu với mangan (II) hydroxit mới sinh (do
thêm natri hoặc kali hydroxit vào mangan (II) sunfat). Quá trình axit hóa và iodua
các hợp chất mangan có hóa trị cao hơn mới hình thành sẽ tạo ra một lượng iod
được giải phóng bằng cách chuẩn độ với natri thiosunphat.
3. Thuốc thử
3.1. Dung dịch axit sunphuric 1:1
Thêm cẩn thận 500 ml axit sunphuric đặc (ρ = 1,84 g/ml) vào 500 ml nước,
khuấy liên tục.
3.2. Dung dịch axit sunphuric 2 mol/l
3.3. Thuốc thử kiềm iodua-azid
Hòa tan 35 g NaOH (hoặc 50 g KOH và 30 g KI, hoặc 27 g NaI) trong khoảng
50 ml nước.
Hòa riêng 1 g NaN3 trong vài mililit nước.
Trộn lẫn 2 dung dịch trên và pha loãng đến 100 ml.
Giữ dung dịch trong bình thủy tinh nâu, đậy kín.
Sau khi pha loãng và axit hóa, thuốc thử này không có màu với dung dịch chỉ
thị
Lưu ý: Nếu biết chắc không có nitrit trong mẫu thì không nên dùng azid.
3.4. Mangan (II) sunfat khan, dung dịch 340 g/l ( hoặc mangan sunfat ngậm
một phân tử nước, dung dịch 380 g/l).

Có thể dùng mangan (II) clorua ngậm bốn nước, dung dịch 450 g/l.
Nếu dung dịch đục thì lọc.
3.5. Kali iodat, C(1/6 KIO3) = 10 mmol/l, dung dịch tiệu chuẩn.
Sấy khô vài gam KIO3 ở 1800C. Cân 3,567 ± 0,003 g hòa tan trong nước. Pha
loãng đến 1000 ml.
Hút 100 ml và pha loãng bằng nước đến 1000 ml trong bình định mức.
3.6. Natri thiosunphat, dung dịch thề tích chuẩn, c(Na3S2O3) = 10 mmol/l.
3.6.1. Chuẩn bị


Hòa tan 2,5 g natri thiosunphat ngậm năm nước trong nước mới đun sôi để
nguội. Thêm 0,4 g NaOH và pha loãng đến 1000 ml.
Giữ dung dịch trong bình thủy tinh sẫm màu.
3.6.2. Chuẩn hóa
Hòa tan trong bình nón khoảng 0,5 g KI hoặc NaI với 100 ml đến 150 ml
nước. Thêm 5 ml dung dịch H2SO4 2 mol/l
Lắc đều và thêm 20 ml dung dịch tiêu chuẩn KIO 3. Pha loãng đến khoảng 200
ml và chuẩn độ ngay iod được giải phóng bằng dung dịch Na 2S2O3, gần cuối chuẩn
độ thêm dung dịch chỉ thị hồ tinh bột khi dung dịch có màu vàng rơm và tiếp tục
chuẩn độ đến mất màu hoàn toàn.
Nồng độ , c, thể hiện bằng mmol/l:
c

6 x 20 x1,66
V

Trong đó V là thể tích dung dịch Na2S2O3 đã dùng để chuẩn độ (ml).
Việc chuẩn hóa dung dịch cân làm hằng ngày
3.7. Hồ tinh bột, dung dịch mới chuẩn bị, 10 g/l
3.8. Phenolphtaiein, dung dịch 1 g/l pha trong etanol.

3.9. Iod, dung dịch khoảng 0,005 mol/l.
Hòa tan 4 g – 5 g KI hoặc NaI trong một ít nước rồi thêm khoảng 130 mg iod.
Sau khi tan hết pha loãng đến 100 ml.
3.10. Kali iodua hoặc natri iodua
4. Thiết bị, dụng cụ
4.1. Bình thủy tinh miệng hẹp, dung tích từ 130 ml – 350 ml, định chuẩn chính
xác đến 1 ml, có nắp.
5. Cách tiến hành
5.1. Khi có huyền phù hoặc nghi ngờ có huyền phù có khả năng cố định hoặc
tiêu hao iod. Có thể xác định oxi hòa tan bằng phương pháp điện hóa (ISO 5814).
5.2. Kiểm tra sự có mặt của chất oxy hóa hoặc chất khử
Nếu có chất oxy hóa hoặc chất khử cản trở thì lấy 50 ml mẫu nước để phân
tích và trung hòa khi có 2 giọt phenolphtalein. Thêm 0,5 ml dung dịch axit sunfuric
2 mol/l, vài tinh thể KI hoặc NaI (khoảng 0,5 g) và vài giọt dung dịch chỉ thị.
Nếu dung dịch chuyển sang màu xanh chứng tỏ có chất oxy hóa.
Nếu dung dịch giữ nguyên không màu, thêm 0,2 ml dung dịch iod và lắc. Để
yên trong 30 giây. Nếu màu xanh không xuất hiện thì chứng tỏ có chất khử. Khi có
chất oxy hóa hoặc chất khử thì tiến hành như điều 7.
5.3. Lấy mẫu


Nạp nước đầy bình đến tràn, cần chú ý để tránh bất cứ thay đổi nào về nồng
độ của oxy hòa tan và tránh bọt khí dính trên thành bình thủy tinh. Đối với vùng
nước nông, nên dùng phương pháp điện hóa.
5.4. Cố định oxy
Sau khi lấy mẫu, tốt nhất là ở ngay hiện trường, lập tức thêm 1 ml dung dịch
mangan (II) sunfat và 2 ml thuốc thử kiềm. Thêm thuốc thử ở dưới bề mặt nước
của mẫu bằng cách dùng các pipet có mũi nhọn. Cần mở nắp cẩn thận để tránh
không khí lọt vào. Nếu dùng các hệ lấy mẫu khác cần chú ý để tránh làm thay đổi
lượng oxy hòa tan.

