Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

chuyên đề kỹ năng giải quyết tốt bài toán hình học mặt phẳng oxy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.89 KB, 4 trang )

chuyên đề Kỹ năng giải quyết tốt bài
toán Hình học mặt phẳng Oxy
Người đăng: Nguyễn Linh - Ngày: 28/04/2017

Đặc thù môn Hình học là không có nhiều dạng cụ thể một cách rõ ràng nên học sinh lúc ôn
thi thường không có cái nhìn tổng quát về những phần kiến thức sẽ thi .Do vậy những kỹ
năng dưới đây hi vong sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ tuyển sinh sắp tới!

* Kỹ năng làm bài Hình mặt phẳng .
Bài tập Hình học phẳng Oxy (Hình giải tích trong mặt phẳng) là một bài khó, thường
là câu lấy điểm 8 , điểm 9 trong đề thi tuyển sinh vào 10 .
Tuy nhiên , một số trường hợp có nhiều bạn làm được câu lấy điểm 9 (Phương trình
vô tỉ, Bất phương trình vô tỉ, Hệ phương trình) nhưng không làm được câu Hình học
phẳng Oxy. Nguyên nhân là do câu lấy điểm 9 thường có những dạng nâng cao, các
dữ liệu cần được khai thác nhiều, học sinh cần có tư duy tốt và ôn luyện đầy đủ các
dạng và kĩ thuật giải toán.
* Dưới đây là một vài lời khuyên để làm tốt bài toán Hình học phẳng Oxy :
- Câu Hình học phẳng Oxy thường sẽ có hai mức độ. Mức độ 1 khi tìm được một dữ
kiện nào đó lấy 0,25điểm. Khi làm bài, chúng ta tìm được các tọa độ các điểm (hoặc


lập hệ tham số các tọa độ điểm theo ẩn), hay viết phương trình đường thẳng, tính
khoảng cách…. thông qua các dữ kiện cho trước là các bạn có thể được 0,25 điểm.
- Vấn đề mấu chốt trong câu Hình học phẳng Oxy thường là một tính chất về sự
vuông góc, bằng nhau (đoạn thẳng bằng nhau hoặc góc bằng nhau,...) hoặc 1 tỉ lệ xoay
quanh những dữ kiện đã biết... Để tìm ra tính chất quan trọng đó ta có những lưu ý
như sau:


Vẽ hình thật chính xác bởi nếu hình vẽ sai lệch sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới
quá trình quan sát , tưởng tượng hình vào giải quyết bài toán.





Có thể vẽ nhiều hình, hoặc vẽ những trường hợp đặc biệt để rút ra các quy luật
chung từ các hình đó .



Dành thời gian ôn luyện các bài toán liên quan đến tam giác, các hình tứ giác,
các tính chất liên quan tới đường tròn… Với mỗi bài toán nên ghi nhớ lại các
tính chất đặc trưng và cách chứng minh. Việc ghi nhớ lại nên làm tương tự khi
giải các bài toán hình học phẳng trong các đề thi thử của nhiều trường.



Các dữ kiện đề bài đều có mục đích của nó. Nếu quan sát bài toán mà không
tìm thấy hướng đi nào thì nên gắn kết các dữ kiện mà đề bài cho lại với nhau.

Ví dụ, cho tọa độ 2 điểm A, B thì sẽ viết được phương trình đường thẳng AB, xác
định được độ dài đoạn AB, viết được phương trình đường vuông với AB tại A, B hay
xác định được trung điểm của AB… Cùng với kết hợp các dữ kiện còn lại sẽ tạo ra
các ý tưởng, hướng đi tiếp theo cho bài toán.
- Quá trình giải là quá trình tìm điểm, tìm đường một cách có thứ tự , các bước thực
hiện rõ ràng mạch lạc . Cần xem những điểm nào nằm trên những đường cho trước để
ưu tiên tìm đầu tiên, cũng dựa vào những điểm đó để xây dựng lên tính chất cốt lõi mà
bài toán ngầm để trong đó.
- Trong bài toán thường có những điều kiện về hoành độ (hoặc tung độ đối với điểm
nào đó ) thì đó cũng là một gợi ý ở đề bài về việc sẽ tìm đến điểm đó. Các bạn nên
lưu ý là những dữ kiện như vậy chỉ có tính loại bớt nghiệm hình , do vậy chỉ được áp
dúng sau khi đã tìm được nghiệm .



- Ngoài ra các bạn nên thành thạo các bài toán nhỏ: như viết phương trình đường
thẳng liên quan tới (điểm, khoảng cách), (điểm, góc), (điểm, đường tròn), (khoảng
cách, đường tròn)… Khi đứng riêng rẽ thì đó là các bài toán rất đơn giản xong việc
kết hợp nó vào trong các hình phẳng làm nó trở lên phức tạp hơn, khó nhìn nhận ra.
* Dưới đây là hệ thống hóa kiến thức liên quan tới bài toán Hình học phẳng Oxy
:


- - - - - Chúc các bạn ôn thi hiệu quả ! - - - - -



×