Lật ngược bình vài lần để trộn đều mẫu. Nếu có kết tủa, cần để yên ít nhất 5
phút rồi lại trộn đều bằng cách đảo ngược bình để đảm bảo là đồng thể.
Sau đó bình mẫu có thể chuyển đến phòng thí nghiêm, nếu mẫu được che sáng
thì có thể lưu giữ trong 24 giờ.
5.5. Giải phóng iod
Cần để kết tủa đã tạo thành được lắng xuống khoảng 1/3 bình. Thêm từ từ 1,5
ml dung dịch H2SO4 2 mol/l đậy nắp bình và lắc cho kết tủa tan hết và iod được
phân bố đều trong dung dịch.
Nếu chuẩn độ trực tiếp bình này thì cần hút phần trong ở trên ra không khuấy
động đến phần cặn.
5.6. Chuẩn độ
Lấy một phần dung dịch ở bình hoặc phần nước trong thể tích V1 vào bình
nón.
Chuẩn độ bằng dung dịch Na 2S2O3 dùng hồ tinh bột làm chỉ thị, thêm vào lúc
gần cuối chuẩn độ, hoặc dùng chỉ thị thích hợp khác V2.
6. Thể hiện kết quả
Hàm lượng oxy hòa tan (mg/l O2):
M rV2cf1
4V1

Trong đó:
Mr: Khối lượng phân tử oxy
V1: Thể tích mẫu thử hoặc của phần nước trong (ml) ( V 1=V0 nếu chuẩn độ
toàn bộ mẫu).
V2: Thể tích dung dịch Na2S2O3 dùng để chuẩn độ toàn bộ mẫu hoặc phần
nước trong (ml).
c: Nồng độ dung dịch Na2S2O3 (mmol/l)
f1 

V0

V0  V '


Trong đó:
V0: Thể tích bình (ml)
V’: Tổng thể tích của dung dịch mangan (II) sunfat (1 ml) và thuốc thử kiềm
(2 ml).


CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH OXY HÒA TAN
PHƯƠNG PHÁP ĐẦU ĐO ĐIỆN HÓA
(TCVN 7325 : 2004)
1. Phạm vi áp dụng:
Tùy theo đầu đo sử dụng, có thể đo nồng độ oxy tính theo mg/l hoặc 0 – 100%
mức độ bão hòa. Tuy vậy, máy móc cho phép đo giá trị cao hơn 100%, nghĩa là
quá bão hòa.
2. Nguyên tắc
Nhúng đầu đo chứa màng chọn lọc, hai điện cực kim loại và chất điện giải vào
nước cần phân tích. Màng thực tế không thấm nước và các ion hòa tan, chỉ thấm
oxy, 1 vài chất khí và chất ưa dung môi.
Do sự chênh lệch thế giữa các điện cực gây ra bởi tác động của điện kế hoặc
do điện áp ngoài đặt vào, oxy thấm qua màng bị khử trên catot trong khi các ion
kim loại đi vào dung dịch tại anot.
Dòng điện sinh ra tỉ lệ thuận với tốc độ chuyển oxy qua màng, qua lớp chất
điện ly và do vậy làm tăng áp suất riêng phần của oxy trong mẫu ở nhiệt độ đã cho.
3. Thuốc thử
3.1. Natri sunfit khan (Na2SO3.7H2O)
3.2. Muối coban (II) (CoCl2.6H2O)
4. Thiết bị, dụng cụ
4.1. Máy đo

4.1.1. Đầu đo, hoặc kiểu điện kế (chì/ bạc) hoặc kiểu cực phổ (bạc/ vàng).
4.1.2. Đồng hồ đo chia theo nồng độ oxy hòa tan hoặc phần trăm bão hòa oxy,
hoặc dòng điện microampe.
4.2. Nhiệt kế, chia đến 0,50C.
4.3. Áp kế, chia đến 10 Pa.
5. Tiến hành
5.1 . Kỹ thuật đo và những điều cần chú ý
5.1.1. Không được chạm ngón tay vào bề mặt màng
5.1.2. Sau khi thay chất điện ly và màng, hoặc màng được phép để khô thì cần
phải thấm ướt màng để số đọc được ổn định trước khi tiến hành hiệu chuẩn . Thời
gian yêu cầu phụ thuộc vào thời gian cần để tiêu thụ oxy hòa tan trong chất điện ly.
5.1.2. Phải đảm bảo không có bọt khí bám vào đầu đo khi nhúng đầu đo vào
mẫu.


5.1.3. Cần bảo đảm rằng mẫu chảy qua màng của đầu đo để tránh số đọc bị sai
do không có oxy ở phần mẫu tiếp xúc với màng. Đảm bảo tốc độ chảy đều để số
đọc không dao động, về vấn đề này cần đọc kỹ phần hướng dẫn của nhà sản xuất.
5.1.4. Trường hợp làm mẫu riêng cần tiến hành xác định trong một bình đầy
tràn, đậy kín đề tránh không khí và có chứa thanh khuấy ví dụ như thanh khuấy từ.
Điều chỉnh tốc độ khuấy sao cho số đọc ổn định sau khi đạt cân bằng và không có
không khí lọt vào.
5.1.5. Trong trường hợp mẫu dòng chảy, như dòng nước, kiếm tra lưu lượng
dòng chảy nếu đảm bảo là đủ. Nếu không, hoặc thay đổi đầu đo trong mẫu hoặc lấy
mẫu riêng và xử lý như quy định trong 5.1.4.
5.2. Hiệu chuẩn
Tiến hàn hiệu chuẩn thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất đầu đo
5.3. Xác định
Tiến hành xác định nước cần phân tích theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau
khi nhúng đầu đo vào mẫu cần đợi để đầu đo đạt nhiệt độ của nước và cho số đọc

ổn định. Nếu cần, kiểm tra nhiệt độ mẫu và áp suất khí quyển, vì loại máy sử dụng
và kết quả yêu cầu.
6. Tính toán và biểu thị kết quả
6.1. Nồng độ oxy hòa tan
Biểu thị nồng độ oxy hòa tan, tính bằng mg/l O 2, và báo cáo kết quả được làm
tròn đến một số thập phân. Nếu đo mẫu ở nhiệt độ khác với nhiệt độ máy đã hiệu
chuẩn thì cần hiệu chỉnh giá trị đo được bằng thiết bị đã chuẩn ở nhiệt độ này.
Nhiều máy tự động hiệu chỉnh. Sự hiệu chỉnh này là tính đến độ tan khác nhau của
oxy ở hai nhệt độ khác nhau. Tính giá trị thực bằng cách nhân giá tri đọc được ở
nhiệt độ thực hiện phép đo với tỉ số:
 (O) m
 (O) c

Trong đó:
 (O) m : Độ tan ở nhiệt độ đo
 (O) m : Độ tan ở nhiệt độ hiệu chuẩn

6.2 Nồng độ oxy hòa tan biểu thị bằng phần trăm bão hòa
Nếu yêu cầu, tính phần trăm bão hòa oxy trong nước theo:
 (O)
x100
 (O) s

Trong đó:


 (O) : Nồng độ thực tế của oxy hòa tan trong mẫu nước (mg/l), ở áp suất p

tính bằng kPa và ở nhiệt độ t, tính bằng độ Celsius.
 (O) s : Nồng độ lý thuyết của oxy hòa tan trong mẫu tính bằng mg/l ở áp

suất p, tính bằng kPa và nhiệt độ t, tính bằng độ Celsius nếu mẫu bão hòa không
khí ẩm.


XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY SINH HOÁ ( BOD ) BẰNG PHƯƠNG
PHÁP PHA LOÃNG VÀ CẤY CÓ BỔ SUNG ALLYLTHIOUREA
(TCVN 6001-1 : 2008 )
1. Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định nhu cầu oxy sinh hóa của nước
bằng phương pháp pha loãng và cấy các tác nhân gây ức chế quá trình nitrat hóa.
Phương pháp này áp dụng được cho các loại nước có nhu cầu oxy sinh hóa lớn
hơn hoặc bằng 3 mg/l oxy (giới hạn xác định) và không vượt quá 6000 mg/l oxy.
Phương pháp này áp dụng được cho nhu cầu oxy sinh hóa lớn hơn 6000 mg/l oxy,
nhưng sai số do pha loãng có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích của phương
pháp và đòi hỏi xử lí kết quả phải thận trọng.
Phép thử có thể bị ảnh hưởng do sự có mặt của các chất khác nhau. Tính chất
của các chất này là độc đối với vi sinh vật, ví dụ thuốc diệt khuẩn, các kim loại
độc, clo tự do sẽ ức chế sự oxy hóa sinh hóa. Sự có mặt của tảo hoặc vi sinh vật
nitro hóa có thể tạo ra kết quả cao phi tự nhiên.
2. Định nghĩa:
Nồng độ khối lượng của oxy hòa tan bị tiêu thụ do quá trình oxy hóa sinh học
của các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong nước ở điều kiện xác định, trong đó n là thời
gian ủ bằng 5 ngày.
3. Nguyên tắc :
Điều quang trọng là phép thử tiến hành theo tiêu chuẩn này cần được thực hiện
bởi những nhân viên được đào tạo phù hợp.
Mẫu nước cần phân tích được xử lí sơ bộ và pha loãng với những lượng khác
nhau của một loại nước loãng giàu oxy hòa tan và chứa các vi sinh vật hiếu khí, có
ức chế sự nitrat hóa.
Ủ mẫu ở nhiệt độ 200C trong một thời gian xác định, 5 ngày, ở chổ tối, trong

bình đầy và nút kín. Xác định nồng độ oxy hoà tan trước và sau khi ủ. Tính khối
lượng oxy tiêu tốn trong 1 lit mẫu.
4. Thiết bị và dụng cụ:
Tủ ủ, có khả năng duy trì được nhiệt độ ở 20  20C
Bình ủ dung tích 100 – 300 ml nút mài thuỷ tinh
Các dụng cụ thuỷ tinh thông thường.
Thiết bị xác định nồng độ oxi hòa tan. Có thể xác định oxi hòa tan bằng phương
pháp iot theo TCVN 7324-2004 hoặc phương pháp điện hóa (ISO 5814)
Phương tiện làm lạnh, nhiệt độ 0 oC đến 4 oC, dùng để vận chuyển và lưu giữ
mẫu.
Thiết bị sục khí, chẳng hạn bình chứa khí nén hoặc một máy nén khí.
Chất lượng không khí sục không làm nhiễm bẩn mẫu do sục khí, đặc biệt là làm
nhiễm thêm chất hữu cơ oxy hóa chất khử, hoặc kim loại. Nếu nghi nhiễm bẩn, thì
không khí cần được lọc và rửa.
5. Hoá chất:
5.1. Nước cấy:


Nếu bản thân mẫu nước không có đủ các vi sinh vật cần thiết phải tạo ra nước
cấy theo 1 trong các cách sau:
Nước thải đô thị có COD tối đa là 300 mg/l (nhu cầu oxy hóa học đo theo
TCVN 6491 (ISO 6060) hoặc TOC tối đa là 100 mg/l (cacbon hữu cơ tổng số đo
theo TCVN 6634 (ISO 8245)), lấy từ cống chính hoặc từ cống của một khu dân cư
không bị ô nhiễm đáng kể do công nghiệp. Gạn và lọc.
Nước sông hoặc hồ có chứa nước thải đô thị.
Nước thải đã xử lý của nhà máy xử lý nước thải được để lắng.
Nước lấy ở cuối dòng thải của chính loại nước cần phân tích hoặc nước chứa
vi sinh vật thích hợp cho nước cần phân tích và được nuôi cấy trong phòng thí
nghiệm (với trường hợp là nước thải công nghiệp có chứa các chất khó phân hủy).
Nguyên liệu nuôi cấy có bán sẳn trên thị trường.

5.2. Các dung dịch muối:
Các dung dịch muối bền ít nhất trong 1 tháng bảo quản trong các bình thuỷ tinh sẫm
màu. Cần loại bỏ khi kết tủa hoặc sinh vật phát triển.
Đệm photphat: Hoà tan 8,5g KH2PO4, 21,75g K2HPO4, 33,4g
Na2HPO4..7H2O, 1.7g NH4Cl trong nước cất và định mức đến 1 lit. Dung dịch này
có pH = 7.2.
Dung dịch MgSO4 22,5g/l: Hoà tan 22,5g MgSO4.7H2O trong nước cất, định
mức đến 1 lit.
Dung dịch CaCl2 27,5g/l: Hoà tan 27,5g CaCl 2 khan trong nước, định mức
đến 1 lit.
Dung dịch FeCl3 0,.25g/l: Hoà tan 0,25g FeCl3.6H2O trong nước cất, định
mức tới 1 lit.
5.3. Nước pha loãng:
Thêm 1 ml mỗi dd muối và 500 ml nước. Pha loãng thành 1000 ml lắc đều.
Sục khí 2 – 3h. Trước khi sử dụng đưa nhiệt độ của nước pha loãng về 20  20C.
Chú ý không làm bẩn dung dịch, đặc biệt là nhiễm bẩn các chất hữu cơ, kim loại,
chất oxy hóa hoặc chất khử, để đảm bảo nồng độ oxy hòa tan ít nhất là 8mg/l.
Dd này sử dụng trong vòng 24h.
5.4. Nước pha loãng cấy vi sinh vật:
Thêm từ từ 5 – 20ml nước cấy (tùy theo nguồn gốc) vào 1l nước pha loãng.
Giữ ở 200C. Chuẩn bị nước này ngay trước khi dùng, đổ bỏ phần dư vào cuối ngày
làm việc.
5.5. Dung dịch HCl 0,5 M
5.6. Dung dịch NaOH 20g/l
5.7. Dung dịch Na2SO3 0,5 M
5.8. Dung dịch alylthioure C4H8N2S:
Hoà tan 1g C4H8N2S trong nước định mức đến 1 lit. Dd bền ít nhất 2 tuần
5.9. Dung dịch chuẩn gluco/acid glutamic:
Sấy 1 ít gluco khan C6H12O6 và 1 ít acid glutamic ở 1050C ± 5 oC trong 1 h.
Cân mỗi thứ 0,15g hoà tan trong nước và định mức đến 1 lit. về lý thuyết nhu cầu

oxy của dung dịch này là 307 mg/l oxy (BOD 5 thực nghiệm là (210 ± 20) mg/l oxy.
Dd sử dụng trong ngày.


6. Cách tiến hành:
6.1. Xử lý sơ bộ:
Nếu pH mẫu không nằm trong khoảng 6 – 8, cần trung hoà mẫu bằng HCl 0,5
M hoặc NaOH 20 g/l.
Trung hoà clo tự do và clo liên kết bằng dd Na2SO3 0,5 M, không dùng dư.
6.2. Pha loãng mẫu:
Mẫu được pha loãng sao cho sau khi ủ nồng độ oxi hòa tan dư nằm trong
khoảng 1/3 và 2/3 nồng độ oxi ban đầu. Để chọn được độ pha loãng thích hợp, mỗi
mẫu cần thử nhiều lần với các độ pha loãng khác nhau tương ứng với BOD trong
bảng 1.
Có thể dựa vào giá trị COD để dự đoán hàm lượng BOD5.
=> Nếu dùng hệ số pha loãng > 100, cần thực hiện việc pha loãng thành 2
hoặc nhiều bước.
Bảng 2.1: Hệ số pha loãng
BO
D5 dự đoán
mg/l
3-6
4 - 12
10 - 30
20 - 60
40 – 120
100 - 300
200 - 600
400 - 1200
1000 - 3000

2000 - 6000

H
Kết
ệ số pha quả được làm
Áp dụng cho
loãng
tròn đến
1-2
0.5
Nước sông
Nước sông hoặc nước thải được làm
2
0.5
sạch sinh học
Nước sông hoặc nước thải được làm
5
0.5
sạch sinh học
10
1
nước thải được làm sạch sinh học
Nước thải được làm trong hoặc nước
20
2
thải CN bị ô nhiễm nhẹ
Nước thải được làm trong hoặc nước
50
5
thải CN bị ô nhiễm nhẹ, nước thải chưa

xử lý
Nước thải được làm trong hoặc nước
100
10
thải CN bị ô nhiễm nhẹ, nước thải chưa
xử lý
Nước thải CN bị ô nhiễm nặng, nước
200
20
thải chưa xử lý
500
50
Nước thải CN bị ô nhiễm nặng
1000
100
Nước thải CN bị ô nhiễm nặng

6.3. Chuẩn bị dung dịch thử:
Để mẫu (hoặc mẫu đã xử lý sơ bộ) ở nhiệt độ khoãng (20 ± 2) oC, nếu cần (tùy
thuộc vào nguồn gốc của mẫu) nạp khoảng nữa bình và lắc để tránh quá bảo hòa
oxy.
Lấy một thể tích phần mẫu thử (hoặc mẫu đã xử lý sơ bộ) cho vào bình pha
loãng và thêm 2 ml dung dịch allythiourea cho mỗi lít nước đã pha loãng và thêm


nước pha loãng cấy vi sinh vật đến vạch. Nếu dùng hệ số pha loãng lớn hơn 100,
cần thực hiện các loạt pha loãng thành hai hoặc nhiều bước.
Lắc nhẹ tránh tạo bọt khí.
Lượng oxy tiêu thụ phải ít nhất là 2mg/l và nồng độ oxy sau khi ủ phải ít nhất
là 2 mg/l, mức độ pha loãng phải sau cho sau khi ủ nồng độ oxy hòa tan còn lại sẽ

trong khoảng một phần ba và hai phần ba nồng độ ban đầu.
Do khó khăn khi lựa chọn được đúng mức độ pha loãng, nên khi thực hiện
một vài pha loãng khác nhau theo hệ số pha loãng và theo độ pha loãng tương ứng
với BODn dự đoán (xem bảng 2.1).
Cần phải cẩn thận để mẫu là đại diện.
Nếu nghi ngờ có mặt chất độc đối với vi sinh vật, thì phải thực hiện một vài
lần pha loãng mẫu. Nếu kết quả BOD phụ thuộc vào pha loãng, chỉ báo cáo kết quả
mà được biết là không bị phụ thuộc vào độ pha loãng. Trong trường hợp này có thể
áp dụng nhiều thử nghiệm
7. Thử trắng:
Tiến hành thử trắng đồng thời với việc xác định mẫu, dùng nước pha loãng đã
cấy vi sinh vật thêm vào 2 ml dung dịch ATU cho mỗi lít.
8. Phép thử kiểm tra:
Để kiểm tra nước pha loãng đã cấy vi sinh vật, nước cấy và kỹ thuật của người
phân tích, tiến hành phép thử kiểm tra bằng cách pha loãng 20 ml dd chuẩn glucose
– acid glutamic với nước pha loãng đã cấy vi sinh vật thành 1000 ml và tiến hành
như mục 6.3.
Kết quả BODn sẽ nằm trong khoảng 210 – 225 mg/l. Nếu không, cần kiểm tra lại
nước cấy và nếu cần cả kỹ thuật của người phân tích.
Tiến hành kiểm tra đồng thời với mẫu phân tích.
9. Tính toán kết quả:
9.1. Kiểm tra sự tiêu thụ oxy trong quá trinh thử nghiệm :
BOD5 được tính toán cho các dung dịch thử, khi các điều kiện sau thỏa mãn:
1/3ρ1 ≤ (ρ1–ρ2) ≤ 2/3ρ1
Nhu cầu oxi hóa sau 5 ngày (BOD5) được tính theo phương trình:
Vt – V
Vt
BOD5 = [(ρ1–ρ2) - ------------ *(ρ3–ρ4)] * -----Vt
Vsam
Trong đó

ρ1 : nồng độ oxy hoà tan của mẫu ở thời điểm 0, mg/l
ρ2: nồng độ oxy hoà tan của mẫu sau 5 ngày, mg/l
ρ3: nồng độ oxy hoà tan của mẫu trắng ở thời điểm 0, mg/l
ρ4: nồng độ oxy hoà tan của mẫu trắng sau 5 ngày, mg/l
Vsam: thể tích mẫu dùng để chuẩn bị dung dịch thử , ml


Vt: tổng thể tích của dung dịch thử đó, ml
Nếu một số bước pha loãng đạt kết quả nằm trong khoảng yêu cầu, tính giá
trị trung bình của các kết quả thu được của các mức pha loãng đó.
Kết quả được biểu thị bằng miligam trên lít oxy. Kết quả nhỏ hơn 10 mg/l
oxy thì lấy chính xác đến mg/l. Kết quả nằm trong khoãng từ 10 mg oxy/l đến
1000 mg/l thì lấy đến hai chữ số có nghĩa.
Kết quả lớn hơn 1000 mg oxy/l thì cần lấy đến ba chử số có nghĩa.


XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY SINH HOÁ ( BOD5 )
BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG CHO MẪU KHÔNG PHA LOÃNG
(TCVN 6001-2 : 2008)
1. Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này quy định việc xác định nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) của mẫu
nước không pha loãng. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho mọi loại nước có nhu cầu
oxy hóa lớn hơn hoặc bằng 0,5 mg/l oxy (giới hạn xác định) và không vượt quá 6
mg/l oxy.
Phép thử có thể bị ảnh hưởng do có mặt của các chất khác nhau. Tính chất của
các chất này là độc đối với vi sinh vật, ví dụ thuốc diệt khuẩn, các kim loại độc, clo
tự do sẽ ức chế sự oxy hóa sinh hóa. Sự có mặt của tảo hoặc vi sinh vật nitro hóa
có thể tạo ra kết quả cao phi tự nhiên. Trong những trường hợp đó việc cải tiến
phương pháp là cần thiết.
2. Định nghĩa:

Nồng độ oxy hòa tan bị tiêu tốn dưới những điều kiện đặc biệt bởi sự oxy hóa
sinh học của các chất hữu cơ và vô cơ trong nước, trong đó n là thời gian ủ bằng 5
ngày .
3. Nguyên tắc :
Điều quang trọng là phép thử tiến hành theo tiêu chuẩn này cần được thực hiện
bởi những nhân viên được đào tạo phù hợp.
Mẫu nước dùng để phân tích cần có nhiệt độ là 20 oC trong khoảng thời gian xác
định, 5 ngày, ở chổ tối, trong bình ủ được nạp đầy và nút kín. Xác định nồng độ
oxy hoà tan trước và sau khi ủ. Tính khối lượng oxy tiêu tốn trong 1 lit mẫu.
4. Thiết bị và dụng cụ:
Tủ ủ, có khả năng duy trì được nhiệt độ ở 20  20C
Bình ủ dung tích 100 – 300 ml nút mài thuỷ tinh
Các dụng cụ thuỷ tinh thông thường.
Thiết bị xác định nồng độ oxi hòa tan. Có thể xác định oxi hòa tan bằng phương
pháp iot theo TCVN 7324-2004 hoặc phương pháp điện hóa (ISO 5814)
Phương tiện làm lạnh, nhiệt độ 0 oC đến 4 oC, dùng để vận chuyển và lưu giữ
mẫu.
Thiết bị sục khí, chẳng hạn bình chứa khí nén hoặc một máy nén khí.
Chất lượng không khí sục không làm nhiễm bẩn mẫu do sục khí, đặc biệt là làm
nhiễm thêm chất hữu cơ oxy hóa chất khử, hoặc kim loại. Nếu nghi nhiễm bẩn, thì
không khí cần được lọc và rửa.
5. Cách tiến hành:
5.1. Chuẩn bị dung dịch thử:
Để mẫu ở nhiệt độ khoãng (20 ± 2) oC và sục khí nếu cần. Trường hợp sục khí
thì để yên mẫu trong 15 min sau khi sục. Đuổi hết khí và oxy quá bảo hòa.
5.2. Tiến hành:
6.2.1 Đo oxy hòa tan bằng phương pháp chuẩn độ iod (theo TCVN
7324 (ISO 5813)):



Dùng mỗi mẫu (5.1), nạp vào hai bình ủ. Đến vừa tràn. Trong khi nạp,
cần chú ý tránh thay đổi nồng độ oxy của dung dịch.
Đuổi hết bọt khí bám trên thành bình. Đậy bình, chú ý không để bọt khí
lọt vào.
Chia các bình thành hai loạt, mỗi loạt chứa một bình của mỗi mẫu.
Để một loạt đầu tiên vào tủ ủ và ở nơi tối trong 5 ngày ± 4h.
Loạt thứ hai đem đo nhiệt độ oxy hòa tan trong mỗi bình ở thời điểm
“không” (zero) sau 15 min, bằng phương pháp quy định trong TCVN 7324 (ISO
5813), có thêm azid trong thuốc thử iodua kiềm-azid.
Sau khi ủ, xác định nồng độ oxy hòa tan trong mỗi bình của loạt đầu tiên
bằng phương pháp quy đinh trong TCVN 7324 (ISO 5813).
5.2.2. Đo nồng độ oxy hòa tan bằng phương pháp điện hóa (theo TCVN
7325 (ISO 5814):
Dùng mỗi mẫu (5.1), nạp đầy bình ủ đến vừa tràn. Trong khi nạp, cần
chú ý tránh sự thay đổi nồng độ oxy của mỗi dung dịch.
Đuổi hết bọt khí bám trên thành bình.
Đo nồng độ oxy hòa tan ở mỗi bình tại thời điểm “không” (zero) bằng
phương pháp quy định TCVN 7325 (ISO 8514).
Đậy bình, chú ý không để bọt khí loạt vào.
Đặt các bình vào tủ ủ, ở nơi tối, trong 5 ngày ± 4 h.
Sau thời gian ủ, xác định nồng độ oxy hòa tan trong mỗi bình bằng
phương pháp quy định trong TCVN 7325 (ISO 5814).
5.2.3. Phân tích kiểm tra:
Đối vối mỗi loạt xác định, ít nhất xác định kép một mẫu(BOD n1;
BODn2).
Biểu diển phần trăm sai khác tương đối (r i) của mỗi loạt (i) trên biểu đồ
kiểm tra chất lượng :
(BODn1-BODn2)*100
ri = ----------------------------- %
0,5(BODn1+BODn2)

Trong đó
BODn1: là kết quả xác định BOD của mẫu lần đầu tiên;
BODn2: là kết quả xác định BOD của mẫu lần thứ hai;
Giới hạn trên được xem là:
3,2678.r%
Trong đó : r là giá trị trung bình của giá trị ri.
Hệ số độ lệch lặp lại (CV) có thể tính theo:
r
CV = ---------%
1,128
Sau khi ủ, nồng độ oxy hòa tan còn lại ít nhất là 2 mg/l. Lượng oxy tiêu
tốn ít nhất là giới hạn xác định trong phòng thí nghiệm của phép đo BOD.
Cần chú ý lấy mẫu đại diện.


6.Tính toán và thể hiện kết quả :
Tính toán nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BOD n), tính bằng miligam trên lít
oxy dùng công thức sau :
BODn =(ρ1 – ρ2)
Trong đó:
ρ1 : nồng độ oxy hoà tan trong mẫu ở thời điểm 0, mg/
ρ2: nồng độ oxy hoà tan trong mẫu thử sau n ngày, mg/l


XÁC ĐỊNH CHẤT RẮN LƠ LỬNG (SS)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY Ở 103 – 1050C (APHA 2540 D)

1. Nguyên tắc:
Mẫu được trộn đều và lọc qua giấy lọc thủy tinh đã biết trước trọng lượng ở
điều kiện chuẩn, cặn trên giấy lọc được sấy ở 103 – 105 0C. Sự gia tăng trọng lượng

của giấy lọc sau khi sấy do sự có mặt của chất rắn lơ lửng. Nếu giấy lọc bị nghẹt
và quá trình lọc kéo dài thì có thể tăng đường kính giấy lọc hoặc giảm thể tích
mẫu. Có thể tính toán tổng chất rắn lơ lửng bằng cách lấy tổng chất rắn trừ đi tổng
chất rắn hòa tan.
2. Cách tiến hành:
2.1. Chuẩn bị giấy lọc:
- Rửa giấy lọc bằng nước cất. Lắp giấy lọc vào hệ thống hút, rửa giấy lọc 3
lần mỗi lần bằng 20 ml nước cất.
- Sấy giấy lọc ở 105  20C trong 1h, hút ẩm trong bình hút ẩm 20 phút, lặp
lại quy trình sấy, hút ẩm, cân đến khi trọng lượng không đổi hoặc thay đổi ít hơn
4% của lần cân trước đó, hoặc 0,5 mg, chọn sự sai lệch nhỏ hơn.
- Bảo quản trong bình hút ẩm đến khi sử dụng.
2.2. Chọn thể tích mẫu:
Chọn thể tích mẫu chứa từ 2.5 – 200 mg cặn. Nếu lượng cặn < 2.5 mg thì
tăng thể tích mẫu lên, tối đa là 1 lít. Nếu thời gian lọc quá 10 phút thì tăng đường
kính giấy lọc hoặc giảm thể tích mẫu.
2.3. Phân tích mẫu:
- Nối hệ thống lọc vào máy bơm chân không. Đặt giấy lọc vào phễu của hệ
thống lọc, làm ẩm giấy lọc bằng một ít nước cất.
- Khuấy mẫu trên máy khuấy từ. Trong khi khuấy, hút một lượng mẫu thích hợp
(chứa khoảng 2.5 – 200 mg cặn, V) cho vào phễu lọc đã có giấy lọc được làm ẩm.
Để mẫu được đồng nhất, nên hút mẫu ở điểm gần tâm bình chứa, không hút mẫu ở
điểm xoáy. Điểm hút mẫu phải là: điểm giữa thành bình với vòng xoáy và là điểm
giữa tính từ trên xuống.
- Rửa giấy lọc 3 lần, mỗi lần khoảng 10 ml nước cất. Sau khi ráo tiếp tục chạy máy
bơm khoảng 3 phút. Dùng kẹp không răng gắp giấy lọc ra, cho vào tủ sấy ở 103-105 0C
trong 1 h. Sau đó làm nguội trong bình hút ẩm 20 phút để cân bằng nhiệt độ và trọng
lượng.



- Lặp lại chu trình sấy, hút ẩm, cân đến khi trọng lượng ổn định hoặc thay đổi
ít hơn 4% của lần cân trước đó, hoặc 0,5 mg, chọn sự sai lệch nhỏ hơn.
- Phân tích lặp lại 2 lần ít nhất 10% của tổng số lượng mẫu. Kết quả phân
tích lặp lại nên trong khoảng 5% trọng lượng trung bình của chúng.
3. Tính toán:
m1 - m
X ( mg/l ) = ----------- x 10 6
V
Trong đó:
m1: khối lượng giấy sau khi lọc mẫu (g); m : khối lượng giấy ban đầu (g)
V : thể tích mẫu (ml)


XÁC ĐỊNH SẮT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHENANTHROLINE
(APHA 3500-Fe B)

1. Tổng quan:
Sắt (Fe) là nguyên tố đầu tiên của nhóm VIII trong bảng hệ thống tuần hoàn; có
số nguyên tử là 26, trọng lượng nguyên tử là 55.85 và phổ biến dưới dạng hóa trị 2
và 3 (ngoài ra còn tồn tại ở hóa trị 1, 4, và 6). Trên trái đất Fe chiếm khoảng
6.22%; trong đất Fe chiếm từ 0.5 – 4.3%; trong nước suối khoảng 0.7 mg/l và
trong nước bề mặt khoảng 0.1 – 10 mg/l.
2. Nguyên tắc:
Sắt trong mẫu được chuyển thành Fe2+ bằng cách đun sôi với acid và
hydroxylamine và được xử lí bằng 1, 10 - phenanthroline tại pH 3.2 – 3.3. 3 phân
tử phenanthroline kết hợp với 1 nguyên tử Fe tạo phức màu đỏ cam. Sự hiện màu
tuân theo định luật Beer’s. pH trong khoảng 2.9 – 3.5 thúc đẩy quá trình hiện màu
diễn ra nhanh hơn với sự có mặt của lượng dư phenanthroline. Màu ổn định ít nhất
6 tháng.
3. Các chất ảnh hưởng:

- Những chất ảnh hưởng là những tác nhân oxy hóa mạnh như cyanide, nitrite,
phosphate, chromium và kẽm có hàm lượng cao hơn 10 lần hàm lượng Fe; Cobalt
và đồng: 5 mg/l; Niken: 2 mg/l
- Bismuth, Cd, Hg, Mo, và Ag tạo kết tủa với phenanthroline.
- Tại điểm sôi cộng với sự có mặt của acid sẽ chuyển polyphosphate thành
orthophosphate, cyanide và nitrite gây ảnh hưởng nên cần được loại bỏ.
- Thêm vào lượng dư hydroxylamine để loại bỏ các tác nhân oxy hóa mạnh, đây
là nguyên nhân gây sai số dương.
- Dùng lượng dư phenanthroline để loại bỏ các ảnh hưởng của các ion kim loại.
4. Giới hạn phát hiện:
Giới hạn phát hiện của phương pháp đo độ hấp thu với cuvet có đường truyền
quang 5 cm hoặc dài hơn để xác định hàm lượng Fe tổng và Fe hòa tan là 10 µg/l
(0.01 mg/l).
5. Thiết bị:
- Máy quang phổ
- Dụng cụ thủy tinh: rửa bằng HCl đđ và tráng lại bằng nước cất trước khi sử dụng.
6. Hoá chất


Bảo quản thuốc thử trong chai thủy tinh. HCl và dd amonium acetate không ổn
định nếu không được đậy kỹ. Hydroxylamine, phenanthroline và dd Fe chuẩn gốc
ổn định trong nhiều tháng. Những dd Fe chuẩn khác không ổn định, cần chuẩn bị
hàng ngày bằng cách pha loãng từ dd chuẩn gốc.
- H2SO4 đđ
- HCl đđ chứa ít hơn 0.5 mg Fe/l
- DD đệm ammonium acetat: hoà tan 250g CH3COONH4 trong 150 ml
nước. Thêm 700 ml CH3COOH đđ.
- DD hydroxylamine: hoà tan 10 g NH2OH. HCl trong nước, định mức đến 100
ml. DD này ổn định trong 6 tháng.
- DD sodium acetat: hòa tan 200 g CH3COONa. 3H2O trong 800 ml nước.

- DD 1, 10 – phenanthrolin: hòa tan 0,1g 1,10 – phenanthrolin (C12H8N2. H2O)
trong 100 ml nước có chứa 2 giọt HCl đđ. DD này ổn định trong 6 tháng nếu được
bảo quản trong tối.
- DD KMnO4 0.1M: hòa tan 0.316 g KMnO4 trong nước và định mức đến 100 ml.
- DD Fe chuẩn stock 200  g/ml: thêm từ từ 20 ml H2SO4 đđ vào 50 ml
nước. Hòa tan 1,404 g Fe(NH4)2(SO4)2. 6H2O. Thêm từng giọt KMnO4 0.1M đến
khi dd có màu hồng nhạt. Định mức đến 1000 ml. DD này ổn định trong 6 tháng
- DD Fe chuẩn 20  g/ml: hút 10 ml dd Fe chuẩn stock và đm đến 100 ml.
DD sử dụng trong ngày.
- DD Fe chuẩn 1  g/ml: hút 5 ml dd Fe chuẩn 20 g/ml và đm đến 100
ml. DD sử dụng trong ngày.
7. Cách tiến hành:
7.1. Xác định tổng sắt:
- Lắc đều mẫu, đong chính xác 50ml vào bình tam giác 125ml (nếu lượng mẫu
này chứa hàm lượng Fe > 200 g thì dùng thể tích mẫu nhỏ hơn và pha loãng đến
50ml).
- Thêm 2ml HCl đđ và 1ml dd NH 2OH.HCl. Đun sôi đến khi dd còn lại khoảng
15 - 20ml (nếu mẫu bị cạn khô, thêm 2 ml HCl đđ và 5 ml nước).
- Làm nguội đến nhiệt độ phòng và chuyển sang BĐM 100ml.
- Thêm 10ml dd đệm ammonium acetat + 4ml dd Phenanthroline và định mức
đến vạch. Lắc đều, để yên ít nhất 10 phút để hiện màu. Đo ở bước sóng 510nm.
7.2. Xác định tổng sắt hòa tan:
Lọc mẫu ngay sau khi lấy mẫu bằng giấy lọc có đường kính lổ 0.45 m.
Thêm 1ml HCl đđ cho mỗi 100ml dịch lọc. Phân tích dịch lọc theo quy trình phân
tích sắt tổng (7.1).


×